Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 2 - Đề số 48 (Có đáp án)
Câu 1 (NB). Máu đi vào động mạch chủ dưới tác động lực co cơ của:
A. Tâm thất trái. B. Tâm thất phải. C. Động mạch chủ. D. Tâm nhĩ trái.
Câu 2 (NB). Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi?
A. Chim, thú. B. Tôm, cua C. Ếch, nhái. D. Giun, bò sát.
Câu 3 (NB). Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất?
A. Các lông hút ở rễ. B. Các mạch gỗ ở thân.
C. Lá cây. D. Cành cây.
Câu 4 (NB). Cho các thành phần dưới đây:
1. Gen 2. mARN 3. Axit amin 4. tARN
5. Ribosome 6. Enzyme 7. Nhiễm sắc thể
Số thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.
Câu 5 (NB). Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95?
THEO HƯỚNG TINH GIẢN BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2020 Đề số 48 – Lần 2 ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2020 CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1 (NB). Máu đi vào động mạch chủ dưới tác động lực co cơ của: A. Tâm thất trái. B. Tâm thất phải. C. Động mạch chủ. D. Tâm nhĩ trái. Câu 2 (NB). Động vật nào sau đây vừa hô hấp qua da vừa hô hấp qua phổi? A. Chim, thú. B. Tôm, cua C. Ếch, nhái. D. Giun, bò sát. Câu 3 (NB). Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất? A. Các lông hút ở rễ. B. Các mạch gỗ ở thân. C. Lá cây. D. Cành cây. Câu 4 (NB). Cho các thành phần dưới đây: 1. Gen 2. mARN 3. Axit amin 4. tARN 5. Ribosome 6. Enzyme 7. Nhiễm sắc thể Số thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide là A. 7. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 5 (NB). Quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gen là 0,3BB + 0,4Bb + 0,3bb = 1. Cần bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ thể đồng hợp chiếm 0,95? A. n = 1. B. n = 2. C. n = 3. D. n = 4. Câu 6 (NB). Nguyên tắc nào sau đây không xuất hiện trong quá trình phiên mã của gen? A. Khuôn mẫu B. Bán bảo toàn C. Bổ sung D. Đa phân Câu 7 (NB). Đơn vị tổ chức sống nào sau đây gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một sinh cảnh? A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Sinh quyển. Câu 8 (NB). Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có vai trò rất quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là A. Vùng chứa bộ ba quy định axit amin mở đầu của chuỗi polypeptide. B. Trình tự nằm trước gen cấu trúc và là vị trí tương tác với protein ức chế. C. Trình tự nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc và chứa tín hiệu mã hóa cho axit amin đầu tiên. D. Trình tự nằm trước vùng vận hành, đây vị trí tương tác của enzym ARN polymerase. Câu 9 (NB). Trong lịch sử phát sinh loài người, loài duy nhất còn tồn tại cho đến thời điểm hiện tại là A. Homo heidelbergensis. B. Homo erectus. C. Homo sapiens. D. Homo habilis. Câu 10 (NB). Mã di truyền nào sau đây mã hóa cho một axit amin sử dụng trong quá trình dịch mã? A. 5’UAA3’. B. 3’UAU5’. C. 3’GAU5’. D. 5’UGA3’. Câu 11 (NB). Trong lịch sử phát triển sự sống qua các đại địa chất, quá trình lên cạn của thực vật dẫn đến sự lên cạn của động vật xảy ra ở: A. Kỷ Cambri của đại Cổ sinh. B. Kỷ Carbon của đại Cổ sinh. C. Kỷ Tam điệp của đại Tân sinh. D. Kỷ Silua của đại Cổ sinh. Câu 12 (NB). Tỉ lệ giới tính trong quần thể có giá trị xấp xỉ 1 : 1 ở quần thể: A. Ngỗng. B. Muỗi. C. Hươu, nai. D. Người. Câu 13 (NB): Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể A. Mật độ B. Tỉ lệ đực cái C. Thành phân các nhóm tuổi D. Độ đa dạng và sự phân bố các loài trong không gian Câu 14 (NB): Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài sống nhờ trên cơ thể loài khác là mối quan hệ nào? A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ vật chủ - vật kí sinh C. Quan hệ hợp tác D. Quan hệ hội sinh Câu 15 (NB). Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là A. gen trội. B. gen lặn. C. gen đa alen. D. gen đa hiệu. Câu 16 (NB): Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AB//ab cho giao tử ab với tỉ lệ: A. 0% B. 100% C. 25% D. 50% Câu 17 (NB). Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, alen trội quy định người bình thường. Người nam giới bị mù màu có kiểu gen là: A. Xa. B. XaXa. C. XAY. D. XaY. Câu 18 (NB). Cơ sở tế bào của hiện tượng hoán vị gen là: A. Nhân đôi ADN ở kỳ trung gian. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian. C. Tiếp hợp trao đổi chéo ở kỳ đầu giảm phân I. D. Phân li nhiễm sắc thể ở kỳ sau phân bào. Câu 19 (NB). Cơ thể có kí hiệu bộ NST là 2n + 1 thuộc thể đột biến nào sau đây? A. Tam bội. B. Thể ba. C. Thể một. D. Thể không. Câu 20 (NB). Đối với một cơ thể lưỡng bội bình thường, cách viết kiểu gen nào sau đây là chính xác? A. . B. . C. . D. . Câu 21 (NB). Dạng đột biến gen nào sau đây không phải là đột biến điểm? A. Mất một cặp nuclêôtit trên gen. B. Thêm một cặp nuclêôtit trên gen. C. Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen. D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác trên gen. Câu 22 (NB): Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai? A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ. B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen. C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ. D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu. Câu 23 (TH): Quá trình truyền tin qua xinap diễn ra theo trật tự nào? A. Khe xinap→Màng trước xinap→Chùy xinap→Màng sau xinap B. Màng trước xinap→Chùy xinap→ Khen xinap→Màng sau xinap C. Màng sau xinap→Khe xinap→Chùy xinap→Màng trước xinap D. Chùy xinap→Màng trước xinap→Khe xinap→Màng sau xinap Câu 24 (TH): Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat là A. ATP và NADPH B. NADPH, O2 C. H2O; ATP D. ATP và ADP , ánh sáng mặt trời Câu 25 (TH): Khi nói về quang chu kì ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng ? A. Cây ngày dài thường ra hoa vào khoảng cuối mùa thu đầu mùa đông. B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì là diệp lục. C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì là phitôcrôm. D. Sự ra hoa của tất cả các loài cây đều phụ thuộc vào quang chu kì Câu 26 (TH): Trong một khu vườn trồng cây có múi có các loài sinh vật và các mối quan hệ sau : loài kiến hôi đưa những con rệp lên chồi non nên rệp lấy được nhiều nhựa cây và cung cấp đường cho loài kiến hôi ăn. Loài kiến đỏ đuổi loài kiến hôi đồng thời nó tiêu diệt sâu và rệp cây. Xét mối quan hệ giữa Cây có múi và rệp cây Rệp cây và kiến hôi Kiến đỏ và kiến hôi Kiến đỏ và rệp cây Tên các mối quan hệ trên theo thứ tự : A. (1) Quan hệ vật chủ – vật ký sinh ; (2) hỗ trợ ; (3) cạnh tranh ; (4) vật ăn thịt – con mồi B. (1) Quan hệ vật chủ – vật ký sinh ; (2) hội sinh ; (3) cạnh tranh ; (4) vật ăn thịt – con mồi C. (1) Quan hệ vật chủ – vật ký sinh ; (2) hội sinh ; (3) hỗ trợ; (4) cạnh tranh D. (1) Quan hệ vật chủ – vật ký sinh ; (2) hợp tác ; (3) cạnh tranh ; (4) vật ăn thịt – con mồi Câu 27 (TH): Ở một loài động vật, màu sắc lông do 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định. Kiểu gen AA quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Cho các trường hợp sau: Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Các cá thể lông trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Các cá thể lông xám và trắng có sức sống và khả năng sinh sản kém,các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen 0,25AA+0,5Aa+0,25aa=1 Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong trường hợp nào ? A. (2),(4) B. (1),(3) C. (1),(2) D. (3),(4) Câu 28 (TH): Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG–Gly; XXX-Pro; GXU-Ala; XGA-Arg; UXG-Ser; AGX-Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit là . Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 4 loại axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là A. Ala-Gly-Ser-Pro. B. Pro-Gly-Ser-Ala. C. Pro-Gly-Ala-Ser. D. Gly- Pro-Ser-Ala. Câu 29 (TH): Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây bắp cải (loài Brassica 2n=18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n=18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng nhiễm sắc thể làm tăng gấp đôi nhiễm sắc thể tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội này? Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu. Trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể tương đồng. Có khả năng sinh sản hữu tính. Có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 30 (VD): Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra HVG giữa alen D và d với tần số 18%. Tính theo lí thuyết cứ 1000 tế bào sinh tinh của cơ thể này giảm phân thì số tế bào không xảy ra HVG giữa D và d là: A. 820 B.360 C.640 D.180 Câu 31 (VD). Ở một loài thực vật alen A chi phối hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hoa trắng, về mặt lí thuyết trong số các cây hoa đỏ đời con của phép lai Aa x Aa, cây mang alen lặn chiếm tỉ lệ: A. 1/4. B. 2/3. C. 1/3. D. 2/4. Câu 32 (VD): Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lên thì tỉ lệ nucleotit loại G của phân tử ADN này là A. 10%. B. 40%. C. 20%. D. 25%. Câu 33 (VD): Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số III như sau : Nòi 1 : ABCDEFGHI ; Nòi 2 : HEFBAGCDI Nòi 3 : ABFEDCGHI Nòi 4 : ABFEHGCDI Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là : A. 1→3→4→2 B. 1→4→2→3 C. 1→3→2→4 D. 1→2→4→3 Câu 34 (VD): Ở ruồi giấm, biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Xét phép lai giữa các cơ thể bố mẹ có kiểu gen và . Biết quá trình giảm phân bình thường, theo lí thuyết phép lai trên cho tối đa A. 28 loại kiểu gen và 12 loại kiểu hình. B. 28 loại kiểu gen và 9 loại kiểu hình. C. 28 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình. D. 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình. Câu 35 (VD): Ở một loài động vật, xét gen quy định màu mắt nằm trên NST thường có 4 alen, tiến hành 3 phép lai: Phép lai 1: mắt đỏ × mắt đỏ → F1 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng Phép lai 2: mắt vàng × mắt trắng → F1: 100% mắt vàng Phép lai 3: mắt nâu × mắt vàng → F1: 25% mắt trắng: 50% mắt nâu: 25% mắt vàng A. đỏ > nâu> vàng> trắng B. vàng> nâu> đỏ> trắng C. nâu> đỏ > vàng> trắng D. nâu> vàng> đỏ> trắng Câu 36 (VD): Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 3 cặp gen (A,a; B, b; D,d) phân li độc lập quy định, khi trong kiểu gen có mặt các alen A, B, D quy định hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Tính trạng hình dạng hạt do một cặp gen quy định trong đó alen E quy định quả tròn, alen e quy định quả dài. Phép lai P: AaBBDdEe × AaBbDdEe, thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F1 tối đa có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, quả tròn? A. 20 B. 28 C. 16 D. 8 Câu 37 (VDC): Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là A. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. B. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. C. Mất một cặp G - X. D. Mất một cặp A-T. Câu 38 (VDC): Cho gà trống lông trơn thuần chủng lai với gà mái lông vằn, thu đượcF1 100% gà lông trơn. Tiếp tục cho gà mái lông trơn F 1 lai phân tích thu được đời con (Fa) có tỉ lệ kiểu hình 1 gà lông trơn: 3 gà lông vằn, trong đó lông trơn toàn gà trống. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng? Tính trạng màu lông ở gà di truyền tương tác và có một cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho các con gà lông vằn ở Fa giao phối với nhau, có 2 phép lai đời con xuất hiện gà mái lông trơn. Cho gà F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ gà trống lông trơn và gà mái lông vằn bằng nhau và bằng 3/8 Ở Fa có hai kiểu gen quy định gà mái lông vằn. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 39 (VDC): Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) có 100% cây hoa đỏ, ở F3 có tỉ lệ kiêu hình: 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,6AA : 0,4Aa. II. Đến thế hệ F4, kiểu hình hoa đỏ giảm đi 18,75%. III. Đến thế hệ F5, kiểu gen đổng hợp tăng thêm 38,75%. IV. Đến thế hệ F6, hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp trội với kiểu gen đồng hợp lặn là 60%. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 40 (VDC). Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của hai bệnh ở người, bệnh N và bệnh M trong đó bệnh M do gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả mọi người trong phả hệ. Theo li thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Xác định được tối đa kiểu gen của 7 người trong phả hệ. II. Xác suất cặp vợ chồng 13 – 14 sinh con bị cả 2 bệnh là 1/48. III. Xác suất cặp vợ chồng 13 – 14 sinh con chỉ bị bệnh N là 7/48. IV. Người số 5 và người số 4 có thể có kiểu gen giống nhau. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 ----------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2020 LỚP NỘI DUNG MỨC ĐỘ TƯ DUY TỔNG NB TH VD VDC 11 Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở TV 1 2 3 Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở ĐV 2 1 3 12 Cơ chế di truyền và biến dị 4 2 2 1 9 Quy luật di truyền 6 5 1 12 Ứng dụng di truyền học 1 1 Di truyền học quần thể 1 1 2 Di truyền học người 1 1 Tiến hóa 3 1 4 Sinh thái cá thể và quần thể 2 2 Sinh thái quần xã hà hệ sinh thái 2 1 3 Tổng 22 7 7 4 40 ĐÁP ÁN 1-A 2-C 3-A 4-C 5-C 6-B 7-A 8-D 9-C 10-B 11-D 12-D 13-C 14-B 15-D 16-D 17-D 18-C 19-B 20-D 21-C 22-B 23-D 24-A 25-C 26-D 27-B 28-B 29-A 30-C 31-B 32-B 33-A 34-B 35-A 36-A 37-A 38-D 39-D 40-D HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án A Khi tâm thất trái co, máu được đẩy vào động mạch chủ. Câu 2: Đáp án C + Chim, thú, bò sát: hô hấp qua phổi + Tôm, cua: hô hấp qua mang + Ếch, nhái: hô hấp qua phổi và qua da + Giun: hô hấp qua da Câu 3: Đáp án A Thế nước của các lông hút luôn thấp do dịch tế bào lông hút luôn ưu trương để nước có thể thẩm thấu từ đất vào lòng hút, giải thích cho sự luôn ưu trương của tế bào lông hút ở trang 7 SGK 11 cơ bản. Câu 4: Đáp án C 2, 3, 4, 5, 6 đúng. Câu 5: Đáp án C Ở Fn: Tỉ lệ thể đồng hợp là . Câu 6: Đáp án B Trong quá trình phiên mã không có nguyên tắc bán bảo toàn. Câu 7: Đáp án A Đơn vị tổ chức gồm các cá thể cùng loài là quần thể. Câu 8: Đáp án D Trình tự khởi động promoter nằm trước vùng vận hành, đóng vai trò là nơi bám vào của enzyme ARN polymerase tham gia vào quá trình phiên mã gen. Câu 9: Đáp án C Loài còn tồn tại đến thời điểm hiện tại là loài người hiện đại Homo sapiens. Câu 10: Đáp án B Luôn đọc các codon theo chiều từ 5’3’. Các codon 5’UAA3’ (A), 5’UAG3’ (C) và 5’UGA3’ (D) là các codon kết thúc, không mã hóa cho axit amin. Câu 11: Đáp án D Sự lên cạn của thực vật và động vật xảy ra vào kỷ Silua của đại Cổ sinh. Câu 12: Đáp án D Tỉ lệ giới tính 1 : 1 có ở người. Câu 13: Đáp án C Câu 14: Đáp án B Câu 15: Đáp án D Gen đa hiệu khi bị biến đổi sẽ làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật do 1 gen đa hiệu tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. Câu 16: Đáp án D AB//ab cho AB = ab = 50% vì liên kết hoàn toàn. Câu 17: Đáp án D Nam giới là XY, nam giới mang alen a sẽ bị bệnh nên có kiểu gen là XaY Câu 18: Đáp án C Cơ sở tế bào của hiện tượng hoán vị gen là hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo trong kỳ đầu giảm phân I. Câu 19: Đáp án B + Tam bội: 3n + Thể ba: 2n +1 + Thể một: 2n - 1 + Thể không: 2n – 2 Câu 20: Đáp án D Trong liên kết gen, 2 alen của cùng một locus không nằm trên cùng một NST mà nằm ở 2 NST của cặp tương đồng. Do vậy kiểu là chính xác. Câu 21. Chọn C Phương pháp: Đột biến điểm là dạng đột biến gen chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit. Cách giải: Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen không phải là đột biến điểm vì liên quan tới nhiều cặp nucleotit. Câu 22: Chọn đáp án B Trong các thí nghiệm lai giống trong bài thực hành Sinh học 12 thì phải là các phép lai cùng loài; Phép lai ở phương án B là lai khác loài nên B sai. Câu 23. Chọn D. Giải chi tiết: Câu 24. Chọn A. Giải chi tiết: Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH được đưa vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbonhidrat Chọn A Câu 25. Chọn C. Giải chi tiết: Phát biểu đúng là C (SGK trang 144) Câu 26. Chọn D. Giải chi tiết: Xét các mối quan hệ : Cây có múi và rệp cây : Quan hệ vật chủ – vật ký sinh Rệp cây và kiến hôi : hợp tác (cả 2 cùng được lợi), không thể là hỗ trợ vì đây là mối quan hệ giữa 2 loài Kiến đỏ và kiến hôi : cạnh tranh Kiến đỏ và rệp cây : vật ăn thịt – con mồi Câu 27. Chọn B. Giải chi tiết: Trong trường hợp (1) và (3) CLTN sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể vì CLTN tác động không đều tới các kiểu hình mang kiểu gen đồng hợp. Câu 28: Chọn đáp án B. Muốn xác định trình tự của các aa trên chuỗi polipeptit thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mARN. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mARN thì phải dựa vào trình tự nucleotit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gen được đọc theo chiều từ đến . - Bài ra cho biết mạch gốc của gen là AGXXGAXXXGGG thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: GGGXXXAGXXGA. - Mạch ARN tương ứng là: XXXGGGUXGGXU. - Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mARN quy định 1 aa trên chuỗi polipeptit. Trình tự các bộ ba trên mARN là . Trình tự các aa tương ứng là Pro – Gly – Ser – Ala. Câu 29: Chọn đáp án A - Có 3 đặc điểm đúng là (1), (3), (4). - Đặc điểm (2) sai. Vì ở thể song nhị bội, thì trong tế bào sinh dưỡng, các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 2 nhiễm sắc thể tương đồng chứ không phải là 4 NST tương đồng. Câu 30: Chọn đáp án C Tần số hoán vị = 18% thì số tế bào có hoán vị = 18% x 2 = 36%. Số tế bào xảy ra hoán vị gen = 36% x 1000 = 360 Số tế bào không xảy ra hoán vị gen = 1000-360 =640. Câu 31: Chọn B. Phép lai Aa x Aa 1/4AA : 2/4Aa : 1/4aa, trong số cây hoa đỏ thì cây dị hợp chiếm Câu 32: Chọn đáp án B. - Tỉ lệ. Mà ở ADN mạch kép, A + G = 50% ® A = 10%; G = 40%. Câu 33: Chọn đáp án A Vì nòi 1 là nói gốc và đột biến phát sinh các nòi còn lại là do đột biến đảo đoạn cho nên thứ tự xuất hiện là 1→3→4→2. Câu 34. Chọn B. Giải chi tiết: Phương pháp: Ở ruồi giấm, HVG chỉ xảy ra ở con cái HVG ở 1 bên cho tối đa 7 kiểu gen Cách giải: Số kiểu gen tối đa là 7×4= 28 Số kiểu hình tối đa: 3×3 =9 Chọn B Câu 35. Chọn A. Giải chi tiết: Phép lai 1 cho thấy đỏ trội hoàn toàn so với trắng Phép lai 2 cho thấy vàng trội hoàn toàn so với trắng Phép lai 3 cho thấy nâu trội so với trắng và vàng. PL3 không xuất hiện kiểu hình hoa đỏ => đỏ là trội hơn so với nâu Gọi các alen quy định kiểu hình đỏ, nâu, vàng, trắng lần lượt là A 1 ; A2; A3, A4 ta có các phép lai: PL1: A1A4 × A1A4 →3A1- :1A4A4 PL2: A3A3 × A4A4 →A3A4 PL3:A2A4 × A3A4 →1A4A4 :1 A2A4:1A2A3:1A3A3 Vậy thứ tự là: đỏ > nâu> vàng> trắng Câu 36. Chọn A. Giải chi tiết: Xét tính trạng màu sắc: số kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng là 3×2×3 - 2×2×2=10 Xét tính trạng hình dạng quả số kiểu gen quy định quả tròn là 2 Vậy số kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng, quả tròn là 20 Câu 37. Chọn A. Phương pháp: Áp dụng các công thức: CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å), 1nm = 10 Å CT tính số liên kết hidro : H =2A + 3G Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N ´ (2n -1) Cách giải: Tổng số nucleotit của gen A là nucleotit nucleotit Ta có hệ phương trình (gen A): Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần, môi trường cung cấp Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G - X Câu 38. Chọn D. Giải chi tiết: Chú ý: Ở gà XX là con trống, XY là con mái F1 lai phân tích cho 4 tổ hợp → tính trạng do 2 gen quy định, tỷ lệ kiểu hình ở 2 giới khác nhau nên có 1 cặp nằm trên vùng không tương đồng trên X → I đúng Quy ước gen A-B- lông trơn ; A-bb/aaB-/aabb : lông vằn P: ♂AAXBXB ×♀aaXbY →AaXBXb: AaXBY Cho con cái F1 lai phân tích: ♀AaXBY ×♂ aaXbXb → (Aa:aa)(XBXb:XbY) Xét các phát biểu I đúng II. cho các con gà lông vằn ở F a giao phối với nhau: aaX BXb × (Aa:aa)XbY → II sai, chỉ có 1 phép lai có thể xuất hiện gà mái lông trơn III. cho F1 giao phối với nhau: AaX BXb× AaXBY→ (3A-:1aa)(XBXB:XBXb: XBY:XbY), tỷ lệ gà trống lông trơn = 3/8; tỷ lệ gà mái lông vằn = 3/4 ×1/4 + 2×1/4×1/4 = 5/16 → III sai IV: đúng Câu 39 : Cả 4 phát biểu đều đúng. → Đáp án D. I. Gọi x là tần số kiểu gen Aa ở thế hệ P. → Tần số kiểu gen ở p là (l-x)AA : xAa. Theo công thức tính tần số kiểu gen ở quần thể tự phối, ta có: Ở F3, cây hoa trắng (aa) có tỉ lệ = Theo bài ra, ở F3 có tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. → Cây hoa trắng (aa) có tỉ lệ = → Tần số kiểu gen ở P là 0,6AA : 0,4Aa → Đúng. II. Kiểu hình hoa đỏ giảm đi bằng kiểu hình hoa trắng tăng thêm: → Đúng. III. Lượng kiểu gen đồng hợp tăng lên đúng bằng lượng kiểu gen dị hợp giảm xuống. Đến thế hệ F5, lượng kiểu gen dị hợp giảm đi là: → Đúng. IV. Hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp trội so với kiểu gen đồng hợp lặn không thay đổi qua các thế hệ. Do đó, đến thế hệ F6, hiệu số giữa kiểu gen đồng hợp trội với kiểu gen đồng hợp lặn = 0,6AA - 0 = 0,6 = 60% → Đúng. Câu 40: Đáp án D Ta có: Bố mẹ 1 và 2 không bị bệnh M sinh ra con trai 5 bị bệnh M nên bệnh do gen lặn nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y quy định. Quy ước: A – bình thường, a – bị bệnh M Bố mẹ 7 – 8 không bị bệnh sinh ra con gái 12 bị bệnh nên bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định Quy ước: B – bình thường, b – bị bệnh N Xét bệnh M những người có thể xác định được kiểu gen là: Người bị bệnh: 4, 5, 8 có kiểu gen là ; 12 có kiểu gen là . Người không bị bệnh: 2, 10, 11, 13 có kiểu gen là . Người mẹ số 7, 1 không bị bệnh nhưng sinh con bị bệnh nên có kiểu gen là . Người số 9 không bị bệnh nhưng có bố bị bệnh nên có kiểu gen là . Xét bệnh N những người có thể xác định được kiểu gen là: Người bị bệnh: 3, 9, 12, 15 có kiểu gen là bb. Người không bị bệnh: Người 7, 8, 4, 10 không bị bệnh nhưng sinh con bị bệnh nên có kiểu gen là Aa. Người số 11, 14 không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh nên có kiểu gen là Bb. Vậy những người biết được kiểu gen là: 4, 8, 12,10, 11, 7, 9. Nội dung I đúng. Người số 13 không bị bệnh N nhưng sinh ra từ cặp bố mẹ có kiểu gen dị hợp nên kiểu gen của người này là: 1/3BB : 2/3Bb. Người số 14 có kiểu gen là Bb. Xác suất cặp vợ chồng này sinh con bị bệnh N là: 2/3 1/4 = 1/6. Cặp vợ chồng số 9 và 10: sinh ra con gái 14 không bị bệnh sẽ có kiểu gen là: Xác suất cặp vợ chồng 13 – 14 sinh con mắc bệnh M là: 1/2 1/4 = 1/8. Xác suất cặp vợ chồng 13 – 14 sinh con mắc cả hai bệnh là: 1/6 1/8 = 1/48. Nội dung II đúng. Xác suất cặp vợ chồng 13 – 14 sinh con chỉ bị bệnh N là: (1 – 1/8) 1/6 = 7/48. Nội dung III đúng. Người số 4 có kiểu gen , người số 5 có kiểu gen , người số 5 có thể có kiểu gen Bb hoặc BB nên có thể giống người số 4. Nội dung IV đúng Vậy có 4 nội dung đúng.
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_2020_theo_d.doc