Đề thi thử THPT lần 1 môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 01

Đề thi thử THPT lần 1 môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 01

Câu 1: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi

 A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.

 B. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.

 C. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.

 D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn Bắc vào nước ta.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau: LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH

 

doc 6 trang phuongtran 5190
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT lần 1 môn Địa lý Lớp 12 - Năm học 2020-2021 - Mã đề: 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT 
TRƯỜNG THPT 
THI THỬ THPT- LẦN 1 – NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN ĐỊA LÝ
 Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)
CHÍNH THỨC
 (Đề có 6 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ...................
Mã đề 001
Câu 1: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi 
	A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
	B. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
	C. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
	D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn Bắc vào nước ta.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau: LƯỢNG MƯA CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
 (Đơn vị: mm).
(Nguồn: SGK Địa lí 12 Nâng cao , NXB Giáo dục Việt nam 2016)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết so sánh nào sau đây không đúng về chế độ mưa giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?
	A. Hà Nội có tổng lượng mưa cả năm nhỏ hơn TP.Hồ Chí Minh.
	B. Tháng mưa cực đại ở Hà Nội đến sớm hơn ở TP.Hồ Chí Minh.
	C. Hà Nội có tổng lượng mưa cả năm lớn hơn TP.Hồ Chí Minh.
	D. Thời gian mùa mưa ở TP.Hồ Chí Minh dài hơn Hà Nội.
Câu 3: Nhân tố chính tạo nên sự khác biệt về mật độ dân số giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
	A. tính chất của nền kinh tế.	B. diều kiện tự nhiên.
	C. lịch sử khai thác lãnh thổ.	D. trình độ phát triển kinh tế.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào có GDP bình quân đầu người cao nhất trong các tỉnh sau đây?
	A. Ninh Thuận.	B. Khánh Hòa.	C. Bình Định.	D. Phú Yên.
Câu 5: Mưa phùn là loại mưa 
	A. diễn ra ở ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vào nửa sau mùa đông.
	B. diễn ra ở ven biển và các đồng đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vào đầu mùa đông.
	C. diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
	D. diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh có đường biên giới quốc gia trên đất liền với Trung Quốc và Lào của nước ta là
	A. Điện Biên.	B. Quảng Ninh.	C. Kon Tum.	D. Lai Châu.
Câu 7: Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là
	A. gió mùa.	B. gió phơn.	C. gió Tín phong.	D. gió địa phương.
Câu 8: Biện pháp để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta là 
	A. phát triển ngành thủ công nghiệp ở nông thôn.
	B. ra thành phố tìm việc làm.
	C. tập trung thâm canh tăng vụ.
	D. đa dạng các hoạt đông kinh tế ở nông thôn.
Câu 9: Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do
	A. vị trí địa lí và hình thể.	B. gió mùa và dòng biển.
	C. khí hậu và sông ngòi.	D. khoáng sản và biển.
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13,14 cho biết cao nguyên nào sau đây không phải là cao nguyên badan?
	A. Đăk Lăk.	B. Mộc Châu.	C. Mơ Nông.	D. Kom Tum.
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây cũng đồng thời là khu dự trữ sinh quyển thế giới?
	A. Phước Bình.	B. Cát Tiên.	C. Yok Đôn.	D. Kon Ka Kinh.
Câu 12: Cho bảng số liệu: TỶ SUẤT SINH THÔ VÀ TỶ SUẤT TỬ THÔ CỦA MỘT SỐ TỈNH Ở NƯỚC TA NĂM 2018.(Đơn vị: ‰)
Tỉnh
Vĩnh Phúc
Phú Thọ
Nghệ An
Quảng Nam
Tỉ suất sinh thô
17,5
17,0
20,0
15,7
Tỉ suất tử thô
8,7
6,1
5,9
11,0
(Nguồn Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của một số tỉnh ở nước ta năm 2018?
	A. Quảng Nam thấp hơn Vĩnh Phúc.	B. Nghệ An cao hơn Quảng Nam.
	C. Phú Thọ cao hơn Nghệ An.	D. Vĩnh Phúc thấp hơn Phú Thọ.
Câu 13: Lũ quét ở miền Bắc thường diễn ra vào thời gian nào trong năm?
	A. Tháng V - VIII.	B. Tháng VI - X.	C. Tháng X - XII.	D. Tháng I - III.
Câu 14: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì 
	A. trong giai đoạn Cổ sinh vận động nâng lên, hạ xuống theo từng đợt.
	B. quá trình phong hoá mạnh yếu theo từng thời kì.
	C. trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.
	D. trong giai đoạn Tân kiến tạo vận động nâng lên, hạ xuống theo từng đợt.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng tây bắc- đông nam?
	A. Con Voi.	B. Tam Đảo.	C. Hoàng Liên Sơn.	D. Đông Triều.
Câu 16: Ngày 02/05/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa cách đảo Lí Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí. Vậy giàn khoan HD 981 hạ đặt trong bộ phận nào của vùng biển nước ta?
	A. Đặc quyền kinh tế.	B. Nội thủy.
	C. Lãnh hải.	D. Tiếp giáp lãnh hải.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình vùng núi Tây Bắc?
	A. Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
	B. Có địa hình cao nhất nước ta.
	C. Có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
	D. Có ba dải địa hình cùng hướng đông bắc - tây nam.
Câu 18: Cho biểu đồ sau:
QUY MÔ VÀ CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM KINH TẾ NƯỚC TA PHÂN THEO NGÀNH
NĂM 2000 VÀ 2014
 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế nước ta phân ngành năm 2000 và 2014?
	A. Tỷ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản và dịch vụ tăng, công nghiệp-xây dựng giảm.
	B. Tỷ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản và dịch vụ giảm, công nghiệp-xây dựng tăng.
	C. Tỷ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản và công nghiệp-xây dựng giảm, dịch vụ tăng.
	D. Tỷ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản giảm, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng.
Câu 19: Biện pháp tốt nhất để hạn chế lũ quét ở vùng núi nước ta?
	A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
	B. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.
	C. Xây dựng các hồ chứa nước.
	D. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây không giáp biển?
	A. Hải Phòng.	B. Thành phố Hồ Chí Minh.
	C. Cần Thơ.	D. Đà Nẵng.
Câu 21: Theo chiều Bắc – Nam, chủ quyền phần đất liền nước ta kéo dài là 
	A. 16°,55’ vĩ độ.	B. 15° vĩ độ.	C. 14°49’ vĩ độ.	D. 16°,33’ vĩ độ.
Câu 22: Cho bảng số liệu :
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1943 – 2019.
Năm
Tổng diện tích rừng 
(triệu ha)
Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha)
Diện tích rừng trồng (triệu ha)
Độ che phủ rừng(%)
1943
14,3
14,3
0
43,0
1983
7,2
6,8
0,4
22,0
2010
13,4
10,3
3,1
40,5
2015
14,1
10,2
3,9
42,6
2019
14,6
10,3
4,3
44,1
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự biến động diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943-2019, dạng biểu đồ nào là thích hợp nhất?
	A. Đường.	B. Cột ghép.	C. Miền.	D. Kết hợp.
Câu 23: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 1990 – 2007?
	A. Cơ cấu đóng góp của khu vực dịch vụ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.
	B. Tỉ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp và xây dựng liên tục tăng.
	C. Tỉ trọng đóng góp của khu vực nông, lâm, thủy sản liên tục giảm.
	D. Tỉ trọng đóng góp của khu vực dịch vụ cao nhưng chưa ổn định.
Câu 24: Hai vấn đề lớn nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước ta hiện nay là
	A. nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm môi trường nước.
	B. sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm.
	C. ô nhiễm môi trường nước và nguồn nước có sự phân hóa theo các vùng miền.
	D. ngập lụt vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước.
Câu 25: Ý nào sau đây không thuộc chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam?
	A. Ngăn ngừa.ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải tạo môi trường.
	B. Dự báo sớm, chính xác các thiên tai, bão lũ, động đất.
	C. Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
	D. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người.
Câu 26: Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển nước sâu ở nước ta là
	A. Vịnh Bắc Bộ.	B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
	C. Bắc Trung Bộ.	D. Vịnh Thái Lan.
Câu 27: Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được được bảo toàn chủ yếu là do địa hình
	A. núi chạy dài từ Bắc vào Nam.	B. có tính phân bậc rõ rệt.
	C. đồi núi thấp chiếm ưu thế.	D. núi cao hiểm trở chiếm ưu thế.
Câu 28: Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH RỪNG Ở NƯỚC TA NĂM 2015
Loại rừng
Diện tích (Nghìn ha)
Rừng sản xuất
7.460,3
Rừng phòng hộ
5.287,4
Rừng đặc dụng
2.175,9
	(Nguồn : tổng cục thống kê năm 2015)
Theo bảng số liệu, cho biết rừng sản xuất chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng diện tích các loại rừng trên?
	A. 85%.	B. 50%.	C. 15%.	D. 35%.
Câu 29: Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay là
	A. nước ta thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
	B. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được đẩy mạnh.
	C. nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường.
	D. nước ta hội nhập quốc tế và khu vực.
Câu 30: Cho biểu đồ sau:
 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung gì?
	A. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành kinh tế năm 2006 và 2010.
	B. Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế năm 2006 và 2010.
	C. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế.
	D. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành kinh tế.
Câu 31: Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân số thành thị cao nhất nước ta vì
	A. có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước.
	B. có dân số đông nhất cả nước.
	C. có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất cả nước.
	D. có ngành công nghiệp phát triển nhất cả nước.
Câu 32: Dân số nước ta năm 2012 là 88,6 triệu người, năm 2015 là 91,9 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nước ta giai đoạn 2013 - 2015 là
	A. 103,7%.	B. 3,72%.	C. 12,4 %.	D. 1,24%.
Câu 33: Biên độ nhiệt độ trung bình năm của nước ta giảm dần từ Bắc vào Nam chủ yếu là do
	A. hoạt động của dải hội tụ và hình dáng lãnh thổ.
	B. hình dạng lãnh thổ và ảnh hưởng của gió mùa.
	C. ảnh hưởng của gió mùa và độ cao của địa hình.
	D. độ cao của địa hình và hoạt động của dải hội tụ.
Câu 34: Lượng mưa ở Huế cao hơn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh do ở Huế chịu tác động mạnh của các nhân tố
	A. bão, áp thấp nhiệt đới; Tín phong bán cầu Bắc, gió tây nam.
	B. địa hình, bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa tây nam, dải hội tụ nhiệt đới.
	C. bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, gió tây nam.
	D. địa hình, bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 35: Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào?
	A. Tây Nguyên.	B. Nam Bộ.
	C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Ven biển Bắc Trung Bộ.
Câu 36: Sự khác nhau về thiên nhiên của vùng núi Đông Trường Sơn và vùng Tây Nguyên chủ yếu là do tác động của
	A. tín phong bán cầu Nam với độ cao của dãy Bạch Mã.
	B. tín phong bán cầu Bắc với hướng của dãy Bạch Mã.
	C. gió mùa với độ cao của dãy núi Trường Sơn.
	D. gió mùa với hướng của dãy núi Trường Sơn.
Câu 37: Đặc điểm nào sau đây đúng về địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ?
	A. Có dãy núi có hình cánh cung mở ra ở phía bắc.
	B. Có sự tương phản về địa hình giữa hai sườn đông - tây.
	C. Địa hình núi thấp chiếm ưu thế.
	D. Gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen kẽ các thung lũng sông hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, khu vực đồi núi Tây Bắc theo lát cắt địa hình từ C đến D (C - D) có đặc điểm địa hình là
	A. cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen các thung lũng sông.
	B. cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen các thung lũng sông.
	C. thấp dần từ tây bắc về đông nam, có 4 thung lũng sông đan xen đồi núi cao.
	D. cao dần từ đông sang tây, nhiều đỉnh núi thấp, cao nhất là đỉnh núi Phanxipăng.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết gió mùa mùa hạ thổi vào Đồng Bằng Bắc Bộ nước ta chủ yếu theo hướng nào sau đây?
	A. Tây Nam.	B. Đông Bắc.	C. Tây Bắc.	D. Đông Nam.
Câu 40: Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta là
	A. bồi tụ, mài mòn.	B. xói mòn, rửa trôi.
	C. bồi tụ, xói mòn.	D. xâm thực, bồi tụ.
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_thpt_lan_1_mon_dia_ly_lop_12_nam_hoc_2020_2021_ma.doc