Đề thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 môn Vật lí Lớp 12 - Mã đề 113

Đề thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 môn Vật lí Lớp 12 - Mã đề 113

Câu 1. Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng nửa bước sóng có dao động

 A. lệch pha B. ngược pha C. cùng pha D. lệch pha

Câu 2. Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acos(t). Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

 A. một số nguyên lần bước sóng. B. một số lẻ lần nửa bước sóng.

 C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng.

Câu 3. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Vị trí gia tốc của vật bằng gia tốc trọng trường là vị trí

 A. cân bằng B. lò xo không bị biến dạng

 C. biên dưới D. biên trên

 

doc 8 trang phuongtran 4510
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 môn Vật lí Lớp 12 - Mã đề 113", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI THỬ LẦN 1
 Môn: Vật lí lớp 12 THPT 
Năm học 2020-2021
(Thời gian: 40 phút, 40 câu trắc nghiệm)
Phạm vi thi: I. Dao động cơ và II. Sóng cơ và sóng âm.
 Mức độ
Tên
 chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
 Dao động
điều hòa
-Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hoà
- Đặc điểm của lực kéo về, 
- Công thức tính chu kỳ, tần số của con lắc đơn và con lắc lò xo
-Sự biến thiên của li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà
-Sự biến thiên của động năng, thế năng và năng lượng trong dao động điều hoà
-Pha dao động của li độ, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa
-Các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của con lắc lò xo,con lắc đơn.
-Lực kéo về của con lắc lò xo và con lắc đơn
-Xác định li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu, thời gian, gia tốc, vận tốc... của dao động điều hoà
-Viết phương trình dao động điều hòa
-Tìm li độ, vận tốc của con lắc lò xo khi biết về động năng và thế năng
- Vận dụng công thức tính chu kỳ
 Số câu:6
Số điểm: 1,5
Số câu:6
Số điểm: 2,5
Số câu:4
Số điểm: 1,0
Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
-Hiểu được cơ sở lí thuyết:
- Nêu được cấu tạo của con lắc đơn.
- Nêu được cách kiểm tra mối quan hệ giữa chu kì với chiều dài của con lắc đơn khi co lắc dao động với biên độ góc nhỏ.
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
-Đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
-Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
-biết được các ứng dụng của dao động tắt dần,dao động duy trì 
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen.
-Viết được phương trình của dao động tổng hợp.
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Sóng cơ
-Định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng.
Phương trình sóng
- Điều kiện để có sóng dừng.
-Công thức bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng
Hiểu được bản chất của quá trình truyền sóng là truyền pha dao động và truyền năng lượng.
- Hiểu được tính tuần hoàn theo thời gian và trong không gian của sóng.
- Hiểu được vai trò của sóng cơ trong đời sống.
- Tìm các đặc trưng của sóng
- Dựa vào công thức để tính bước sóng, tần số, số lượng các cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa.
-Xác định số nút, bụng sóng, tính chu kì, tần số, năng lượng sóng và bước sóng
Số câu:3
Số điểm: 1,0
Số câu:4
Số điểm: 1,25
Số câu:4
Số điểm: 1,0
Sóng âm
-Đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) của âm.
-Đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm
- Nêu được ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau
-Xác định cường độ âm, mức cường độ âm
Số câu:2
Số điểm: 0,5
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Số câu:1
Số điểm: 0,25
Tổng
Số câu:14
Số điểm: 3,5
Số câu:18
Số điểm: 4,5
Số câu:8
Số điểm: 2,0
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG THPT 
Mã đề thi: 113
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT_LẦN 1
Môn: Vật lí
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:.....................................................................Số báo dnh: .............................
Câu 1. Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng nửa bước sóng có dao động
 A. lệch pha 	B. ngược pha	C. cùng pha	D. lệch pha 
Câu 2. Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acos(wt). Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
 A. một số nguyên lần bước sóng.	 B. một số lẻ lần nửa bước sóng.
 C. một số nguyên lần nửa bước sóng. 	 D. một số lẻ lần bước sóng.
Câu 3. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Vị trí gia tốc của vật bằng gia tốc trọng trường là vị trí
	A. cân bằng	 B. lò xo không bị biến dạng
	C. biên dưới	 D. biên trên
Câu 4. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k dao động điều hòa dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Biểu thức xác định lực kéo về tác dụng lên vật ở li độ x là F = - kx. Nếu F tính bằng niutơn (N), X tính bằng mét (m) thì k tính bằng
	A N.m2. 	B N/m.	C N/m.	D N.m2.	
Câu 5. Bước sóng là
 A. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
 B. khoảng cách giữa hai phần tử của sóng dao động ngược pha.
 C. khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất của mỗi phần tử của sóng.
 D. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1s
Câu 6. Điều nào sau đây sai khi nói về sóng cơ học?
 A. Khi sóng truyền từ không khí vào môi trường rắn bước sóng tăng
 B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng
 C. Sóng âm khi truyền.trong không khí các phân tử khí dao động cùng với phương truyền sóng
 D. Khi sóng truyền từ không khí vào môi trường rắn tần số sóng giảm dần
Câu 7. Chu kì dao động điều hòa là: 
	A. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong 1s
	B. Khoảng thời gian dể vật đi từ bên này sang bên kia của quỹ đạo chuyển động.
	C. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở lại vị trí ban đầu.
	D. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật lặp lại trạng thái dao động.
Câu 8. Cho vật dao động điều hòa.Ly độ đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí
	A. biên âm 	 B. biên dương	 C. biên 	D. cân bằng 
Câu 9. Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k, vật nhỏ khối lượng m, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O. Tần số góc dao động được tính bằng biểu thức
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10. Sóng cơ là gì?
 A. Là sự truyền chuyển động của các phần tử trong một môi trường
 B. Là một dạng chuỵển động đặc biệt của môi trường
 C. Là dao động lan truyền trong một môi trường
 D. Là dao động của mọi điểm trong một môi trường
Câu 11. Để đo gia tốc trọng trường dựa vào dao động của con lắc đơn, ta cần dùng dụng cụ đo là
 A. chỉ đồng hồ	B. đồng hồ và thước	C. cân và thước	D. chỉ thước
Câu 12. Trong đồng hồ quả lắc, năng lượng cung cấp cho quả lắc dao động được lấy từ viên pin. Dao động của quả lắc là dao động
 A. cưỡng bức	 B. điều hòa	 C. duy trì	 D. tắt dần
Câu 13. Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
 A. Biên độ và tốc độ	B. Li độ và tốc độ	C. Biên độ và gia tốc	D. Biên độ và cơ năng
Câu 14. Chọn phát biểu sai.
 A. Trong một môi trường vật chất nhất định, sóng cơ truyền với vận tốc xác định.
 B. Trong sự truyền sóng, các phần tử vật chất của môi trường cũng được truyền đi theo sóng.
 C. Quá trình lan truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
 D. Sự truyền sóng cơ là sự truyền pha dao động.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây về sóng cơ là sai ?
 A. Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương trùng với phương truyền sóng.
 B. Sóng ngang truyền được trong chất rắn và chất lỏng.
 C. Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
 D. Sóng dọc truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
Câu 16. Tại nơi có gia tốc trọng trường là g, một con lắc lò xo treo thẳng đứng đang dao động điều hòa. Biết tại vị trí cân bằng của vật, độ dãn của lò xo là . Chu kì dao động của con lắc này là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 17. Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
 A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.	
 B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.
 C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.	
 D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Câu 18. Ở cùng một nơi, hai con lắc đơn 1 và 2 có cùng khối lượng, độ dài , dao động điều hoà. Đại lượng nào của con lắc 1 lớn hơn của con lắc 2?
 A. Chu kỳ	 B. Tần số	 C. Biên độ	 D. Pha ban đầu
Câu 19. Tần số góc dao động của con lắc đơn phụ thuộc
 A. Chỉ chiều dài dây treo B. Chỉ vị trí đặt con lắc 
 C. Chỉ khối lượng vật D. Chiều dài dây và vị trí
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Hiện tượng giao thoa sóng chỉ xảy ra khi hai sóng được tạo ra từ hai tâm sóng có các đặc điểm sau:
 A. cùng tần số, cùng pha.	B. cùng tần số, lệch pha nhau một góc không đổi.
 C. cùng biên độ, cùng pha.	D. cùng tần số, ngược pha.
Câu 21. Con lắc đơn dao động điều hòa theo thời gian có ly độ cong mô tả theo hàm cosin với biên độ cong , tần số góc và pha ban đầu . Chiều dài giây treo là . Phương trình ly độ cong biến thiên theo thời gian có dạng
 A. 	 B. 	
 C. 	 D. 
Câu 22. Một sóng âm có tần số xác định truyền lần lượt trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2, v3. Điều nào sau đây là đúng
 A.v2> v1> v3 B. v3> v2> v1 C.v1> v2> v3	D. v1> v3> v2
Câu 23. Cảm giác về âm phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây ?
 A. Nguồn âm và tai người nghe . 
 B. Nguồn âm và nhiệt độ của môi trường truyền âm .
 C. Nhiệt độ của môi trường truyền âm và tai người nghe .
 D. Tai người nghe và thần kinh thính giác .
Câu 24. Tại một nơi, con lắc đơn có chiều dài dao động điều hoà với tần số f1; con lắc đơn cóchiều dài dao động điều hoà với tần số f2. Hệ thức đúng là
 A. 	B. 	 C. 	 D. 
Câu 25. Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos(ωt + φ), đại lượng (ωt + φ) được gọi là
	 A. biên độ dao động.	 B. tần số dao động.	
 C. pha dao động.	 D. chu kì dao động.
Câu 26. Khi có sóng dừng trên dây thì khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là:
 A. một bước sóng.	B. một phần ba bước sóng.
 C. một nửa bước sóng.	D. một phần tư bước sóng.
Câu 27. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo dài 18 cm. Dao động có biên độ.
	A. 9 cm. 	B. 36 cm. 	 C. 6 cm. 	 D. 3 cm.
Câu 28. Trên một sợi dây có chiều dài , hai đầu cố định đang có sóng dừng, trên dây có hai bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là
 A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 29. Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O với tần số góc , biên dộ A. Lấy gốc thế năng tại O. Khi ly độ là x thì thế năng Wt tính bằng biểu thức:
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 30. Ðồ thị quan hệ giữa động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa là
	A. đường hình sin	B. đoạn thẳng	 C. đường elip	 D. đường Parabol
Câu 31. Cho một chất điểm dao động điều hòa với tần số góc 10 rad/s và biên độ A. Khi ly độ là 3 cm thì vận tốc là 40 cm/s. Biên độ A bằng:
	A. 5 cm	 B. 25 cm	 C. 10 cm	 D. 50 cm
Câu 32. Một chất điểm dao động điều hoà. Khoảng thời gian giữa hai thời điểm liên tiếp động năng đạt giá trị cực đại là 0,2s. Chu kì dao động của chất điểm là
	A. 0,2s	 B. 0,6s	 C. 0,8s	 D. 0,4s
Câu 33. Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Chọn gốc thời gian là lúc vật qua vị trí cân bằng, vật ở vị trí biên lần đầu tiên ở thời điểm
	A. T/2	 B. T/8	 C. T/6	 D. T/4
Câu 34. Con lắc đơn đặt tại nơi gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2 dao động điều hòa với tần số 1,6 Hz. Chiều dài dây treo là
 A. 9,8 cm	 B. 9,7 cm	 C. 97 cm	 D. 98 cm
Câu 35. Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn Fn = F0cos10πt (N) thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ là
 A. 5 Hz.	 B. 10π Hz.	 C. 10 Hz.	 D. 5π Hz.
Câu 36. Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động có phương trình ly độ lần lượt là và . Biên độ dao động tổng hợp là 
	A. 28cm	 B. 20cm	 C. 14cm 	 D. 4cm
Câu 37. Trong thời gian 12s một người quan sát thấy có 7 ngọn sóng đi qua trước mặt mình. Vận tốc truyền sóng là 2m/s. Bước sóng có giá trị bằng
	A. 2,0m	B. 4,0m	C. 6,0m	 D. 1,7m.
Câu 38. Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1 và S2 cách nhau 10,5 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 50 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 1 m/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn S1S2 là
 A. 20.	 B. 11.	 C. 21.	 D. 19.
Câu 39. Cường độ âm chuẩn Một âm có mức cường độ âm 50 dB thì cường độ âm là
 A. .	 B. .	 C. .	 D. .
Câu 40. Phương trình dao động của một vật là x = 5sin(10πt - 5π/6). Gốc thời gian t = 0 được là lúc
	A. Vật có li độ - 2,5cm, đang chuyển động về phía vị trí cân bằng
	B. Vật có li độ 2,5cm, đang chuyển động về phía vị trí cân bằng
	C. Vật có li độ 2,5cm, đang chuyển động về phía biên
	D. Vật có li độ - 2,5cm, đang chuyển động ra phía biên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_thpt_lan_1_mon_vat_li_lop_12_ma_de_113.doc