Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021

 I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

 - Nêu được KN, bản chất của PL; mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xh và công dân.

 - Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân.

 2. Về kĩ năng:

Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của pháp luật; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.

 3. Về thái độ:

 Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.

4. Định hướng hình thành năng lực

a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân

b. Năng lực chuyên biệt:

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

*Tài liệu:

 - Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 12

 - Tài liệu tham khảo khác:

 + Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 12, NXB. Hà Nội, 2007.

 + Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 12, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.

*Phương tiện:

- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ ,biểu bảng,

2. Chuẩn bị của học sinh

-Sách giáo khoa GDCD lớp 12

-Sách bài tập GDCD 12

- Sơ đồ, biểu đồ

III. Phương pháp, phương tiện dạy học

1.Phương pháp:

- Sử dụng kết hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp.

2.Phương tiện dạy học .

-Giáo án, SGK, SGV các tài liệu liên quan

- Máy tính, máy chiếu, câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu học tập.

IV. Các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ : không

3. Bài mới:

3.1. Khởi động

- Mục tiêu:

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật và tại sao phải thực hiện pháp luật trong cuộc sống?.

 - Rèn luyện năng lực phân tích, tư duy phê phán cho học sinh.

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp trực quan, đặt vấn đề và giải quyết ấn đề.

- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.

 

doc 243 trang hoaivy21 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chương trình học kỳ I - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/ 09/2020
Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Học sinh nghỉ học
07/09/2020
12B3
08/09/2020
12B4
10/09/2020
12B1, 12B2
11/09/2020
12B5,12B6
Tiết PPCT: 01
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG ( 3Tiết )
 I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức: 
 - Nêu được KN, bản chất của PL; mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xh và công dân.
 - Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân.
 2. Về kĩ năng: 
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của pháp luật; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.
 3. Về thái độ: 
 Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.
4. Định hướng hình thành năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân
b. Năng lực chuyên biệt:
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
*Tài liệu:
	- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 12
	- Tài liệu tham khảo khác: 
	+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 12, NXB. Hà Nội, 2007.
	+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 12, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
*Phương tiện:
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ ,biểu bảng, 
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 12
-Sách bài tập GDCD 12
- Sơ đồ, biểu đồ
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1.Phương pháp:
- Sử dụng kết hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp...
2.Phương tiện dạy học .
-Giáo án, SGK, SGV các tài liệu liên quan
- Máy tính, máy chiếu, câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu học tập...
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới:
3.1. Khởi động	
- Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật và tại sao phải thực hiện pháp luật trong cuộc sống?.
 - Rèn luyện năng lực phân tích, tư duy phê phán cho học sinh.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp trực quan, đặt vấn đề và giải quyết ấn đề.
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề...
Hoạt động: khởi động dẫn dắt vào bài (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: - GV định hướng HS: Các em xem một số hình ảnh về giao thông đường bộ và trả lời câu hỏi
HĐ 2: + Hình 1:
- Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức ảnh đó ?
+ Quan sát hình 2,3:
- Nếu không có pháp luật và mọi người không thực tốt các quy định của pháp luật thì cuộc sống mỗi người, xã hội sẽ như thế nào?
- GV gọi 2 đến 3 HS trả lời.
 - GV nhận xét, bổ sung và liên hệ chủ đề bài mới:
Nếu không có pháp luật và mọi người không thực hiện tốt các quy định của pháp luật thì cuộc sống mỗi người, xã hội sẽ không ổn định, không tồn tại và phát triển. Vậy pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò như thế nào đối với đời sống? 
-HS xem tranh ảnh GV chiếu trên bảng
-Trả lời câu hỏi
- Học sinh trả lời được câu hỏi và có mong muốn tìm hiểu kiến thức của chủ đề
- Rèn luyện được những năng lực hợp tác, phân tích, tư duy phê phán.
3.2. Hình thành kiến thức.( 25 phút)
- Mục tiêu:
- HS nêu được thế nào là pháp luật; tỏ thái độ không đồng tình với người không chấp hành pháp luật	
- Học sinh nhận biết được KN, bản chất của PL; mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức – 
- Phương pháp/Kỹ thuật dạy học: Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học, kết hợp sự hỗ trợ của máy chiếu, bảng tương tác, tranh ảnh, sơ đồ trực quan,...
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy, phê phán, năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề....
Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đàm thoại để tìm hiểu khái niệm sản xuất của cải vật chất và vai trò của sản xuất của cải vật chất. (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Bước 1- GV cho HS biết một số quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
Điều 57 Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 80 Hiến pháp quy định: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
 1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
 2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
 3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;...
 4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;...
 5. Giữa những người cùng giới tính.
Bước 2 Giáo viên cho HS hoạt động cá nhân. Nghiên cứu SGK để hoàn thành câu hỏi ở phiếu học tập số 1 (Trình chiếu nội dung phiếu học tập số 1)
- Giáo viên cho HS hoạt động nhóm để thảo luận trả lời các câu hỏi.
- Hoạt động chung: GV mời 1 số học sinh trình bày kết quả, các HS khác có thể bổ sung (nếu HS trước trả lời chưa đầy đủ)
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
-Thảo luận và trả lời câu hỏi trong PHT1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Hoàn thành các nội dung sau
Câu 1. Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người trong xã hội?
Câu 2. Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3. Pháp luật là gì?
Câu 4. Theo em Pháp luật quy định những nội dung như thế nào?
I/Khái niệm pháp luật: 
1) Pháp luật là gì ?
 Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Hoạt động 2. Đọc hợp tác SGK và xử lí thông tin tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật. (15 phút)
- GV yêu cầu HS tự đọc các đặc trưng của pháp luật, ghi tóm tắt nội dung cơ bản. Sau đó, HS chia sẽ nội dung đã đọc theo cặp.
- GV nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp HS đọc thông tin và giải quyết các câu hỏi sau:
1. Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pl?
Tại sao pl lại có tính quy phạm phổ biến? Tìm vd minh họa.
2. Tại sao pl lại mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Tính quyền lực, bắt buộc chung được thể hiện ntn? Cho vd.
3. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện ntn? Cho vd.
4. Phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức? Cho vd minh họa.
- * GV chính xác hóa các đáp án của HS và chốt lại nôi dung 3 đặc trưng của pháp luật.
Lưu ý: GV cần giảng giải thêm những gì HS hiểu chưa rõ hoặc nhầm lẫn khi xác định các đặc trưng của pháp luật.
Sản phẩm: Kết quả đọc tài liệu và làm việc nhóm đôi của HS.
Làm việc theo yêu cầu của GV ( Nghiên cứu sách giáo khoa)
- HS tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, HS chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị GV giải thích.
- HS tự học theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc chung cả lớp: 
 Đại diện 2-3 cặp trình bày kết quả làm việc.
 Lớp nhận xét, bổ sung.
2) Các đặc trưng của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến: là chuẩn mực, khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực 
Tính quy phạm phổ biến là ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác 
 Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.
- Tính quyền lực bắt buộc chung: Được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, Quy định bắt buộc với tất cả cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật
- Tính chặt chẽ về mặt hình thức:
 + Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật phải diễn đạt chính xác, một nghĩa
+ Nội dung của văn bản Pháp luật: Cấp dưới không được trái với cấp trên, Phù hợp, không trái với Hiến Pháp
3.3. Luyện tập.(5 Phút)
Mục tiêu: - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết về pháp luật và các đặc trưng của pháp luật; biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động làm bài tập SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu
-- HS tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK.
-Nghiên cứu SGK
-Trả lời câu hỏi
 3.4. Vận dụng (5 phút)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động làm bài tập: ( 5phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
-GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm lên bảng
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã chấp hành pháp luật như thế nào ? Lấy một vài ví dụ mà em đã thực hiện đúng pháp luật ?
- Nêu những việc làm tốt, những gì chưa làm tốt ? Vì sao ?
-Làm bài tập GV đã chiếu
Câu 1. Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện
A. tính bắt buộc chung.	
B. quy phạm phổ biến.
C. tính cưỡng chế.	
D. tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 2. Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định là phản ánh đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính cưỡng chế.	
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 3. Người tham gia giao thông chấp hành tín hiệu vạch kẻ đường, tín hiệu đèn phản ánh đặc trưng cơ bản nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.	B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính áp chế.	D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 4. Nếu cá nhân tổ chức xâm phạm đến lợi ích của giai cấp cầm quyền, của nhà nước thì nhà nước sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế để buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi trái pháp luật thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp.	
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất kinh tế.	
D. Bản chất răn đe.
Câu 5. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn của đời sống xã hội, phản ánh nhu cầu lợi ích của
A. một bộ phận nhân dân.	
B. nhà nước.
C. đảng cộng sản.	
D. các giai cấp, tầng lớp nhân dân.
3.5. Tìm tòi và mở rộng (2 phút)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Hoạt động mở rộng, nâng cao.( 2 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet.
-Giới thiệu một số câu hỏi nâng cao...
Ghi chép lại các địa chỉ GV cung cấp
- HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,...
4. Hướng dẫn về nhà.(3 phút)
- GV yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập SGK
- Chuẩn bị tiết sau học phần tiếp theo.
- Nhắc nhở học sinh đề phòng tai nạn thương tích và đuối nước
- Nhắc nhở HS phòng chống dịch bệnh
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:	
 Duyệt của Tổ Trưởng
 Nguyễn Thị Chúc
Ngày soạn: 05/ 09/2020
Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Học sinh nghỉ học
07/09/2020
12B
Tiết PPCT: 02
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG ( 3Tiết )
 I. Mục tiêu 
1. Về kiến thức: 
 - Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân.
 2. Về kĩ năng: 
Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật.
* Kĩ năng sống: Kĩ năng hợp tác để tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức; kĩ năng phân tích vai trò của pháp luật; kĩ năng tư duy phê phán đánh giá hành vi xử sự của bản thân và người khác.
 3. Về thái độ: 
 Nâng cao ý thức tôn trọng pl; tự giác sống, học tập và luôn xử sự theo quy định của pl.
4. Định hướng hình thành năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân
b. Năng lực chuyên biệt:
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
*Tài liệu:
	- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 12
	- Tài liệu tham khảo khác: 
	+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 12, NXB. Hà Nội, 2007.
	+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 12, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
*Phương tiện:
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ ,biểu bảng, 
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 12
-Sách bài tập GDCD 12
- Sơ đồ, biểu đồ
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
1.Phương pháp:
- Sử dụng kết hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp...
2.Phương tiện dạy học .
-Giáo án, SGK, SGV các tài liệu liên quan
- Máy tính, máy chiếu, câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu học tập...
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới:
3.1. Khởi động	
- Mục tiêu: 
-HS nắm được mối quan hệ của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
 - Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn cho học sinh - Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp trực quan, đặt vấn đề và giải quyết ấn đề.
- Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề...
Hoạt động: khởi động dẫn dắt vào bài (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV định hướng HS: HS đọc bài đọc thêm “may nhờ có tủ sách pháp luật”
- GV nêu câu hỏi: Qua câu chuyện trên, tủ sách pháp luật có ý nghĩa gì đối với nhân dân trong xã?
-HSTL:
-GVKL: Mỗi chúng ta hiểu luật và thực hiện luật để chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
-HS xem tranh ảnh GV chiếu trên bảng
-Trả lời câu hỏi
- Học sinh trả lời được câu hỏi và có mong muốn tìm hiểu kiến thức của chủ đề
- Rèn luyện được những năng lực hợp tác, phân tích, tư duy phê phán.
3.2. Hình thành kiến thức.( 25 phút)
* Mục tiêu : 
 - Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
 - Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đọc hợp tác, đàm thoại Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Bước 1- -GV gọi 1 HS đọc SGK T9 và trả lời câu hỏi.
-GV:Đạo đức là gì?
PL và đạo đức giống nhau ở điểm nào?
Bước 2 GV lấy ví dụ chứng minh về những quy phạm đạo đức trước đây được Nhà nước đưa vào thành các quy phạm pháp luật.
-Ví dụ:"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "
Hoặc: Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
 Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: "Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình."
-GV: Theo em, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?
-GV kết luận
-Làm việc theo sự hướng dẫn của GV
-Thảo luận và trả lời câu hỏi trong PHT1
Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng.
Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh hành vi của con người để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. 
3.Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
a)Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
 (Đọc thêm)
b)Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:
 (Đọc thêm)
c)Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
 - Trong quá trình xây dựng pháp luật,nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật.
- Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức
- Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật-công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
Vậy pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Hoạt động 2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tìm hiểu vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.(15 phút)
Chia lớp thành 4 nhóm
-Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi
- Nhóm 1: Để quản lí xã hội, nhà nước đã sử dụng các phương tiện khác nhau nào? Lấy ví dụ. 
- Nhóm 2: Vì sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật ?
- Nhóm 3: Tại sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất? Cho ví dụ.
-Nhóm 4: Nhà nước ta đã quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?Cho ví dụ.
Làm việc theo yêu cầu của 
- Đại diện nhóm trình bày
 Lớp nhận xét, bổ sung.
DKTL 
Nhóm 1 - Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức, 
Nhóm 2. - Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Nhóm 3. - Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo tính dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
Nhóm 4. -Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.
4.Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội 
 a.Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội 
 - Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển
- Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi toàn xã hội đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.
Hoạt động 3. GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề tìm hiểu pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.(5 Phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Em hãy kể ra một số quyền của công dân mà em biết? Cho ví dụ.
Theo em, đối với công dân pháp luật có vai trò như thế nào?
HS trả lời
quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do kinh doanh; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,...
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
 -Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục, cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.
 -Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, quy định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật.
3.3. Luyện tập.(5 Phút)
* Mục tiêu: 
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức và vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và đối với công dân.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Hoạt động làm bài tập SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 8, trang 15 SGK.
- GV đưa ra tình huống cả lớp đọc hợp tác và nghiên cứu bài tập.
GV: Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định : Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào ; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
-Nghiên cứu SGK
-Trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.
Tình huống: Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện. 
Câu hỏi : Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng PL không ? Trong trường hợp này, PL có cần thiết đối với CD không ?
 3.4. Vận dụng (5 phút)
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, năng quản lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Hoạt động làm bài tập: ( 5phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV nêu yêu cầu:
 a. Tự liên hệ: 
- Em nêu một vài ví dụ cụ thể trong cuộc sống để thấy rõ vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và công dân ?
b. Nhận diện xung quanh:
 Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
 c. GV định hướng HS: 
 - HS hiểu được vai trò của pháp luật và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK.
HS chủ động thực hiện các yêu cầu của GV
Câu trả lời của HS
3.5. Tìm tòi và mở rộng (2 phút)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Hoạt động mở rộng, nâng cao.( 2 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet.
-Giới thiệu một số câu hỏi nâng cao...
Ghi chép lại các địa chỉ GV cung cấp
- HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,...
4. Hướng dẫn về nhà.(3 phút)
- GV yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập SGK
- Chuẩn bị tiết sau học phần tiếp theo.
- Nhắc nhở học sinh đề phòng tai nạn thương tích và đuối nước
- Nhắc nhở HS phòng chống dịch bệnh
5. Rút kinh nghiệm giờ dạy:	
 Duyệt của Tổ Trưởng
 Nguyễn Thị Chúc
Ngày soạn: 12/01/2020
Ngày dạy
Lớp dạy
Sĩ số
Học sinh nghỉ học
TIẾT PPCT :03
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (3 tiết )
Tiết 1
1. Về kiến thức.
- HS nêu và hiểu được KN thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
2. Về kĩ năng.
- Học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ.
- HS có ý thức tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, đồng thời phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
 +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
 +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
 + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
*Tài liệu:
	- Tài liệu chính thức: sách giáo khoa, sách giáo viên Giáo dục công dân 11.
	- Tài liệu tham khảo khác: 
	+ Hồ Thanh Diện: Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 12, NXB. Hà Nội, 2007.
	+ Vũ Hồng Tiến - Trần Văn Thắng - Nguyễn Thị Hoa: Tình huống Giáo dục công dân 12, NXB. Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh, 2008.
	*Phương tiện:
- Dùng các dụng cụ dạy học trực quan như sơ đồ , biểu bảng, 
2. Chuẩn bị của học sinh
-Sách giáo khoa GDCD lớp 12
-Sách bài tập GDCD 12
- Sơ đồ, biểu đồ
III. Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp:
Sử dụng kết hợp các phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp...
Phương tiện dạy học .
-Giáo án, SGK, SGV các tài liệu liên quan
- Máy tính, máy chiếu, câu hỏi trắc nghiệm, các phiếu học tập...
IV. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới:
3.1. Khởi động	
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về các hành vi thực hiện pháp luật.
 - Rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá, phê phán cho học sinh.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Hoạt động: khởi động dẫn dắt vào bài (5 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
HĐ1: - GV trình chiếu một số hình ảnh công dân không thực hiện pháp luật giao thông đường bộ
HĐ 2: yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh.
GV hỏi: Các em thấy điều gì qua hình ảnh vừa xem?.
Em hãy cho biết hành vi học sinh đi xe đạp điện, người tham gia giao thông đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, và dàn hàng khi tham gia giao thông là đúng hay sai ? Vì sao?
-HĐ 3.GVdẫn dắt: Vậy thế nào là thực hiện pháp luật, có mấy hình thức thực hiện pháp luật? đó là những hình thức nào? Các em cùng đi vào tìm hiểu nội dung của tiết học hôm nay bài 2 :Thực hiện pháp luật 
-HS xem tranh ảnh GV chiếu trên bảng
HS trả lời: Dự đoán : + Học sinh và người tham gia giao thông đã dàn hàng khi tham gia giao thông và không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp địên, xe máy . 
Hành vi trên là sai. Vì đều không thực hiện đúng quy định của pháp luật phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy , xe gắn máy , xe đạp điện , xe mô tô, và cấm dàn hàng khi tham gia giao thông
- Học sinh trả lời được câu hỏi và có mong muốn tìm hiểu kiến thức của chủ đề
- Rèn luyện được những năng lực hợp tác, phân tích, tư duy phê phán.
3.2. Hình thành kiến thức.( 25 phút)
* Mục tiêu : 
- HS nêu và hiểu được KN thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
- Học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu KN thực hiện PL (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
GV trình chiếu 2 ví dụ tình huống trong SGK và kèm theo hình ảnh minh hoạ.
 +VD- TH1: Trên đường phố mọi người đi xe đạp, xe máy, xe ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Đó là việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.
 VD- TH2: 3 thanh niên đèo ( chở) nhau trên một xe máy không đội mũ bảo hỉêm bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Đó là việc cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm pháp luật giao thông của các công dân.
GV yêu cầu học sinh quan sát ví dụ, hình ảnh và gọi 1 học sinh đọc 2 ví dụ tình huốngtrên.
HS quan sát và đọc 2 ví dụ tình huống.
GV hỏi: Trong VD1 theo em chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào?
 ? Trong VD 2 theo em để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gi? Hành vi đó có hợp pháp không? 
? Cảnh sát giao thông căn cứ vào đâu để hành động như vậy?
? Mục đích của việc xử phạt đó để làm gì? 
GV nhận xét, bổ sung .
 GV hỏi : Vậy theo em thực hiện pháp luật là gì? Lấy ví dụ minh hoạ về thực hiện pháp luật trong cuộc sống hàng ngày của bản thân các em và những người xung quanh?
GV hỏi câu hỏi mở rộng: Theo em, một hành vi như thế nào thì được coi là hành vi hợp pháp ?
GV nhận xét, bổ sung : Hành vi hợp pháp là hành vi không vượt quá phạm vi các quy định của pháp luật, mà phù hợp với các quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Người có hành vi hợp pháp là người :
 + Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
+ Làm những việc mà pháp luật quy đinh phải làm.
+Không làm những việc mà pháp luật cấm.
HS thảo luận theo cặp.
( 2 HS một cặp) 
HS trả lời : Dự kiến 
+ Trong VD 1 chi tiết mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ là hành động thực hiện đúng pháp luật.
 + TrongVD 2 cảnh sát giao thông đã yêu cầu 3 thanh niên dừng xe và lập biên bản phạt tiền.Hành vi xử phạt của cảnh sát giao thông là hợp pháp.
+ Cảnh sát giao thông đã căn cứ vào pháp luật, tức là áp dụng pháp luật.
+ Mục đích của việc xử phạt nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông của 3 thanh niên, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời giáo dục ý thức thực hiện chấp hành luật giao thông đường bộ cho 3 thanh niên . 
1. Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- THPL là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. 
Hoạt động 2. Dùng KT Khăn phủ bàn, Thảo luận nhóm, vấp đáp, tìm hiểu các hình thức thực hiện PL.(15 phút)
GV cho học sinh tự đọc tìm hiểu nội dung các hình thức thực hiện pháp luật trong sách giáo khoa.
GV hỏi : Theo em có mấy hình thức thực hiện pháp luật và đó là những hình thức nào ?
GV chia lớp thành 4 nhóm theo 4 nội dung yêu cầu của GV đưa ra .
GV trình chiếu nội dung thảo luận của 4 nhóm. 
Nhóm 1: Thảo luận nội dung : Sử dụng pháp luật.
- Chủ thể của SDPL là ai?
- Chủ thể SDPL để làm gì? lấy VD minh hoạ?
- Ở hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_chuong_trinh_hoc_ky_i_nam_h.doc