Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 1 - Đề số 09 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 1 - Đề số 09 (Có đáp án)

Câu 1: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

 A. ADN B. rARN C. protein D. mARN

Câu 2: Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây

A. Tế bào nội bì B. Tế bào biểu bì C. Tế bào mô giậu D. Tế bào bao bó mạch

Câu 3: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp?

 A. AABb. B. AAbb. C. AaBb. D. Aabb.

Câu 4: Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Phép lai nào sau đây cho đời con đồng nhất về kiểu hình

 A. aabb × AaBB. B. Aabb × AABB. C. AABb × AABb. D. Aabb × AaBB

Câu 5: Động vật nào sau đây có tim 3 ngăn?

 A. Thú. B. Cá. C. Chim. D. Lưỡng cư.

Câu 6: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử với tỉ lệ nào sau đây?

 A. 1AA: 1aa. B. 1AA: 2Aa: 1aa. C. 1Aa. D. 1AA: 4Aa: 1aa.

Câu 7: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc

 

doc 12 trang phuongtran 3170
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Lớp 12 - Năm 2020 - Theo đề minh họa lần 1 - Đề số 09 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2020
THEO HƯỚNG TINH GIẢN 
BỘ GIÁO DỤC
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2020
ĐỀ SỐ 9
Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn thi thành phần: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 01
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: ..........................................................................
Câu 1: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
	A. ADN 	B. rARN 	C. protein 	D. mARN
Câu 2: Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây
A. Tế bào nội bì	B. Tế bào biểu bì	C. Tế bào mô giậu	D. Tế bào bao bó mạch
Câu 3: Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đồng hợp?
	A. AABb. 	B. AAbb. 	C. AaBb. 	D. Aabb.
Câu 4: Biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Phép lai nào sau đây cho đời con đồng nhất về kiểu hình
	A. aabb × AaBB. 	B. Aabb × AABB. 	C. AABb × AABb. 	D. Aabb × AaBB
Câu 5: Động vật nào sau đây có tim 3 ngăn?
	A. Thú. 	B. Cá. 	C. Chim. 	D. Lưỡng cư.
Câu 6: Thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử với tỉ lệ nào sau đây?
	A. 1AA: 1aa. 	B. 1AA: 2Aa: 1aa. 	C. 1Aa. 	D. 1AA: 4Aa: 1aa.
Câu 7: Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật
	A. ưa bóng và chịu hạn.	B. ưa sáng	C. ưa bóng.	D. chịu nóng.
Câu 8: Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng
	A. tiêu diệt các loài bất lợi cho sinh vật. 
	B. làm giảm độ đa dạng của quần xã.
	C. thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.
	D. làm tăng độ đa dạng của quần xã.
Câu 9: Một đoạn mạch gốc ADN vùng mã hóa của gen ở vi khuẩn có trình tự các nucleotit như sau:
3’ ..GXXAAAGTTAXXTTTXGG .5’
Phân tử protein do đoạn gen đó mã hóa có bao nhiêu axit amin?
	A. 3 	B. 5	C. 8	D. 6
Câu 10: Enzim dùng để cắt thể truyền và gen cần chuyển trong kĩ thuật chuyển gen là
	A. ADN polimeraza. 	B. restrictaza. 	C. ligaza. 	D. ARN polimeraza.
Câu 11: Tiến hóa lớn là quá trình:
	A. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
	B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
	C. hình thành loài mới.
	D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 12: Một cơ thể đực có kiểu gen Dd phát sinh giao tử bình thường, trong đó giao tử AbD chiếm tỉ lệ 10%. Khoảng cách giữa gen A và B là
	A. 60cM. 	B. 30cM. 	C. 20cM. 	D. 40cM.
Câu 13: Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch do
	A. đường kính mao mạch bé. 	B. áp lưc co bóp của tim giảm.
	C. tổng diện tích của mao mạch lớn 	D. mao mạch thường ở xa tim.
Câu 14: Thực vật có mạch và động vật chuyển lên cạn xảy ra vào kỉ
	A. Silua. 	B. Cambri.	C. Pecmi. 	D. Ocđôvic.
Câu 15: Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi
	A. số lượng loài và mối quan hệ giữa các cá thể. 	B. thành phần loài và sự phân bố.
	C. kích thước và mật độ quần xã.	D. giới tính và nhóm tuổi.
Câu 16: Một quần thể khởi đầu gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Sau bao nhiêu thế hệ tự thụ phấn thì số kiểu gen Aa trong quần thể chỉ còn lại 6,25%?
	A. 4 	B. 6	C. 5	D. 3
Câu 17: Ở một loài thực vật xét 2 cặp gen (A, a và B, b); trong kiểu gen có mặt cả 2 gen trội A và B quy định kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định kiểu hình hoa trắng. Số kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ tối đa trong loài là?
	A. 3 	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 18: Bệnh mù màu do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể X quy định. Phép lai nào sau đây có 100% con trai bị bệnh mù màu?
	A. XaXa × XAY. 	B. XAXA × XAY. 	C. XAXa × XaY. 	D. XAXA × XaY.
Câu 19: Thực vật có thể hấp thụ dạng nitơ nào sau đây?
	A. N2 và NH3+. 	B. NH4+ và NO3-. 	C. N2 và NO3-. 	D. NO2 và NO3-.
Câu 20: Quá trình giảm phân diễn ra bình thường. Cơ thể nào sau đây giảm phân cho nhiều loại giao tử nhất?
	A. AaBbdd. 	B. AABbdd.	C. aaBbdd.	D. AabbDD.
Câu 21: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tARN?
	A. Mỗi phần tử tARN có thể mang nhiều loại axit amin khác nhau. 
	B. Đầu 3’AXX 5’ mang axit amin.
	C. Trong phần tử tARN có liên kết cộng hóa trị và liên kết hiđrô.
	D. Có cấu trúc dạng thùy.
Câu 22: Sắp xếp nào sau đây đúng với thứ tự tăng dần đường kính của nhiễm sắc thể?
	A. Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit. 	B. Sợi cơ bản → crômatit → sợi nhiễm sắc.
	C. Crômatit → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc.	D. Sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.
Câu 23: Điều gì là đúng đối với cả đột biến và di - nhập gen?
	A. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa và làm thay đổi lớn tần số các alen. 
	B. Làm thay đổi tần số các alen.
	C. Chúng đều là các nhân tố tiến hóa và dẫn đến sự thích nghi.
	D. Làm thay đổi lớn tần số các alen và dẫn đến sự thích nghi.
Câu 24: Thực vật CAM cố định CO2 vào ban đêm vì
	A. ban ngày ánh sáng ức chế hoạt động của khí khổng. 
	B. ban đêm mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đẳng hóa CO2.
	C. ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước, ban đêm mở để lấy CO2.
	D. pha sáng không cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình đồng hóa CO2.
Câu 25: Hải và An là hai chị em ruột, nhưng khác nhau về một số đặc điểm. Hải có tóc xoăn, mắt nâu giống bố; An có tóc thẳng, mắt đen giống mẹ. Giải thích nào sau đây không hợp lí?
	A. Trình tự nuclêôtit trong ADN của Hải và An là khác nhau. 
	B. Kiểu gen của Hải và An khác nhau.
	C. Tỉ lệ trong ADN của Hải và An là khác nhau.
	D. Hải và An nhận được loại giao tử khác nhau từ bố, mẹ.
Câu 26: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực?
I. Phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
II. Diễn ra theo nguyên tắc bộ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
III. Enzym ADN polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
IV. Trên chạc chữ Y mạch mới 5’ → 3’ được tổng hợp liên tục còn mạch 3’ → 5’ được tổng hợp gián đoạn.
	A. 4 	B. 2	C. 3	D. 1
Câu 27: Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm
	A. quần thể sinh vật và sinh cảnh.
	B. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh
	C. các nhân tố sinh thái vô sinh.
	D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủy.
Câu 28: Cho các ví dụ sau:
I. Một số loài cá sống ở các vùng khe chật hẹp dưới đáy biển có hiện tượng cá đực tiêu giảm kích thước kí sinh trên cá cái.
II. Cá mập con mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Lúa và cỏ dại cạnh tranh giành nước và muối khoáng.
IV. Các con sư tử đực đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ.
V. Tảo giáp nở hoa gây độc cho các loài tôm, cá.
Có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài?
	A. 1 	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 29: Nhân tố nào sau đây không được xem là nhân tố tiến hóa?
	A. Các yếu tố ngẫu nhiên.	B. Giao phối ngẫu nhiên.
	C. Đột biến.	D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 30: Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng; alen B quy định chân dài trội hoàn hoàn so với alen b quy định chân ngắn. Cho 2 cá thể đực, cái lai với nhau thu được F1 toàn con lông đen, chân dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 6 con cái lông đen, chân dài : 2 con cái lông trắng, chân dài : 3 con đực lông đen, chân dài : 3 con đực lông đen, chân ngắn : 1 con đực lông trắng, chân dài : 1 con đực lông trắng, chân ngắn. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây sai?
	A. Có 6 kiểu gen quy định con lông đen, chân dài.
 	B. Có 8 phép lai giữa các con lông đen, chân dài.
	C. Lai các cá thể lông trắng, chân dài ở F2 với nhau đời con thu được 6 kiểu gen.
	D. Trong số các con lông đen, chân dài ở F2, con đực chiếm tỉ lệ 1/3
Câu 31: Các sinh vật nào sau đây được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái?
	A. Động vật bậc thấp, thực vật, vi sinh vật.	B. Động vật bậc thấp, vi sinh vật.
	C. Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn lam.	D. Sinh vật dị dưỡng.
Câu 32: Cho biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn; quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đội biến. Cho phép lai P: AaBB × Aabb thu được F1, cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết, nhận định nào đúng về đời con F2?
	A. Kiểu gen đồng hợp có tỉ lệ là 1/2 
	B. Có 3 kiểu gen và 2 kiểu hình.
	C. Có 3 kiểu gen dị hợp.
	D. Lấy ngẫu nhiên một cơ thể mang 2 tính trạng trội, xác suất để được cây có kiểu gen đồng hợp là 1/9
Câu 33: Ở một loài thú, xét 3 cặp gen (A, a; B, b; D, d). Trong kiểu gen có 2 gen A và B quy định kiểu hình lông màu đỏ, các gen còn lại quy định lông màu trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Ba gen này nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính (alen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Cho hai cơ thể đực, cái dị hợp tử 3 cặp gen giao phối với nhau. Biết các gen trội liên kết hoàn toàn với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây chính xác?
I. Nếu 2 gen liên kết nằm trên nhiễm sắc thể thường ở F1 xuất hiện con cái lông trắng, chân thấp.
II. Nếu 2 gen liên kết nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở F1 xuất hiện 100% con cái chân cao.
III. Tỉ lệ phân li kiểu gen luôn là (1 : 1 : 1 : 1)(1 : 2 : 1).
IV. Tỉ lệ phân li kiểu hình luôn giống nhau.
	A. 3 	B. 1	C. 4	D. 2
Câu 34: Phả hệ ở hình dưới đây mô tả sự di truyền bệnh B và M. Bệnh B do một trong hai alen của một gen quy định. Bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen gây bệnh B nằm trên NST thường.
II. Có thể xác định chính xác kiểu gen của 5 người trong phả hệ trên.
III. Biết bên gia đình của người chồng III.1 chỉ có em trai bị cả hai bệnh B và M, những người còn lại trong gia đình đều bình thường. Xác suất sinh con trai bình thường của cặp III.1 và III.2 là 1/8
IV. III.2 và III.3 chắc chắn có kiểu gen giống nhau.
	A. 3 	B. 1	C. 4	D. 2
Câu 35: Ở chuột màu lông được quy định bởi 3 gen, mỗi gen có 2 alen. Trong kiểu gen có cặp dd quy định lông bạch tạng; các kiểu gen có màu khi có mặt gen D. Kiểu gen có 2 gen A và B quy định màu xám; A quy định màu vàng; B quy định màu nâu; các alen lặn tương ứng không quy định màu. Các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Có 5 kiểu gen đồng hợp quy định kiểu hình bạch tạng.
II. Cho các dòng bạch tạng thuần chủng giao phối với dòng lông xám thuần chủng thu được F1. Tiếp tục cho các con F1 thu được ở mỗi phép lai giao phối với nhau, đời con có thể phần li kiểu hình theo tỉ lệ (3 : 1) hoặc (9 : 3 : 4).
III. Cho dòng lông vàng thuần chủng giao phối với dòng lông xám thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau, F2 xuất hiện kiểu hình lông vàng chiếm tỉ lệ 1/3
IV. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình lông có màu sắc.
	A. 3 	B. 4	C. 2	D. 1
Câu 36: Có bốn dòng ruồi giấm thu thập được từ bốn vùng địa lý khác nhau. Trong đó dòng số 3 là dòng gốc, từ đó phát sinh các dòng còn lại. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 3, người ta thu được kết quả sau (kí hiệu * là tâm động của NST):
Dòng 1: DCBEIH*GFK
Dòng 2: BCDEFG*HIK
Dòng 3: BCDH*GFEIK
Dòng 4: BCDEIH*GFK
Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đột biến của các dòng 1, 2, 4 là dạng đột biến chuyển đoạn.
II. Từ dòng gốc là dòng 3 đã xuất hiện các dòng đột biến còn lại theo trình tự dòng là 3 → 2 → 4 → 1.
III. Từ dòng 3 → dòng 2 đo đảo đoạn EFG*H → H*GFE.
IV. Từ dòng 2 → dòng 4 do đảo đoạn BCD → DCB.
	A. 2 	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 37: Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen như sau: 0,01AA : 0,64Aa : 0,35aa. Quần thể này tự phối liên tiếp qua 4 thế hệ rồi sau đó ngẫu phối. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu đạt trạng thái cân bằng.
II. Sau 4 thế hệ tự phối, thể đồng hợp tăng còn thể dị hợp giảm.
III. Tần số kiểu gen ở thế hệ thứ 4 là 0,31AA : 0,04Aa : 0,65aa.
IV. Ở thế hệ ngẫu phối thứ 6 tần số alen A là 0,4.
	A. 4 	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 38: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: thu được F1 có kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 52,875%. Theo lí thuyết, có báo nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tần số hoán vị gen là 18%.
II. Đời con tối đa có 40 kiểu gen và 12 kiểu hình.
III. Kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 5,125%.
IV. Số cá thể cái dị hợp tử về một trong 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 14,75%.
	A. 4 	B. 2	C. 1	D. 3
Câu 39: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, gồm 7 cặp (kí hiệu I → VII), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một cặp gen có 2 alen. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 dạng đột biến (kí hiệu A, B, C, D). Phân tích bộ NST của các dạng đột biến thu được kết quả sau:
Dạng đột biến
Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
VI
VII
A
3
3
3
3
3
3
3
B
1
2
2
2
2
2
2
C
3
2
2
2
2
2
2
D
2
2
2
2
4
2
2
Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đột biến dạng A giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm tỉ lệ 0,78125%.
II. Đột biến dạng D có tối đa 25.515 kiểu gen.
III. Đột biến dạng C có tối đa 192 kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng.
IV. Đột biến dạng B có 256 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn
	A. 3 	B. 2	C. 1	D. 4
Câu 40: Ở một loài thực vật xét 2 gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi gen đều có 2 alen và quy định một tính trạng; alen trội là trội hoàn toàn. Cho hai cơ thể dị hợp tử về hai cặp gen có kiểu gen giống nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến, quá trình phát sinh giao tử đực và cái xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiên phát biểu sau đây đúng?
I. Trong loài tối đa có 55 phép lai.
II. Đời con F1 tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp bằng tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen.
III. Đời con F1 tỉ lệ cây có kiểu gen dị hợp tử 2 cặp gen đều chiếm tỉ lệ như nhau.
IV. Đời con F1 tỉ lệ cây mang 2 tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp bằng tỉ lệ cây mang 2 tính trạng lặn.
	A. 1 	B. 4	C. 2	D. 3.
MA TRẬN
Lớp
Nội dung chương
Mức độ câu hỏi
Tổng số câu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Lớp 12 
Cơ chế di truyền và biến dị
1, 22
9, 21, 26
36
39
7
Quy luật di truyền
3
4, 6, 12, 17, 18, 20
25, 30, 32, 35, 40
33, 38
13
Di truyền học quần thể
16
37
2
Di truyền học người
34
1
Ứng dụng di truyền học
10
1
Tiến Hóa
11, 14
23, 29
4
Sinh Thái
7, 8, 15, 19, 31
27, 28
6
Lớp 11
Chuyển hóa VCNL ở ĐV
5
13
2
Chuyển hóa VCNL ở TV
2
24
2
Tổng
13
16
6
5
40
Đáp án
1-D
2-B
3-B
4-B
5-D
6-D
7-B
8-C
9-D
10-B
11-D
12-D
13-C
14-A
15-B
16-A
17-D
18-A
19-B
20-A
21-A
22-A
23-B
24-C
25-C
26-B
27-A
28-B
29-B
30-C
31-C
32-D
33-A
34-B
35-A
36-A
37-D
38-D
39-C
40-B
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án D
Phiên mã tổng hợp nên ARN.
Câu 2: Đáp án B
Lông hút của rễ cây được phát triển từ tế bào biểu bì.
Câu 3: Đáp án B
Kiểu gen đồng hợp là AAbb.
Câu 4: Đáp án B
Phép lai Aabb × AABB →A-B-: có kiểu hình đồng nhất.
Câu 5: Đáp án D
Lưỡng cư có tim 3 ngăn.
Chim và thú có tim 4 ngăn
Cá có tim 2 ngăn.
Câu 6: Đáp án D
AAaa giảm phân → 
Câu 7: Đáp án B
Trong rừng mưa nhiệt đới, những cây thân gỗ có chiều cao vượt lên tầng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật ưa sáng
Câu 8: Đáp án C
Hiện tượng số lượng cá thể của một quần xã bị số lượng cá thể của quần xã khác kìm hãm gọi là hiện tượng khống chế sinh học
Hiện tượng khống chế sinh học có tác dụng thiết lập trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.
Câu 9: Đáp án D
Mạch mã gốc: 3’ ..GXX AAA GTT AXX TTT XGG .5’
mARN: 5’ ..XGG UUU XAA UGG AAA GXX .3’
Đoạn mARN trên mã hóa cho 6 a.a. (không có mã kết thúc)
Câu 10: Đáp án B
Enzyme restrictaza dùng để cắt thể truyền và gen cần chuyển trong kĩ thuật chuyển gen.
Câu 11: Đáp án D
Tiến hóa lớn là quá trình: hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 12: Đáp án D
Gọi f là tần số HVG = khoảng cách tương đối giữa gen A và B
AbD là giao tử hoán vị, AbD = 
Câu 13: Đáp án C
Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch do tổng diện tích của mao mạch lớn.
Câu 14: Đáp án A
Thực vật có mạch và động vật chuyển lên cạn xảy ra vào kỉ Silua.
Câu 15: Đáp án B
Quần xã sinh vật được đặc trưng bởi thành phần loài và sự phân bố.
Câu 16: Đáp án A
Gọi số thế hệ tự thụ là n.
Sau n thế hệ ta có: Aa = 
Câu 17: Đáp án D
Số kiểu gen của cây hoa đỏ là 4: AABB; AABb; AaBB; AaBb
Câu 18: Đáp án A
Khi mẹ có kiểu gen XaXa thì sinh con trai chắc chắn bị bệnh.
Câu 19: Đáp án B
Thực vật có thể hấp thụ dạng nitơ: NH4+ và NO3-.
Câu 20: Đáp án A
A. AaBbdd → 4 loại giao tử
B. AABbdd → 2 loại giao tử
C. aaBbdd → 2 loại giao tử
D. AabbDD→ 2 loại giao tử.
Câu 21: Đáp án A
A sai, mỗi tARN chỉ mang 1 loại aa.
Câu 22: Đáp án A
Thứ tự tăng dần về đường kính của NST là: Sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.
Câu 23: Đáp án B
Ý đúng cho cả đột biến và di nhập gen là: B
ĐB và di nhập gen làm thay đổi tần số alen chậm.
Câu 24: Đáp án C
Thực vật CAM cố định CO2 vào ban đêm vì ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước, ban đêm mở để lấy CO2.
Câu 25: Đáp án C
Giải thích không hợp lý là C, tỷ lệ của họ là giống nhau, vì A=T; G=X.
Câu 26: Đáp án B
Các đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực là: I, II
Ý III sai, ADN pol không có nhiệm vụ tháo xoắn.
Ý IV sai, mạch mới luôn có chiều 5’ -3’; trên mạch gốc 3’-5’ được tổng hợp liên tục; mạch gốc 5’-3’ tổng hợp gián đoạn.
Câu 27: Đáp án A
Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm quần thể sinh vật và sinh cảnh.
Câu 28: Đáp án B
Các ví dụ về cạnh tranh cùng loài là:I, II, IV
III và V là cạnh tranh khác loài.
Câu 29: Đáp án B
Nhân tố không được xem là nhân tố tiến hóa: Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 30: Đáp án C
F2 có con lông trắng, chân ngắn → F1 dị hợp về các cặp gen.
Phân ly kiểu hình ở 2 giới:
+ giới cái: 100% chân dài; lông đen/ lông trắng = 3:1
+ giới đực:chân dài/chân ngắn = 1:1; lông đen/ lông trắng = 3:1
→ cặp Bb nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Con cái là XX; con đực là XY
F1: AaXBXb × AaXBY → (1AA:2Aa:1aa)(XBXB:XBXb:XBY:XbY)
Xét các phương án:
A đúng, số kiểu gen lông đen chân dài: (AA:Aa)(XBXB:XBXb:XBY)
B đúng, con đực lông đen, chân dài (AA:Aa)( XBY) : có 2 kiểu gen; con cái lông đen, chân dài(AA:Aa)(XBXB:XBXb): 4 kiểu gen → số phép lai là 8.
C sai, lông trắng chân dài ngẫu phối: aa(XBXB:XBXb) × aaXbY ↔ aa (XBXb: XbXb: XBY:XbY)
D đúng.
Câu 31: Đáp án C
Thực vật, tảo đơn bào và vi khuẩn lam được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất của hệ sinh thái.
Câu 32: Đáp án D
P: AaBB × Aabb → (1AA:2Aa:1aa)Bb
Cho F1 ngẫu phối: (1AA:2Aa:1aa)Bb ×(1AA:2Aa:1aa)Bb →(1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
A sai, tỷ lệ đồng hợp là 1/4
B sai, có 9 kiểu gen; 4 kiểu hình
C sai, có 5 kiểu gen dị hợp (9 – 4 kiểu gen đồng hợp)
D đúng.
Câu 33: Đáp án A
TH1: Nếu hai cặp gen trên NST thường; 1 gen nằm trên NST X
Dị hợp đều: 
Dị hợp đối: 
KG
(1:2:1)(1:1:1:1)
(1:2:1)(1:1:1:1)
KH
(3:1)(3:1)
(1:2:1)(3:1)
Con cái lông trắng, chân thấp
Có
Có
TH2: Nếu hai cặp gen trên NST X; 1 gen nằm trên NST thường
Dị hợp đều: 
Dị hợp đối: 
KG
(1:2:1)(1:1:1:1)
(1:2:1)(1:1:1:1)
KH
(3:1)(3:1)
(1:2:1)(3:1)
Con cái chân dài
Đúng
Đúng
→ I đúng, II đúng, III đúng, IV sai.
Câu 34: Đáp án B
Người I.1 bị bệnh (mẹ) mà con trai II.1 không bị bệnh → gen là gen lặn trên NST thường
Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh M → gen gây bệnh là gen lặn
Quy ước gen:
B – không bị bệnh B; b- bị bệnh B
M- không bị bệnh M; bị bệnh M.
Người III.1 có em trai bị cả hai bệnh B và M → bố mẹ anh ta có kiểu gen về bệnh B: Bb × Bb → III.1: (1BB:2Bb)
I đúng
II sai, biết kiểu gen của 7 người.
III sai, III.1: (1BB:2Bb)XMY × III. 2:(1BB:2Bb)(1XMXM:XMXm)
→ XS con không bị bệnh B: 
XMY × (1XMXM:XMXm)↔ (XM : Y) × (3XM:Xm)
Xs sinh con trai không bị bệnh M là: 
XS cần tính là: 1/9
IV sai.
Câu 35: Đáp án A
D-A-B-: Xám; D-A-bb: vàng; D-aaB-: nâu; D-aabb: trắng
dd----: bạch tạng.
I đúng, kiểu hình bạch tạng thuần chủng có các kiểu gen: dd (AABB; AAbb;aaBB;aabb); DDaabb
II đúng,
F1
F2
ddAABB ´ DDAABB
DdAABB
3:1
ddAAbb ´ DDAABB
DdAABb
9 xám:3 vàng: 4 bạch tạng
ddaaBB ´ DDAABB
DdAaBB
9 xám: 3 nâu: 4 bạch tạng
ddaabb ´ DDAABB
DdAaBb
27 xám : 9 vàng : 9 nâu : 3 trắng : 16 bạch tạng 
III sai
Vàng thuần chủng × xám thuần chủng: DDAAbb × DDAABB →F1: DDAABb → F2 lông vàng: DDAAbb = 1/4
IV đúng, (DD; Dd) × 8 (có 9 kiểu gen – 1 kiểu gen aabb)
Câu 36: Đáp án A
I sai, đột biến đảo đoạn
II đúng, dòng 3 đảo đoạn H*GFE → EFG*H thành dòng 2 đảo đoạn FG*HI → dòng 4 đảo đoạn BCD → dòng 1
III sai. phải là đảo H*GFE→ EFG*H .
IV đúng.
Câu 37: Đáp án D
Tần số alen pA=0,01+0,642=0,33→qa 
I sai, quần thể P không cân bằng di truyền vì không thoả mãn cấu trúc:p2AA + 2pqAa +q2aa =1
II đúng.
III đúng. Sau 4 thế hệ tự thụ thì cấu trúc ở F4 là: 
IV sai, tần số alen không thay đổi, qa = 0,67
Câu 38: Đáp án D
Gọi tần số HVG là f
Ở F1: A-B-D = 0,52875 →A-B- =0,705 → aabb = 0,705 -0,5 = 0,205 = 
I đúng.
II sai. có tối đa 4×7 = 28 kiểu gen; 4×3=12 loại kiểu hình
III đúng. Kiểu hình mang 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 0,205×0,25 =5,125%
IV đúng, Số cá thể cái dị hợp tử về một trong 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 2×0,09×2×0,5 ×0,25 + 2×0,41×0,5 ×0,25 =14,75%
Câu 39: Đáp án C
Dạng đột biến
Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp
KL
I
II
III
IV
V
VI
VII
A
3
3
3
3
3
3
3
Tam bội (3n)
B
1
2
2
2
2
2
2
Thể một (2n – 1)
C
3
2
2
2
2
2
2
Thể ba (2n + 1)
D
2
2
2
2
4
2
2
Thể bốn (2n + 2)
Xét 1 cặp gen có 2 alen, số kiểu gen
Số kiểu gen tối đa
KG quy định KH trội
KG quy định KH lặn
Thể lưỡng bội
Tam bội
Tứ bội
Thể lưỡng bội
Tam bội
Đơn bội
3
4
5
2
3
1
1
I sai. Dạng 3n giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm 1/2
II đúng. Số kiểu gen của thể bốn: (coi như cặp NST mang đột biến là thể tứ bội)
III sai, dạng C: 2n +1
Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng: kiểu gen.
IV sai.
Nếu cặp NST đột biến mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có: 
Nếu cặp NST đột biến không mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có: 
Đột biến dạng B có 1792 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn
Câu 40: Đáp án B
Ta coi 2 gen này như 1 gen có 4 alen, số kiểu gen tối đa là: 
I đúng, số kiểu giao phối là : 
Có 2 trường hợp của P
Giao tử
Đồng hợp
Dị hợp 2 cặp gen
KG 2 tính trạng trội đồng hợp
2 tính trạng lặn
II đúng
III đúng
IV đúng

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_2020_theo_d.doc