Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 12 - -Trường THPT Trà Bồng - Năm học 2020-2021- Mã đề: 001

Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 12 - -Trường THPT Trà Bồng - Năm học 2020-2021- Mã đề: 001

Câu 1: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng:

 A. Tơcnơ, 3X. B. 3X, Claiphentơ. C. Claiphentơ. D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X.

Câu 2: Cho các thành tựu sau:

I. Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại.

II. Tạo giống dâu tằm tứ bội.

III. Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt.

IV. Tạo giống dưa hấu đa bội.

 Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:

 A. III và IV B. II và IV C. I và III D. I và II

Câu 3: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là:

 A. kĩ thuật chuyển gen. B. kĩ thuật ghép các gen. C. kĩ thuật tổ hợp gen. D. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.

Câu 4: Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật

doc 4 trang phuongtran 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Sinh học Lớp 12 - -Trường THPT Trà Bồng - Năm học 2020-2021- Mã đề: 001", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT TRÀ BỒNG
(Đề có 4 trang)
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2020- 2021
MÔN: SINH HỌC 12
Thời gian làm bài 45 Phút
 Họ tên: . Lớp: 
Mã đề 001
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng:
	A. Tơcnơ, 3X. B. 3X, Claiphentơ. C. Claiphentơ.	 D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X. 
Câu 2: Cho các thành tựu sau:
I. Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại.
II. Tạo giống dâu tằm tứ bội.
III. Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt.
IV. Tạo giống dưa hấu đa bội.
 Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:
	A. III và IV	B. II và IV	C. I và III 	D. I và II
Câu 3: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng thể truyền được gọi là:
	A. kĩ thuật chuyển gen. B. kĩ thuật ghép các gen. C. kĩ thuật tổ hợp gen. D. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
Câu 4: Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật có trình tự các gen là ABCDEFGH bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các đoạn như sau: HGABCDEF. Dạng đột biến đó là
	A. chuyển đoạn không hỗ. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn.	 D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 5: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của MenĐen gồm:
	(1)Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết.
	(2) Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3.
	(3) Tạo các dòng thuần chủng.
	(4) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:
	A. (2), (1), (3), (4) B. (2), (3), (4), 1 C. ( 3), (2), (4), (1)	 D. (1), (2), (3), (4)
Câu 6: Cơ chế gây bệnh của bệnh phêninkêtô niệu là do:
A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin. B. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu. C. đột biến nhiễm sắc thể. D. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi b-hêmôglôbin.
Câu 7: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
	I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
	II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
	III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. 	 
	IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
	A. III → II → IV. B. II → III → IV. C. I → III → II.	 D. III → II → I. 
Câu 8: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền:
	A. phân li độc lập B. hoán vị gen. C. liên kết hoàn toàn. 	D. tương tác gen.
Câu 9: Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống 
	A. cà chua B. nho C. dưa hấu 	D. lúa 
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen? 
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. B. Tất cả các đột biến gen đều có hại. 
	C. Có nhiều dạng đột biến điểm như : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn. 
	D. Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình. 
Câu 11: Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là:
	A. công nghệ vi sinh vật B. công nghệ gen. C. công nghệ sinh học	D. công nghệ tế bào.
Câu 12: Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBbccDd phân li độc lập, khi giảm phân bình thường sẽ cho mấy loại giao tử?
	A. 1 	B. 8	C. 3	D. 2
Câu 13: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô 
	A. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp. B. di truyền theo quy luật liên kết gen.
	C. do một cặp gen quy định . D. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung .
Câu 14: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
	A. mã di truyền	B. anticodon	C. codon	D. gen
Câu 15: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu(khởi đầu phiên mã)
(2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’-5’.
(3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ – 5’.
(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện diễn ra theo trình tự đúnglà:
	A. (2), (3), (1), (4). B. (2), (1), (3), (4). C. (1), (4), (3), (2).	D. (1), (2), (3), (4).
Câu 16: Xét bệnh bạch tạng ở người, gen A bình thường trội hoàn toàn so với alen a bị bạch tạng, nằm trên cặp NST thường. Kiểu gen của người nào sau đây bị bạch tạng ?
	A. AAXX	B. AaXX 	C. aaXY	D. AAXY
Câu 17: Đường kính của các bậc cấu trúc NST lần lượt là:
	A. sợi cơ bản (10 nm), sợi chất nhiễm sắc (300nm), cromatit (700 nm).
	B. sợi cơ bản (11 nm), sợi chất nhiễm sắc (30nm), cromatit (700 nm).
	C. sợi chất nhiễm sắc (11 nm), sợi cơ bản (30 nm), cromatit (700 nm).
	D. sợi cơ bản (10 nm), sợi chất nhiễm sắc (30 nm), cromatit (700 nm).
Câu 18: Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Số nhóm gen liên kết của loài này là 
	A. 2. 	B. 8.	C. 6. 	D. 4. 
Câu 19: Điều hòa hoạt động gen là:
	A. điều hòa lượng sản phẩm của gen.	B. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN.
	C. điều hòa quá trình phiên mã.	D. điều hòa quá trình dịch mã. 
Câu 20: Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn xuất hiện do đột biến mới phát sinh, người ta đã tiến hành cho
	A. lai thuận nghịch B. tự thụ phấn C. lai khác thứ 	D. lai khác dòng 
Câu 21: Các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen theo trình tự là
	A. tạo ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận → phân lập dòng TB chứa ADN tái tổ hợp.
	B. tách gen và thể truyền → cắt và nối ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận.
	C. phân lập dòng TB chứa ADN tái tổ hợp→ tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận.
	D. tạo ADN tái tổ hợp → phân lập dòng ADN tái tổ hợp → đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận.
Câu 22: Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là:
	A. liệu pháp gen. B. gây hồi biến. C. phục hồi gen.	 D. sửa chữa sai hỏng di truyền.
Câu 23: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là
	A. siêu trội. B. thoái hóa giống. C. bất thụ.	 D. ưu thế lai.
Câu 24: Kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ TB cho sang TB nhận bằng thể truyền được gọi là
	A. kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp B. kĩ thuật chuyển gen C. kĩ thuật ghép các gen	D. kĩ thuật tổ hợp gen
Câu 25: Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:
	A. XMXM x X MY.	B. XMXm x X MY.	C. XMXm x XmY.	D. XMXM x XmY
Câu 26: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
	A. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn. B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau.
	C. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn. D. các gen không có hoà lẫn vào nhau.
Câu 27: Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn; 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau; 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 
	Quy trình tạo giống lai có ưu thế lai cao được thực hiện theo trình tự:
	A. 2, 1, 3 B. 3, 1, 2 C. 2, 3, 1 	D. 1, 2, 3 
Câu 28: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào; Các bộ ba đó là:
	A. UUG, UAA, UGA	B. UUG, UGA, UAG	C. UAG, UAA, UGA	D. UGU, UAA, UAG
 II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1đ). Bệnh bạch tạng là bệnh do gen lặn nằm trên nst thường gây ra. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng cả hai đều mang gen gây bệnh này. Họ cần tư vấn để sinh con. Bằng kiến thức đã học của mình, anh (chị) sẽ tư vấn như thế nào cho cặp vợ chồng trên.
Câu 2 ( 1đ). Một quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là: 0,6 AA : 0,4 Aa. Hỏi sau một thế hệ tự thụ phấn, cấu trúc di truyền của quần thể đó sẽ như thế nào?
Câu 3 (0,5đ). Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và phân li độc lập với nhau.Ở đời con của phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe, kiểu hình có ba tính trạng lặn và 1 tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
Câu 4 (0,5đ). Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa. Em hãy xác định kết quả phân về kiểu gen và kiểu hình ở đời F1?
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_12_truong_thpt_tr.doc
  • docPhieu soi dap an.doc