Đề thi thử hóa học lần 1 môn Hóa học Lớp 12 - Tỉnh An Giang - Trường chuyên Thoại Ngọc Hầu) - Mã đề: 209

Đề thi thử hóa học lần 1 môn Hóa học Lớp 12 - Tỉnh An Giang - Trường chuyên Thoại Ngọc Hầu) - Mã đề: 209

Câu 1: Natri clorua là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương. Công thức của natri clorua là

A. NaClO. B. NaHCO3. C. NaNO3. D. NaCl.

Câu 2: Kim loại không tan được trong lượng dung dịch H2SO4 loãng là

A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Na.

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam Al bằng lượng dư khí O2, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 8,16. B. 1,72. C. 4,08. D. 2,04.

Câu 4: Thí nghiệm nào dưới đây không xảy ra phản ứng?

A. Thêm AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

B. Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội.

C. Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH.

D. Cho Fe tác dụng với dung dịch ZnCl2.

Câu 5: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với

A. nước. B. giấm. C. nước muối. D. nước vôi trong.

Câu 6: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được sử dụng làm dây tóc bóng đèn?

A. Hg. B. Cr. C. W. D. Li

pdf 4 trang phuongtran 4072
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử hóa học lần 1 môn Hóa học Lớp 12 - Tỉnh An Giang - Trường chuyên Thoại Ngọc Hầu) - Mã đề: 209", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ HÓA HỌC LẦN 1 
(TỈNH AN GIANG – TRƯỜNG CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU) 
Câu 1: Natri clorua là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương. Công thức của natri clorua là 
A. NaClO. B. NaHCO3. C. NaNO3. D. NaCl. 
Câu 2: Kim loại không tan được trong lượng dung dịch H2SO4 loãng là 
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Na. 
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam Al bằng lượng dư khí O2, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 8,16. B. 1,72. C. 4,08. D. 2,04. 
Câu 4: Thí nghiệm nào dưới đây không xảy ra phản ứng? 
A. Thêm AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. 
B. Cho kim loại Fe vào dung dịch HCl đặc, nguội. 
C. Cho kim loại Al vào dung dịch NaOH. 
D. Cho Fe tác dụng với dung dịch ZnCl2. 
Câu 5: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin) ta có thể rửa cá với 
A. nước. B. giấm. C. nước muối. D. nước vôi trong. 
Câu 6: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, được sử dụng làm dây tóc bóng đèn? 
A. Hg. B. Cr. C. W. D. Li. 
Câu 7: Glucozơ không tham gia phản ứng 
A. lên men. B. tráng gương. C. thủy phân. D. hiđro hóa. 
Câu 8: Một số cơ sở sản xuất thực phẩm thiếu lương tâm đã dùng fomon (dung dịch nước của fomanđehit) để bảo 
quản bún, phở. Công thức hóa học của fomanđehit là 
A. HCHO. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. CH3CHO. 
Câu 9: Polime thiên nhiên X màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước, có nhiều trong thân cây đay, gai, tre, 
nứa Polime X là 
A. xenlulozơ. B. saccarozơ. C. cao su isopren. D. tinh bột. 
Câu 10: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hiđro để điều chế 17 gam NH3? Biết rằng hiệu suất 
chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc. 
A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2. 
B. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2. 
C. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2. 
D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2. 
Câu 11: Ở nhiệt độ thường, khí nitơ khá trơ về mặt hóa học. Nguyên nhân là do 
A. trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết. 
B. nguyên tử nitơ có bán kính nhỏ. 
C. trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền. 
D. nguyên tử nitơ có độ âm điện kém hơn oxi. 
Câu 12: Chất X có công thức cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là 
A. metyl acrylat. B. metyl axetat. C. propyl fomat. D. etyl axetat. 
Câu 13: Cho dung dịch chứa 3,6 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch 
AgNO3 trong NH3 thu được m gam bạc. Khối lượng bạc sinh ra là 
A. 1,08 gam. B. 4,32 gam. C. 2,16 gam. D. 1,62 gam. 
MÃ ĐỀ 209 
 Câu 14: Các hình vẽ sau mô tả cách thu khí, thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí 
nghiệm: 
Hình 3 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2, NH3, SO2, HCl, N2? 
A. H2, N2, C2H2. B. N2, H2, SO2. C. HCl, SO2, NH3. D. H2, N2, NH3. 
Câu 15: Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. 
Tên gọi của X là 
A. etyl amin. B. đimetyl amin. C. đietyl amin. D. alanin. 
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy thu 
được 672 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở điều kiện chuẩn). Giá trị của m là 
A. 1,92. B. 0,96. C. 0,64. D. 2,88. 
Câu 17: Chất nào trong số các chất dưới đây là chất điện li? 
A. CaCO3. B. C6H12O6. C. C2H5OH. D. C3H5(OH)3. 
Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng? 
A. Metyl metacrylat không tham gia phản ứng với nước brom. 
B. Chất béo không thuộc hợp chất este. 
C. Nhiệt độ nóng chảy của tristearin cao hơn triolein. 
D. Đốt cháy este no, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. 
Câu 19: Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, 
thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là 
A. 200 ml. B. 600 ml. C. 400 ml. D. 800 ml. 
Câu 20: Cho các chất gồm: tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ lapsan (poli(etylen-terephtalat)). Số chất thuộc loại tơ 
nhân tạo là 
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. 
Câu 21: Chất nào sau đây không hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường? 
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Fructozơ. 
Câu 22: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH vừa tác dụng với CH3NH2? 
A. NaOH. B. CH3OH. C. HCl. D. NaCl. 
Câu 23: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? 
A. CH2 = CH – CH2 – CH3. 
B. CH3 – CH = CH – CH2 – CH3. 
C. CH3 – CH = C(CH3)2. 
D. (CH3)2 – CH – CH = CH2. 
Câu 24: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng xảy ra 
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. 
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. 
C. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. 
D. sự oxi hóa Fe và oxi hóa Cu. 
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí 
clo) theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là 
A. 2,2-đimetylpropan. 
B. 2-metylpropan. 
C. etan. 
D. 2-metylbutan.
Câu 26: Cho phát biểu sau: 
(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ. 
(b) Fe2O3 phản ứng với axit HCl sẽ tạo ra 2 muối. 
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan , dao cắt thủy tinh. 
(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm. 
(e) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa. 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 27: Hòa tan hết m gam P2O5 vào 400 gam dung dịch KOH 10% dư, sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch 
thu được 3,5m gam chất rắn. Giá trị nào sau đây gần nhất với giá trị của m? 
A. 13. B. 15. C. 14. D. 16. 
Câu 28: “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng làm cho trái đất nóng lên, do các bức xạ bị giữ lại mà không thoát ra 
ngoài. Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là do sự gia tăng nồng độ của khí X trong không khí. Khí X là 
A. CF4. B. O3. C. O2. D. CO2. 
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức đồng đẳng liên tiếp, thu được hỗn hợp gồm khí và hơi, trong đó 
tỉ lệ 
2 2
: V 8:17CO H OV . Công thức của 2 amin là 
A. C4H9NH2 và C5H11NH2. 
B. C2H5NH2 và C3H7NH2. 
C. CH3NH2 và C2H5NH2. 
D. C3H7NH2 và C4H9NH2. 
Câu 30: Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn 
toàn thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y gồm 3 kim loại. Ba muối trong X là 
A. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3. 
B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2. 
C. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. 
D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)3, Fe(NO3)3. 
Câu 31: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước: 
- Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. 
- Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy 5 – 6 phút trong nồi nước nóng 65 – 70℃. 
- Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa. 
Cho các phát biểu sau: 
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng. 
(b) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế. 
(c) Dung dịch NaCl bão hòa được thêm vào ống nghiệm để phản ứng đạt hiệu suất cao hơn. 
(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch HCl bão hòa. 
(e) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch axit axetic 15%. 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 3. C. 0. D. 1. 
Câu 32: Cho 4,825 gam hỗn hợp bột Al và Fe (có tỉ lệ mol nAl : nFe = 3 : 2) vào 350 ml dung dịch AgNO3 1M. 
Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là 
A. 37,8. B. 13,5. C. 35,1. D. 27,0. 
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn 
hợp Y gồm Mg, Al, MgO, Al2O3 (trong đó 
64
205
O Ym m ) tan hết vào X. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 
dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam (trong đó H2 
chiếm 
4
9
về thể tích và nguyên tố oxi chiếm 
8
23
khối lượng hỗn hợp). BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. 
Giá trị của m là 
A. 20,5. B. 22,5. C. 20,0. D. 22,0. 
Câu 34: Hỗn hợp chất rắn X gồm Ba(HCO3)2, KOH và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol lần lượt là 1 : 2 : 1. Cho hỗn hợp 
X vào bình đựng nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất còn lại trong bình (không kể H2O) là 
A. KHCO3. B. KOH. C. BaCO3, KHCO3. D. BaCO3, KOH. 
Câu 35: Cho các nhận định sau: 
(1) Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (có thể dùng dao cắt được). 
(2) Độ dẫn điện của nhôm (Al) tốt hơn của đồng (Cu). 
(3) Những kim loại có độ dẫn điện tốt thì cũng dẫn nhiệt tốt. 
(4) Crom (Cr) là kim loại cứng nhất trong các kim loại. 
(5) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu. 
Số nhận định đúng là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 36: Cho các phát biểu sau: 
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo. 
(b) Bột ngọt là muối đinatri của axit glutamic. 
(c) Glucozơ thuộc loại monosaccarit. 
(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol. 
(e) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất có màu tím. 
(f) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. 
Số phát biểu đúng là 
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 
Câu 37: Thủy phân hoàn toàn một este hai chức, mạch hở E có công thức C7H10O4 bằng dung dịch NaOH thu được 
2 muối X, Y ( X YM M ) của axit cacboxylic no, đơn chức và ancol Z. 
Cho các nhận xét sau: 
(1) E có đồng phân cấu tạo. 
(2) Z có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. 
(3) Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường. 
(4) X không có phản ứng tráng gương. 
(5) Muối Y có công thức phân tử C2H3O2Na. 
Số phát biểu đúng là 
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. 
Câu 38: Hỗn hợp A gồm 3 este đơn chức, mạch hở tạo thành từ cùng một ancol B với 3 axit cacboxylic (phân tử 
chỉ có nhóm –COOH), trong đó có hai axit no và một axit không no (chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). 
Thủy phân hoàn toàn 4,5 gam A bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối và m gam ancol B. Cho m gam 
ancol B vào bình đựng Na dư sau phản ứng thu được 0,56 lít khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,25 gam. Mặt 
khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 9 gam A thì thu được CO2 và 6,84 gam H2O. Phần trăm số mol của este không no 
trong A là 
A. 44,45%. B. 16,44%. C. 40,00%. D. 20,00%. 
Câu 39: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KOH 2M, thu được 
chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham giả phản ứng tráng bạc) và 53 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn 
bộ Y cần vừa đủ 5,6 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,3 mol X là 
A. 31,0 gam. B. 33,0 gam. C. 41,0 gam. D. 29,4 gam. 
Câu 40: Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH 
vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E 
( D EM M ) và 4,48 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. 
Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là 
A. 4,24 gam. B. 8,04 gam. C. 3,18 gam. D. 5,36 gam. 
---HẾT--- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_hoa_hoc_lan_1_mon_hoa_hoc_lop_12_tinh_an_giang_tr.pdf