Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Liễn Sơn - Năm học 2020-2021

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Liễn Sơn - Năm học 2020-2021

Câu 1 (2 điểm)

 So sánh cấu trúc và chức năng của ty thể và lạp thể.

Câu 2 (2 điểm)

 2.1. Dạ dày của trâu bò được chia thành những ngăn nào?

 2.2. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu bò diễn ra như thế nào?

 2.3. Trong thức ăn của trâu bò (cỏ, rơm rạ.) hàm lượng prôtêin không đáng kể, để có đủ nguồn prôtêin cho các hoạt động sống thì trâu bò lấy prôtêin từ đâu?

Câu 3 (2 điểm)

 - Cho nấm men rượu vào ba bình nuôi cấy;

 - Bình 1 và 2 có chứa dung dịch glucôzơ; bình 3 chứa dung dịch tinh bột;

 - Dùng nút cao su đậy kín hai bình 1 và 3; bình 2 cho sục khí liên tục.

 3.1. Sau 72 giờ, rượu êtylic sẽ được sinh ra trong bình nào? Giải thích.

 3.2. Nếu dựa vào nhu cầu về ôxi thì các vi sinh vật được chia thành những nhóm nào? Nấm men rượu được xếp vào nhóm nào trong các nhóm kể trên?

 3.3. So sánh hiệu quả năng lượng mà nấm men rượu

 

docx 6 trang phuongtran 4120
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Liễn Sơn - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD – ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề thi gồm 02 trang, có 10 câu, mỗi câu 2 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
	So sánh cấu trúc và chức năng của ty thể và lạp thể.
Câu 2 (2 điểm)
	2.1.	Dạ dày của trâu bò được chia thành những ngăn nào?
	2.2.	Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu bò diễn ra như thế nào?
	2.3.	Trong thức ăn của trâu bò (cỏ, rơm rạ...) hàm lượng prôtêin không đáng kể, để có đủ nguồn prôtêin cho các hoạt động sống thì trâu bò lấy prôtêin từ đâu?
Câu 3 (2 điểm)
	- Cho nấm men rượu vào ba bình nuôi cấy;
	- Bình 1 và 2 có chứa dung dịch glucôzơ; bình 3 chứa dung dịch tinh bột;
	- Dùng nút cao su đậy kín hai bình 1 và 3; bình 2 cho sục khí liên tục.
	3.1. Sau 72 giờ, rượu êtylic sẽ được sinh ra trong bình nào? Giải thích.
	3.2. Nếu dựa vào nhu cầu về ôxi thì các vi sinh vật được chia thành những nhóm nào? Nấm men rượu được xếp vào nhóm nào trong các nhóm kể trên?
	3.3. So sánh hiệu quả năng lượng mà nấm men rượu thu được trong bình 1 và 2. Giải thích.
Câu 4 (2,0 điểm)
	4.1. Xét hai cặp gen nằm trên NST thường, cho lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, F1 thu được kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Với mỗi quy luật di truyền cho một ví dụ minh họa tỉ lệ trên.
	4.2. Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định?
Câu 5 (2,0 điểm)
	Đột biến điểm là gì? Trong các dạng đột biến điểm dạng nào phổ biến nhất? Vì sao? 
Câu 6 (2,0 điểm)
	Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới tính XX, tỉ lệ giới tính là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá thể cái mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:
	+ Ở giới đực: 5 cá thể mắt trắng : 3 cá thể mắt đỏ.
	+ Ở giới cái: 3 cá thể mắt đỏ : 1 cá thể mắt trắng.
	Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được sẽ như thế nào? Cho biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến. 
Câu 7 (2,0 điểm)
	Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd thực hiện quá trình giảm phân, có 10% số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử ABbd là bao nhiêu?
Câu 8 (2,0 điểm)
	Ở một loài thực vật, gen quy định màu sắc quả gồm 2 alen, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được . Xử lý bằng cônsixin, sau đó cho giao phấn ngẫu nhiên với nhau được . Giả thiết thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất gây đột biến lên đạt 55%. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở .
Câu 9 (2,0 điểm)
	9.1. Ở một loài thực vật trên cạn, xét các cấu trúc sau: tế bào vỏ rễ, tế bào thuộc mạch gỗ của rễ, tế bào lông hút, tế bào nhu mô lá gần khí khổng, nội bì, tế bào thuộc mạch gỗ của thân.
	- Trong các cấu trúc trên, thế nước ở cấu trúc nào thấp nhất? Giải thích?
	- Hãy sắp xếp các cấu trúc trên theo thế nước tăng dần.
	9.2. Giải thích vì sao khi cắt ngắn cành hoa trước khi cho vào bình cắm, người ta thường để vị trí cắt ngập trong nước?
	9.3. Khi cây thiếu nguyên tố nitơ (N) hoặc lưu huỳnh (S) đều có biểu hiện vàng lá. Biểu hiện vàng lá đối với sự thiếu hai nguyên tố này khác nhau thế nào? Giải thích?
Câu 10 (2,0 điểm)
	10.1. Tại sao những người hạ canxi huyết lại bị mất cảm giác?
	10.2. Khí mêtylphôtphonofluoridic axit gây ức chế hoạt động của enzim axêtincôlin-esteraza ở màng sau xináp thần kinh cơ. Nếu hít phải khí này có nguy hiểm cho tính mạng không? Tại sao?
------------------HẾT------------------
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: 
ĐÁP ÁN KÌ THI CHỌN HSG 12 CẤP TRƯỜNG – MÔN SINH
Câu
Ý
Nội dung trả lời
Điểm
1
(2 đ)
* Giống nhau:
- Cấu tạo gồm 2 lớp mang bao bọc;
- Bên trong đều có chứa ADN vòng;
- Bên trong có chứa ribôxôm giống ribôxôm của vi khuẩn
* Khác nhau:
Ty thể
Lục lạp
- Màng trong gấp khúc ăn sâu vào trong chất nền.
- Có chứa nhiều enzim hô hấp;
- Thực hiện hô hấp nội bào, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bảo.
- Cả hai màng đều không gấp khúc;
- Trong lục lạp có chứa sắc tố, có enzim tham gia vào quá trình quang hợp;
- Thực hiện chức năng quang hợp, tạo ra các chất hữu cơ.
0,75
(Mỗi ý 0,25)
0,25
0,5
0,5
2
(2 đ)
2.1
Dạ dày của trâu bò được chia thành 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tô ong, dạ lá sách và dạ múi khế.
0,5
2.2
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày của trâu bò:
- Thức ăn (cỏ, rơm rạ..) được nhai qua loa ở miệng rồi đưa xuống dạ cỏ. Tại đây thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ tiết enzim phân giải xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác;
- Sau khi được vsv lên men, thức ăn chuyển dần sang dạ tổ ong và được ợ lên miệng để nhai lại;
- Thức ăn được nhai kỹ cùng với vsv được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bót nước rồi chuyển vào dạ múi khế;
- Dạ múi khế tiết enzim pepsin và HCl để phân giải prôtêin trong thức ăn và trong xác vsv
1,0
(Mỗi ý 0,25)
2.3
Trong thức ăn của trâu bò hàm lượng prôtêin không đáng kể, để có đủ nguồn prôtêin cho các hoạt động sống thì trâu bò lấy prôtêin từ xác (sinh khối) vsv cộng sinh trong dạ cỏ.
0,5
3
(2 đ)
3.1
- Rượu êtylic được sinh ra trong bình 1.
- Giải thích:
+ Nấm men không thể sử dụng trực tiếp tinh bột làm nguyên liệu trong quá trình chuyển hóa nên chúng không thể phát triển trong bình 3 => không thể tạo ra rượu etylic.
+ Trong điều kiện hiếu khí (có O2) ở bình 2, nấm men thực hiện hô hấp hiếu khí => CO2 và H2O (không tạo ra etylic).
+ Trong điều kiện kỵ khí (không có O2) của bình 1, nấm men rượu sử dụng glucôzơ để thực hiện quá trình lên men rượu sinh ra rượu etylic.
0,25
0,25
0,25
0,25
3.2
- Nếu dựa vào nhu cầu về ôxi thì các vi sinh vật được chia thành các nhóm: vsv kỵ khí bắt buộc; vsv kỵ khí không bắt buộc; vsv vi hiếu khí; vsv hiếu khí.
- Nấm men rượu được xếp vào nhóm vsv kỵ khí không bắt buộc (kỵ khí tùy tiện).
0,25
0,25
3.3
- Trong bình nuôi cấy thứ 2 nấm men thu được nhiều năng lượng hơn.
- Bởi vì:
+ Bình 2 có đủ ôxi nên nấm men sẽ thực hiện hô hấp hiếu khí, trong quá trình này năng lượng được tạo ra chủ yếu ở giai đoạn chuyền êlectron, sinh ra nhiều ATP.
+ Bình 1 đậy kín nên nấm men sẽ chuyển hóa kỵ khí (lên men), trong quá trình này glucôzơ bị oxi hóa không hoàn toàn, không có giai đoạn chuyền êlectron, năng lượng còn nằm trong các liên kết của chất hữu cơ.
0,25
0,25
4
( 2 đ)
4.1
- Quy luật phân li độc lập.
Ví dụ: Ở đậu Hà Lan, A- hạt vàng, a- hạt xanh, B- vỏ hạt trơn, b- vỏ hạt nhăn
P: AaBb x Aabb → .3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
0,5
- Quy luật hoán vị gen với tần số f=25%
Ví dụ: Ở ruồi giấm, A- thân xám, a- thân đen, B- cánh dài, b- cánh ngắn
 P:♀ (f=25%) x ♂ → 3 xám, dài : 3 đen, ngắn : 1 xám, ngắn : 1 đen, dài.
0,5
- Quy luật tương tác gen bổ sung
Ví dụ: Ở gà, A-B- mào hình quả hồ đào; A-bb mào hình hoa hồng, aaB- mào hình hạt đậu, aabb mào hình lá
P: AaBb (mào hình quả hồ đào) x Aabb (mào hoa hồng) → .3 mào hình quả hồ đào: 3 mào hình hoa hồng: 1 mào hình hạt đậu: 1 mào hình lá
(Nếu học sinh lấy ví dụ khác mà đúng, cho điểm tối đa)
0,5
4.2
Cách xác định một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định:
+ Tiến hành lai thuận nghịch: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai luôn mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ.
+ Nếu thay thế nhân của tế bào này bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác thì tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn tồn tại.
0,25
0,25
5
(2 đ)
- KN: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một cặp nucleotit.
- Đột biến thay thế một cặp nucleotit phổ biến nhất vì:
+ Dễ xảy ra hơn cả ngay cả khi không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào tồn tại ở các dạng phổ biến và hiếm). 
+ Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế nucleotit là các đột biến trung tính do chỉ ảnh hưởng đến một codon duy nhất trên gen.
0,5
0,5
0,5
0,5
6
(2 đ)
- Vì trong phép lai, số kiểu tổ hợp giao tử ở giới đực và giới cái bằng nhau® giới cái sẽ có tỉ lệ là: 6 cá thể mắt đỏ : 2 cá thể mắt trắng.
® F2 có 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng® kết quả tương tác bổ sung ® F1 dị hợp tử 2 cặp gen. 
Quy ước: A-B- mắt đỏ; A-bb, aaB-, aabb mắt trắng
- Ở F2 tính trạng màu mắt phân bố không đồng đều ở hai giới ® một trong hai cặp gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X, không có alen trên NST Y.
P ♂aaXbY x ♀AAXBXB 
F1: ♂AaXBY x ♀aaXbXb 
Fa: 1AaXBXb 1 cái mắt đỏ 
 1aaXBXb 1 cái mắt trắng
 1AaXb Y 2 đực mắt trắng
 1aaXbY
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
7
(2 đ)
- Cặp Aa giảm phân bình thường A, a
- Cặp Dd giảm phân bình thường D, d
- 10% cặp Bb rối loạn phân li giảm phân I 
Tỉ lệ giao tử ABbd là: 
Mỗi ý 0,5
8
(2 đ)
Tính tỉ lệ kiểu hình ở F2:
- Kiểu gen : Aa. 
- Áp dụng consixin lên 
 + Có hiệu quả 0,55 AAaa 
 + Không hiệu quả 0,45 Aa 
- Khi cho giao phấn tự do có 3 phép lai:
+ Phép lai 1: (0,55)2.(AAaa x AAaa) Kiểu hình F2: 0,2941 đỏ : 0,0084 vàng
+ Phép lai 2: (0,45)2.(Aa x Aa) Kiểu hình F2: 0,1519 đỏ : 0,0506 vàng 
+ Phép lai 3: 2. 0,55.0,45 .( AAaa x Aa) Kiểu hình F2: 0,4538 đỏ: 0,0410 vàng
 Phân li kiểu hình ở F2: 0,9 đỏ : 0,1 vàng (9 đỏ : 1 vàng)
(Học sinh có thể tính theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
9
(2 đ)
9.1
- Thế nước ở tế bào nhu mô lá gần khí khổng thấp nhất.
- Giải thích: Tế bào nhu mô lá gần khí khổng bị mất nước do sự thoát hơi nước nên có thế nước thấp nhất
- Tế bào nhu mô lá gần khí khổng tế bào thuộc mạch gỗ của thân tế bào thuộc mạch gỗ của rễ nội bì tế bào vỏ rễ tế bào lông hút
0,25
0,25
0,5
9.2
 Khi để vị trí cắt ngập trong nước sẽ tránh cho bọt khí xâm nhập vào mạch gỗ dòng nước liên tục từ môi trường ngoài vào thân và đi lên cánh hoa, do đó hoa sẽ tươi lâu hơn.
0,5
9.3
- Khi thiếu N, màu vàng biểu hiện trước ở lá già, sau đó đến lá non. Khi thiếu S, màu vàng biểu hiện trước ở lá non, sau đó đến lá già.
- Giải thích: khi thiếu N, thực vật có thể huy động nguồn N từ các lá già phía dưới để cung cấp cho các phần đang tăng trưởng, đối với S thì không có khả năng này.
0,25
0,25
10
(2 đ)
10.1
- Iôn Ca2+ có tác dụng giải phóng chất môi giới thần kinh từ cúc xi náp vào khe xináp, từ đó tác động vào màng sau, kích thích màng sau xi náp.
- Nếu thiếu Ca2+ làm cho quá trình giải phóng chất môi giới thần kinh giảm dẫn đến xung thần kinh không truyền qua các xi nap do đó không có cảm giác.
0,5
0,5
10.2
- Do enzim axetincolin-esteraza bị ức chế nên axetincolin không bị phân huỷ ở màng sau xináp
- Axêtincôlin liên tục kích thích lên cơ thể, gây co cơ liên tục, cuối cùng gây liệt cơ, có thể gây ra tử vong.
0,5
0,5
------------------HẾT------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_12_tru.docx