Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 50 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 50 (Có đáp án)

Câu 1 (NB). Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước?

 A. tế bào mô giậu. B. Tế bào mạch gỗ. C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào khí khổng.

Câu 2 (NB). Trong hệ dẫn truyền tim, khi bó Hiss nhận dduocj kích thích thì sẽ truyền đến bộ phận nào sau đây?

 A. Nút xoang nhĩ. B. Mạng Puockin.

 C. Nút nhĩ thất. D. Tâm nhĩ.

Câu 3 (NB). Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?

 A. Bò. B. Thỏ. C. Gấu. D. Gà rừng.

Câu 4 (NB).Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polynucleotit mới bổ sung với mạch khuôn?

A. Enzim ADN polimeraza. B. Enzim ligaza.

C. Enzim ARN polimeraza. D. Enzim restrictaza.

Câu 5 (NB). Dùng consixin sử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen:

 

doc 16 trang phuongtran 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 50 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THEO HƯỚNG TINH GIẢN BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2020
Đề số 50 – Lần 2
ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2020
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:	
Số báo danh:	
Câu 1 (NB). Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước?
	A. tế bào mô giậu.	B. Tế bào mạch gỗ.	C. Tế bào mạch rây.	D. Tế bào khí khổng.
Câu 2 (NB). Trong hệ dẫn truyền tim, khi bó Hiss nhận dduocj kích thích thì sẽ truyền đến bộ phận nào sau đây?
	A. Nút xoang nhĩ.	 	B. Mạng Puockin.	
 C. Nút nhĩ thất. 	D. Tâm nhĩ.
Câu 3 (NB). Động vật nào sau đây có manh tràng phát triển?
	A. Bò.	B. Thỏ.	C. Gấu.	D. Gà rừng.
Câu 4 (NB).Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polynucleotit mới bổ sung với mạch khuôn?
A. Enzim ADN polimeraza.	B. Enzim ligaza.	
C. Enzim ARN polimeraza.	D. Enzim restrictaza.
Câu 5 (NB). Dùng consixin sử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen:
	A. AaaaBBbb. 	B. AAAaBBbb.	C. AAaaBBbb.	D. AAaaBbbb.
Câu 6 (NB). Trong chuỗi polypeptit, các axit amin liên kết với nhau bằng loại liên kết nào sau đây?
	A. Liên kết peptit.	B. Liên kết ion.	C. Liên kết hidro.	D. Liên kết kị nước.
Câu 7 (NB). Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?
	A. Lặp đoạn.	B. Đảo đoạn	
	C. Mất đoạn	D. Chuyển đoạn giữa 2 NST khác nhau.
Câu 8 (NB). Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?
	A. AA x Aa	B. AA x aa.	C. Aa x Aa.	D. Aa x aa.
Câu 9 (NB). Cơ thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân cho 4 loại giao tử?
	A. AABb	B. aaBB	C. AaBb	D. AaBB
Câu 10 (NB). Cho cây hoa đỏ tự thụ phấ, đời con có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật:
	A. tương tác át chế.	B. tương tác bổ sung. 	
	C. tương tác cộng gộp.	D. phân li độc lập, trội hoàn toàn.
Câu 11 (NB). Cho biết A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ?
	A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 12 (NB). Mức phản ứng của kiểu gen sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
	A. Nguồn thức ăn thay đổi.	B. Nhiệt độ môi trường thay đổi,
	C. Độ ẩm môi trường thay đổi.	D. Kiểu gen bị thay đổi.
Câu 13 (NB). Khi nói về vai trò của hoán vị gen, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.	B. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp lại với nhau.
	C. Sử dụng để lập bản đồ di truyền.	D. Làm thay đổi cấu trúc của NST.
Câu 14 (NB). Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
	B. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
	C. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
	D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn.
Câu 15 (NB). Những thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?
A. Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gen chuột cống, dưa hấu tam bội
B. Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gen chuột cống, cừu sản xuất prôtêin người.
C. Dâu tằm tam bội, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gen chuột cống, cừu sản xuất prôtêin người.
D. Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, dâu tằm tam bội, dưa hấu tam bội.
Câu 16 (NB). Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
	B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các loài động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
	C. Tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
	D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.
Câu 17 (NB). Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất. 
	A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2. 
	B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2. 
	C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2. 
	D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2. 
Câu 18 (NB). Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?
I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.
II. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
III. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh.
IV. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.
	A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4. 
Câu 19 (NB). Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,2. Cấu trúc di truyền của quần thể là
	A. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.	B. 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
	C. 0,04AA : 0,48Aa : 0,48aa	D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
Câu 20 (NB). Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hoá của sinh vật là
	A. Bằng chứng giải phẫu so sánh	B. Bằng chứng tế bào học
	C. Bằng chúng sinh học phân tử	D. Bằng chứng hoá thạch
Câu 21 (NB). Trong quá trình phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây của đại Cổ sinh phát sinh các ngành động vật và phân hóa tảo?
	A. Kỉ Ocđôvic	B. Kỉ Đêvôn	C. Kỉ Cambri	D. Kỉ Pecmi
Câu 22 (NB). Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là 
	A. Địa lí – sinh thái. 	B. Hình thái. 	C. Sinh lí – hóa sinh. 	D. Cách li sinh sản. 
Câu 23 (TH). Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:
P: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1. 	F1: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1.
F2: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1. 	F3: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1.
Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng: 
	A. loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn.
	B. loại bỏ kiểu gen đồng hợp lặn và kiểu gen dị hợp.
	C. loại bỏ kiểu gen dị hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp.
	D. loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.
Câu 24 (TH). Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Máu di chuyển càng xa tim thì tốc độ lưu thông của máu càng chậm.
	B. Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm
	C. Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng thiết diện của mạch máu
	D. Nếu giảm thể tích máu thì sẽ làm giảm huyết áp
Câu 25 (TH). Khi nói về pha sáng của quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
II. Diễn ra ở màng tilacoit.
III. Chỉ cần có ánh sáng và có nước thì sẽ diễn ra pha sáng.
IV. Diễn ra trước pha tối và không sử dụng sản phẩm của pha tối.
	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 26 (TH). Khi nói về chu trình Canvin của quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
	A. Giai đoạn khử đã chuyển hóa chất A1PG thành APG.
	B. Giai đoạn tái tạo chất nhận đã chuyển hóa A1PG thành Ri1,5diP.
	C. Không có ánh sáng thì vẫn chuyển hóa Ril,5DiP thành APG.	
	D. Không có NADPH thì không xảy ra giai đoạn khử
Câu 27 (TH). Xét một lưới thức ăn như sau của một hệ sinh thái trên cạn: 
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích. 
II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài. 
III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại. 
IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể. 
	A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 28 (TH). Phân tử ADN ở vi khuẩn E.côli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.côli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần nhân đôi, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15? 
	A. 4.	B. 2.	C. 6.	D. 8.
Câu 29 (TH). Một gen có 90 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại G chiếm 35%. Số nucleotit loại A của gen là 
	A. 442.	B. 270.	C. 357.	D. 170.
Câu 30 (VD). Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai nào sau đây, kiểu gen XaY chiếm tỉ lệ 25%? 
	A. XAXA × XaY.	B. XAXA × XAY.	C. XaXa × XAY.	D. XAXa × XaY.
Câu 31 (VD). Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1? 
	A. AABbDd × AaBBDd.	B. AabbDD × AABBdd.
	C. AaBbdd × AaBBDD.	D. AaBBDD × aaBbDD.
Câu 32 (VD). Một gen ở tế bào nhân sơ gồm 3000 nuclêôtit. Trên mạch thứ nhất của gen có hiệu số giữa nuclêôtit ađênin và nuclêôtit timin bằng 10% số nuclêôtit của mạch. Trên mạch thứ hai của gen có số nuclêôtit ađêmin chiếm 30% số nuclêôtit của mạch và gấp 1,5 lần số nuclêôtit guanin. Người ta sử dụng mạch thứ nhất của gen này làm khuôn để tổng hợp một mạch pôlinuclêôtit mới có chiều dài bằng chiều dài của gen trên. Theo lý thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần cho quá trình tổng hợp này là: 
	A. 180A; 420T; 240X; 360G.	B. 420A; 180T; 360X; 240G.
	C. 450A; 600T; 150X; 300G.	D. 360A; 240T; 360X;180G.
Câu 33 (VD). Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXAXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về quá trình giảm phân của bố và mẹ là đúng?
I. Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
II. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bính thường.
III. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
IV. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. 
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 34 (VD). Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEE × aaBBDdee cho đời con có 
	A. 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.	B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.
	C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.	D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.
Câu 35 (VD). Ở 1 loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Thực hiện phép lai P: Aa × aa, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? 
	A. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1, xác suất thu được cây thân cao là 1/2.
	B. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.
	C. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F1, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thân cao là 1/2.
	D. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để trong 3 cây này chỉ có 1 cây thân cao là 3/8.
Câu 36 (VD). Ở một loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY) lông trắng, thu được F1 có 100% cá thể lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích, thu được Fa gồm: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng. Nếu cho con cái F1 lai phân tích thì theo lý thuyết, trong số cá thể lông trắng thu được ở đời con, cá thể cái chiếm tỷ lệ bao nhiêu? 
	A. 66,7%.	B. 25%. 	C. 37,5%.	D. 50%.
Câu 37 (VDC). Cho biết: 5’XXU3’; 5’XXX3’; 5’XXA3’; 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXU3’; 5’AXX3’; 5’AXA3’; 5’AXG3’ quy định Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Pro được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A. 
II. Đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp T-A đã làm cho alen A thành alen a. 
III. Nếu alen A có 400 T thì alen a sẽ có 401 A. 
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 X thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi trường cung cấp 199 X. . 
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 38 (VDC). Ở một loài giao phối, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A là 0,8; a là 0,2 và tần số B là 0,9; b là 0,1. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỷ lệ 95,04%. 
II. Quần thể có 9 loại kiểu gen. 
III. Cây thân cao, hoa trắng chiếm tỷ lệ 0,96%. 
IV. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ. 
	A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 39 (VDC). Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập quy định. Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả hai alen trội A và B quy định quả dẹt; khi chỉ có một trong hai alen trội A hoặc B quy định quả tròn; khi không có alen trội nào quy định quả dài. Tính trạng màu sắc hoa do cặp gen D, d quy định; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây quả dẹt, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây quả dẹt, hoa đỏ : 5 cây quả tròn, hoa đỏ : 3 cây quả dẹt, hoa trắng : 1 cây quả tròn, hoa trắng : 1 cây quả dài, hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cây P có thể có kiểu gen là Bb. 
II. Trong số các cây quả tròn, hoa đỏ ở F1, cây thuần chủng chiếm 20%.
III. Ở F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình quả tròn, hoa đỏ.
IV. Cho P lai phân tích thì đời con có 4 loại kiểu hình. 
	A. 1.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 40 (VDC). Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, I0, trong đó IA và IB đều trội so với I0 nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IAIA hoặc IAI0 có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBI0 có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen I0I0 có nhóm máu O. Xét phả hệ sau đây: 
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Biết được chính xác kiểu gen của 9 người. 
II. Cặp vợ chồng 8 – 9 có thể sinh con có nhóm máu AB. 
III. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu AB với xác suất 5/12. 
IV. Cặp vợ chồng 10 – 11 sinh con có nhóm máu O với xác suất 50%.
	A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020
LỚP
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ TƯ DUY
TỔNG
NB
TH
VD
VDC
11
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV
1
2
3
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở ĐV
2
1
3
12
Cơ chế di truyền và biến dị
4
2
2
1
9
Quy luật di truyền
6
5
1
12
Ứng dụng di truyền học
1
1
Di truyền học quần thể
1
1
2
Di truyền học người
1
1
Tiến hóa
3
1
4
Sinh thái cá thể và quần thể
2
2
Sinh thái quần xã và hệ sinh thái
2
1
3
Tổng
22
7
7
4
40
ĐÁP ÁN
1-D
2-B
3-B
4-C
5-C
6-A
7-B
8-B
9-C
10-B
11-C
12-D
13-D
14-A
15-B
16-C
17-C
18-B
19-B
20-D
21-C
22-D
23-D
24-A
25-A
26-A
27-D
28-B
29-B
30-D
31-B
32-D
33-A
34-A
35-B
36-D
37-C
38-D
39-B
40-C
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Tế bào khí khổng (tế bào hạt đậu) làm nhiệm vụ điều tiết đóng mở khí khổng nên sẽ điều tiết quá trình thoát hơi nước.
Câu 2: Đáp án B
 Thứ tự xung thần kinh được truyền trong hệ dẫn truyền tim là:
Nút xoang nhĩ --. Nút nhĩ thất à bó hiss à mạng Puockin.
Câu 3: Đáp án B
Trong 4 loài nói trên thì chỉ có thỏ là có manh tràng phát triển thực hiện chức năng tiêu hóa thức ăn thực vật. Bò có dạ cỏ nên manh tràng ít phát triển. Gà và gấu không có manh tràng mà chỉ có ruột tịt là vết tích của manh tràng.
Câu 4: Đáp án C
+ Enzim ARN polimeraza: có khả năng tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit mới bổ sung với mạch khuôn.
+ Enzim ADN polimeraza: tổng hợp mạch mới bố sung với mạch gốc, không tham gia tháo xoắn mạch ADN.
+ Enzim ligaza: nối các đoạn Okazaki lại với nhau đồng thời tạo liên kết photphodieste làm liền mạch ADN.
+ Enzim restrictaza: là enzim cắt giới hạn sử dụng trong kĩ thuật di truyền.
Câu 5: Đáp án C
Consixin gây tứ bội hóa bằng cách ngăn cản hình thành thoi vô sắc, làm cho tất cả các NST không phân li. Do đó, từ hợp tử AaBb thì sẽ gây tứ bội hóa làm cho tất cả các gen đều được gấp đôi à thu được thể tứ bội AAaaBBbb.
Câu 6: Đáp án A
Các loại liên kết: liên kết ion, liên kết hidro, liên kết kị nước là những liên kết có trong cấu trúc không gian 4 bậc của protein.
Câu 7: Đáp án B
Vì đảo đoạn chỉ làm thay đổi vị trí gen trên NST bị đảo mà không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
Câu 8: Đáp án B
+ Phép lai A: cho đời con 2 loại kiểu gen: AA, Aa.
+ Phép lai C: cho đời con 3 loại kiểu gen: AA, Aa, aa.
+ Phép lai D: cho đời con 2 loại kiểu gen: aa, Aa.
Câu 9: Đáp án C
Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen cho ra 4 loại giao tử.
Câu 10: Đáp án B
Đời con có tỉ lệ: 9: 3:3: 1, phép lai 1 tính trạng à cây đỏ đem ali có kiểu gen: AaBb
à đây là quy luật tương tác gen kiểu tương tác bổ sung.
Câu 11: C
	Có 2 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, đó là AA và Aa.
Câu 12: D
	Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Do đó, khi thay đổi kiểu gen thì mới làm thay đổi mức phản ứng.
Câu 13: D
A đúng. Hoán vị gen do trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể nên tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
B đúng. Do trao đổi chéo nên các gen tốt nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau có dịp gặp nhau và tổ hợp lại với nhau.
C đúng. Nghiên cứu tần số hoán vị có thể lập được bản đồ di truyền.
D sai. Hoán vị gen chỉ thay đổi vị trí của gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng mà không làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
Câu 14: A. Giải thích:
+ Sinh vật thích nghi với môi trường cho nên loài sống ở vùng xích đạo có nhiệt độ môi trường khá ổn định nên sẽ có giới hạn sinh thái về nhiệt hẹp hơn loài sống ở các vùng cực.
+ Cơ thể lúc còn non có khả năng chống chịu kém nên có giới hạn sinh thái về nhiệt hẹp hơn các cá thể trưởng thành của cùng loài đó.
+ Sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái ngoài khoảng cực thuận thì sinh vật chuyển sang chống chịu và ngoài khoảng chống chịu là diểm gây chết.
+ Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có khả năng thích nghi thấp nên vùng phân bố hẹp hơn các loài có giới hạn sinh thái rộng.
Câu 15: B
A, C và D sai vì dưa hấu tam bội, dâu tằm tam bội là do đột biến gây ra.
Câu 16: C
Q A sai vì động vật ăn thực vật thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. 
Q B sai và động vật ăn cỏ thì thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
Q D sai vì bậc dinh dưỡng cao nhất là loài cuối cùng của chuỗi thức ăn.
Câu 17: C
Kích thước quần thể là số lượng (hoặc khối lượng hoặc năng lượng) cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
Quần thể nào có số lượng cá thể nhiều hơn thì có kích thước lớn hơn.
Quần thể
Số lượng cá thể
A
800 . 34 = 27200
B
2150 . 12 = 25800
C
835 . 33 = 27555
D
3050 . 9 = 27450
Câu 18: B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.
Mối quan hệ ức chế cảm nhiễm là mối quan hệ mà một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác. Ví dụ: tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó...; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh. Do đó, (1), (3) đúng.
II là mối quan hệ hội sinh.
IV là mối quan hệ cạnh tranh.
Câu 19: B
Tần số alen p(A)=0,2 " Tần số alen a là: q = 1 – p = 1– 0,2 = 0,8. 
Quần thể cân bằng có cấu trúc: p2AA : 2pqAa : q2aa = 1. 
" Cấu trúc di truyền của quần thể là: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa.
Câu 20: D
Câu 21: C
Trong sự lịch sử phát triển sự sống, ở kỉ Cambri có sự và phình thành các ngành động vật và phân hoá tảo thành các bộ khác nhau.
Câu 22: D
Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là cách li sinh sản.
Cách li sinh sản có 2 dạng:
+ Cách li trước hợp tử: Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
+ Cách li sau hợp tử: Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
Câu 23: D
Qua các thế hệ, ta thấy tần số kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp giảm, tần số kiểu gen đồng hợp lặn tăng → Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp.
Câu 24: A
Q A sai vì tốc độ lưu thông của máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó tăng dần từ mao mạch về tĩnh mạch. 
R B đúng vì càng xa tim thì huyết áp càng giảm. 
R C đúng vì vận tốc máu chủ yếu phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch máu, ngoài ra còn phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, độ đàn hồi của thành mạch,... 
R D đúng vì giảm thể tích máu thì lực tác động của máu lên thành mạch sẽ giảm nên sẽ giảm huyết áp.
Câu 25: A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I, II.
	x III sai vì pha sáng sử dụng NADP+; ADP và cần sự xúc tác của enzim. Do đó, có ánh sáng và có nước nhưng không có NADP+ thì pha sáng cũng không diễn ra.
	x IV sai vì pha sáng sử dụng các sản phẩm NADP+ và ADP của pha tối.
Câu 26: A
Q A sai vì giai đoạn khử thì sẽ chuyển hóa APG thành AlPG. 
R B đúng vì giai đoạn tái tạo chất nhận là giai đoạn biến A1PG thành Ri1,5diP.
R C đúng vì chỉ cần có CO2 thì Ri1,5diP sẽ phản ứng với CO2 để tạo thành APG. Do đó, không có ánh sáng thì phản ứng này vẫn diễn ra. 
R D đúng vì giai đoạn khử cần chất NADPH từ pha sáng.
Câu 27: D
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III → Đáp án D. 
I đúng. Vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M. 
II sai. Vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau. 
III đúng. Vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh khối của nó là lớn nhất. 
IV sai. Vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số lượng. 
Câu 28: B
- Phân tử ADN nhân đôi 5 lần thì tạo ra 25 = 32 ADN mới nhưng trong số các ADN mới này luôn có hai phân tử mang một mạch của ADN mẹ ban đầu. Nếu một phân tử ADN nhân đôi k lần thì trong số 2k phân tử ADN con luôn có 2 phân tử, trong đó mỗi phân tử mang một mạch của ADN ban đầu. 
Câu 29: B
- Một chu kì xoắn có 10 cặp nuclêôtit (20 nuclêôtit) cho nên tổng số nucleotit của gen là = 90 × 20 = 1800. 
- G chiếm 35% thì A chiếm 15% (Vì %A + %G = 50%).
- Số nucleotit loại A của gen = 1800 × 15% = 270.
Câu 30: D
Giao tử là giao tử sinh ra từ cơ thể P: 
Giao tử là giao tử sinh ra từ cơ thể P: hoặc 
→ P: hoặc 
Câu 31: B
Các cơ thể con có 3 cặp gen
Tỉ lệ 1 : 1 = (1 : 1) × 1 × 1.
Xét 1 cặp gen:
Tỉ lệ kiểu gen 1: 1 = dị hợp × đồng hợp.
Tỉ lệ kiểu gen 1 = đồng hợp × đồng hợp.
→ Chỉ có phép lai AabbDD × AABBdd = (Aa × AA) (bb × BB) (DD × dd) là thoã mãn.
Câu 32: C
N = 3000 → số nuclêotit 1 mạch = 1500. 
A1 - T1 = 10%; A2 = 30% = T1 = 450 
→ A1 = 40% = 600 
A2 =1,5G2 → G2 = X1 = 20% = 300 
→G1 = X2 = 1500 - (600 + 450 + 300) = 150. 
Do sử dụng mạch thứ nhất của gen này làm khuôn nên số lượng nuclêôtit mỗi loại cần cho quá trình tổng hợp này bổ sung với các nuclêôtit của mạch 1 là: 
A = 450; T = 600; X = 150; G =300.
Câu 33: A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV. → Đáp án A
Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY. Con gái có kiểu gen XAXAXa thì sẽ có 2 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Con gái nhận XA từ bố và XAXa từ mẹ → mẹ bị rối loạn giảm phân I và bố giảm phân bình thường.
Trường hợp 2: Con gái nhận XAXA từ bố và Xa từ mẹ → Bố bị rối loạn giảm phân II và mẹ giảm phân bình thường.
Câu 34: A
AaBbDdEE × aaBBDdee = (Aa × aa) (Bb × BB) (Dd × Dd) (EE × ee)
= (1Aa : 1aa) (1Bb : 1BB) (1DD : 2Dd : 1Dd) (1Ee)
Số loại kiểu gen = 2 × 2 × 3 × 1 = 12.
Số loại kiểu hình = 2 × 1 × 2 × 1 = 4.
Câu 35: B
Sơ đồ lai: Aa × aa, thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen 1Aa: 1aa. 
- Cây thân cao chiếm tỉ lệ = 1/2. → Cây thân thấp chiếm tỉ lệ = 1 – 1/2 = 1/2. 
- Trong số các cây thân cao, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ = 0; 
A đúng. Lấy ngẫu nhiên 1 cây ở F1, xác suất thu được cây thân cao là 1/2. 
B sai. Lấy ngẫu nhiên 1 cây thân cao ở F1, xác suất thu được cây thuần chủng là 0. 
C đúng. Lấy ngẫu nhiên 2 cây ở F1, xác suất để trong 2 cây này chỉ có 1 cây thân cao là =. 
D đúng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây ở F1, xác suất để trong 3 cây này chỉ có 1 cây thân cao là =. 
Câu 36: D
Giải thích: 
- Đực F1 lai phân tích đời con có tỉ lệ lông đen : lông trắng = 1:3 → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. 
Quy ước: 
A-B- quy định lông đen; A-bb hoặc aaB- hoặc aabb quy định lông trắng. 
- Ở đời con, tỉ lệ kiểu hình của giới đực khác với giới cái → Tính trạng liên kết giới tính, chỉ có một cặp gen Aa hoặc Bb nằm trên NST X. 
- Con cái F1 có kiểu gen AaXBXb lai phân tích: 
AaXBXb × aaXbY
Giao tử cái: AXB; AXb; aXB; aXb; Giao tử đưc: aXb; aY. 
AXB
Axb
aXB
aXb
aXb
AaXBXb
AaXbXb
aaXBXb
aaXbXb
aY
AaXBY
AaXbY
aaXBY
aaXbY
Kiểu hình lông trắng ở đời con có 3 con cái lông trắng: 3 con đực lông trắng. 
→ Cá thể cái chiếm tỉ lệ 50%.
Câu 37: C
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án C. 
Quan sát các bộ ba, chúng ta thấy đột biến làm cho Pro trở thành Thr là do ở mỗi bộ ba đã thay X bằng A ở nucleotit đầu tiên. → Trên gen, đây là đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp T-A. Từ suy luận này, chúng ta tiến hành làm các phát biểu. 
I sai. Vì đây là đột biến thay thế nên không làm thay đổi chiều dài. 
II đúng. 
III đúng. Vì thay cặp G-X bằng cặp T-A cho nên alen a nhiều hơn alen A 1 cặp A-T. 
IV đúng. Vì giảm 1 cặp G-X nên khi phiên mã thì sẽ giảm 1 nucleotit loại X. 
Câu 38: D
Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án D. 
Giải thích: 
- Cây cao, hoa đỏ có kiểu gen A-B- có tỉ lệ = (1-aa)(1-bb) = (1-0,04)(1-0,01) = 0,9504 = 95,04%. → I đúng. 
- Hai cặp gen này phân li độc lập nên sẽ có tối đa số kiểu gen = 3 x 3 = 9 kiểu gen
→ II đúng. 
- Cây cao, hoa trắng có kiểu gen A-bb chiếm tỉ lệ = (1-aa).bb = (1- 0,04)(0,01) = 0,0096 = 0,96%. → III đúng. 
- Thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-B- gồm có các kiểu gen AABB, AABb, AaBB, aabB. → IV đúng. 
Câu 39: B
Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV. → Đáp án B.
I sai. Vì Cây A-B-D- có tỉ lệ = 6/16 thì gen trội liên kết gen lặn. → Kiểu gen của P là hoặc . 
II đúng. Ở F1, cây quả tròn, hoa đỏ có 5 tổ hợp. Trong đó cây thuần chủng có 1 tổ hợp là 1 . → Xác suất thu được cây thuần chủng là = 20%.
III đúng. Cây quả tròn, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-bb; D- (gồm 1 kiểu gen ) hoặc aaB-; D- (gồm và ). → Có 3 kiểu gen.
(Có HS cho rằng phải có 6 kiểu gen. Vì có thể có trường hợp A liên kết với d hoặc B liên kết với d. Tuy nhiên, đối với mỗi loài sinh vật thì chỉ có một trật tự sắp xếp các gen trên NST. Vì vậy nếu A liên kết với d thì không còn xảy ra trường hợp B liên kết với d).
IV đúng. Cây P lai phân tích (), thì sẽ thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. 
Câu 40: C
Cả 4 phát biểu trên đều đúng. 
Giải thích: 
Tất cả những người máu O đều có kiểu gen IOIO, máu AB có kiểu gen IAIB. 
→ Có 2 người nhóm máu O là người số 3 và 11, 3 người nhóm máu AB là người số 5, 7, 9. 
Người số 1 và 2 đều có máu B, sinh con số 3 có máu O. 
→ Người số 1 và 2 đều có kiểu gen IBIO. 
Người số 10 có máu B, là con của người số 6 (máu A) và người số 7 (máu AB). 
→ Người số 10 có kiểu gen IBIO, người số 6 có kiểu gen IAIO
→ Có 9 người đã biết được kiểu gen. → (I) đúng. 
- Người số 8 mang kiểu gen IBIB hoặc IBIO; người số 9 đều mang kiểu gen IAIB, → Cặp vợ chồng này có thể sinh con có nhóm máu AB. 
- Người số 4 có kiểu gen IBIO; người số 5 có kiểu gen IAIB. → Người số 8 có xác suất kiểu gen IBIO : IBIB. 
→ Cho giao tử IB với tỉ lệ .
- Người số 9 có kiểu gen IAIB → Cho giao tử IA = .
→ Xác suất để cặp vợ chồng 8, 9 sinh con có máu AB = 
→ (III) đúng. 
- Người số 10 có kiểu gen IBIO và người số 11 có kiểu gen IOIO sẽ sinh con có máu O với xác suất 50%. → (IV) đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_2020_theo_d.doc