Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chủ đề: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (Tiết 66 đến tiết 68)

Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chủ đề: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (Tiết 66 đến tiết 68)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

“ HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG”

 (TỪ TIẾT 66 ĐẾN TIẾT 68)

I. Nội dung chủ đề

1. Nội dung 1: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế.

2. Nội dung 2: Hóa học và vấn đề xã hội.

3. Nội dung 3: Hóa học và vấn đề môi trường.

II. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề.

1. Kiến thức

Kiến thức

Biết được :

- Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.

- Hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.

- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.

- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.

- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.

 

doc 11 trang Trịnh Thu Huyền 03/06/2022 4230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chủ đề: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường (Tiết 66 đến tiết 68)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
“ HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG”
 (TỪ TIẾT 66 ĐẾN TIẾT 68)
I. Nội dung chủ đề 
1. Nội dung 1: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế.
2. Nội dung 2: Hóa học và vấn đề xã hội.
3. Nội dung 3: Hóa học và vấn đề môi trường.
II. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề.
1. Kiến thức
Kiến thức
Biết được :
- Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.
- Hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.
- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.
- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.
Kĩ năng
- Tìm thông tin và trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải, 
- Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm.
- Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.
- Tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng thí nghiệm và trong sản xuất.
3. Thái độ 
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
- Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng về mặt tích cực và tiêu cực của CO, CO2 nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng các năng lực được hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
III. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và hệ thống câu hỏi bài tập tương ứng với các mức độ:
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Câu hỏi/bài tập định tính.
- Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, nước.
- Vai trò của hoá học đối với sự phát triển kinh tế.
- Hoá học đã góp phần thiết thực giải quyết các vấn đề về lương thực, thực phẩm, tơ sợi, thuốc chữa bệnh, thuốc cai nghiện ma tuý.
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học.
- Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học.
- Tìm thông tin và trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên.
- Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn.
- Giải quyết một số tình huống trong thực tiễn về thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm.
Bài tập định lượng
- Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học.
Bài tập thực hành/thí nghiệm
- Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Hệ thống câu hỏi tương ứng với các mức độ
Mức độ biết
Câu 1: Khí là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính là
A. H2S.
B. SO2.
C. NH3.
D. CO2.
Câu 2: Nằm bên bờ sông Nhuệ,
vẫn còn một làng nghề giữ được ít nhiều nét cổ kính quê xưa
với hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước với sản phẩm lụa thủ công truyền thống nổi tiếng có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Đó là một làng nghề Hà Nội gắn với địa
danh nào?
A. Làng Vòng - Mễ Trì.
B. Làng nghề Thạch Xá.
C. Làng nghề Bát Tràng.
D. Làng nghề Vạn Phúc.
Câu 3: Chọn một hóa chất nào sau đây thường dùng (rẻ tiền) để loại bỏ các chất HF, NO2, SO2 trong khí thải công nghiệp các nhà máy ?
A. NH3.	B. NaOH.
C. Ca(OH)2.	D. NaCl.
Câu 13: Lớp ozon ở tầng bình lưu của khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do
A. các hợp chất hữu cơ.
B. sự thay đổi của khí hậu
C. chất thải CFC do con người gây ra.
Khí CO2 thải ra môi trường
Câu 5: Nước sạch không bị ô nhiễm là:
A. Nước không màu, không mùi, trong suốt.
B. Nước đã đun sôi, không có vi sinh vật gây hại.
C. Nước có nồng độ các ion kim loại nặng nàm trong giới hạn cho phép của tổ chức Y tế Thế giới.
D. Nước không chứa các chất nhiễm bẩn, vi khuẩn gây bệnh và các chất hóa học gây ảnh hưởng sức khỏe con người.
Câu 6: Nước thải trong sinh hoạt:
A. Chỉ gây ô nhiễm nguồn nước.
B. Gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.
C. Gây ô nhiễm nguồn nước và đất.
D. Gây ô nhiễm cả đất, nước và không khí.
Câu 7: Khi trong nhà có nhiều đồ dùng mới mua và mới sơn, ta nên:
A. Không ở lâu trong nhà và thường xuyên mở rộng cửa.
B. Luôn ở trong nhà và đóng chặt cửa.
C. Không ở lâu trong nhà và đóng chặt cửa.
D. Luôn ở trong nhà và ở rộng cửa.
Câu 8: Các tác nhân gây ô nhiễm không khí tồn tại:
A. Chỉ ở dạng khí.
B. Ở dạng khí và dạng lỏng.
C. Ở dạng khí và dạng rắn.
D. Cả ở dạng khí, lỏng và rắn.
Câu 9: Hiện tượng thủng tầng ozon là do
A. khí CO2.
B. khí SO2.
C. hợp chất của Clo.
D. hợp chất của lưu huỳnh.
Câu 10: Chất gây nghiện có trong thuốc lá
A. Cafêin.
B. Moocphin.
C. Hassish.
D. Nicotin.
Câu 11: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra Hiệu ứng nhà kính là
A. N2.
B. H2.
C. CO2.
D. O2.
Mức độ hiểu
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
- Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
- Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
- Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch.
- Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCI3 và CF2CI2) phá hủy tầng ozon.
- Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch. 
Những phát biểu đúng là:
A. (3),(4),(5).
B. ( 1 ) ( 2 ) ( 4 ) .
C. (1), (2), (4), (5).
D. (2), (3), (4), (5).
Câu 13: Để xử lý các ion gây ô nhiễm nguồn nước gồm: Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+ người ta dùng:
A. Ca(OH)2. B. CH3COOH. C. HNO3. D. C2H5OH. 
Câu 14: Một chiếc nhiệt kế bị vỡ, để thu hồi thuỷ ngân rơi vãi tránh độc, người ta có thể dùng
A. bột than.	B. bột sắt.
C. bột lưu huỳnh.	D. cát.
Câu 15: Tại những bãi đào vàng, nước sông đã nhiễm một loại hóa chất cực độc do thợ vàng sử dùng để tách vàng khỏi cát và tạp chất. Đất ở ven sông cũng bị nhiễm chất độc này. Chất độc này cũng có nhiều trong vỏ sắn. Chất độc đó là
A. Nicotin.
B. Thủy ngân.
C. Xianua.
D. Đioxin.
Câu 16: Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiệm trong đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là:
A. 3-MCPD.
B. Nicotin.
C. Đioxin.
D. TNT.
Câu 17: Thuốc trừ sâu X được tổng hợp từ benzen là một thuốc trừ sâu có hoạt tính mạnh nhưng rất độc, hiện nay người ta đã ngưng sử dụng X không phải vì tính kháng thuốc của sâu bọ với X mà vì tính độc hại và tính chất hủy hoại môi trường của X. Vậy X là
A. thuốc nổ TNT.	B. thuốc trừ sâu - 6,6,6
Câu 18: Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion Pb2+¸ Fe3+, Cu2+, Hg2+ người ta có thể dùng
A. H2SO4.	B. Ca(OH)2.
C. Đimetylete.	D. Etanol.
Câu 19: Để xác định các ion kim loại hoặc ion kim loại có trong nước người ta thường dùng
A. phương pháp chuẩn độ kết tủa.	B. phương pháp sắc kí
C. phương pháp thủy phân tích.	D. phương pháp quang phổ liên tục.
Câu 20: Nguyên nhân dẫn đến lỗ thủng tầng ozon là
A. khí CO và CO2.	B. khí Freon.
C. khí SO2.	D. tia tử ngoại từ mặt trời.
Câu 21: Hàm lượng khí CO2 trong không khí luôn cân bằng là do?
A. CO2 trong không khí có khả năng tác dụng với các chất khí khác.
B. Do quá trình quang hợp ở cây xanh và quá trình hô hấp ở thực vật và động vật.
C. CO2 bị hoà tan trong nước mưa.
D. CO2 bị phân huỷ bởi nhiệt.
Câu 22: Biến đổi hoá học trên Trái Đất xảy ra khi có sự:
A. Biến đổi tầng ôzôn.	B. Quang hợp - hô hấp.
C. Lũ lụt - hạn hán.	D. Hiệu ứng nhà kính.
Mức độ vận dụng thấp
Câu 23: Các oxit của nito có dạng NOx trong không khí là nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Nguồn tạo ra khí NOx phổ biến hiện nay là
A. bình acquy.
B. khí thải của phương tiện giao thông.
C. thuốc diệt cỏ.
D. phân bón hóa học.
Câu 24: Hóa chất được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy công nghiệp hiện nay để xử lý các khí thải công nghiệp một cách tiện lợi, kinh tế và hiệu quả là
A. NH3.	B. Ca(OH)2.
C. Than hoạt tính.	D. Nước tinh khiết.
Câu 25: Việc đốt cháy các loại nhiên liệu hóa thạch là một nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Chuỗi mô tả sự hình thành mưa axit là?
A. S→ SO2 → SO3 → H2SO4.	B. S → SO2 → H2SO3.
C. C →CO2 →H2CO3.	D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 26: Dẫn không khí bị ô nhiễm qua Pb(NO3)2 thấy dung dịch xuất hiện vệt màu đen. Không khí bị nhiễm bẩn bởi khí
A. SO2.
B. NO2.
C. Cl2.
D. H2S.
Câu 27: Khi làm thí nghiệm với P xong, trước khi rửa ống nghiệm, người ta ngâm ống nghiệm vào dung dịch
A. CuSO4.	B. Pb(NO3)2.
C. AgNO3.	D. Ca(OH)2.
Câu 28: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là?
A. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Công nghiệp cơ khí chế tạo.
C. Công nghiệp hoá chất.
D. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp dầu khí.
Câu 29: Những khó khăn của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là
A. thiên tai dịch bệnh.
B. thiếu phân bón, thuốc trừ sâu.
C. diện tích không được mở rộng.
D. thiên tai dịch bệnh, thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, thiếu vốn.
Câu 31: Việt Nam có quặng sắt lớn nhất ở Thái Nguyên nên đã xây dựng khu liên hợp Gang thép tại đây. Khu sản xuất được xây dựng ở gần khu vực khai thác mỏ là do?
A. tiện vận chuyển nguyên liệu làm cho chi phí sản xuất thấp.
B. không thể bảo quản được quặng sắt lâu dài sau khi khai thác.
C. chỉ có thể xây dựng nhà máy sản xuất gang thép tại Thái Nguyên.
D. có thể bảo quản được quặng sắt khi vận chuyển, nhưng điều kiện khí hậu ở nơi khác không đảm bảo.
Câu 32: Iot là một trong những nguyên tố cần thiết đối với cơ thể người. Thiếu iot gây ra bệnh bướu cồ và hàng loạt các rối loạn khác. Muối iot là muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ họp chất của iot (thường là KI hoặc KIO3). Khối lượng muối ăn và muối KI cần thiết để sản xuất
10 tấn muối iot chứa 2,5% KI lần lượt là:
A. 9,75 tấn và 0,25 tấn.	B. 0,25 tấn và 9,75 tấn.
C. 0,05 tấn và 9,05 tấn.	D. 9,25 tấn và 0,05 tấn.
Câu 33: Trong danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm, Bộ Y tế quy định có 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực, thực phẩm nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K (ngọt hơn đường 150 - 200 lần, có trong kẹo cao su, món tráng miệng, đồ uống có cồn, xirô, kẹo, nước cốt và sữa chua...) liều lượng có thể chấp nhận được là 0-15mg/kg trọng lượng cơ thể một ngày. Như vậy, một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất này tối đa là
A. 12 mg.
B. 1500 mg.
C. 10 mg.
D. 900 mg.
Câu 34: Nguyên nhân chính làm cho Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là
A. việc khai thác luôn đi đôi với việc tái tạo và bảo vệ.
B. vị trí địa lý, lịch sử địa chất kiến tạo.
C. cấu trúc địa chất phức tạp.
D. điều kiện khí hậu thuận lợi.
Câu 35: Tài nguyên dầu khí của Việt Nam tập trung nhiều nhất ở
A. Miền Nam. 	B. Miền đồng bằng. 	C. Miền Bắc. 	D. Miền Trung. 
Câu 36: Vai trò của ngành nông nghiệp là:
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, mặt hàng xuất khẩu.
B. Phục vụ nhu cầu ăn, mặc của con người.
C. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
D. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, góp phần khai thác tài nguyên đất.
Câu 38: Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế kỹ
thuật của một nước?
A. Công nghiệp năng lượng.	B. Công nghiệp thực phẩm.
C. Công nghiệp điện tử - tin học.	D. Công nghiệp hóa chất.
Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
A. Được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Cửu Long.
B. Diện tích tương đương với diện tích đồng bằng sông Hồng.
C. Trên bề mặt đồng bằng không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
D. Bị thủy triều xâm nhập mạnh vào mùa khô.
Câu 40: Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là:
A. Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu 41: Tiềm năng thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở hệ thống sông:
A. Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
B. Hệ thống sông Mã, sông Cả.
C. Hệ thống sông Mê Công.
D. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
Câu 42: Hiện nay, sản lượng thủy sản nuôi trồng nhiều nhất ở nước ta là
A. Tôm.	B. Cá.
C. Sò huyết.	D. Rong biển.
Câu 43: Thách thức của xu thế toàn cầu hóa đối với nước ta là A. không tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài đầu tư.
B. nền kinh tế nước ta bị các nền kinh tế phát triển hơn trên thế giới và trong khu vực cạnh tranh quyết liệt.
C. không đẩy mạnh được các quan hệ đa phương, song phương.
D. vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều trở ngại.
Câu 44: Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành chăn nuôi ở nước ta phát triển mạnh là A. cơ sở thức ăn giành cho chăn nuôi ngày càng được đảm bảo.
B. ngành công nghiệp chế biến phát triển .
C. dịch vụ giống, thú y phát triển mạnh.
D. thị trường tiêu thụ sản phẩm phát triển mạnh.
Câu 45: Để đảm bảo công bằng xã hội, văn minh, đảm bảo sự phát triển các nguồn lực con người và phát triển bền vững về kinh tế xã hội thì vấn đề cấp thiết đặt ra với nước ta hiện nay là
A. xoá đói giảm nghèo.
B. phát triển đô thị hoá.
C. tăng viện trợ cho các vùng khó khăn.
D. đẩy mạnh phát triển giáo dục.
Câu 47: Giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm là cơ sở để A. cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.
B. ngành chăn nuôi phát triển ngang bằng với ngành trồng trọt.
C. ngành chăn nuôi tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn ngành trồng trọt.
D. thu được ngoại tệ nhờ xuất khẩu lương thực.
Câu 48: Trong quá trình phát triển kinh tế, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác?
A. Công nghiệp điện tử.
B. Công nghiệp hoá chất.
C. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm.
D. Công nghiệp năng lượng.
Mức độ vận dụng cao
Câu 49. Từ một loại dầu mỏ, người ta chưng cất được 16% xăng; 59% dầu mazut (theo khối lượng). Đem crackinh dầu mazut đó thì thu thêm được 58% xăng (tính theo dầu mazut). Từ 400 tấn dầu mỏ trên có thể thu được bao nhiêu tấn xăng?
	A. 200,84 tấn	B. 200,86 tấn	
 C. 200,99 tấn	D. 200,88 tấn
 Câu 50. Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Tính thể tích khí thiên nhiên ở đktc chứa 92% metan cần thiết để sản xuất 10 tấn nhựa phenol fomanđehit (novolac).
	A. khoảng 16 000 m3	B. khoảng 12 700 m3	
 C. khoảng 28 500 m3	D. khoảng 14 800 m3
 C. Than đá	D. Khí butan (gas)
 Câu 51. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây:
	A. H2S	B. CO2	C. SO2	D. NH3
Câu 52. Một loại khí thiên nhiên chứa 85% CH4; 10% C2H6 và 5% N2 về thể tích. Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 1m3 khí đó (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
	A. 2,15m3	B. 1,75m3	C. 1,95m3	D. 2,05m3
 Câu 53. Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là:
	A. 1460 tấn khí SO2	B. 1420 tấn khí SO2	
 C. 1250 tấn khí SO2	D. 1530 tấn khí SO2
Câu 54. Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion 
	A. Cu2+.	B. Fe2+.	C. Cd2+.	D. Pb2+.
Câu 55. Trong công nghiệp, người ta sản xuất NaOH từ muối ăn bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn. Khối lượng NaCl cần có để sản xuất 16 tấn NaOH (hiệu suất 80%)
	A. 18,72 tấn	B. 29,25 tấn	C. 36,56 tấn	D. 23,40 tấn
 Câu 56. Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+ Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?
	A. Giấm ăn	B. Nước vôi dư	C. HNO3	D. Etanol
Câu 57. Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4 theo sơ đồ sau:CuS → CuO → CuSO4. Tính thể tích dung dịch CuSO4 nồng độ 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu cha 80% CuS. Hiệu suất của quá trình là 80%.
	A. 1,6 tấn	B. 2,4 tấn	C. 4,0 tấn	D. 3,2 tấn
IV. Thiết kế các tiến trình dạy học nội dung chủ đề “Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường”
Tiết 66: Chia nhóm, phân công dự án
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Trò chơi “ô chữ” với từ khóa hàng dọc “
Môi trường” thông qua 9 câu hỏi tương
ứng với 9 từ hàng ngang
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Nội dung câu hỏi:
1) Là một chất nền trong vật liệu compozit.
2) Các chất thải sinh hoạt gây nên hiện tượng gì?
3) Nguồn năng lượng mà con người biết sử dụng sớm nhất
4) Tên tỉnh - địa danh nạn đói năm 1945 có số người chết nhiều nhất.
5) Một giải pháp bảo vệ môi trường bền vững.
6) Tài sản quý giá mà con người quan tâm nhất.
7) Loại thức ăn giàu tinh bột.
8) Hợp chất có nhiều trong thuốc lá.
9) Giải pháp xử lí chất thải trong chăn nuôi.
 Gv: dẫn dắt vào bài
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức:
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
* Nhóm 1: Tìm hiểu thông qua sách và các phương tiện khác để làm rõ các vấn đề:
- Nguồn năng lượng, nhiên liệu bị cạn kiệt. Việc sử dụng năng lượng, nhiên liệu gây nên ô nhiễm môi trường: làm trái đất nóng lên, khí hậu bị thay đổi...
- Vấn đề về vật liệu do nhu cầu sản xuất ngày càng cao để đáp ứng được sự phát triển của xã hội: vật liệu rắn hơn thép, cứng hơn kim cương, vật liệu có tính năng đặc biệt...
- Nêu sơ lược sự phát triển năng lượng, nhiên liệu, vật liệu trong quá khứ, hiện tại và nêu được một số định hướng trong tương lai. Nêu được các thí dụ cụ thể chứng tỏ vai trò của hóa học đã góp phần giải quyết các vấn đề trên qua: ứng dụng của các chất đã học, sản xuất và điều chế các chất đã biết, thực tiễn và kiến thức một số môn học khác như địa lí, công nghệ, vật lí...
	+ Giải quyết vấn đề: tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu ( sử dụng gas, than, củi có hiệu quả, tiết kiệm điện), sử dụng vật liệu phế thải ( sắt vụn,kim loại, thủy tinh, giấy cũ...).
*Nhóm 2: Tìm hiểu thông qua sách và các phương tiện khác để làm rõ các vấn đề:
	+ Thiếu lương thực, thực phẩm: Sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất bằng con đường nhân tạo, sản xuất vật liệu làm máy móc tốt cho nông nghiệp, góp phần nghiên cứu giống mới năng suất cao...
	+ Thiếu tơ sợi: Sản xuất tơ nhân tạo, tơ tổng hợp, thuốc nhuộm, sản xuấtvật liệu làm máy dệt máy may tăng năng suất lao động, phân bón thuốc bảo vệ thực vật tăng năng suất cây công nghiệp như bông, đay...
	+ Thiếu thuốc chữa bệnh: Góp phần nghiên cứu và sản xuất thuốc tân dược có tác dụng chữa bệnh tăng cường sức khỏe có tác dụng nhanh, đặc trị mà thuốc cổ truyền dân tộc không có được.
	+ Vấn đề thuốc cai nghiện ma túy: Nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng sinh lí của chất gây nghiện ma túy, nghiên cứu sản xuất thuốc cai nghiện ma túy.
- Giải quyết vấn đề đơn giản có liên quan: Tiết kiệm lương thực ( không sử dụng lương thực để sản xuất etanol mà sản xuất etanol từ khí thiên nhiên), về đề chữa bệnh béo phì ( sử dụng thực phẩm hợp lí, thực phẩm ăn kiêng) , vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ( sản xuất chất phụ gia thực phẩm, chất hương liệu , chất bảo vệ thực vật an toàn).
 * Nhóm 3: Tìm hiểu thông qua sách và các phương tiện khác để làm rõ các vấn đề:
	+ Thành phần hóa học của môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm gồm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.
	+ Nguyên nhân gây ô nhiễm
	+ Tác hại của ô nhiễm
- Nhận biết được sự ô nhiễm môi trường
- Bảo vệ môi trường trên cơ sở áp dụng chủ yếu phương pháp hóa học.
- Giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tiễn có liên quan.
	+ Xác định môi trường bị ô nhiễm bằng cách đơn giản nhất (quan sát, dùng thuốc thử, dùng các dụng cụ đo).
	+ Xử lí chất thải độc hại: 
	* Phân loại chất thải (hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, rác thải công nghiệp... )
	* Loại bỏ chất thải (đốt, lọc, dùng hóa chất...)
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Các nhóm tiến hành thảo luận các công việc để giải quyết nhiệm vụ của nhóm mình.
Tiết 67: Tổng hợp báo cáo
* Hoạt động 1: Báo cáo kết quả dự án
Các nhóm được phân công tiến hành báo cáo những kết quả của nhóm mình sau thời gian hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu. Các nhóm còn lại theo dõi, nêu câu hỏi, nhận xét.
 * Hoạt động 2: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh . phân tích ,đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cũng như các ý kiến tham luận của học sinh.
* Hoạt động 3: Nhóm trưởng đánh giá thành viên nhóm mình thông qua bảng:
Các tiêu chí chấm điểm:
Tiêu chí 1: Thực hiện nhiệm vụ để đạt mục tiêu chung của nhóm.
Tiêu chí 2: Thể hiện kĩ năng liên kết, phối hợp với các HS trong nhóm có hiệu quả.
Tiêu chí 3: Đóng góp cho sự duy trì, phát triển nhóm.
Tiêu chí 4: Đảm nhận các vai trò khác nhau trong nhóm.
STT
Tiêu chí
Đánh giá mức độ của năng lực hợp tác
Nhận xét
Chưa đạt
0 - 4
Đạt
5 - 6
Tốt
7 - 8
Rất tốt
9 - 10
1
Tiêu chí 1
2
Tiêu chí 2
3
Tiêu chí 3
4
Tiêu chí 4
Củng cố và hướng dẫn về nhà: GV đưa ra nhận xét chung nhất về kết quả hoạt động nhóm của cả lớp và giao nhiệm vụ về nhà: Tìm hiểu mô hình chăn nuôi trang trại
Em có hiểu biết gì về mô hình VAC-R hiện nay. Tại sao phải chăn nuôi tập trung?	Mô hình VAC-R có gì khác mô hình VAC. Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các thành phần V, A, C, R trong trang trại chăn nuôi. Mô hình VAC-R có lợi ích gì?
Tiết 68: LUYỆN TẬP
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối
+) Mục tiêu hoạt động: Huy động được những kiến thức HS tìm hiểu được thông qua việc nghiên cứu sách vở và thực tế khi giải quyết nhiệm vụ giao về nhà.
+) Phương thức tổ chức hoạt động: HS báo cáo kết quả hoạt động: Tìm hiểu mô hình chăn nuôi trang trại: Em có hiểu biết gì về mô hình VAC-R hiện nay. Tại sao phải chăn nuôi tập trung?Mô hình VAC-R có gì khác mô hình VAC. Em hãy phân tích mối quan hệ giữa các thành phần V, A, C, R trong trang trại chăn nuôi. Mô hình VAC-R có lợi ích gì?
+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động: HS trình bày thông qua powerpoint.
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
+) Mục tiêu hoạt động: HS khắc sâu kiến thức về Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
+) Phương thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, HS làm bài tập trắc nghiệm trong phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP 
Câu 1. Nhà máy cấp nước xử lý nước bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thể thêm clo và phèn nhôm kali (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O ). Vì sao phải thêm phèn kép nhôm kali vào nước?
	A. Để làm nước trong	B. Để khử trùng nước	
 C. Để loại bỏ lượng dư ion florua	D. Để loại bỏ các rong, tảo.
 Câu 2. Từ một loại dầu mỏ, người ta chưng cất được 16% xăng; 59% dầu mazut (theo khối lượng). Đem crackinh dầu mazut đó thì thu thêm được 58% xăng (tính theo dầu mazut). Từ 400 tấn dầu mỏ trên có thể thu được bao nhiêu tấn xăng?
	A. 200,84 tấn	B. 200,86 tấn	
 C. 200,99 tấn	D. 200,88 tấn
 Câu 3. Metan là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Tính thể tích khí thiên nhiên ở đktc chứa 92% metan cần thiết để sản xuất 10 tấn nhựa phenol fomanđehit (novolac).
	A. khoảng 16 000 m3	B. khoảng 12 700 m3	
 C. khoảng 28 500 m3	D. khoảng 14 800 m3
 Câu 4. Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng lượng sạch là: 
	A. (1), (2), (3).	B. (2), (3), (4).	
 C. (1), (2), (4).	D. (1), (3), (4).
 Câu 5. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
	A. Khí hiđro	B. Xăng,dầu	
 C. Than đá	D. Khí butan (gas)
 Câu 6. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây:
	A. H2S	B. CO2	C. SO2	D. NH3
 Câu 7. Cho các hoá chất sau: xođa, nước Javen; NaOH; phân đạm, vôi, axit clohiđric. Có bao nhiêu hoá chất có thể sản xuất từ nguyên liệu chính ban đầu là NaCl, CaCO3, nước cất.
	A. 5	B. 5	C. 3	D. 6
 Câu 8. Một loại khí thiên nhiên chứa 85% CH4; 10% C2H6 và 5% N2 về thể tích. Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 1m3 khí đó (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
	A. 2,15m3	B. 1,75m3	C. 1,95m3	D. 2,05m3
 Câu 9. Một loại than đá có chứa 2% lưu huỳnh dùng cho một nhà máy nhiệt điện. Nếu nhà máy đốt hết 100 tấn than trong một ngày đêm thì lượng khí SO2 do nhà máy xả vào khí quyển trong một năm là:
	A. 1460 tấn khí SO2	B. 1420 tấn khí SO2	
 C. 1250 tấn khí SO2	D. 1530 tấn khí SO2
 Câu 10. Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nhiên liệu hóa thạch bằng cách nào sau đây?
	A. Thu khí metan từ khí bùn ao	B. Lên men các chất thải hữu cơ 	
 C. Lên men ngũ cốc	D. Cho hơi nước qua than nóng đỏ
 Câu 11. Cacbon monoxit (CO) có trong thành phần chính của loại khí nào sau đây?
	A. khí mỏ dầu	B. khí lò cao	
 C. không khí	D. khí thiên nhiên
 Câu 12. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc công nghiệp silicat?
	A. Đồ gốm	B. Thuỷ tinh phale	C. Thuỷ tinh hữu cơ	D. Xi măng
 Câu 13. Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion 
	A. Cu2+.	B. Fe2+.	C. Cd2+.	D. Pb2+.
 Câu 14. Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: 
(1) Do hoạt động của núi lửa. 
(2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. 
(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông. 
(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. 
(5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước. 
Những nhận định đúng là: 
	A. (2), (3), (4). 	B. (2), (3), (5).	
 C. (1), (2), (3).	D. (1), (2), (4).
 Câu 15. Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?
	A. Không khí chứa 78%N2, 16 %O2, 3%CO2, 1%CO, 1%SO2.	
 B. Không khí chứa 78%N2, 21%O2, 1%gồm CO2, H2O, khí hiếm, H2.
	C. Không khí chứa 78%N2, 20%O2, 2% CH4, bụi và CO2.	
 D. Không khí chứa 78%N2, 18%O2, 4 % hỗn hợp CO2, SO2, HCl
 Câu 16. Dãy gồm các chất và thuốc đều có thể gây nghiện cho con người là
	A. cocain, seduxen, cafein.	B. ampixilin, erythromixin, cafein. 
 C. heroin, seduxen, erythromixin.	D. penixilin, paradol, cocain.
 Câu 17. Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là:
	A. N2O	B. NO2 	C. CO2	D. SO2
 Câu 18. Trong công nghiệp, người ta sản xuất NaOH từ muối ăn bằng phương pháp điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn. Khối lượng NaCl cần có để sản xuất 16 tấn NaOH (hiệu suất 80%)
	A. 18,72 tấn	B. 29,25 tấn	C. 36,56 tấn	D. 23,40 tấn
 Câu 19. Sau bài thực hành hoá học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch, chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+ Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ các chất thải trên?
	A. Giấm ăn	B. Nước vôi dư	C. HNO3	D. Etanol
 Câu 20. Bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?
	A. Dùng phân đạm, nước đá	B. Dùng nước đá và nước đá khô	
 C. Dùng fomon, nước đá	D. Dùng nước đá khô, fomon
 Câu 21. Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là:
	A. Năng lượng thuỷ điện	B. Năng lượng mặt trời	
 C. Năng lượng hạt nhân	D. Năng lượng gió
 Câu 22. Chất nào dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
	A. CO2	B. CFC	C. Ozon	D. SO2
 Câu 23. Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4 theo sơ đồ sau:CuS → CuO → CuSO4. Tính thể tích dung dịch CuSO4 nồng độ 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu cha 80% CuS. Hiệu suất của quá trình là 80%.
	A. 1,6 tấn	B. 2,4 tấn	C. 4,0 tấn	D. 3,2 tấn
	+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
- Sản phẩm: Kết quả PHT
- Đánh giá: Thông qua các hoạt động của HS, GV phát hiện kịp thời các khó khăn của Hs để có những giải pháp hỗ trợ hợp lí.
C. Hoạt động luyện tập 
	+) Mục tiêu hoạt động: Củng có kiến thức đã học: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
	+) Phương thức tổ chức hoạt động: GV tổ chức trò chơi "Thông hiểu"
 GV gọi 2 HS bất kì lên bảng đưa ra một số từ khóa liên quan đến bài học và yêu cầu 1 HS hỏi để HS còn lại trả lời đúng từ khóa.
	+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
- Sản phẩm: HS chơi trò chơi và củng cố kiến thức.
- Đánh giá: Thông qua các hoạt động của HS, GV phát hiện kịp thời các khó khăn của Hs để có những giải pháp hỗ trợ hợp lí.
D. VẬN DỤNG, MỞ RỘNG KIẾN THỨC
a) Mục tiêu hoạt động: 
Hoạt động vận dụng 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_12_chu_de_hoa_hoc_va_van_de_phat_trien_k.doc