Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật (Tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật (Tiết 2)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức.

 Nêu, hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, mục đích của trách nhiệm pháp lí.

 2. Năng lực

Học xong bài học này, học sinh có khả năng phát triển các năng lực cơ bản như

Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành pháp luật của Nhà nước; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp pháp luật của Nhà nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân;trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân; có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Phẩm chất:

Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân; tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật; đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.

 

docx 4 trang Phước Dung 25/10/2024 370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Bài 2: Thực hiện pháp luật (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
( Tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức.
 Nêu, hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, mục đích của trách nhiệm pháp lí.
 2. Năng lực 
Học xong bài học này, học sinh có khả năng phát triển các năng lực cơ bản như
Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành pháp luật của Nhà nước; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp pháp luật của Nhà nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân;trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân; có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện pháp luật của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
3. Phẩm chất:
Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 
Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân; tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật; đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, pháp luật của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, vi phạm pháp luật.
4. Nội dung tích hợp môn GDCD: Căn cứ vào hướng dẫn và yêu cầu chung để lồng ghép và tích hợp cho phù hợp
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân.
- Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân , NXB. Hà Nội, 2007, Hồ Thanh Diện:
- Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ .
- Hình ảnh về một số nội dung liên quan đến bài học
III. Tiến trình dạy học
 1. Hạt động hình thành kiến thức
 Nội dung 1: Vi phạm pháp luật.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là hành vi vi phạm pháp luật, các dấu hiệu của một hành vi vi phạm pháp luật.
b) Sản phẩm: Học sinh ghi chép được khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật
Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Thứ ba, người vi phạm PL phải có lỗi
c) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và học sinh 
Kết luận hoạt động 
B1. Tìm hiểu về vi phạm pháp luật. 
GV hướng dẫn HS đọc tình huống SGK- T19.
GV chiếu tình huống lên bảng đọc tình huống.
Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp tiền phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết đi theo ông nên không đáng bị phạt.


GV phân tích dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Hành vi trái pháp luật: 
 Bạn A chưa đến tuổi được phép tự điều khiển mô tô mà đã lái xe đi trên đường và hai bố con bạn A đều lái xe đi ngược chiều quy định.
- Cả 2 bố con bạn A có khả năng nhận thức và điều chỉnh được hành vi của mình, bạn A đã 16 tuổi.
- Có lỗi: biết hành vi của mình là sai trái pháp luật nhưng vẫn cố ý làm. Hậu quả có thể xảy ra: tai nạn giao thông à xâm phạm trật tự, an toàn giao thông.
Kết luận: Bố con bạn A vi phạm luật và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
GV kết luận khi 1 người có hành vi trái pháp luật dựa trên 3 dấu hiệu. 
GV phân tích và lấy VD cụ thể cho từng dấu hiệu.
GV kết luận 
GV hướng dẫn HS học khái niệm SGK
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp luật .
a. Vi phạm pháp luật
Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật
 + Hành vi đó có thể là hành động - làm những việc không được làm theo quy định của PL hoặc không hành động - không làm những việc phải làm theo quy định của PL
+ Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
 Năng lực trách nhiệm pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật, có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.
 Thứ ba, người vi phạm PL phải có lỗi.
 Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy ra.
Khái niệm vi phạm pháp luật: SGK- T20
Nội dung 2. Khái niệm trách nhiệm pháp lý.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được khái niệm trách nhiệm pháp lý, mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý
b) Sản phẩm: Học sinh ghi chép được khái niệm, mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý
c) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Kết luận hoạt động 
Bước 2: Tìm hiểu khái niệm trách nhiệm pháp lí và mục đích trách nhiệm pháp lí.
GV chiếu hình ảnh vi phạm luật giao thông đường bộ. 
Hình ảnh 1: Học sinh đèo 3 không đội mũ bảo hiểm
Hình ảnh 2: Xe ô tô vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh cảnh sát giao thông.
GV dẫn dắt giới thiệu vào mục b. Trách nhiệm pháp lí
GV phân tích trách nhiệm pháp lí của các cá nhân phải gánh chịu từ hành vi vi phạm pháp luật của mình gây nên.( GV lấy VD từ hình ảnh chiếu trên bảng)
Kết luận: 

b. Trách nhiệm pháp lí
- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. 
- Trách nhiệm pháp lí nhằm:
+ Buộc chủ thể vi phạm PL chấm dứt hành vi trái pháp luật; buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
2. Hoạt động luyện tập: Làm bài tập trắc nghiệm để củng cố nội dung vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
a) Mục tiêu: Giúp học nắm vững được khái niệm, nội dung và vai trò của pháp t triển kinh tế, vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn.
b) Sản phẩm: Học sinh đưa ra đáp án, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học
c) Tổ chức thực hiện: Giáo viên chiếu bài tập trắc nghiệm cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm bài tập
Câu 1: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Tuyên truyền cho công dân ý thức tôn trọng pháp luật.
B. Buộc người vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C. Răn đe những người khác.
D. Tạo nguồn thu cho ngân sách.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, bất kì công dân nào vi phạm nguyên tắc bầu cử đều phải
A. chịu trách nhiệm pháp lí.	 B. thay đổi hệ tư tưởng,
C. bổ sung phiếu bầu.	 D. công khai xin lỗi.
Câu 3: Vi phạm pháp luật là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do người
A. có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
B. có khả năng gánh chịu hậu quả thực hiện
C. có tri thức thức thực hiện.
D. có ý chí thực hiện.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, công dân dù ở địa vị nào khi vi phạm pháp luật đều phải
A. được bảo mật danh tính.	 B. từ bỏ quyền thừa kế.
C. chịu trách nhiệm pháp lí.	D. thay thế người bảo trợ.
Câu 5: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sự việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T.	 B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A.	 D. Ông A, ông B và ông T.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_bai_2_thuc_hien_phap_luat_t.docx