Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Phạm Lan Giang

Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Phạm Lan Giang

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Átlat địa lí Việt Nam.

- Một số hình ảnh minh họa về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến địa hinh , sông ngòi

- Các bảng số liệu với số liệu gần nhất.

-Máy tính xách tay.

- KHBD, bài trình chiếu Powerpoint.

2. Đối với học sinh

- Bảng phụ, bút viết, giấy nháp Atlat địa lí Việt Nam.

 

docx 9 trang Trịnh Thu Huyền 6300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Phạm Lan Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . / . / . 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THPT Lê Quý Đôn Họ và tên giáo viên:
Tổ: Địa lí Phạm Lan Giang	
TÊN BÀI DẠY: BÀI 10. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Môn: Địa lí lớp: 12
Thời gian thực hiện: 1tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
Mục tiêu
 Kiến thức
 Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên khác. 
Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 
Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. 
Năng lực, phẩm chất
STT
1. Năng lực địa lí
Nhận thức địa lí
Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên khác. Địa hình, sông ngòi, sinh vật, đất
1
Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 
2
Tìm hiểu địa lí
Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
3
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học
Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập.
4
Giao tiếp hợp tác
Sử dụng được ngôn ngữ phù hợp để thảo luận và học tập địa lí.
5
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
6
3. Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
Tích cực tìm câu trả lời và hứng thú với việc học.
7
Trách nhiệm
Tìm hiểu thực tế địa phương
8
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên 
- Átlat địa lí Việt Nam. 
- Một số hình ảnh minh họa về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến địa hinh , sông ngòi
- Các bảng số liệu với số liệu gần nhất.
-Máy tính xách tay.
- KHBD, bài trình chiếu Powerpoint. 
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, bút viết, giấy nháp Atlat địa lí Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: 1 phút
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng, trễ
Ghi chú
12A2
12A4
A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1
Khởi động
(5 phút)
4
5
7
- Dẫn vào bài mới
- Giới thiệu mục tiêu của bài học.
.
- Làm việc Cặp đôi
Dạy học trực quan.
Dùng hình ảnh minh họa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1
Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới, tính ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật
 (20 phút)
1
3
4
5
6
Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua các thành phần tự nhiên khác. Địa hình, sông ngòi, sinh vật, đất
Nhóm chuyên gia
Atlat địa lí Việt Nam.
Hoạt động 2.2
 Tìm hiểu về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tới các hoạt động sản xuất và đời sống
 (10 phút)
2
3
4
5
Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 
Làm việc theo cặp.
Hình ảnh
Hoạt động 3
Luyện tập
( 5 phút)
4
5
7
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm, và tự luận.
Làm việc cặp đôi.
Trả lời câu hỏi TL, TN.
Hoạt động 4
Vận dụng ( 2phut)
4
7
8
Vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
Dạy học giải quyết vấn đề
Bài làm của HS 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG) (5 phút)
1. Mục tiêu: 4,5,7
2. Nội dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động cá nhân để tìm ra hinh ảnh liên quan đến bài học
- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: hình ảnh về thời tiết , khí hậu
3. Sản phẩm 
 Học sinh xác định được ảnh hưởng thiên nhiên qua hình ảnh và trả lời được các câu hỏi của GV.
4. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu một số hình ảnh về thời tiết và khí hậu nước ta cùng bản đồ Tự nhiên Việt Nam và đặt câu hỏi: Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, có ảnh hưởng như thế nào đến địa hình, sinh vật, sông ngòi, đất?
- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ theo cặp: HS theo dõi hình ảnh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung
- Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức.
GV thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp dẫn dắt HS vào bài mới.
.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20 phút)
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới, tính ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật
1.Mục tiêu : 1,3,4,5,6
2. Nội dung
-Nội dung yêu cầu: Học sinh tìm hiểu về tính chất nhiệt đới, tính ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật
-Phương pháp/kĩ thuật dạy học/ phương tiện dạy học.
+ PP : Nhóm chuyên gia
+ Phương tiện: Các bảng số liệu, Atlat địa lí Việt Nam., bảng phụ
3. Sản phẩm
Học sinh hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình
4. Tổ chức thực hiện: Thời gian: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
 Lớp học sẽ được chia thành 4 nhóm Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. 
 + Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình
 + Nhóm 2: Tìm hiểu về sông ngòi
 + Nhóm 3: Tìm hiểu về đất
 + Nhóm 4: Tìm hiểu về sinh vật
- Bước 2: Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung.
Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
+ GV có thể phân tích tích hợp thêm về sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng; bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai: 
Đặc điểm sông ngòi tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp năng lượng (thủy điện)
Việc khai thác các điều kiện tự nhiên cần chú ý đặc điểm do khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra ( lũ, lụt )
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tới các hoạt động sản xuất và đời sống (10 phút)
1.Mục tiêu :2,3,4,5
2. Nội dung
-Nội dung yêu cầu: Học sinh trình bày được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tới các hoạt động sản xuất và đời sống
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học/ phương tiện dạy học
+PP: Làm việc theo cặp
+ Phương tiện dạy học: Bảng số liệu.
3. Sản phẩm 
 Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV. 
4. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi: Lấy ví dụ để chứng tỏ thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động sản xuất và đời sống?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
+ Khi từng nhóm HS trình bày xong, GV chiếu bảng chuẩn kiến thức để HS theo dõi, đối chiếu
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (5 phut)
1.Mục tiêu 4,7
2. Nôi dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh cần biết, hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học/ phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: câu hỏi TN
3. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV, TN
4. Tổ chức thực hiên: Dự kiến thời gian: 5 phút
 Bước 1. GV giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi TN:
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. HS bằng hiểu biết và kiến thức đã học trả lời câu hỏi tự luận và trắc nghiệm.. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số HS trình bày, đại diện cá nhân khác cho ý kiến bổ sung.
-Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số HS tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
-HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (3phut)
1. Mục tiêu: 4,7,8; 
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. 
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể gợi ý để HS tìm hiểu những vấn đề:
- Tìm hiểu về thời tiết khí hậu của Bình phước , các thành phần tựu nhiên, địa hình, sông ngòi, đất đai và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Phương pháp/KT dạy học/ phương tiện dạy học
+ PP: Giải quyết vấn đề
+ Phương tiện dạy học: Internet, báo
3. Sản phẩm: học sinh biết được các thành phần tựu nhiên, địa hình, sông ngòi, đất đai và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. ở Bình Phước. GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
4.Tiến trình thực hiện
Hầu hết hoạt động này thiết kế để học sinh làm việc ngoài giờ, làm việc ở nhà và nộp sản phẩm vào tiết học sau theo thời gian quy định.
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ. GV cung cấp một số thông tin, giữ liệu liên quan đến các thành phần tựu nhiên, địa hình, sông ngòi, đất đai và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.ở Bình Phước 
- Bước 2: HS về nhà thực hiện trong vòng 1 tuần.
- Bước 3:Sau thời gian quy định HS gửi sản phẩm vào nhóm Zalo của lớp. HS cả lớp có thể cùng mở xem.
- Bước 4: GV tổ chức đánh giá sản phẩm vào một thời gian phù hợp vào tiết học tuần sau. Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình của bạn, chọn ra bài viết được bình chọn nhiều nhất có chất lượng. GV đánh giá cho điểm một số sản phẩm tốt, thời gian đánh giá có thể trích ra 5 phút ở một tiết học nào đó
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
2. Các thành phần tự nhiên khác
a. Địa hình:
 - Có quá trình xâm thực mạnh ở miền núi
 - Có quá trình bồi tụ nhanh ở các vùng đồng bằng
b. Sông ngòi:
 - Mạng lưới sông ngòi dày đặc: 2360 con sông dài trên 10km
 - Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
 - Chế độ nước diễn biến theo mùa
c. Đất:
Nước ta có loại đất đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là đất feralit
d. Sinh vật:
 - Hệ sinh thái rừng phong phú: rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa rụng lá 
 - Thành phần loài và số lượng loài phong phú, đa dạng: bên cạnh những loài nhiệt đới thì có cả những loài cận nhiệt đới và ôn đới
3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tới các hoạt động sản xuất và đời sống
a. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp:
 - Thuận lợi: 
Tạo điều kiện phát triển nền NN lúa nước, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
 - Khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh 
b. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống:
 - Các hoạt động GTVT, du lịch .. chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa của khí hậu, mùa nước sông.
 - Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị và nông sản.
 - Thiên tai hàng năm gây tổn thất cho sản xuất và đời sống của người dân.
 - Các hiện tượng bất thường Þ ảnh hưởng đến sx và đời sống.
 - Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái 
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Câu 1: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
A. hướng các dòng sông.	B. hướng các dãy núi.	
C. chế độ nhiệt.	D.chế độ mưa.
Câu 2: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở khu vực đồi núi nước ta là quá trình
A. phong hóa.	B.bồi tụ.	C. bóc mòn.	D. rửa trôi.
Câu 3: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình hiện tại của nước ta là
A.xâm thực - bồi tụ.	B. xâm thực	
C. bồi tụ.	D. bồi tụ - xói mòn.
Câu 4: Địa hình Caxtơ (hang động, suối cạn, thung khô) được hình thành chủ yếu trên loại đá nào sau đây?
A. Granit.	B.Vôi.	C. Badan.	D. Sét.
Câu 5: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất nào sau đây?
A. Công nghiêp.	B.Nông nghiệp.	
C. Du lịch.	D. Giao thông vận tải.
Câu 6: Thành phần loài nào sau đây không thuộc cây nhiệt đới?
A. Dầu.	B.Đỗ Quyên.	C. Dâu tằm.	D. Đậu.
Câu 7: Sông nào sau đây của nước ta có hàm lượng phù sa nhiều nhất?
A. sông Mê Công.	B. Sông Đồng Nai.	C. Sông Thái Bình.	D.Sông Hồng.
Câu 8: Sông nào sau đây có mùa lũ vào thu - đông?
A. Sông Hồng.	B. Sông Đà	
C.Sông Đà Rằng.	D. Sông Cửu Long.
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
A. Diện tích rừng tăng lên và lượng mưa rất lớn.
B. Nhiều nơi lớp phủ thực vật ít, lượng mưa lớn.
C. Lượng mưa lớn và địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
D.Lượng mưa lớn và nguồn nước bên ngoài lãnh thổ.
Câu 10: Phần lớn sông ngòi nước ta có đặc điểm ngắn và dốc chủ yếu do nhân tố nào sau đây quy định?
A. Địa hình, sinh vật và thổ nhưỡng.	B. Khí hậu và sự phân bố địa hình.
C. Hình dáng lãnh thổ và khí hậu.	D.Hình dáng lãnh thổ và địa hình

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_12_bai_10_thien_nhien_nhiet_doi_am_gio_mu.docx