Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Vân Cốc - Năm học 2020-2021 - Mã đề 255

Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Vân Cốc - Năm học 2020-2021 - Mã đề 255

Câu 1. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?

A. AA × aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × Aa.

Câu 2. Trong quá trình tổng hợp protein, Axitamin mở đầu trong chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là axit amin gì?

A. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là foocmin mêtiônin

B. Sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin còn ở nhân thực là mêtiônin.

C. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là mêtiônin.

D. Sinh vật nhân sơ là mêtiônin còn ở nhân thực là foocmin mêtiônin .

Câu 3. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu trong tế bào?

A. Tế bào chất B. Ri bô xôm C. Nhân tế bào D. Màng sinh chất

Câu 4. Thành phần cấu tạo của Opêron Lac gồm:

A. Một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.

B. Một gen điều hòa (R), một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.

 

docx 5 trang phuongtran 3970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 12 - Trường THPT Vân Cốc - Năm học 2020-2021 - Mã đề 255", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Hà Nội
Trường THPT Vân Cốc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Môn SINH HỌC 12
Năm học : 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề : 255
Họ và tên:..........................................................................Lớp:...........................
ĐỀ BÀI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 
Câu 1. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. AA × aa.	B. Aa × Aa.	C. Aa × aa.	D. AA × Aa.
Câu 2. Trong quá trình tổng hợp protein, Axitamin mở đầu trong chuỗi pôlipeptit ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là axit amin gì?
A. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là foocmin mêtiônin
B. Sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin còn ở nhân thực là mêtiônin.
C. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là mêtiônin.
D. Sinh vật nhân sơ là mêtiônin còn ở nhân thực là foocmin mêtiônin .
Câu 3. Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu trong tế bào?
A. Tế bào chất	B. Ri bô xôm	C. Nhân tế bào	D. Màng sinh chất
Câu 4. Thành phần cấu tạo của Opêron Lac gồm:
A. Một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.
B. Một gen điều hòa (R), một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.
C. Một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.
D. Một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc.
Câu 5. Trong quá trình phiên mã, Enzym ARN-Polimeraza có vai trò gì ?
A. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn trên phân tử ADN để tổng hợp mạch mARN.
B. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn chiều 3, " 5 trên phân tử ADN để tổng hợp mạch mARN theo chiều 5, " 3,
C. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mARN mới
D. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn chiều 5, " 3 trên phân tử ADN để tổng hợp mạch mARN theo chiều 3, " 5,
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?
A. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh
B. Cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
C. Bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng
D. Chuối nhà có bộ nhiễm sắc thể 3n có nguồn gốc từ chuối rừng có bộ nhiễm sắc thể 2n
Câu 7. Thế nào là vốn gen của quần thể?
A. Vốn gen của quần thể là tần số kiểu gen của quần thể ở một thời điểm nhất định
B. Vốn gen của quần thể là tần số các alen của quần thể ở một thời điểm nhất định
C. Vốn gen của quần thể là tổng số các kiểu gen của quần thể ở một thời điểm nhất định
D. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định
Câu 8. Quần thể nào sau đây đã đạt trạng thái cân bằng di truyền:
A. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa	B. 0,5AA : 0,5aa
C. 0,25AA : 0,25Aa : 0,5aa	D. 0,3AA : 0,4Aa : 0,3aa
Câu 9. Theo ĐacUyn nguyên nhân của quá trình tiến hóa là do ?
A. Sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật
B. Sự thay đổi của ngoại cảnh
C. Biến dị cá thể
D. Chọn lọc tự nhiên tác động lên cá thể thông qua tính biến dị và di truyền
Câu 10. Trong các hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể ở người thì thể ba ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 gây ra hội chứng gì?
A. Claiphentơ	B. Đao	C. Tơc nơ	D. Etuôt
Câu 11. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần giống nhau ở điểm nào?
A. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ
B. Tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
C. Tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ
D. Tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
Câu 12. Ở người, khi nghiên cứu về bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, em hãy cho biết đặc điểm nào sau đây là không đúng?
A. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm làm cho hồng cầu hình đĩa chuyển sang hình lưỡi liềm, gây rối loạn hàng loạt bệnh lí trong cơ thể
B. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm là do đột biến ở cấp phân tử
C. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm chỉ xảy ra ở nam giới
D. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm do đột biến thay thế 1 axitamin ở vị trí thứ 6 trong chuỗi pôlipeptit -Hemôglôbin
Câu 13. Ở người, bệnh máu khó đông thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới vì sao?
A. Bệnh do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X, nên ở nam giới chỉ cần nhận được 1 alen lặn là đã được biểu hiện ra kiểu hình
B. Bệnh do đột biến gen trội nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể X, nên ở nam giới luôn được biểu hiện ra kiểu hình
C. Bệnh do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, nên ở nam giới chỉ cần nhận được 1 alen lặn là đã được biểu hiện ra kiểu hình
D. Bệnh do đột biến gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, nên ở nam giới chỉ cần nhận được 1 alen trội là đã được biểu hiện ra kiểu hình
Câu 14. Điền vào chỗ chấm
Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, khi nói về sự tương đồng giữa nhiễm sắc thể X và nhiễm sắc thể Y thì 
A. Luôn tương đồng
B. Phần tương đồng ít hơn phần không tương đồng
C. Phần tương đồng nhiều hơn phần không tương đồng
D. Luôn không tương đồng
Câu 15. Ở người, bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình có bố và mẹ đều bình thường nhưng mẹ của người mẹ mang gen dị hợp về tính trạng trên còn bố của họ bình thường. Khả năng để cặp vợ chồng này sinh ra một người con bị bệnh mù màu là:
A. 37,5%	B. 12,5%	C. 50%	D. 25%
Câu 16. Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là ?
A. Giao tử.	B. Nhiễm sắc thể.	C. Cá thể.	D. Quần thể.
Câu 17. Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là bao nhiêu ?
A. A = T = 526, G = X = 674	B. A = T = 674; G = X = 526
C. A = T = 676, G = X = 524	D. A = T = 524; G = X = 676
Câu 18. Ở người, bệnh, tật nào sau đây chỉ có ở nam giới?
A. Tật dính ngón tay 2 và 3, túm lông trên tai	
B. Tật dính ngón tay 2 và 3, bạch tạng
C. Túm lông trên tai, mù màu	
D. Tật dính ngón tay 3 và 4, túm lông trên tay
Câu 19. Mức phản ứng của kiểu gen là gì?
A. Mức phản ứng của kiểu gen là biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen
B. Mức phản ứng của kiểu gen là giới hạn phản ứng của nhiều kiểu gen trong cùng một môi trường.
C. Mức phản ứng của kiểu gen là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau
D. Mức phản ứng của kiểu gen là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau
Câu 20. Hiện tượng thoái hoá giống ở một số loài sinh sản hữu tính là do nguyên nhân nào?
A. Lai khác giống	B. Lai khác loài
C. Lai khác dòng.	D. Tự thụ phấn, giao phối cận huyết.
Câu 21. Ở người, nguyên nhân gây bệnh phêninkêtô niệu là gì?
A. Do bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu
B. Do đột biến nhiễm sắc thể.
C. Do thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin.
D. Do đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuổi bêta hêmôglôbin.
Câu 22. Thể đột biến là?
A. Quần thể có nhiều cá thể mang đột biến
B. Cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình
C. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
D. Cá thể mang đồng thời nhiều đột biến
Câu 23. Công nghệ gen là gì?
A. Công nghệ gen là quy trình tạo những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
B. Công nghệ gen là quy trình tạo những tế bào có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới
C. Công nghệ gen là quy trình tạo những tế bào có gen bị biến đổi
D. Công nghệ gen là quy trình tạo những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi
Câu 24. Trong các nhóm cođon sau, nhóm cođon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc quá trình tổng hợp Prôtêin?
A. UAA, UAG, AUG	B. UAG, GAU, UUA	
C. UAG, UGA, AUA	D. UAG, UGA, UAA
Câu 25. Ở một cơ thể thực vật có kiểu gen AabbCCDdEE, biết rằng các gen phân li độc lập. Em hãy cho biết kiểu gen trên cho bao nhiêu loại giao tử?
A. 32	B. 16	C. 4	D. 8
Câu 26. Nhận định nào sau đây không đúng về bệnh di truyền?
A. Tất cả các bệnh di truyền không thể chữa trị được.
B. Phát hiện bệnh di truyền bằng phương pháp phân tích chỉ tiêu sinh hóa.
C. Phát hiện bệnh di truyền bằng cách phân tích ADN, nhiễm sắc thể ở tế bào phôi.
D. Nếu phát hiện sớm có thể áp dụng các biện pháp ăn kiêng để hạn chế bệnh.
Câu 27. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào các cơ quan là cơ quan tương đồng?
A. Cánh dơi và tay khỉ	B. Vây cá chép và vây cá voi
C. Cánh dơi và cánh chuồn chuồn	D. Gai cây hoa hồng và gai cây xương rồng
Câu 28. Cho một số đặc điểm sau : 
1: Các cặp gen phân li độc lập	2: Tính trạng trội phải hoàn toàn	
3: Số lượng cá thể đem lai nhiều	4: Giảm phân bình thường
5: Mỗi gen qui định một tính trạng,	6: Bố và mẹ thuần chủng
7: Các gen tác động riêng rẽ
Trong phép lai hai cặp tính trạng tương phản, điều kiện để F2 có sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1 bao gồm những đặc điểm nào ?
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6	B. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7	C. 2,3,4,5,6,7	D. 3, 4, 5, 6, 7
Câu 29. Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cá thể có kiểu gen tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen thu được ở F1. Biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và noãn với tần số 20%
A. 8%	B. 9%	C. 4%	D. 16%
Câu 30. Cho các dạng đột biến sau 
1: Chuyển đoạn tương hỗ 
2: Lặp đoạn
3: Đảo đoạn 
4: Đảo đoạn không chứa tâm động
5: Mất đoạn nhỏ
Dạng đột biến không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể?
Câu trả lời đúng là ?
A. 1,3	B. 2,3,4,5	C. 2,4	D. 4
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_truong_thpt_van_coc.docx