Đề kiểm tra giữa kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2020

Đề kiểm tra giữa kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2020

Câu 1: Loại đột biến nào sau đây làm tăng hàm lượng AND trong nhân tế bào?

A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. tam bội D. Chuyển đoạn trên một NST.

Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, khi không có lactose, gen nào vẫn phiên mã bình thường?

A. Gan A. B. Gen điều hòa C. Gen Y. D. Gen Z.

Câu 3: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. AaBb, AABb. D. aaBb, Aabb

Câu 4: Quá trình nào sau đây sẽ tạo ra alen mới?

A. Đột biến cấu trúc NST. B. Đột biến số lượng NST. C. Hoán vị gen. D. Đột biến gen

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?

A. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.

B. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.

C. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể

D. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN và rARN.

Câu 6: Sự kiện nào sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?

A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn.

B. Enzim ADN – polimeraza sử dụng một mạch làm

docx 4 trang phuongtran 4141
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì môn Sinh học Lớp 12 (Khối B) - Trường THPT Nguyễn Khuyến - Năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ – MÔN SINH LỚP 12 – KHỐI B
 Thời gian làm bài : 50 phút – Ngày 25/10/ 2020
Câu 1: Loại đột biến nào sau đây làm tăng hàm lượng AND trong nhân tế bào?
A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. tam bội D. Chuyển đoạn trên một NST.
Câu 2: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, khi không có lactose, gen nào vẫn phiên mã bình thường?
A. Gan A. B. Gen điều hòa C. Gen Y. D. Gen Z.
Câu 3: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?
A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. AaBb, AABb. D. aaBb, Aabb
Câu 4: Quá trình nào sau đây sẽ tạo ra alen mới?
A. Đột biến cấu trúc NST. B. Đột biến số lượng NST. C. Hoán vị gen. D. Đột biến gen
Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng về phiên mã?
A. Sự truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
B. Sự truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài nhân.
C. Sự duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể
D. Sự tổng hợp các loại ARN như mARN, tARN và rARN.
Câu 6: Sự kiện nào sau đây có nội dung không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực?
A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau dần tạo nên chạc hình chữ Y và để lộ ra hai mạch khuôn.
B. Enzim ADN – polimeraza sử dụng một mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong đó A luôn lien kết với T và G luôn liên kết với X (nguyên tắc bổ sung).
C. Vì enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’, nên trên mạch khuôn 5’ – 3’ mạch mới được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 3’ – 5’ mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn rồi được nối lại nhờ enzim nối
D. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).
Câu 7: Ở cà độc dược (2n = 24) người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba này
A. có số lượng NST trong tế bào soma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
B. có số lượng NST trong tế bào soma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng NST trong tế bào soma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
D. có số lượng NST trong tế bào soma giống nhau và có kiểu hình khác nhau
Câu 8: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây sai?
A. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
B. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
C. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
D. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về người mang hội chứng Đao?
A. NST số 21 có 3 chiếc B. Tế bào sinh dưỡng có 45 NST.
C. Có 3 NST giới tính X. D. Mất đoạn một NST số 21.
Câu 10: Nếu kí hiệu bộ NST lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, của loài thứ hai là BB, bộ NST của thể tự đa bội gồm
A. AABB và AAAA. B. BBBB và AABB. C. AAAA và BBBB D. AB và AABB.
Câu 11: Operon Lac ở vi khuẩn E. coli không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tương tác với chất ức chế. B. Mang thông tin mã hóa cho các enzim phân giải đường lactose.
C. Tương tác với ARN polimeraza. D. Tổng hợp protein ức chế
Câu 12: Loại đột biến nào sau đây có thể được phát sinh do rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử hoặc do rối loạn giảm phân ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
A. Thể ba. B. Thể tam bội. C. Thể tứ bội D. Thể một.
Câu 13: Khi nói về đột biến NST, điều nhận xét nào sau đây đúng?
A. Đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
B. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
C. Đột biến cấu trúc NST có các dạng là mất một cặp nucleotit, thêm cặp nucleotit, thay thế cặp nucleotit.
D. tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm sinh vật giảm sức sống.
Câu 14: Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của NST?
A. Tâm động. B. Trình tự đầu mút. C. Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN. D. Màng nhân tế bào 
Câu 15: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hidro trong gen?
A. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X B. Thêm một cặp nucleotit A – T.
C. Thay thế cặp A – T bằng cặp T – A. D. Mất một cặp nucleotit A – T.
Câu 16: Một loài có bộ NST 2n = 50. Theo li thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A. Loại này có tối đa 25 dạng thể một B. Thể tam bội có số lượng NST là 51.
C. Thể ba của loài này có 75 nhiễm sắc thể. D. Thể tứ bội có sống lượng NST là 200.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến chuyển đoạn NST?
A. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết.
B. Đột biến chuyển đoạn có thể làm thay đổi trình tự phân bố gen trên 1 NST.
C. Côn trùng mang đột biến chuyển đoạn có thể được sử dụng làm công cụ phòng trừ sâu bệnh.
D. Sự chuyển đoạn tương hỗ có thể tạo ra thể đột biến đa bội
Câu 18: Nghiên cứu về các dạng đột biến sau đây:
1. Lặp đoạn 2. Chuyển đoạn 3. Mất đoạn 4. Đảo đoạn NST 
5. Lệch bội thể ba 6. Tam bội 7. Lệch bội thể một
Các dạng đột biến không làm thay đổi chiều dài của các phân tử ADN
A. 4, 5, 6, 7 B. 5, 6, 7. C. 1, 2, 5, 6. D. 1, 2, 4, 6.
Câu 19: Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 20. Xét 3 thể đột biến NST là thể đột biến lặp đoạn, lệch bội thể ba và tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân theo thứ tự là
A. 40; 42; 80. B. 20; 19; 40. C. 40;38; 80. D. 20; 21; 40
Câu 20: Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST.
B. Đột biến lặp đoạn luôn có lợi cho thể đột biến
C. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST.
D. Đột biến lặp đoạn có thể dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới.
Câu 21: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen. Tính theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân của bố và mẹ?
A. Trong giảm phân II ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, NST giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảp phân bình thường
D. Trong giảm phân I ở mẹ, NST giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 22: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến cấu trúc NST làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
B. Đột biến cấu trúc NST có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
C. Tất cả các đột biến cấu trúc NST đều làm thay đổi số lượng gen trên NST
D. Đột biến cấu trúc NST thực chất là sự sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST.
Câu 23: Một loài thực vật lưỡng bội có 2n = 24. Giả sử có 5 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến V có số lượng nhiễm sắc thể (NTS) ở kì giữa mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến
I
II
III
IV
V
Số lượng NTS trong tế bào sinh dưỡng
48
84
72
36
60
 Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội lẻ là:
A. II, IV, V	B. I, III, IV, V.	C. I, III.	D. I, II, III, V.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực?
A. Quá trình nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã đều thể hiện nguyên tắc bổ sung
B. Các ADN trong một tế bào luôn có số lần nhân đôi bằng nhau.
C. Tất cả các gen cùng nằm trên một phân tử ADN trong nhân đều có số lần phiên mã bằng nhau.
D. Quá trình dịch mã có thể diễn ra ở trong nhân hoặc ngoài tế bào chất.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về thể đa bội?
A. Tế bào của thể đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội.
B. Quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ trong tế bào xảy ra mạnh mẽ.
C. Thể đa bội có cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt.
D. Thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường
Câu 26: Đột biến điểm làm thay thế một nucleotit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện codon mở đầu?
A. 3’GAX5’. B. 3’TGX5’. C. 3’TAG5’. D. 3’XGX5’
Câu 27: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã.
(2) Mọi đột biến gen chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân đột biến.
(3) gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau.
(4) Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục
A. 4. B. 1 C. 3. D. 2.
Câu 28: Cho biết A qui định thân cao trội hoàn toàn so với a qui định than thấp. Ở phép lai: AAaa x aaaa thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, ở F2 có số cây thân cao chiếm tỉ lệ
A. 35/36. B. 43/189. C. 27/64. D. 143/216
Câu 29: Một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp ge A, a; B, b; D, d; E, e. Bốn cặp gen này nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen qui định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Bên cạnh các cá thể lưỡng bội, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST đang xét, các thể ba đều có khả năng sống và không phát sinh đột biến khác. Theo lí thuyết, trong loài này có tối đa bao nhiêu kiểu gen qui định các kiểu hình của cả 3 loại alen trội là A, B, E và kiểu hình của alen lặn d?
A. 48. B. 52 C. 24. D. 44.
Câu 30: Một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: AAAa x Aaaa, thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với cây tứ bội Aaaa, thu được F2. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, F2 có tỉ lệ kiểu hình
A. 5 cây thân cao : 1 cây thân thấp. B. 2 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
C. 43cây thân cao : 5 cây thân thấp D. 8 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
Câu 31: Mỗi tế bào lưỡng bội ở 1 loài có 4 cặp NST chứa cả thảy 283.106 cặp nucleotit. Ở kì giữa, chiều dài trung bình của 1 NST là 2 micromet, thì các ADN đã co ngắn khoảng
A. 1000 lần. B. 8000 lần. C. 6000 lần D. 4000 lần.
Câu 32: Ở một loài thực vật, có 4 dòng với các gen trên NST số 1 của mỗi dòng như sau:
Dòng 1: ABCDEGHIK. Dòng 2: ABHGICDEK.
Dòng 3: ABHGEDCIK. Dòng 4: AIGHBCDEK.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cơ chế phát sinh các dòng đột biến này?
I. Nếu dòng 3 được sinh ra từ dòng 1 thì đây là đột biến đảo đoạn NST
II. Từ dòng 2, xảy ra đột biến đảo đoạn nên đã sinh ra dòng 4
III. Từ dòng 4, xảy ra đột biến mất đoạn nên đã sinh ra dòng 3.
IV. Từ dòng 3, xảy ra đột biến lặp đoạn nên đã sinh ra dòng 1.
A. 4. B. 3. C. 2 D. 1.
Câu 33: Ở cà chua, alen A qui định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng, alen B qui định thân cao trội hoàn toàn so với alebn b qui định thân thấp. Thế hệ P cho cây tứ bội AAaaBbbb tự thụ phấn. Biết các cặp gen nói trên phân li độc lập, giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tỉ lệ các loại giao tử ở P là 1:1:1:1:4:4
II. F1 có tối đa 12 kiểu gen và 4 kiểu hình.
III. Tỉ lệ cây có kiểu gen đồng hợp về một trong hai tính trạng ở F1 là 37/144.
IV. Tỉ lệ của kiểu gen giống cây P thu được ở thế hệ lai là 1/4
V. Trong số các cây quả đỏ, thân cao ở F1, cây có kiểu gen dị hợp tử về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ 34/35
A. 4. B. 3 C. 2. D. 1.
Câu 34: Cho biết:
tARN có bộ ba đối mã 3’GXU5’ vận chuyển axit amin Arginin.
tARN có bộ ba đối mã 3’AGX5’ và 3’UXG5’ cùng vận chuyển axit amin Serin.
tARN có bộ ba đối mã 3’XGA5’ vận chuyển axit amin Alanin.
Biết trình tự các nucleotit ở một đoạn mạch gốc của vùng mã hóa ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 
5’GXTTXGXGATXG3’. Đoạn gen này mã hóa cho axit amin, theo lí thuyết, trình tự axit amin tương ứng của quá trình dịch mã là:
A. Serin – Alanin – Serin – Arginin. B. Arginin – Serin – Arginin – Serin
C. Serin – Arginin – Alanin – Serin. D. Arginin – Serin – Alanin – Serin.
Câu 35: Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một tế bào, cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Cho phép lai P: Bố AaBbDd x Mẹ AaBbdd. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 18 loại kiểu gen bình thường và 36 loại kiểu gen đột biến.
II. Cơ thể đực ở P có thể tạo ra 8 loại giao tử.
III.Thể ba ở F1 có thể có kiểu gen AabbbDd.
IV. Thể một ở F1 có thể có kiểu gen aabdd
A. 2. B. 1 C. 4. D. 3.
Câu 36: Có 3 tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo tinh trùng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nếu giảm phân không phát sinh đột biến thì tối đa sẽ tạo ra 4 loại giao tử
(2) Nếu giảm phân không phát sinh đột biến thì tối thiểu sẽ tạo ra 2 loại giao tử
(3) Nếu giảm phân có 1 tế bào phát sinh đột biến, cặp NST mang gen Aa không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì tối thiểu sẽ tạo ra 4 loại giao tử
(4) Nếu giảm phân có 1 tế bào phát sinh đột biến, cặp NST mang gen Bb không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường thì có thể tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1
A. 4 B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 37: Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, đời con của phép lai P: AAAa x AAaa, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình. B. 4 kiểu gen, 2 kiểu hình.
C. 4 kiểu gen, 1 kiểu hình D. 5 kiểu gen, 2 kiểu hình.
Câu 38: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội có kiểu gen Aaaa x AAaa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 
A. 2/9. B. 1/12. C. 11/12 D. 4/9.
Câu 39: Cho biết A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng, cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phép lai giữa hai cây tứ bội thu được đời con có tỉ lệ 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Có tối đa 2 phép lai có kết quả như vậy.
II. Phép lai giữa hai cây tứ bội thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen 1:2:1. Có tối đa 2 phép lai có kết quả như vậy.
III. Cho 2 cây tứ bội giao phấn ngẫu nhiên, thu được đời con có 100% cây hoa đỏ. Có tối đa 9 phép laic ho kết quả như vậy.
IV. Cho 1 cây tứ bội tự thụ phấn, thu được đời con có 2 loại kiểu hình. Có tối đa 2 phép laic ho kết quả như vậy.
A. 4. B. 2 C. 3. D. 1.
Câu 40: Mạch 1 của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:3:4:2 và có chiều dài 0,51 micromet. Gen bị đột biến điểm làm giảm 3 liên kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số nucleotit mỗi loại của mạch 1 lúc chưa đột biến là 150A, 450T, 600G, 300X
II. Số nucleotit loại G của gen lúc chưa đột biến là 900
III. Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit G – X
IV. Gen đột biến có 599 nucleotit loại A.
A. 4. B. 2. C. 3 D. 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_mon_sinh_hoc_lop_12_khoi_b_truong_thpt_n.docx