Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội (Có đáp án)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội (Có đáp án)

Câu 1: Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội ?

 A. Cr. B. Cu. C. Fe. D. Al.

Câu 2: Cho các chất sau: CH3COOH,C2H5OH, C2H6, C2H5Cl. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là

 A. CH3COOH. B. C2H5OH C. C2H6 D. C2H5Cl

Câu 3: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

 A. Al(OH)3. B. Al2(SO4)3. C. KNO3. D. CuCl2.

Câu 4: Phenol không có khả năng phản ứng với chất nào sau đây?

 A. Dung dịch NaCl. B. Nước Br2. C. Dung dịch NaOH. D. Kim loại Na.

Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?

 A. Dẫn nhiệt. B. Cứng. C. Dẫn điện. D. Ánh kim.

Câu 6: “Nước đá khô” không nóng chảy mà dễ thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. “ Nước đá khô” là

 A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. CO2 rắn.

 

doc 18 trang phuongtran 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPTQG Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Hà Nội
Câu 1: Kim loại nào sau đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội ?
	A. Cr.	B. Cu.	C. Fe.	D. Al.
Câu 2: Cho các chất sau: CH3COOH,C2H5OH, C2H6, C2H5Cl. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
	A. CH3COOH.	B. C2H5OH 	C. C2H6	D. C2H5Cl
Câu 3: Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
	A. Al(OH)3.	B. Al2(SO4)3. 	C. KNO3. 	D. CuCl2.
Câu 4: Phenol không có khả năng phản ứng với chất nào sau đây?
	A. Dung dịch NaCl.	B. Nước Br2.	C. Dung dịch NaOH.	D. Kim loại Na.
Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
	A. Dẫn nhiệt.	B. Cứng.	C. Dẫn điện.	D. Ánh kim.
Câu 6: “Nước đá khô” không nóng chảy mà dễ thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. “ Nước đá khô” là
	A. CO rắn.	B. SO2 rắn.	C. CO2 rắn. 	D. H2O rắn
Câu 7: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
	A. 	B. 
	C. 	D. 
Câu 8: Cho các chất sau: but – 2- en; propen; etan; propin. Chất có đồng phân hình học là
	A. but – 2- en.	B. etan.	C. propin. 	D. propen.
Câu 9: Nhỏ vài giọt dung dịch chứa chất X vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện kết tủa màu xanh.Chất X là
	A. Cl2.	B. I2.	C. Br2. 	D. HI.
Câu 10: Chất nào sau đây không phải là hợp chất hữu cơ?
	A. CH4	B. CH3COOH.	C. HCN.	D. HCOONa.
Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít khí. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí. Thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là
	A. 7,80.	B. 14,55. 	C. 6,45. 	D. 10,2.
Câu 12: Thêm từ từ V ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 120 ml dung dịch HNO3 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô thu được 17,37 gam chất rắn khan. Giá trị của V là
	A. 700.	B. 500.	C. 600. 	D. 300.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Tính dẫn điện của kim loại bạc tốt hơn kim loại đồng.
B. Các kim loại kiềm ( nhóm IA) đều có trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
C. Từ P và HNO3 đặc, nóng có thể điều chế được H3PO4.
D. Có thể dùng CO để làm khô khí HCl có lẫn hơi nước.
Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Thể tích (ở đktc) hỗn hợp khí CO và H2 tối thiểu cần dùng để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X là
	A. 3,36 lít.	B. 6,72 lít.	C. 1,12 lít.	D. 4,48 lít.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 ?
	A. Fe2(SO4)2.	B. CuSO4.	C. FeSO4.	D. Fe(NO3)3
Câu 16: Cho các phát biểu sau:
(1) Để một miếng gang ( hợp kim sắt – cacbon) ngoài không khí ẩm, sẽ xảy ra ăn mòn điện hóa.
(2) Kim loại cứng nhất là W (vonfam).
(3) Hòa tan Fe3O4 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai muối.
(4) Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catot xảy ra sự oxi hóa ion Na+.
(5) Không thể dùng khí CO2 để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm.
Số phát biểu đúng là
	A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ không tham gia phản ứng công hiđro ( xúc tác Ni, đun nóng).
(2) Metyl amin làm quỳ tím ẩm đổi sang màu xanh.
(3) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(4) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng.
Các phát biểu đúng là
	A. (1), (2), (3).	B. (1), (2), (4).	C. (1), (3), (4).	D. (2), (3), (4).
Câu 18: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp
	A. điện phân nóng chảy AlCl3.	B. điện phân nóng chảy Al2O3.
C. dùng CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.	D. dùng Mg khử Al3+ trong dung dịch.
Câu 19: Tơ nitrin dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ẩm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?
	A. CH2=CH-CN.	B. CH2=CH-CH3.	
	C. H2N- [CH2]5-COOH. 	D. H2N- [CH2]6-NH2.
Câu 20: Tiến hành thí nghiệm với các chất hữu cơ X, Y, Z, T đều trong dung dịch. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Nước brom
Có kết tủa trắng
Y,Z
Cu(OH)2
Tạo thành dung dịch màu xanh lam
Y,T
Dung dịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng
Tạo thành kết tủa màu trắng bạc
Các chất X, Y, Z, T có thể lần lượt là
	A. Phenol, glucozo, glixerol, etyl axetat.	
B. Anilin, glucozo, glixerol, etyl fomat.
C. Phenol, saccarozo, lòng trắng trứng, etyl fomat
D. Glixerol, glucozo, etyl fomat, metanol.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α – amino axit (chứa 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) có (n-1) liên kết peptit.
B. Trong phân tử các α – amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
C. Tất cả các peptit đều ít tan trong nước.
D. Tất cả các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 22: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, CO2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường là
	A. 5	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 23: Khi cho kim loại sắt vào lượng dư dung dịch chứa chất X, sau khi kết thúc phản ứng thu được sản phẩm là muối sắt (II). Chất X có công thức hóa học là
	A. H2SO4 đặc, nóng.	B. HNO3. 	C. FeCl3.	D. MgSO4.
Câu 24: Isoamyl axetat là một este có mùi chuối chín, công thức cấu tạo thu gọn của este này là
	A. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.	B. C2H5COOCH2CH2CH(CH3)2.
	C. CH3COOCH(CH3)2. 	D. CH3COOCH3.
Câu 25: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành đỏ?
	A. CH3COOH.	B. HOCH2COOH. 	
	C. HOOCC3H5(NH2)COOH.	D. H2NCH2COOH.
Câu 26: Cho dãy các chất sau: etilen, hexan, hex-1-in, anilin, cumen, but-1-in, benzen, stiren, metyl metacrylat. Số chất trong dãy trên tác dụng được với nước brom ở điều kiện thường là
	A. 5.	B. 7.	C. 8.	D. 6.
Câu 27: Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của α – amino axit Z (chất Z có cấu tạo mạch hở và có mạch cacbon không phân nhánh). Số công thức cấu tạo của phù hợp của X là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 28: Cracking khí butan một thời gian thì thu được hỗn hợp khí X gồm CH4, C3H6, C2H6, C2H4 và C4H10 dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X đi qua dung dịch nước Br2 dư thì khối lượng bình brom tăng lên 0,91 gam và có 4 gam Br2 phản ứng, đồng thời có hỗn hợp khí Y thoát ra khỏi bình Br2 (thể tích của Y bằng 54,545% thể tích của X). Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là
	A. 2,184.	B. 4,368.	C. 2,128.	D. 1,736. 
Câu 29: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO2)2 và b mol Ba(OH)2. Số mol Al(OH)3 tạo thành phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn bằng đồ thị hình bên. Tỉ lệ a:b tương ứng là
	A. 9:4.	B. 4:9.	C. 7:4. 	D. 4:7.
Câu 30: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6. Giá trị của V là
	A. 2,688.	B. 3,136.	C. 2,912. 	D. 3,360.
Câu 31: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít (ở đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m và V lần lượt là:
	A. 3,84 và 0,448.	B. 5,44 và 0,896. 	C. 5,44 và 0,448.	D. 9,13 và 2,24.
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn m gam photpho trong oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm tạo thành vào 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và KOH 0,2M đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô các chất thu được 9,448 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
	A. 1,426.	B. 1,085.	C. 1,302.	D. 1,395.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 70.	B. 60.	C. 40.	D. 50.
Câu 34: Đun nóng 26,56 gam hỗn hợp X gồm 3 ancol đều no, mạch hở, đơn chức với H2SO4 đặc, ở 140oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 22,24 gam hỗn hợp 6 ete có số mol bằng nhau. Biết trong các ete tạo thành có 3 ete có phân tử khối bằng nhau. Công thức cấu tạo thu gọn của các ancol là
	A. CH3OH, CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH.
B. C2H5OH, CH3CH2CH2OH, CH3CH2CH2CH2OH.
C. CH3OH, CH3CH2OH, (CH3)2CHOH. 
D. C2H5OH, CH3CH2CH2OH, (CH3)2CHOH.
Câu 35: E là trieste mạch hở, tạo bởi glixerol và ba axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn x mol chất E thu được y mol CO2 và z mol H2O. Biết y = z + 5x và khi cho x mol chất E phản ứng vừa đủ với 72 gam Br2 trong nước, thu được 110,1 gam sản phẩm hữu cơ. Nếu cho x mol chất E phản ứng hết với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, làm khô sản phẩm thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 24,75.	B. 8,25.	C. 9,90.	D. 49,50.
Câu 36: Hợp chất X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H6Cl2. Thủy phân chất X trong NaOH đặc, ở nhiệt độ cao, áp suất cao thu được chất Y có công thức C7H7O2Na. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
	A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 37: Cho 23 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít (ở đktc) khí NO2 duy nhất và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 58,25 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 25,625 gam chất kết tủa. Giá trị của V là
	A. 16,8.	B. 38,08.	C. 24,64.	D. 47,6.
Câu 38: Cho 74,88 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 46,6%.	B. 37,8%.	C. 35,8%.	D. 49,6%.
Câu 39: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol một este E đơn chức, mạch hở bằng 26 gam dung dịch MOH 28% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 26,12 gam chất lỏng và 12,88 gam chất rắn khan Y. Nung chất rắn Y trong bình kín với lượng oxi vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí CO2, hơi nước và 8,97 gam một muối duy nhất.
Cho các phát biểu liên quan tới bài toán:
(1) Thể tích CO2 (ở đktc) thu được 5,264 lít.
(2) Tổng số nguyên tử C, H, O có trong một phân tử E là 21.
(3) Este E tạo bởi ancol có phân tử khối là 74.
(4) Este E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:
	A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 40: ste X tạo bởi một α – aminoaxit có công thức phân tử C5H11O2N, hai chất Y và Z là hai peptit mạch hở, tổng số liên kết peptit của hai phân tử Y và Z là 7. Đun nóng 63,5 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối (của glyxin và alanin) và 13,8 gam ancol. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp muối ở trên cần dùng vừa đủ 2,22 mol O2, sau phản ứng thu được Na2CO3, CO2, H2O và 7,84 lít khí N2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của peptit có phân tử khối lớn hơn trong hỗn hợp E là
	A. 46,05%.	B. 8,35%.	C. 50,39%.	D. 7,23%
Đáp án
1-B
2-C
3-A
4-A
5-B
6-C
7-B
8-A
9-B
10-C
11-A
12-A
13-D
14-A
15-C
16-A
17-D
18-B
19-A
20-B
21-A
22-D
23-C
24-A
25-D
26-D
27-B
28-A
29-C
30-C
31-C
32-C
33-B
34-D
35-D
36-C
37-D
38-B
39-C
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Chú ý: Kim loại Al, Fe, Cr bị thụ động với HNO3 đặc nguội
Câu 2: Đáp án C
Ghi nhớ:
+ Chất có cùng phân tử khối, chất nào có liên kết hiđro có nhiệt độ sôi cao hơn chất không có liên kết hiđro
+ Chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao
Câu 3: Đáp án A
Al(OH)3 là hi đroxit lưỡng tính nên vừa tác dụng với dd axit vừa tác dụng với dd bazo
Câu 4: Đáp án A
Câu 5: Đáp án B
Tính chất vật lí chung của kim loại gồm: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim
=> không có tính cứng
Câu 6: Đáp án C
“ Nước đá khô” là CO2 ở thể rắn
Câu 7: Đáp án B
Chú ý: SiO2 chỉ tác dụng với dd HF chứ không tác dụng với dd HCl
Câu 8: Đáp án A
Câu 9: Đáp án B
Câu 10: Đáp án C
Ghi nhớ: Hợp chất hữu cơ là hợp chất của C trừ muối caccbonat, muối cacbua kim loại, axit HCN
Câu 11: Đáp án A
Phương pháp:
Cách 1: Viết PTHH, tính toán theo PTHH
Cách 2: Bảo toàn electron
Hướng dẫn giải:
Cách 1:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ (1)
 	 0,3 (mol)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑ (2)
0,1 	 ←	 (0,4- 0,3) (mol)
Chỉ có Al tác dụng với dd NaOH
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2. H2↑ (3)
0,2 	← 0,3 (mol)
nH2(1+2) = 8,96: 22,4 = 0,4 (mol) ; nH2 (3) = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)
=> m = 0,2. 27 + 0,1.24 = 7,8 (g)
Cách 2: nAl = 2/3 nH2 sinh ra do t/d với NaOH = 2/3. 0,3 = 0,2 (mol)
nMg = nH2 sinh ra do t/d với HCl - nH2 sinh ra do t/d với NaOH = 0,4 – 0, 3= 0,1 (mol)
=> m = 0,2.27 + 0,1.24 = 7,8 (g)
Câu 12: Đáp án A
Phương pháp: Bảo toàn nguyên tố N, Ba
Hướng dẫn giải:
nHNO3 = 0,12 (mol)
BTNT N => nBa(NO3)2 = 1/2nHNO3 = 0,06 (mol)
mrắn = mBa(NO3)2 + mBa(OH)2 dư
=> nBa(OH)2 dư = ( 17,37 – 0,06. 261)/ 171 = 0,01 (mol)
∑ nBa(OH)2 = nBa(NO3)2 + nBa(OH)2 dư = 0,07 (mol)
=> V = n : CM = 0,07: 0,1 = 0,7 (lít) = 700 (ml)
Câu 13: Đáp án D
A, B, C đúng
D.Sai vì CaO phản ứng với HCl nên không thể làm khô HCl được
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 14: Đáp án A
Phương pháp: Công thức nhanh: nO (trong oxit) = 1/2 . nH+
Hướng dẫn giải:
∑ nH+ = 2nH2SO4 + nHCl = 0,1.2 + 0,1 = 0,3 (mol)
=> nO (Trong oxit) = 1/ 2 nH+ = 0,15 (mol)
∑ nCO + H2 = nO (Trong oxit) = 0,15 (mol) => V = 0,15.22,4 = 3,36 (lít)
Câu 15: Đáp án C
Phương pháp:
Ghi nhớ Fe2+ có số oxi hóa trung gian nên có tính khử, sẽ tác dụng được với chất oxi hóa mạnh là KmnO4
Hướng dẫn giải:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnO2↓ + K2SO4 + 8H2O
Câu 16: Đáp án A
Các phát biểu đúng là: 1, 2, 3, 5
Câu 17: Đáp án D
Các phát biểu đúng 2,3,4
Câu 18: Đáp án B
Câu 19: Đáp án A
Câu 20: Đáp án B
X có thể là phenol hoặc anilin
Y vừa phản ứng với dd Cu(OH)2 tạo ra dd màu xanh lam vừa tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra Ag => Y là glucozo
Z vừa phản ứng với dd Cu(OH)2 tạo ra dd màu xanh lam => Z là glixerol
T tác dụng với dd AgNO3/NH3 tạo ra Ag => etylfomat.
Vậy thứ tự X, Y,Z, T là anilin, glucozo, glixerol, etylfomat sẽ phù hợp với đáp án.
Câu 21: Đáp án A
Câu 22: Đáp án D
Các chất phản ứng với NaOH ở t0 thường là: NaHCO3; Al(OH)3; CO2; NH4Cl => có 4 chất
Câu 23: Đáp án C
Câu 24: Đáp án A
Câu 25: Đáp án D
Câu 26: Đáp án D
Gồm có: etilen, hex-1-en, anilin, but-1-in, stiren, metyl metacrylat.
Câu 27: Đáp án B
Câu 28: Đáp án A
Phương pháp: Khi dẫn qua dung dịch Br2, C3H6 và C2H4 phản ứng
nBr2 = nC3H6 + nC2H4
mbình tăng = mC3H6 + mC2H4
Bảo toàn nguyên tố C, H, O.
Hướng dẫn giải:
Khi dẫn qua dung dịch Br2, C3H6 (x mol) và C2H4 (y mol) bị giữ lại.
x + y = nBr2 = 4/160 = 0,025 mol
42x+28y = m bình tăng = 0,91
Giải hệ ta tìm được x = 0,015 mol; y = 0,01 mol
nY = 54,545%nX = 54,545% (0,025 + nY) => nY = 0,03 mol;
Y gồm: CH4: 0,015 mol; C2H6: 0,01 mol; C4H10 dư: 0,03 – 0,015 – 0,01 = 0,005 mol
+ BTNT C: nCO2: 0,015+0,01.2+0,005.4 = 0,055 mol
+ BTNT H: nH2O: 0,015.2+0,01.3+0,005.5 = 0,085 mol
BTNT O: nO2 = nCO2 + 0,5nH2O = 0,055 + 0,5.0,085 = 0,0975 mol
VO2 = 2,184 lít.
Câu 29: Đáp án C
Phương pháp: nOH- => nBa(OH)2
Viết phương trình ion rút gọn , tính toán theo phương trình hóa học
Hướng dẫn giải:
 nOH- = 0,8 => nBa(OH)2 = b = 0,4 mol 
AlO2- + H+ + H2O → Al(OH)3
2a 	 2a
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
2a-1,2
3(2a-1,2)+2a=2 => a = 0,7
=> a:b = 7:4
Câu 30: Đáp án C
Phương pháp:
- Tính số mol CO và H2.
- m↓ - mCO2 = m dung dịch giảm => mCO2
- Viết PTHH. Tính toán theo PTHH.
Hướng dẫn giải:
Ta có: 
Câu 31: Đáp án C
Phương pháp: Viết PTHH. Chú ý do sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại nên Fe dư, phản ứng không tạo Fe3+, chỉ tạo Fe2+.
mchất rắn = m Fe dư + mCu => 
Hướng dẫn giải:
H+: 0,08
NO3-: 0,08
Cu2+: 0,04
3Fe + 8H+ + 2NO3-→3Fe2+ + 2NO+4H2O
0,03 0,08 	0,02
Fe 	+ 	Cu2+ → Fe2+ + Cu
0,04 	0,04 	 0,04
m chất rắn = m Fe dư + mCu => m - 0,07.56 + 64.0,04 = 0,75m
=> m = 5,44 gam
VNO = 0,02.22,4 = 0,448 lít
Câu 32: Đáp án C
Phương pháp: Gọi công thức chung 2 bazo là MOH (M = 101/3) với nMOH = 0,15
- Giả sử tạo các muối
+ Nếu chỉ tạo muối dạng MH2PO4
+ Nếu chỉ tạo muối dạng M2HPO4:
+ Nếu chỉ tạo muối M3PO4:
Để biết được hỗn hợp rắn gồm những chất nào, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng muối => đáp án
Hướng dẫn giải:
NaOH: 0,05
KOH: 0,1
Gọi công thức chung 2 bazo là MOH (M=101/3) với nMOH=0,15
- Nếu chỉ tạo muối dạng MH2PO4: 
- Nếu chỉ tạo muối dạng M2HPO4:
- Nếu chỉ tạo muối dạng M3PO4:
Ta thấy mmuối MOH dư, H3PO4 hết
Giả sử chất rắn gồm: 
Câu 33: Đáp án B
Phương pháp:
- Biện luận : 1mol amin no, 2 mol amino axit no tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH nên amin có 2-NH2; amino axit có 2 –COOH và 1 –NH2
- Giả sử trong a gam hỗn hợp X:
A: 
B: 
Dựa vào định luật BTNT N và tỉ lệ mol => số mol từng chất
- Viết phương trình đốt cháy tìm được mối liên hệ giữa n và m: 
- Ta có: . BTKL: mmuối = a +mHCl
Hướng dẫn giải:
1 mol amin no, 2 mol amino axit no tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4 mol NaOH nên amin có 2 –NH2; amino axit có 2 –COOH và 1 –NH2
Giả sử trong a gam hỗn hợp X:
A: CnH2n+4N2 (a mol)
B: CmH2m-1O4N (b mol)
Ta có: 
Câu 34: Đáp án D
Phương pháp:
Bảo toàn khối lượng: 
Tách nước thu được ete có số mol bằng nhau => 3 ancol có số mol bằng nhau 
Biện luận tìm ra ancol
Hướng dẫn giải:
BTKL: mH2O = 26,56 – 22,24 = 4,32g
nH2O = 0,24mol
nancol = 2nH2O = 0,48mol
Tách nước thu được ete có số mol bằng nhau => 3 ancol có số mol bằng nhau
=> nA = nB = nC = 0,16mol
Mặt khác trong các ete tạo thành có 3 ete có phân tử khối bằng nhau => có 2 ancol là đồng phân của nhau
=> 0,16MA + 0,32MB = 26,56
=> MA + 2MB = 166
2 ancol thỏa mãn C2H5OH và C3H7OH
Câu 35: Đáp án D
Phương pháp:
Sử dụng công thức tính: Đốt cháy hợp chất hữu cơ: có độ bất bão hòa k thì 
Từ mối quan hệ của CO2; H2O và nE => k = ?
Viết PTHH, tính toán theo PTHH
Hướng dẫn giải:
=> Gốc R có k = 3
Câu 36: Đáp án C
Phương pháp:
Viết các đồng phân của X thỏa mãn đề bài
Chú ý: Đến trục đối xứng của phân tử
Hướng dẫn giải:
X: C7H6Cl2 → C7H7O2Na
=> Có 1 Cl đính vào vòng thơm
CTCT: ClC6H4CH2Cl (đồng phân o, p, m)
Câu 37: Đáp án D
Phương pháp:
Quy đổi hỗn hợp về Cu, Fe, O
Bảo toàn khối lượng
Bảo toàn electron
Hướng dẫn giải:
=> mCu + mFe = 23 – 0,25 . 32 = 15g
 Bảo toàn electron => nNO2 = 2nCu + 3nFe + 6nS = 2,125mol
=> V = 47,6 lít
Câu 38: Đáp án B
Phương pháp:
Bảo toàn electron
Bảo toàn điện tích
Bảo toàn nguyên tố Fe, O, H
Hướng dẫn giải:
Phần kết tủa có nAgCl= 0,3 => nAg = 0,009
Bảo toàn electron: nFe2+ = nAg + 3nNO = 0,036
nNO = 0,009 => nH+ dư = 4nNO = 0,036
Đặt a, b, c là số mol Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 trong X
=> mX = 56a + 232b + 180c = 7,488 (1 )
Dung dịch Y còn H+ dư và Fe2+ nên NO3- đã hết.
Vậy Y chứa Fe2+ (0,036), H+ (0,036), Cl- (0,3)
Bảo toàn điện tích => nFe3+ = 0,064
Bảo toàn Fe => a + 3b + c = 0,064 + 0,036 (2)
Bảo toàn H => nH2O = 0,144
Bảo toàn O: 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 + 3nHNO3 = nZ + nH2O
=> 4b + 6c + 0,024 . 3 = 0,032 + 0,144 (3)
Giải hệ (1)(2)(3):	a = 0,05	b = 0,014	c = 0,008
=> %Fe = 37,4%
Câu 39: Đáp án C
Phương pháp: Bảo toàn nguyên tố
Hướng dẫn giải:
- Chất lỏng thu được sau pư gồm H2O của dung dịch ROH và ancol.
mROH = 7,28 gam; mH2O = 18,72 gam
=> m ancol = 7,4 gam
Sau pư còn MOH dư nên este pư hết.
n ancol = n este = 0,1 mol
=> M ancol = 74 gam: C4H9OH (vì este đơn chức)
- 
R bảo toàn nên ta có:
n ROH = 2 nmuối	
=> M = 39: Kali
n KOH ban đầu = 0,13 mol; n KOH dư = 0,13 - 0,1 = 0,03 mol
=> m muối của este = 12,88 - 0,03 . 56 = 11,2 gam	
=> M muối = 112
Muối có công thức là R-COO-K	
=> R = 29: C2H5
Vậy este là C2H5COOC4H9 => (2) và (4) sai
BTNT C: => nCO2 = 0,125mol => V = 3,024 lít => (1) sai
Câu 40: Đáp án D
Phương pháp: Bảo toàn khối lượng
Hướng dẫn giải:
Đặt a, b là số mol muối GlyNa và AlaNa
=> nN = a + b = 0,35.2
nO2 = 2,25a + 3,75b = 2,22
=> a = 0,27 và b = 0,43
=> m muối = 73,92 và nNaOH = 0,7
Bảo toàn khối lượng => nH2O = 0,21
=> nY + nZ = 0,21 (1)
X là este cùa Glỵ hoặc Ala và ancol T.
Nếu X là NH2-CH(CH3)-COOC2H5
=> nX = nC2H5OH = 0,3
=> Y, Z tạo ra từ 0,27 mol Gly và 0,43 - 0,3 = 0,13 mol Ala
=> Số N trung bình của Y, Z = (0,27 + 0,13)/0,21 = 1,9: Vô lý, loại.
Vậy X là NH2-CH2-COOC3H7
=> nX = nC3H7OH = 0,23
=> Y, Z tạo ra từ 0,27 - 0,23 = 0,04 mol Gly và 0,43 mol Ala
=> Số N trung bình của Y, Z = (0,04 + 0,43)/0,21 = 2,24
=> Y là dipeptit và z là heptapeptit
nN = 2nY + 7nZ = 0,04 + 0,43 (2)
(1)(2) => nY = 0,2 và nZ = 0,01
Y là (Gly)u(Ala)2-u
Z là (Gly)v(Ala)7-v
=> nGly = 0,2u + 0,01v = 0,04
=> 20 u + V = 4
=> u = 0 và v = 4 là nghiệm duy nhất. Vậy:
Y là (Ala)2 (0,2 mol)
Z là (Gly)4(Ala)3 (0,01 mol)
=> %Z = 7,23%

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_so_giao_duc_va_d.doc