Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 019

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 019

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

 A. Nói xấu, vu oan người khác. B. Đánh người gây thương tích.

 C. Tự tiện bắt giữ người. D. Đe dọa giết người.

Câu 2: Đặc trưng nào dưới đây dùng để phân biệt pháp luật với đạo đức?

 A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

 C. A. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?

 A. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con.

 B. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai.

 C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi.

 D. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt cho cả con trai và con gái.

Câu 4: Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng trong kinh doanh?

 A. Có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.

 B. Có quyền tự ý chấm dứt hợp đồng.

 C. Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường đầu tư.

 D. Có quyền chủ động mở rộng quy mô sản xuất.

Câu 5: Việc tòa án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta

 

doc 4 trang phuongtran 3230
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hưng Khánh - Năm 2021 - Mã đề: 019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT HƯNG KHÁNH
KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021
BÀI THI KHOA HỌC XÃ HỘI 
MÔN THI THÀNH PHẦN: Giáo dục công dân
 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Đề có 4 trang)
Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ...................
Mã đề 019
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
	A. Nói xấu, vu oan người khác.	B. Đánh người gây thương tích.
	C. Tự tiện bắt giữ người.	D. Đe dọa giết người.
Câu 2: Đặc trưng nào dưới đây dùng để phân biệt pháp luật với đạo đức?
	A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
	C. A. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con?
	A. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con.
	B. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai.
	C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi.
	D. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập tốt cho cả con trai và con gái.
Câu 4: Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng trong kinh doanh?
	A. Có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. 
	B. Có quyền tự ý chấm dứt hợp đồng.
	C. Có quyền chủ động tìm kiếm thị trường đầu tư.
	D. Có quyền chủ động mở rộng quy mô sản xuất. 
Câu 5: Việc tòa án xét xử những vụ án kinh tế ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, có chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về
	A. quyền và trách nhiệm trong kinh doanh. B. trách nhiệm pháp lí.
	C. trách nhiệm kinh tế. D. quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
Câu 6: Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm nơi bán hàng là công dân đã vi phạm pháp luật 
	A. hành chính. 	B. kinh doanh. 	C. lao động. 	D. dân sự. 
Câu 7: Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người đó phải chấp hành hình phạt theo
	A. quyết định của Tòa án. 	B. phê chuẩn của Viện kiểm sát. 
	C. quyết định của Viện kiểm sát. 	D. phê chuẩn của Tòa án.
Câu 8: Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về
	A. văn hóa.	B. kinh tế.	C. giáo dục.	D. chính trị.
Câu 9: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của
	A. giai cấp nông dân.	B. tầng lớp trí thức.
	C. giai cấp công nhân.	D. giai cấp cầm quyền.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân?
	A. Chủ nhà phá khóa vào chữa cháy khi người thuê nhà không có mặt.
	B. Công an khám nhà khi có lệnh của Tòa án.
	C. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
	D. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.
Câu 11: Hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
	A. có lỗi. 	B. không thiện chí.
	C. trái pháp luật.	D. trái với các quan hệ xã hội. 
Câu 12: Để giải quyết việc làm cho người lao động, pháp luật khuyến khích các nhà sản xuất, kinh doanh bằng nhiều giải pháp để
	A. mở rộng thị trường kinh doanh.	B. đào tạo nghề cho lao động.
	C. tạo ra nhiều việc làm mới.	D. xuất khẩu mạnh nguồn lao động.
Câu 13: Anh A yà chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H lãnh đạo cơ quan chức năng yêu cầu chị P nhân viên dưới quyền hủy hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng. Những ai dướỉ đây vi phạm pháp luật?
	A. Anh H, chị B và chị p.	B. Anh H, chị P, chị B, A và anh T 
	C. Anh H, anh A và chị P 	D. Anh H và chi B.
Câu 14: Phải bồi thường, bù đắp tổn thất về tinh thần khi có hành vi xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được áp dụng với người có hành vi
	A. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm hình sự. C. vi phạm hành chính. D. vi phạm dân sự. 
Câu 15: Chị T tự nhận là bạn của con trai bà H và lừa của bà 100 triệu đồng rồi bỏ trốn. Trong trường hợp này, chị T đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? 
	A. Dân sự. 	B. Kỉ luật. 	C. Hình sự. 	D. Hành chính. 
Câu 16: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến trong các cuộc họp là một trong những nội dung thuộc quyền
	A. tố cáo. B. học tập. C. khiếu nại. D. tự do ngôn luận.
Câu 17: Trường hợp nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng?
	A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Người dưới 18 tuổi.
	C. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Câu 18: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp
	A. nghi ngờ chứa phương tiện gây án. B. chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật.
	C. nghi ngờ chứa tài liệu liên quan đến vụ án. D. cần bắt người phạm tội lẩn trốn ở đó.
Câu 19: Việc làm nào dưới đây của người chuyển thư vi phạm quyền được bảo đảm bí mật thư tín?
	A. Không giao nhầm thư cho người khác. B. Đọc nội dung thư trước khi chuyển.
	C. Chuyển đến đúng tay người nhận. D. Không được để mất thư của người gửi.
Câu 20: Cá nhân, tổ chức làm những gì mà pháp luật cho phép làm là một trong những nội dung thuộc khái niệm nào dưới đây?
	A. Thi hành pháp luật. 	B. Áp dụng pháp luật.
	C. Sử dụng pháp luật.	D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 21: Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm
	A. dân sự. B. kỉ luật. C. hình sự. D. hành chính. 
Câu 22: Nghi ngờ con bò nhà bà P phá hỏng ruộng lúa nhà mình. Bà K đã đánh đập con trai bà P do không trông coi bò cẩn thận. Hành vi của bà K đã vi phạm quyền
	A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
	B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
	C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
	D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 23: Mặc dù đã có hai cô con gái ngoan ngoãn, học giỏi nhưng anh D vẫn yêu cầu vợ mình là chị V phải đẻ thêm cho anh ta một đứa con trai. Chị V không đồng ý với quan điểm của chồng nên hai vợ chồng đã to tiếng với nhau. Mẹ chồng chị V biết chuyện còn nói với chị V là: “Chị đã không biết đẻ lại còn dám cãi lại chồng!”. Chị V bị áp lực nên đâm ra cáu gắt và đay nghiến các con: “Tại sao chúng mày không phải là con trai cho tao nhờ!”. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? 
	A. Vợ chồng chị V. B. Mẹ chồng chị V và vợ chồng chị V.
	C. Vợ chồng chị V và anh D. 	 D. Anh D và mẹ chồng chị V. 
Câu 24: Anh B viết bài đăng báo địa phương kiến nghị về tình trạng một số hộ kinh doanh không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Việc làm của anh B là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
	A. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. B. Được bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại.
	C. Tự do ngôn luận. D. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 25: Diễn đạt trong các văn bản quy phạm pháp luật phải diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
	A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
	C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính chặt chẽ về mặt nội dung.
Câu 26: Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân chỉ được thực hiện khi có
	A. dấu hiệu nghi ngờ phạm tội. B. quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
	C. yêu cầu của nhân viên bưu điện. D. kiến nghị, đề xuất của người dân. 
Câu 27: Pháp luật được ban hành để hướng dẫn hành vi, điều chỉnh cách xử sự của mỗi 
	A. cá nhân, tổ chức. B. tổ chức. C. cá nhân. D. cộng đồng, tổ chức. 
Câu 28: Trong cùng điều kiện, hoàn cảnh như nhau khi vi phạm pháp luật công dân phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau là thuộc nội dung nào dưới đây?
	A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về điều kiện xã hội.
	C. Bình đẳng trước pháp luật. D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
Câu 29: Vì chị H thường xuyên bị lãnh đạo cơ quan gây khó khăn nên anh P chồng chị là phóng viên đã viết bài đăng báo xuyên tạc việc ông M sử dụng ngân sách của đơn vị sai mục đích. Ông M nhờ chị T là chủ tịch công đoàn khuyên vợ chồng chị H nên cải chính nội dung bài báo đó nhưng chị H từ chối. Vì thế ông M không cho chị phát biểu ý kiến trong nhiều cuộc họp sau này. Những ai dưới đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
	A. Anh P, ông M và chị T.	B. Anh P và ông M. 
	C. Anh P, ông M và chị H.	D. Ông M và chị H.
Câu 30: Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tự ý bắt, giam, giữ người là bảo đảm quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
	A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
	B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
	C. Bất khả xâm phạm về thân thể.
	D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 31: Anh X cùng người dân xã T không trồng cây thuốc phiện. Anh X đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? 
	A. Sử dụng pháp luật. 	B. Tuân thủ pháp luật. 
	C. Áp dụng pháp luật. 	D. Thi hành pháp luật.
Câu 32: Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác?
	A. Bắt giữ người khác vì không trả đủ nợ cho mình.
	B. Bắt trẻ em làm các việc độc hại, nguy hiểm.
	C. Bịa đặt điều xấu, bôi nhọ người khác.
	D. Rào dây và cắm điện chống trộm xung quanh nhà.
Câu 33: Quan hệ nào dưới đây thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 
	A. Quan hệ bạn bè. 	B. Quan hệ hàng xóm. 
	C. Quan hệ lao động. 	D. Quan hệ tài sản. 
Câu 34: Ông G nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng kinh doanh của mình cho bà X. Vì được trả giá cao hơn nên ông G đã chuyển nhượng quầy hàng trên cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà X. Bức xúc, bà X cùng chồng là ông P đón đường đập nát xe mô tô của ông G và đánh trọng thương ông G khiến ông phải nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? 
	A. Ông G và anh H. 	B. Bà X và ông P.
	C. Ông G, anh H, bà X và ông P. 	D. Ông G, bà X và ông P. 
Câu 35: Công ty G quyết định sa thải và yêu cầu anh T phải nộp bồi thường vì anh T tự ý nghỉ việc không có lí do khi chưa hết hạn hợp đồng. Quyết định của công ty G không vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
	A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.
	C. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động. D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 36: Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông đã xử phạt những người vi phạm để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong những trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
	A. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
	B. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm.
	C. Là phương tiện để nhà nước trừng trị kẻ phạm tội.
	D. Là công cụ để bảo vệ trật tự an toàn giao thông.
Câu 37: Anh K trưởng công an xã nhận được tin báo ông M thường xuyên cho vay nặng lãi nên yêu cầu anh H giam giữ ông M tại trụ sở xã để điều tra. Trong hai ngày bị bắt giam, ông M nhiều lần lớn tiếng xúc phạm, gây gổ dọa đánh anh H và bỏ trốn. Ngay sau khi trốn thoát, ông M và con trai là anh P đã bắt cóc và bỏ đói con anh K nhiều ngày rồi tung tin anh H là thủ phạm. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
	A. Anh K, ông M và anh P.	B. Anh K, anh H và ông M.
	C. Anh K và ông M.	D. Anh K, anh H, ông M và anh P.
Câu 38: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các hoạt động kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật là nội dung bình đẳng trong
	A. kinh doanh. B. sản xuất. C. mua – bán. D. lao động. 
Câu 39: Nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể, giao kết trực tiếp là biểu hiện của nội dung bình đẳng trong
	A. về quyền có việc làm. B. giao kết hợp đồng lao động. 
	C. trong tìm kiếm việc làm. D. trong việc tự do sử dụng sức lao động. 
Câu 40: Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông M và ông L. Nhận của ông M năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông L theo yêu cầu của ông M rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông M. Phát hiện anh V được chị N chia tiền để làm việc này, ông L tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm khiến uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?
	A. Ông M, chị N và ông L. 	B. Ông M, anh V và chị N.
	C. Chị N, anh V và ông L.	D. Ông M, anh V, chị N và ông L. 
------ HẾT ----

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_truo.doc
  • docxĐÁP ÁN THI THỬ LẦN 1.docx