Đề ôn tập môn Hóa học - Chủ đề: Phương pháp đồ thi trong giải toán- Trường THPT Lạng Giang số 1- Bắc Giang - Trần Văn Bảo

Đề ôn tập môn Hóa học - Chủ đề: Phương pháp đồ thi trong giải toán- Trường THPT Lạng Giang số 1- Bắc Giang - Trần Văn Bảo

Phương pháp “Giải bài tập hóa học bằng đồ thị” sẽ giúp các em làm quen, hiểu và vận dụng thành thạo kiến thức liên môn Hóa – Toán để tìm ra phương pháp giải tối ưu nhất.

Dưới đây là một số dạng đồ thị và tính chất của chúng:

1. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2

Bài toán: Dẫn từ từ x mol CO2 vào dung dịch chứa a Ca(OH)2/Ba(OH)2 thu được y mol kết tủa CaCO3/BaCO3. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa CaCO3/BaCO3 vào số mol CO¬2?

- Khi sục CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 thì đầu tiên xảy ra phản ứng:

+ TH1: Nếu x ≤ a

 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + H2O

 x x

Số mol kết tủa: y = x

+ TH2: Nếu a < x="" ≤="">

 Xảy ra phản ứng hoà tan kết tủa, khi đó kết tủa sẽ giảm dần.

 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

 a a

 

docx 22 trang phuongtran 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề ôn tập môn Hóa học - Chủ đề: Phương pháp đồ thi trong giải toán- Trường THPT Lạng Giang số 1- Bắc Giang - Trần Văn Bảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP ĐỒ THI TRONG GIẢI TOÁN
Giáo viên:Trần Văn Bảo – Trường THPT Lạng Giang số 1 – Bắc Giang
A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Từ năm 2014 đến nay, trong đề thi Đại học, Cao đẳng và đề thi THPT Quốc Gia thường có dạng bài tập liên môn Hóa - Toán: Sự biến thiên lượng chất tạo thành theo lượng chất tham gia phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị. 
Phương pháp “Giải bài tập hóa học bằng đồ thị” sẽ giúp các em làm quen, hiểu và vận dụng thành thạo kiến thức liên môn Hóa – Toán để tìm ra phương pháp giải tối ưu nhất.
Dưới đây là một số dạng đồ thị và tính chất của chúng:
1. Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2
Bài toán: Dẫn từ từ x mol CO2 vào dung dịch chứa a Ca(OH)2/Ba(OH)2 thu được y mol kết tủa CaCO3/BaCO3. Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa CaCO3/BaCO3 vào số mol CO2?
- Khi sục CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 thì đầu tiên xảy ra phản ứng:
+ TH1: Nếu x ≤ a
	CO2 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + H2O
	x	x
Số mol kết tủa: y = x
+ TH2: Nếu a < x ≤ 2a
	Xảy ra phản ứng hoà tan kết tủa, khi đó kết tủa sẽ giảm dần.
	CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
	a	a
	CO2 + H2O + CaCO3 Ca(HCO3)2
	x – a	x-a
Số mol kết tủa y = a – (x – a) = 2a – x
Hình dạng đồ thị:
	Nhận xét: Từ hình dạng đồ thị ta thấy, tại giá trị số mol CO2 bằng x1 hoặc x2 ta cùng thu được một giá trị kết tủa như nhau.
2. Sục khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp các bazơ NaOH (hoặc KOH) và Ba(OH)2 (hoặc Ca(OH)2)
Bài toán: Sục từ từ x mol khí CO2 vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 và b mol NaOH. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2.
Bản chất phản ứng:
+ TH1: Nếu x ≤ a
	CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Số mol kết tủa: y = x
+ TH2: Nếu a < x ≤ a + b
	CO2 + NaOH Na2CO3 + H2O
	CO2 + Na2CO3 + H2O NaHCO3.
- Tổng số mol CO2 cho 2 phản ứng này là b mol.
Số mol kết tủa không đổi, có giá trị cực đại: y = a.
+ TH3: Nếu a + b < x ≤ 2a + b
	CO2 + H2O + CaCO3 Ca(HCO3)2.
Số mol kết tủa: y = a – (x – a – b) = 2a + b – x
Vậy sự biến thiên lượng kết tủa BaCO3 hoặc CaCO3 theo lượng CO2 được biểu diễn bằng đồ thị sau:	
● Nhận xét: Dựa vào dạng hình học của đồ thị, ta thấy đường biến thiên lượng kết tủa hợp với trục hoành tạo thành một hình thang cân.
Suy ra: Nếu phản ứng tạo ra một lượng kết tủa x mol (nhỏ hơn lượng kết tủa cực đại) thì ta dễ dàng tính được số mol CO2 tham gia phản ứng là x mol hoặc .
3. Phản ứng của dung dịch bazơ (chứa ion) với dung dịch chứa muối Al3+
Bài toán: Nhỏ từ từ dung dịch chứa x mol OH- vào dung dịch chứa a mol Al3+. Vẽ đồ thị biểu diễn dự phụ thuộc số mol kết tủa Al(OH)3 vào số mol OH-.
TH1: Nếu x ≤ 3a
	Al3+ + 3OH- Al(OH)3.
Số mol kết tủa 
TH2: Nếu 3a < x ≤ 4a
	Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
	Phản ứng hoà tan kết tủa.
Số mol kết tủa y = a – (x – 3a) = 4a – x
Vậy sự biến thiên lượng kết tủa Al(OH)3 theo lượng được biểu diễn bằng đồ thị sau:
● Nhận xét: Dựa vào dạng hình học của đồ thị, suy ra: Nếu phản ứng tạo ra x mol kết tủa (x < a) thì có thể dễ dàng tính được lượng tham ra phản ứng là 3x mol hoặc .
4. Phản ứng của dung dịch bazơ (chứa ion) với dung dịch chứa các ion H+ và Al3+
Bài toán: Nhỏ từ từ dung dịch chứa a mol ion OH- vào dung dịch chứa a mol Al3+ và b mol H+. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa Al(OH)3 vào số mol OH-.
TH1: x ≤ b
	OH- + H+ H2O
	Phản ứng chưa xuất hiện kết tủa.
Số mol kết tủa: y = 0.
TH2: Nếu b < x ≤ 3a + b
	Al3+ + 3OH- Al(OH)3.
	Phản ứng tạo kết tủa đến cực đại là a mol.
Số mol kết tủa: 
TH3: Nếu 3a < x ≤ 4a
	Al(OH)3 + NaOH NaAlO2 + 2H2O
	Phản ứng hoà tan kết tủa.
Số mol kết tủa y = a – (x – 3a - b) = 4a + b – x
Vậy sự biến thiên lượng kết tủa Al(OH)3 theo lượng được biểu diễn bằng đồ thị sau:
5. Phản ứng của dung dịch axit (chứa ion H+) với dung dịch chứa ion hay 
Bài toàn: Nhỏ từ từ dung dịch chứa x mol H+ vào dung dịch chứa a mol thu được y mol kết tủa Al(OH)3. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc số mol kết tủa y (Al(OH)3) vào x (số mol H+).
TH1: Nếu x ≤ a.
	H+ + H2O + Al(OH)3
Số mol kết tủa: y = x
TH2: Nếu a < x ≤ 4a
	3H+ + Al(OH)3 Al3+ + 3H2O
Số mol kết tủa: = 
Vậy sự biến thiên lượng kết tủa theo lượng H+ được biểu diễn bằng đồ thị sau:
6. Phản ứng của dung dịch axit (chứa ion H+) với dung dịch chứa các ion và ()
Bài toán: Nhỏ từ từ dung dịch chứa x mol H+ vào dung dịch chứa a mol và b mol OH-. Vẽ đồ thị biểu diễn dự phụ thuộc số mol kết tủa y vào số mol H+.
Phương trình phản ứng:
TH1: Nếu x ≤ b
	H+ + OH- H2O.
Số mol kết tủa y = 0.
TH2: Nếu b < x ≤ a + b
	H+ + H2O + Al(OH)3.
Số mol kết tủa y = x – b
TH3: Nếu a + b < x ≤ 4a + b
	3H+ + Al(OH)3 Al3+ + 3H2O
Số mol kết tủa: 
Vậy sự biến thiên lượng kết tủa Al(OH)3 theo lượng H+ được biểu diễn bằng đồ thị sau:
6. Dạng phức tạp
Ví dụ: Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3. Sự biến thiên khối lượng kết tủa được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Tổng khối lượng của hai muối Al2(SO4)3 và AlCl3 là
	A. 6,09 gam.	B. 3,42 gam.	C. 5,34.	D. 6,84.
Phân tích và hướng dẫn giải
+ Đường (1) là sự biến thiên lượng kết tủa của phản ứng giữa Ba(OH)2 và Al2(SO4)3; đường (2) là sự biến thiên lượng kết tủa của phản ứng giữa Ba(OH)2 và AlCl3; đường (3) là quá trình hoàn tan Al(OH)3.
*** Phương pháp giải
+ Bước 1: Nhận biết nhanh các dạng đồ thị, kẻ thêm đường và bổ sung một số điểm quan trọng trên đồ thị nếu thấy cần thiết cho việc tính toán.
+ Bước 2: Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra theo đúng thứ tự trước sau. 
+ Bước 3: Vận dụng tính chất hình học của đồ thị để thiết lập được các biểu thức liên quan đến lượng chất tham gia phản ứng và lượng chất tạo thành. Từ đó tính toán để tìm ra kết quả.
B. BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
	A. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
	B. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2.
	C. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
	D. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Zn(NO3)2.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam CaO và H2O, thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X, qua quá trình khảo sát người ta lập đồ thị của phản ứng như sau:
Giá trị của x là	
	A. 0,025. 	B. 0,020. 	C. 0,050. 	D. 0,040.
Câu 3: Hấp thụ hết 1,6V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của V là	
	A. 7,84.	B. 5,60.	C. 6,72.	D. 8,40.
Câu 4: Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b là 
	A. 2 : 1.	B. 5 : 2.	C. 8 : 5.	D. 3 : 1.
Câu 5: Sục từ từ đến dư CO2 vào một cốc đựng dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình sau:
Khi lượng CO2 đã sục vào dung dịch là 0,85 mol thì lượng kết tủa đã xuất hiện là m gam. Giá trị của m là
	A. 40 gam. B. 55 gam.	C. 45 gam. D. 35 gam.
Câu 6: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa V lít Ca(OH)2 0,05M. KQ thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình sau:
Giá trị của V và x là
	A. 5,0; 0,15.	B. 0,4; 0,10.	C. 0,5; 0,10.	D. 0,3; 0,20.
Câu 7: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Giá trị của x là
	A. 0,55 mol. B. 0,65 mol.	C. 0,75 mol.	D. 0,85 mol.
Câu 8: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình sau:
Giá trị của x là
	A. 0,10 mol.	B. 0,15 mol.	C. 0,18 mol.	D. 0,20 mol.
Câu 9: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình sau:
Giá trị của x là
	A. 1,8 mol.	B. 2,2 mol.	C. 2,0 mol.	D. 2,5 mol.
Câu 10: Sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta có kết quả theo đồ thị như hình sau:
Giá trị của x là
	A. 0,10 mol.	B. 0,15 mol.	C. 0,18 mol.	D. 0,20 mol.
Câu 11: Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị như hình sau:
Giá trị của a và b là 
	A. 0,2 và 0,4.	B. 0,2 và 0,5.	C. 0,2 và 0,3.	D. 0,3 và 0,4.
Câu 12: Dẫn từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào thể tích khí CO2 tham gia phản ứng (x lít) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của m là
	A. 19,70.	B. 39,40.	C. 9,85.	D. 29,55.
Câu 13: Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Ba(OH)2 có cùng số mol vào nước, thu được 500 ml dung dịch Y và a mol H2. Hấp thụ 3,6a mol CO2 vào 500 ml dung dịch Y, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của m là	
	A. 41,49.	B. 36,88.	C. 32,27.	D. 46,10.
Câu 14: Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm N2 và CO2 (đktc) đi chậm qua 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5 gam kết tủa. Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H2.
	A. 18,8	B. 1,88	C. 37,6	D. 21
Câu 15 (B/2013): Hấp thu hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 750 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
	A. 29,55.	B. 19,70.	C. 9,85.	D. 39,40.
Câu 16 (CĐ/2-13): Hấp thu hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 19,70.	B. 10,00.	C. 1,97.	D. 5,00.
Câu 17 (A/2007): Hấp thu hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
	A. 0,032.	B. 0,060.	C. 0,040.	D. 0,084.
Câu 18: Cho 100gam CaCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí thoát ra được hấp thụ vào 200 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng muối thu được là: 
	A. 10,6 gam.	B. 16,8 gam. 	C. 95,0 gam.	D. 100,5 gam. 
Câu 19: Hấp thụ hết V lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2, thu được a gam kết tủa. Tách lấy kết tủa, sau đó thêm tiếp 0,6V lít khí CO2 nữa, thu thêm 0,2a gam kết tủa. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là
	A. 7,84 lít.	B. 5,60 lít.	C. 6,72 lít.	D. 8,40 lít.
Câu 20: Sục CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình sau (số liệu tính theo đơn vị mol):
Giá trị của x là
	A. 0,12 mol.	B. 0,11 mol.	C. 0,13 mol.	D. 0,10 mol.
Câu 21: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch có chứa 0,1 mol NaOH; x mol KOH và y mol Ba(OH)2, kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị hình sau:
Giá trị x, y, z lần lượt là
	A. 0,60; 0,40 và 1,50.	B. 0,30; 0,60 và 1,40.	C. 0,30; 0,30 và 1,20.	D. 0,20; 0,60 và 1,25.
Câu 22: Khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị hình sau:
Tỉ lệ a : b là
	A. 4 : 5.	B. 5 : 4.	C. 2 : 3.	D. 4 : 3.
Câu 23: Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaOH ta thu được kết quả như hình sau:
Giá trị của b là
	A. 0,24. 	B. 0,28.	C. 0,40. 	D. 0,32.
Câu 24: Sục CO2 vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và KOH ta thu được kết quả như hình sau:
Giá trị của x là
	A. 0,12.	B. 0,11.	C. 0,13. 	D. 0,10.
Câu 25: Sục CO2 vào dung dịch chứa Ba(OH)2 và KOH ta thu được kết quả như hình sau:
Giá trị của x là
	A. 0,45. 	B. 0,42.	C. 0,48. 	D. 0,60.
Câu 26: Sục khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo số mol CO2 phản ứng như sau: 
Giá trị của V là 
	A. 300.	B. 250.	C. 400.	D. 150.
Câu 27: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x là và m là
	A. 3,25 và 200.	B. 3,25 và 128.	C. 2,75 và 200.	D. 2,75 và 128.
Câu 28: Cho m gam hỗn hợp Na và Ca vào một lượng nước dư thu được dung dịch X và V lít khí (đktc). Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m là
	A. 8,6.	B. 6,3.	C. 10,3.	D. 10,9.
Câu 29: Cho m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và a mol khí H2. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị m là
	A. 21,4.	B. 22,4.	C. 24,2.	D. 24,1.
Câu 30: Sục khí x mol khí CO2 vào dung dịch X chứa hỗn hợp Ca(OH)2 và NaOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của x là
	A. 0,64.	B. 0,58.	C. 0,68.	D. 0,62.
Câu 31: Hấp thụ hết a mol khí CO2 vào dung dịch chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Khi a = 1, lọc bỏ kết tủa sau đó cô cạn dung dịch rồi nung chất tạo thành ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 47,3. 	B. 34,1. 	C. 42,9. 	D. 59,7.
Câu 32: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na và Ba vào nước, thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của m và x lần lượt là
	A. 80 và 1,3. 	B. 228,75 và 3,25.	C. 200 và 2,75. 	D. 200,0 và 3,25.
Câu 33 (A/2008): Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là :
	A. 9,85.	B. 11,82. 	C. 17,73.	D. 19,70. 
Câu 34 (A/2009): Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 3,940.	B. 1,182.	C. 2,364.	D. 1,970.
Câu 35: Sục 4,48 lít (đktc) CO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m g kết tủa. Tính m
	A. 23,64g 	B. 14,78g.	C. 9,85g 	D. 16,75g
Câu 36: Cho 6,72 lit khí CO2 (đktc) vào 380 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch A. Cho 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A được m gam kết tủa. Gía trị m bằng:
	A. 19,7g 	B. 15,76g 	C. 59,1g 	D. 55,16g
Câu 37: Cho 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư được a gam kết tủa. Nếu cho X tác dụng với dung dịch CaCl2 dư được b gam kết tủa. Giá trị (a – b) bằng
	A. 0 . 	B. 15.	C. 10. 	D. 30.
Câu 38: Cho V lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là 
	A. 6,272 lít. 	B. 8,064 lít.	C. 8,512 lít.	D. 2,688 lít.
Câu 39 (B/2014): Hấp thu hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
	A. 14,775.	B. 9,850.	C. 29,550.	D. 19,700.
Câu 40 (A/2013): Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 15,76.	B. 39,40.	C. 21,92.	D. 23,64.
Câu 41 (CĐ/2012): Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
	A. 19,70.	B. 23,64.	C. 7,88.	D. 13,79.
Câu 42 (A/2010): Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 có nồng độ a mol/l, thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít đung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi dun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa. Giá trị của a, m tương ứng là
	A. 0,04 và 4,8.	B. 0,07 và 3,2.	C. 0,08 và 4,8.	D. 0,14 và 2,4.
Câu 43: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
	A. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
	B. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
	C. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Zn(NO3)2.
	D. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3.
Câu 44: Nhỏ từ từ dung dịch KOH đến dư vào dung dịch chứa hỗn hợp AlCl3 và Al2(SO4)3. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau: 
Lượng kết tủa cực đại thu được trong thí nghiệm trên là bao nhiêu gam?
	A. 14,04 gam.	B. 11,7 gam.	C. 15,6 gam.	D. 12,48 gam.
Câu 45: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3,kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:	
Biểu thức liên hệ giữa x và y là
	A. 3y – x = 1,24.	B. 3y – x = 1,44.	C. 3y + x = 1,44.	D. 3y + x = 1,24.
Câu 46: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Giá trị của x là 
	A. 0,84.	B. 0,82.	C. 0,86.	D. 0,80.
Câu 47: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
	A. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2.
	B. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và AlCl3.
	C. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch Al(NO3)3.
	D. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.
Câu 48: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Hỏi khối lượng kết tủa cực đại thu được trong thí nghiệm là bao nhiêu gam?
	A. 23,4 gam.	B. 15,6 gam. 	C. 19,5 gam.	D. 11,7 gam.
Câu 49: Cho đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa lượng ion và lượng kết tủa Al(OH)3 trong phản ứng của dung dịch chứa ion với dung dịch chứa ion hoặc ion như sau:
Khi cho 250 dung dịch HCl x mol/lít vào 150 ml dung dịch NaAlO2 1M, thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của x là 	 
	A. 0,4.	B. 1,2.	C. 2.	D. 1,8.
Câu 50: Cho từ từ chất X vào dung dịch Y, sự biến thiên lượng kết tủa Z tạo thành trong thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Thí nghiệm nào sau đây ứng với thí nghiệm trên?
	A. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Zn(NO3)2.
	B. Cho từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
	C. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và Al(NO3)3.
	D. Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2.
Câu 51: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch hỗn hợp chứa AlCl3 và HCl, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị mol)
Tỉ số x : a có giá trị bằng
	A. 3,6.	B. 4,8.	C. 4,4.	D. 3,8.
Câu 52: Cho a mol Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa b mol HCl thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sau:
Cho a mol Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,15b mol FeCl3 và 0,2b mol CuCl2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A. 11,776.	B. 12,896.	C. 10,874.	D. 9,864.
Câu 53: Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 1,008 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 (n mol) phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH (V lít) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:
Giá trị của a là	
	A. 2,34.	B. 7,95.	C. 3,87.	D. 2,43.
Câu 54: Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+, y mol Al3+, 0,1 mol và . Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tác dụng với dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Khối lượng kết tủa Y là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
	A. 51,28 gam.	B. 62,91 gam.	C. 46,60 gam.	D. 49,72 gam.
Câu 55: Cho m gam Al tác dụng với O2, sau một thời gian thu được (m + 2,88) gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được a mol H2 và dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sau:
Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 16,75 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu, được (m + 249a) gam chất rắn khan. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào dưới đây?
	A. 2,3.	B. 2,1.	C. 1,9.	D. 1,7.
Câu 56: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch chứa NaOH và NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]), kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị bên:
Giá trị của x là 	
	A. 1,6.	B. 2,0.	C. 3,0.	D. 2,4.
Câu 57: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al2O3 và Na vào nước, thu được dung dịch Y và x lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, lượng kết tủa Al(OH)3 (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch HCl (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:
Giá trị của x là
	A. 10,08.	B. 3,36.	C. 1,68.	D. 5,04.
Câu 58: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Vậy tỉ lệ a : b là 
	A. 1 : 2. 	B. 2 : 1. 	C. 2 : 3. 	D. 1 : 3.
Câu 59: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
	A. 1,7. 	B. 2,1. 	C. 2,4. 	D. 2,5.
Câu 60: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X chứa 41,575 gam gồm các chất HCl, MgCl2, AlCl3. Tiến trình phản ứng được biểu diễn bởi đồ thị sau:
Giá trị của a là
	A. 0,15.	B. 0,20.	C. 0,30.	D. 0,35.	
Câu 61: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa V lít dung dịch Al2(SO4)3 x (mol/l). Mối quan hệ giữa khối lượng kết tủa (gam) và số mol được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Để lượng kết tủa không đổi thì thể tích dung dịch Ba(OH)2 nhỏ nhất cần dùng là
	A. 30 ml.	B. 60 ml.	C. 45 ml.	D. 80 ml.
Câu 62: Dung dịch X chứa AlCl3, HCl và MgCl2, trong đó số mol MgCl2 bằng tổng số mol HCl và AlCl3. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X ta có đồ thị sau:
Với x1 + x2=0,48. Cho m gam AgNO3 vào dung dịch X, thu được m1 gam kết tủa và dung dịch chứa 45,645 gam chất tan. Giá trị của m1 là 
	A. 55,965.	B. 58,835.	C. 111,930.	D. 68,880.
Câu 63: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3, thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị:
Tổng giá trị (x + y) bằng
	A. 163,2.	B. 162,3.	C. 132,6.	D. 136,2.
Câu 64: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol FeCl3 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):
Tỉ lệ x : y là
	A. 9 : 11.	B. 8 : 11.	C. 9 : 12.	D. 9 : 10. 
Câu 65: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol FeCl3 và b mol AlCl3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu các chất tính theo đơn vị mol):
 Tỉ lệ a : b là
	A. 1 : 1.	B. 1 : 2.	C. 1 : 3.	D. 2 : 3. 
Câu 66: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp Na2SO4 và Al2(SO4)3 ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau 
Dựa vào đồ thị hãy xác định giá trị của x là
	A. 0,28 (mol)	B. 0,30 (mol)	C. 0,20 (mol)	D. 0,25 (mol)
Câu 67: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa Ca(OH)2 và NaAlO2. Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn như trên đồ thị như hình vẽ. Giá trị của m và x lần lượt là
	A. 39,0 và 1,013.	B. 66,3 và 1,130.	C. 39,0 và 1,130.	C. 66,3 và 1,013.
Câu 68: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào cốc chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Nếu cho từ từ đến hết 0,6 mol Ba(OH)2 vào ống nghiệm thì khối lượng kết tủa thu được là
	A. 85,5.	B. 77,7.	C. 69,9.	D. 82,9.
Câu 69: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa đồng thời NaAlO2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol H2SO4 tham gia phản ứng (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau: 
Giá trị m là
	A. 77,70.	B. 81,65.	C. 93,35.	D. 89,45.
Câu 70: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diện sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị tương ứng của biểu thức mmax - mmin là
	A. 20,15.	B. 18,58.	C. 16,05.	D. 14,04.
Câu 71: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của m là
	A. 35.32.	B. 38,64.	C. 41,65.	D. 40,15.
Câu 72: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 như sau:
Giá trị của a là
	A. 0,63.	B. 0,78.	C. 0,68.	D. 0,71.
Câu 73: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 và b mol Al2(SO4)3. Khối lượng kết tủa (m gam) phụ thuộc vào thể tích dung dịch Ba(OH)2 (V ml) được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của a và b lần lượt là:
	A. 0,1 và 0,12.	B. 0,2 và 0,10.	C. 0,1 và 0,24.	D. 0,2 và 0,18.
Câu 74: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi, hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc thời gian điện phân (t) được biểu diễn bằng đồ thị sau (gấp khúc tại điểm M, N):
Giá trị của m là
	A. 23,64.	B. 16,62.	C. 20,13.	D. 26,22.
Câu 75: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm NaCl và Cu(NO3)2 vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng găn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể. Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (n) phụ thuộc thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị sau (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):
Cho các phát biểu sau:
	(a) Kết thúc điện phân, thể tích khi thu được tại catot là 6,4512 lít (ở đktc).
	(b) Tỉ lệ b : a có giá trị bằng 2 : 1.
	(c) Giá trị của m là 25,32.
	(d) Dung dịch sau điện phân hoà tan tối đa 3,24 gam Al kim loại.
Số phát biểu đúng là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 76: Tiến hành điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hoà tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước không đáng kể). Gọi V là tổng thể tích khí (ở đktc) thoát ra ở cả hai điện cực. Quá trình điện phân được biểu diễn bằng độ thị sau:
Giá trị của a : b là
	A. 2 : 5.	B. 1 : 3.	C. 3 : 8.	D. 1 : 2.
Câu 77 (QG-2019): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màn ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được trên cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):
Giả thuyết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là :
A. 7,57.	B. 5,97.	C. 2,77.	D. 9,17.
Câu 78 (QG – 2019). Hòa tan hỗn hợp gồm gồm CuSO4 và NaCl vào nước thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):
Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
	A. 11,94.	B. 8,74.	C. 5,54.	D. 10,77.
Câu 79 (QG – 2019): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (gấp khúc tại điểm M, N):
Giả sử hiệu xuất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là
	A. 17,48. 	B. 15,76. 	C. 13,42. 	D. 11,08.
Câu 80 (QG – 2019): Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl vào nước, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân X với các điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được trên cả 2 điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm M, N):
Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của H2O. Giá trị của m là
	A. 23,64. 	B. 16,62. 	C. 20,13. 	D. 26,22.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_mon_hoa_hoc_chu_de_phuong_phap_do_thi_trong_giai_t.docx