Đề kiểm tra đánh giá cả năm môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2020-2021
MA TRẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2020 - 2021
*********
I. Mục đích đề kiểm tra:
- Đề kiểm tra này nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức pháp luật, kĩ năng, thái độ ở chương trình khối 12.
II. Mục tiêu đề kiểm tra:
1. Mục tiêu:
* Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản về:
- Thực hiện pháp luật.
- Công dân bình đẳng trước pháp luật.
- Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Công dân với các quyền tự do cơ bản.
- Công dân với các quyền dân chủ.
- Pháp luật với sự phát triển của công dân.
- Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Công dân với kinh tế
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá cả năm môn Giáo dục công dân 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP HỘI ĐỒNG BỘ MÔN TỔ BỘ MÔN GDCD THPT *** Họ và tên giáo viên soạn: LÊ THỊ THU NGÂN Đơn vị: THPT KIẾN VĂN Số điện thoại: 0938894531 . Email: thungankienvan@gmail.com Họ và tên người thẩm định: ............. Đơn vị: THPT .... Số điện thoại: Email: .. Số câu biên soạn: 40 Nội dung câu hỏi trắc nghiệm: BẢNG MÔ TẢ GDCD 12 Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Thực hiện pháp luật Nhớ lại các hình thức thực hiện pháp luật,vi phạm hành chính Sử dụng pl,vi phạm pl, thực hiện pl Áp dụng pl,vi phạm kĩ luật Phê phán những hành vi thực hiện không đúng pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý Tổng số câu: 12 Số điểm: 3.0 Số câu:2 Sốđiểm:0,5 Số câu:3 Số điểm:0,75 Số câu:2 Số điểm:0,5 Số câu:5 Số điểm:1,25 - Công dân bình đẳng trước pháp luật Nhớ lại khái niệm công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ Hiểu được công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Tổng số câu:2 Số điểm: 0.5 Số câu:1 Số điểm: 0,25 Số câu:1 Số điểm:0,25 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời xã hội Nhớ lại khái niệm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình Hiểu được nội dung quyền bình dang đẳng trong kinh doanh. Nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong trong lĩnh vực lao động,hôn nhân,gia đình. Phê phán những hành vi vi phạm quyền quyền bình đẳng của công dân trong HNGDD Tổng số câu:7 Số điểm: 1.75 Số câu:1 Số điểm:0,25 Số câu:1 Số điểm:0,25 Số câu:4 Số điểm:1 Số câu:1 Số điểm:0,25 Công dân với các quyền tự do cơ bản Biết được quyền bất khả xâm phạm thân thể Hiểu được nội dung quyền được đảm bảo tính mạng, sức khỏe Tổng số câu:3 Số điểm: 0.75 Số câu:2 Số điểm:0,5 Số câu:1 Số điểm:0,25 Công dân với các quyền dân chủ. Nhớ lại khái niệm nguyên tắc quyền dân chủ trực tiếp Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội, bầu cử, ứng cử Nhận xét được những hành vi vi phạm quyền bầu cử và ứng cử Phê phán việc thực hiện không đúng các quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Tổng số câu:6 Số điểm: 1.5 Số câu:1 Số điểm:0,25 Số câu:3 Số điểm:0,75 Số câu:1 Số điểm:0,25 Số câu:1 Số điểm:0,25 Pháp luật với sự phát triển của công dân. Nhớ lại khái niệm, nội dung quyền học tập của công dân, quyền sáng tạo Xác định được quyền học tập của công dân. Nhận xét được những hành vi vi phạm quyền sáng tạo của công dân. Tổng số câu:4 Số điểm: 1 Số câu:2 Số điểm:0,5 Số câu:1 Số điểm:0,25 Số câu:1 Số điểm:0,25 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. Nhớ lại một số nội dung cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ kinh doanh Hiểu được một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển xã hội. Tổng số câu:2 Số điểm: 0.5 Số câu:1 Số điểm:0,25 Số câu:1 Số điểm:0,25 Công dân với kinh tế -Sản xuất của cải vật chất -Giá trị hàng hóa -Chức năng thi trường -Khái niệm cầu Tổng số câu:4 Số điểm: 1 Số câu:4 Số điểm:1 Số câu:4 Số điểm:1 Tổng cộng: 40 câu Tổ số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100 Tổngsốcâu: 12 Số điểm: 3 Tỉlệ %: 30 Tổng số câu:12 Số điểm: 12 Tỉlệ %: 30 Tổng số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉlệ %: 20 Số câu: 8 Số điểm:2 Tỉlệ %:20 MA TRẬN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẢ NĂM MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM HỌC 2020 - 2021 ********* I. Mục đích đề kiểm tra: - Đề kiểm tra này nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh về kiến thức pháp luật, kĩ năng, thái độ ở chương trình khối 12. II. Mục tiêu đề kiểm tra: 1. Mục tiêu: * Về kiến thức: Nắm được kiến thức cơ bản về: - Thực hiện pháp luật. - Công dân bình đẳng trước pháp luật. - Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. - Công dân với các quyền tự do cơ bản. - Công dân với các quyền dân chủ. - Pháp luật với sự phát triển của công dân. - Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước. - Công dân với kinh tế * Về kĩ năng: Biết thực hiện pháp luật theo đúng lứa tuổi và phê phán những hành vi sai, trái pháp luật * Về thái độ: Có ý thức thái độ tôn trọng pháp luật và luôn xử sự theo đúng quy định của pháp luật. * Về năng lực: giúp học sinh hình thành các năng lực như - Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo; năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội - Năng lực nắm bắt kiến thức và vận dụng trong cuộc sống. 2. Hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm (100%) 3. Ma trận đề: NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Bài 2 : Thực hiện pháp luật Số câu: 2 3 2 5 12c 3.0đ Số điểm: 0,5 0,75 0,5 1,25 Bài 3 : Công dân bình đẳng trước pháp luật Số câu: 1 1 2c 0,5đ Số điểm: 0,25 0,25 Bài 4 : Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống xã hội Số câu: 1 1 4 1 7c 1,75đ Số điểm: 0,25 0,25 1.0 0,25 Bài 6 : công dân với các quyền tụ do cơ bản Số câu: 2 1 3c Số điểm: 0,5 0.25 0.75đ Bài 7: công dân với các quyền dân chủ Số câu: 1 3 1 1 6c Số điểm: 0,25 0,75 0,25 0,25 1,5đ Bài 8: công dân với quyền được phát triển Số câu: 2 1 1 4c Số điểm: 0,5 0,25 0,25 1,0đ Bài 9: Công dân với sự phát triển bền vững đất nước Số câu: 1 1 2c Số điểm: 0,25 0,25 0,5đ Công dân với kinh tế Số câu: 4 4c Số điểm: 1 1đ Số câu 12 12 8 8 40 Số điểm 3 3 2 2 10 Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm do mình gây ra? A. Đủ 16 tuổi trở lên. B. Đủ 14 tuổi trở lên C. Đủ 12 tuổi trở lên D. Đủ 18 tuổi trở lên Câu 2. Thực hiện pháp luật là việc các cá nhân tổ chức thực hiện những hành vi A. Hợp pháp. B. Phù hợp. C. Chuẩn mực. D. Đúng đắn. Câu 3. Cá nhân đi học là tham gia hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 4. Hành vi có thể là hành động- làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là dấu hiệu nào dưới đây của vi phạm pháp luật ? A. Hành vi trái pháp luật. B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. D. Hành vi đúng pháp luật. Câu 5. Hành vi nào sau đây không phải là thực hiện pháp luật ? A. Làm những gì pháp luật không cho phép làm B. Làm những gì pháp luật cho phép làm C. Làm những gì pháp luật quy định phải làm. D. Làm những gì pháp luật không cấm. Câu 6. Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp kí chứng nhận đăng kí kết hôn cho anh V và N theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 7. Bà Thanh là cán bộ phường, xin nghỉ 1 ngày để giải quyết công việc riêng nhưng sáng hôm sau cũng không thấy đến cơ quan làm việc mà không có lí do chính đáng. Mọi người phát hiện bà đi du lịch cùng bạn và đăng hình trên facebook. Trong trường hợp này, hành vi của bà Thanh là hành vi vi phạm nào dưới đây? A. Vi phạm kỷ luật. B. Vi phạm hành chính. C. Vi phạm hình sự. D. Vi phạm dân sự. Câu 8. Ông G đã đưa hối lộ cho anh R là cán bộ quản lí hồ sơ dự thầu để nhờ anh B giúp mình thắng thầu. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của R và G, K đã yêu cầu R phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo G và R. R đồng ý với yêu cầu của K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của K biết chuyện K nhận tiền của R đã đi báo với cơ quan chức năng. Trong tình huống này những ai phải chịu trách nhiệm pháp lý ? A. K, G và R. B. R và G C. K và Y. D. K và R. Câu 9. Để có đủ số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh U theo hợp đồng đã ký kết, ông V đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong hợp đồng đó bằng cách hợp tác với anh E làm hàng giả số lượng hàng trăm triệu đồng nhằm thu lời bất chính. Bị chị Q phát hiện nên để bảo vệ công việc làm ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11% cho chị Q. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự? A. Vợ chồng bà E, G, H và V. B. Anh U, G, Q và H. C. Bà E, chị Q, G, và H. D. Ông E, anh U và H. Câu 10. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D B. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D C. Vợ chồng chị N và chị D D. Vợ chồng chị V và chị D Câu 11. Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông, anh A rủ các anh B, C, D đến liên quan. Ăn xong, anh A và B say rượu nên ngủ ngay trên nền nhà, còn anh C và D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy, anh C tò mò bấm thử, không ngờ chạm phải cầu dao vận hành cửa xã lũ. Lượng nước lớn tốc độ xã nhanh đã gây ngập làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ anh C và D bỏ trốn. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh A, C và D B. Anh B, C và A C. Anh A, B, C và D D. Anh C và D Câu 12. Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. Những ai dưới đây là vi phạm pháp luật? A. Chị T, ông K và anh N. B. Chị T, ông K, anh P và anh N. C. Chị T, ông K và anh P. D. Chị T và ông K. Câu 13. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ A. trước Nhà nước và xã hội theo quy định pháp luật. B. trước Nhà nước và giai cấp khác trong xã hội C. trước mọi cá nhân và tổ chức trong theo quy định. D. trước các giai cấp và tầng lớp trong toàn xã hội. Câu 14. Trong cùng một hoàn cảnh, người lãnh đạo và nhân viên cùng vi phạm pháp luật với tính chất mức độ như nhau, thì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm pháp lí A. như nhau. B. nặng hơn. C. nhẹ hơn. D. có thể khác nhau. Câu 15. Trong quan hệ tài sản vợ chồng có quyền và nghĩa vụ A. ngang nhau khi định đoạt tài sản chung B. ngang nhau trong việc định đoạt tài sản có trong gia đình C. ngang nhau trong việc định đoạt tài sản riêng. D. ngang nhau trong mọi tài sản Câu 16. Nhà nước ta qui định nam nữ bình đẳng trong việc thành lập và quản lí doanh nghiệp. Điều này thể hiện nhà nước ta bảo đảm quyền bình đẳng trong lĩnh vực A. kinh doanh. B. đời sống. C. tài chính. D. đãi ngộ. Câu 17. Trong hợp đồng lao động giữa công ti X và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc cho công ty mới lập gia đình và sinh con. Quy định này vi phạm nguyên tắc nào của hợp đồng lao động? A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. B. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. D. Bình đẳng trong việc sử dụng người lao động. Câu 18. Chị H muốn đi học cao học nhưng anh T không cho đi vì cho rằng phụ nữ không nên học cao hơn chồng mà nên giành nhiều thời gian để chăm chồng, chăm con và lo cho gia đình. Hành vi của anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về: A. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt. B. Tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. C. Việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hộỉ. D. Quyền được lao động, cống hiến trong cuộc sống. Câu 19. Anh G muốn bán 1 chiếc xe ô tô là tài sản riêng của anh G trước khi kết hôn, nhưng vợ không đồng ý. Vậy, theo quy định của pháp luật anh G có quyền bán chiếc xe đó không? A. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh G. B. Không, vì khi kết hôn chiếc xe là tài sản chung. C. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp D. Được, nhưng phải được vợ chấp thuận. Câu 20. Chị M được giám đốc công ty khai thác than Z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó giám đốc điều động chị vào làm trong hàm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động? A. Giao kết lợp đồng lao động. B. Tạo cơ hội tham gia quản lí. B. Áp dụng chế độ ưu tiên. D. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng. Câu 21. Do bố mẹ mất sớm, bản thân lại hay phải đi công tác xa nên anh M gửi em trai là anh N đang học đại học cho ông H và bà K là ông bà nội của mình nuôi dưỡng. Mặc dù được vợ chồng bà K quản lí chặt chẽ nhưng anh N vẫn thường xuyên trốn học đi chơi điện tử. Một lần, do cố tình chống đối ông bà nội nên N bị ông H tuyên bố cắt đứt quan hệ và đuổi ra khỏi nhà mặc cho bà K ra sức can ngăn. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Ông H và anh N. B. Anh M, anh N và bà K. C. Ông H và anh M. D. Ông H, anh M và anh N. Câu 22. Tự ý bắt và giam giữ người khi nghi ngờ người đó phạm tội là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. C. Quyền tự do cá nhân. D. Quyền bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 23. Thời gian giam giữ người phục vụ cho công tác điều tra không cần được sự phê chuẩn của cơ quan chức năng có thẩm quyền là A. 12 tiếng B. 8 tiếng C. 24 tiếng D. 48 tiếng Câu 24. Chị A đã xem tin nhắn của con và thấy con thường xuyên có nhắn tin yêu đương với K - một thanh niên hư hỏng trong cùng làng. Chị A đưa cho T (chồng chị) xem. Tức giận chồng chị đánh con gái, đập nát điện thoại. Đồng thời, T còn thuê Y đánh K để cảnh cáo, Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe? A. T và Y. B. Vợ chồng chị A anh T C. T, A và Y. D. K và Y. Câu 25. Dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là hình thức dân chủ A. trực tiếp. B. gián tiếp C. tập trung. D. xã hội chủ nghĩa Câu 26. Thảo luận và biểu quyết các các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào? A. Cả nước B. Địa phương C. Cơ sở D. Cơ sở và địa phương Câu 27. Theo quy định người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri. Việc này thể hiện nguyên tắc A. trực tiếp, bỏ phiếu kín. B. phổ thông, trực tiếp. C. phổ thông, bỏ phiếu kín. D. bình đẳng, phổ thông. Câu 28. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào và bằng hình thức thực hiện gì? A. Chính trị - gián tiếp B. Kinh tế - trực tiếp C. Xã hội - gián tiếp D. Hành chính -trực tiếp Câu 29. Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã X, anh M gợi ý chị C bỏ phiếu cho ứng cử viên là người thân của mình. Thấy chị C còn băn khoăn, anh M nhanh tay gạch phiếu bầu giúp chị rồi bỏ luôn lá phiếu đó vào hòm phiếu. Anh M đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây? A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Ủy quyền. D. Gián tiếp. Câu 30. Anh A và anh B, anh C được tuyển dụng vào công ty Y với công việc như nhau. Chị M là kế toán của công ty, nên giám đốc công ty Y gặp riêng kế toán M để xếp anh B hưởng mức lương cao hơn do tốt nghiệp trước anh A hai năm, và chị M đã làm theo sự chỉ đạo của giám đốc công ty Y. Như vậy, trong trường hợp này ai có quyền khiếu nại ? A. Anh A và anh C B. Anh A, Anh B, anh C C. Anh B, chị M. D. Giám đốc công ty Y, chị M, anh C Câu 31. Việc công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình, là nội dung của A. quyền học tập của công dân. B. quyền được phát triển của công dân. C. quyền sáng tạo của công dân. D quyền tự do của công dân. Câu 32. Khẳng định: Công dân có quyền sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thuộc A. nội dung quyền sáng tạo. B. khái niệm quyền sáng tạo. D. ý nghĩa quyền sáng tạo. C. biểu hiện quyền sáng tạo. Câu 33. Nếu không trúng tuyển vào đại học công lập, công dân có thể thực hiện quyền học tập thường xuyên, học suốt đời của mình bằng cách nào dưới đây? A. Học ở trường tư thục. B. Học ở bất cứ nơi nào. C. Học ở nơi mình thích. D. Học ở các loại trường khác. Câu 34. Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo vệ biển đảo quê hương”. M đã tự ý sao chép bức tranh của chị gái và gửi dự thi với tên mình. M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Sáng tạo. B. Ứng dụng. C. Ủy nhiệm. D. Chuyển nhượng. Câu 35. Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là A. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. B. lựa chọn hình thức sản xuất, kinh doanh C. quyết định mặt hàng kinh doanh. D. lựa chọn quy mô kinh doanh. Câu 36. Pháp luật có những quy định kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số nhằm A. góp phần làm cho kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh. B. xây dựng gia đình ít con C. xây dựng gia đình cân bằng về giới tính. D. thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Câu 37. Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là A. Sản xuất của cải vật chất. B. Sản xuất kinh tế C. Thỏa mãn nhu cầu. D. Quá trình sản xuất. Câu 38. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào? A. Giá trị trao đổi. B. Giá trị số lượng, chất lượng. C. Lao động xã hội của người sản xuất. D. Giá trị sử dụng của hàng hóa. Câu 39. Một trong những chức năng của thị trường là gì? A. Thông tin. B. Kiểm tra hàng hóa. C. Trao đổi hàng hóa. D. Đánh giá Câu 40. Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào? A. Nhu cầu có khả năng thanh toán. B. Nhu cầu của mọi người. C. Nhu cầu của người tiêu dùng. D. Nhu cầu tiêu dùng hàng hoá. -Hết-
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_danh_gia_ca_nam_mon_giao_duc_cong_dan_12_nam_hoc.doc