Đề thi khảo sát chất lượng môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hồ Nghinh - Năm học 2020-2021 - Mã đề: CD018

Đề thi khảo sát chất lượng môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hồ Nghinh - Năm học 2020-2021 - Mã đề: CD018

Câu 81: Theo quy định của pháp luật, sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?

A. Gián đoạn. B. Trực tiếp. C. Tập trung. D. Ủy nhiệm.

Câu 82: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính cưỡng chế.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 83: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của

A. Quân đội. B. Ủy ban nhân dân.

C. Viện kiểm sát. D. Công an.

Câu 84: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học

A. ở bất cứ nơi nào. B. ở những nơi công cộng.

C. trong các cuộc họp của cơ quan. D. ở những nơi có người tụ tập.

Câu 85: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. giáo dục. B. kinh tế. C. văn hóa. D. chính trị.

Câu 86: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm

A. qui tắc lao động. B. hình sự.

C. hành chính. D. an toàn xã hội.

 

doc 5 trang phuongtran 2830
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Trường THPT Hồ Nghinh - Năm học 2020-2021 - Mã đề: CD018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH 
 TỔ SỬ- ĐỊA- GDCD	
THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG (2020- 2021)
 MÔN GDCD LỚP 12
 (Thời gian 50 phút)
 ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề CD018
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Câu 81: Theo quy định của pháp luật, sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Gián đoạn.	B. Trực tiếp.	C. Tập trung.	D. Ủy nhiệm.
Câu 82: Bất kì ai trong điều kiện hoàn cảnh nhất định cũng phải xử xự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính cưỡng chế.
C. Tính quyền lực bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 83: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của
A. Quân đội.	B. Ủy ban nhân dân.
C. Viện kiểm sát.	D. Công an.
Câu 84: Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học
A. ở bất cứ nơi nào.	B. ở những nơi công cộng.
C. trong các cuộc họp của cơ quan.	D. ở những nơi có người tụ tập.
Câu 85: Các dân tộc được giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về
A. giáo dục.	B. kinh tế.	C. văn hóa.	D. chính trị.
Câu 86: Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm
A. qui tắc lao động.	B. hình sự.
C. hành chính.	D. an toàn xã hội.
Câu 87: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị
A. từ chối khai báo dịch tễ.
B. tiến hành li hôn đơn phương.
C. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
D. phản bác việc hiến tặng nội tạng.
Câu 88: Vi phạm pháp luật là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây ?
A. Có lỗi thể hiện ở hành vi cố ý hoặc vô tình.
B. Tự tiện thực hiện hành vi.
C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
D. Trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động.
Câu 89: Đánh người gây thương tích là vi phạm quyền
A. tự do về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 90: Chị Y là công nhân nhà máy sản xuất hàng may mặc, thường xuyên vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm. Chị Y đã có hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Dân sự.	B. Hình sự.	C. Hành chính.	D. Kỷ luật.
Câu 91: Pháp luật là hệ thống các
A. quy tắc ứng xử chung.	B. chuẩn mực chung.
C. quy định chung.	D. qui tắc xử sự chung.
Câu 92: Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra là nói về trách nhiệm nào sau đây?
A. Dân sự.	B. Pháp lí.	C. Hình sự.	D. Kỷ luật.
Câu 93: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân X đã quyết định mở rộng thêm quy mô sản xuất. Doanh nghiệp X đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây?
A. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề.
B. Quyền định đoạt tài sản.
C. Quyền chủ động mở rộng quy mô kinh doanh.
D. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
Câu 94: Phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức xã hội là
A. pháp luật.	B. chính trị.	C. kinh tế.	D. văn hóa.
Câu 95: Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
B. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 96: Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào sau đây?
A. Nông dân.	B. Tầng lớp trí thức.
C. Công nhân.	D. Tư sản.
Câu 97: Hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước là
A. vi phạm hành chính.	B. vi phạm nội quy cơ quan.
C. vi phạm dân sự.	D. vi phạm kỷ luật.
Câu 98: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.	B. nghĩa vụ và trách nhiệm.
C. quyền và trách nhiệm.	D. trách nhiệm và pháp lý.
Câu 99: K đã lập kế hoạch giả mạo tên của N và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về N. Hành vi này của K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bí mật đời tư.
B. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.
C. Quyền được bảo đản an toàn về thư tín, điện tín.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 100: Nhà phân phối F không cung cấp đầy đủ hàng cho anh P đúng thời hạn theo hợp đồng mà không có lí do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho anh P. Hành vi của nhà phân phối F là hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Thỏa thuận.	B. Hành chính.	C. Kỉ luật.	D. Dân sự.
Câu 101: Mọi văn bản quy phạm pháp luật cấp dưới không được trái với các văn bản do cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào sau đây?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính thực tiễn xã hội.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 102: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về
A. quyền và nghĩa vụ.	B. thực hiện pháp luật.
C. trách nhiệm trước Tòa án.	D. trách nhiệm pháp lý.
Câu 103: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có
A. tội phạm lẩn trốn.	B. tranh chấp tài sản.
C. hoạt động tôn giáo.	D. người lạ tạm trú.
Câu 104: Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.	B. Bình đẳng về quyền tự do.
C. Bình đẳng giữa các thế hệ.	D. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ.
Câu 105: Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc cùng lựa chọn
A. biện pháp kế hoạch hóa gia đình.	B. định đoạt tài sản công cộng.
C. bảo lưu mọi nguồn thu nhập.	D. cách sàng lọc giới tính thai nhi.
Câu 106: Việc vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây?
A. Khám xét nhà khi không có lệnh.
B. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật.
C. Tự tiện bóc mở thư tín, điện tín của người khác.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 107: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Bắt cóc con tin.	B. Theo dõi nạn nhân.
C. Khống chế tội phạm.	D. Đe dọa giết người.
Câu 108: Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. kinh tế.	B. văn hóa.	C. xã hội.	D. chính trị.
Câu 109: Công ty dệt may SĐ đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không sản xuất những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Công ty SĐ đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây ?
A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
D. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.
Câu 110: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.	B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.	D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 111: Ông Y là chủ tịch, bà P phó chủ tịch, anh G, anh H và chị M là nhân viên, anh K là bảo vệ cùng làm việc tại phường X. Trong một cuộc họp, ông Y ngắt lời không cho anh H phát biểu khi anh lên tiếng phê bình chị M. Do anh H phản đối việc bị ngắt lời nên bà P đã yêu cầu anh K buộc anh H phải rời cuộc họp. Vốn có mâu thuẫn từ trước với ông Y, anh G đã viết bài chia sẻ sự việc lên mạng xã hội làm cho uy tín của ông Y bị ảnh hưởng. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Bà P, anh K và anh G.	B. Ông Y và bà P.
C. Anh H và anh G.	D. Ông B, anh H và anh G.
Câu 112: Biết chồng giấu một khoản thu nhập để làm tài sản riêng, bà L đã tìm cách lấy trộm để cho cháu gái V chung vốn với người yêu (anh K) để mở cửa hàng kinh doanh quần áo. Thấy cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên cửa hàng đó khiến V bị trắng tay. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng bà L và V.	B. Anh K và V.
C. Vợ chồng bà L, anh K và V.	D. Vợ chồng bà L.
Câu 113: Giám đốc một công ty quảng cáo là anh T yêu cầu nhân viên là anh K khống chế và giữ khách hàng là anh R tại nhà kho do anh R có hành vi gây rối. Sau hai ngày tìm kiếm, vợ anh R là chị H phát hiện anh bị giam ở công ty này nên nhờ anh Q đến giải cứu chồng. Vì anh K không đồng ý thả anh R nên anh Q đã đánh anh K bị gãy chân. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh T và anh K.	B. Anh K và anh Q.
C. Anh T, anh K và anh Q.	D. Anh T, anh K và chị H.
Câu 114: Ông L và ông G cùng nộp hồ sơ	 đăng kí kinh doanh. Biết hồ sơ của mình chưa đủ điều kiện theo quy định, ông L nhờ chị T đưa cho ông H là 	lãnh đạo cơ quan chức năng 50 triệu đồng và được ông H cấp phép kinh doanh cho ông L. Thấy ông L được cấp phép kinh doanh trong khi hồ sơ cùa mình đủ điều kiện nhưng lại chưa được cấp phép, ông G tung tin ông L chuyên bán hàng giả. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Ông L và ông H.	B. Ổng L, ông H và chị T.
C. Ông H, chị T và ông L.	D. Ông L và ông G.
Câu 115: Bị chị P đặt điều nói xấu, lăng mạ trên facebook nên chị H đã chặn đường đánh chị P bị thương nặng. Anh K thấy vậy liền ôm giữ chị H lại nhằm giúp chị P chạy thoát. Trong trường hợp này ai đã vi phạm pháp luật?
A. Chị H, chị P và anh K.	B. Chị H và anh K.
C. Chị H và chị P.	D. Chị P và anh K.
Câu 116: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa quả tràn ra hè phố để bán, đồng thời giao cho chị T pha chế hóa chất không rõ nguồn gốc để bảo quản hoa quả được tươi lâu hơn ở trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế hóa chất, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số hóa chất mà bà S dùng để bảo quản hoa quả đều do bà N tự mua hóa chất về pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Bà S, ông M, chị T và bà N.	B. Bà S, bà N và ông M.
C. Bà S, chị T và bà N.	D. Bà S, ông M và chị T.
Câu 117: Chị M là nhân viên công ty S, chị đã tiết lộ định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty cho công ty khác và gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản. Chị M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Kỉ luật và hành chính.	B. Dân sự và hành chính.
C. Kỉ luật và hình sự.	D. Hình sự và dân sự.
Câu 118: Ông R là giám đốc, anh Q là phó giám đốc; anh V, anh S và anh M là nhân viên cùng làm việc tại công ty X. Ông R phân công anh V phụ giúp anh S cùng đảm nhận việc sơn tường một tòa nhà. Vì không được sử dụng thiết bị bảo hộ đạt chuẩn như anh S, anh V bị dị ứng toàn thân, phải nằm viện điều trị nên bị ông R kí quyết định sa thải. Trong khi đó, do bị anh M phát hiện việc không trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ đạt chuẩn cho công nhân nên anh Q đã đưa 10 triệu đồng cho anh M và được anh giữ kín việc này. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Ông R và anh M.	B. Ông R và anh Q.
C. Anh Q và anh M.	D. Ông R, anh Q và anh M.
Câu 119: Chủ một cửa hàng thiết bị y tế là anh A đã nhờ chị N, chủ một đại lí thuốc tân dược, bán giúp một lô thuốc X không rõ nguồn gốc. Vì bị thanh tra liên ngành phát hiện và tịch thu toàn bộ lô thuốc X nên chị N không thanh toán tiền cho anh A và còn khai báo anh A là chủ nhân của lô thuốc đó khiến cho anh A vừa bị mất tiền, vừa bị cán bộ chức năng là ông B xử phạt. Biết sự việc này, chị G đã viết bài chia sẻ lên mạng xã hội. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
A. Anh A và chị G.	B. Anh A, chị N và chị G.
C. Anh A và chị N.	D. Anh A, chị G và ông B.
Câu 120: Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa Công ty TNHH của ông K và bà Y là chủ nhà, bà Y đã gọi hai con trai là M và N đến hành hung ông K, làm ông bị chấn thương. Ông K vội vàng gọi tổ bảo vệ của công ty đến và khống chế hành vi của các con bà Y, tiếp tục dùng vũ lực ép M và N đến nhà kho của công ty gần đó và giam họ suốt gần một ngày cho đến khi có lực lượng chức năng đến giải quyết mới thả ra. Vậy ai là người đã vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông K và bảo vệ	B. Bà Y, M, N.
C. M, N và bảo vệ.	D. Ông K, bà Y, M, N và bảo vệ.
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_truo.doc
  • docxĐÁP ÁN KHẢO SÁT 2020-202`1.docx