Đề cương ôn thi môn Hóa học Lớp 12 - Chương 1:Este-Lipit & Chương 2: Cacbohiđrat

Đề cương ôn thi môn Hóa học Lớp 12 - Chương 1:Este-Lipit & Chương 2: Cacbohiđrat

Câu 1: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOH. B. HO-C2H4-CHO. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.

Câu 2: Este vinyl axetat có công thức là

A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.

Câu 3: Khi xà phòng hóa phenyl axetat bằng NaOH dư ta thu được sản phẩm hữu cơ là

A. CH3COONa và C6H5ONa . B. CH3COOH và glixerol.

C. CH3COOH và C6H5ONa. D. CH3COONa và glixerol.

Câu 4: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là

 A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol.

 C. C15H31COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 5: Tên este (C17H33COO)3C3H5 là

A. triolein B. tristearin C. tripanmitin D. stearic

Câu 6: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.

Câu 7: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.

2. HIỂU

Câu 8: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:

 

doc 5 trang phuongtran 10761
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi môn Hóa học Lớp 12 - Chương 1:Este-Lipit & Chương 2: Cacbohiđrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: ESTE - LIPIT
1. BIẾT:
Câu 1: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. C2H5COOH. 	B. HO-C2H4-CHO. 	 C. CH3COOCH3. 	 D. HCOOC2H5. 
Câu 2: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3. 	B. CH3COOCH=CH2. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3.
Câu 3: Khi xà phòng hóa phenyl axetat bằng NaOH dư ta thu được sản phẩm hữu cơ là
A. CH3COONa và C6H5ONa . 	B. CH3COOH và glixerol.
C. CH3COOH và C6H5ONa. 	 D. CH3COONa và glixerol.
Câu 4: Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là
 A. C15H31COONa và etanol. 	 B. C17H35COOH và glixerol.
 C. C15H31COOH và glixerol. 	D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 5: Tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein B. tristearin C. tripanmitin	D. stearic
Câu 6: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. HCOOCH3. 	B. CH3COOCH3. 	C. CH3COOC2H5. 	D. C2H5COOCH3.
Câu 7: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5COOCH3. 	B. C2H5COOC2H5. 	C. CH3COOCH3. 	D. CH3COOC2H5.
2. HIỂU
Câu 8: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4.
Câu 9: Tiến hành các thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội. 
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
(b) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là
A. 2. 	B. 4. 	C. 5. 	D. 3.
Hướng dẫn
(a) -(d) -(e) 
(b) Sai vì : Sau bước 2, axit H2SO4 , bazo NaOH đều tan trong nước , đồng thời Este nhẹ hơn nước , không tan trong nước nên nó sẽ tách thành 2 lớp
(c) Sai vì : Sau bước 3, ở ống 1 thu được Este dư , axit , Ancol , H2O .Ống 2 thu được muối , Ancol , H2O
(a) đúng vì : axit H2SO4 , bazo NaOH đều tan trong nước , đồng thời Este nhẹ hơn nước , không tan trong nước nên nó sẽ tách thành 2 lớp
(d) đúng vì : HCOOH và HCOONa đều tham gia phản ứng tráng bạc
Câu 10: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
 A. metyl propionat.	 B. propyl fomat.	C. ancol etylic.	 D. etyl axetat.
Câu 11: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Tên gọi của este là
 A. propyl axetat. 	 B. metyl axetat. 	C. etyl axetat. 	D. metyl fomat.
Câu 12: Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic.	B. axit fomic và ancol propylic.
C. axit axetic và ancol propylic.	D. axit propionic và ancol metylic.
Câu 13: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H5COOC2H5.	B. CH3COOC2H5.	C. C2H5COOCH3.	D. HCOOC3H7.
Câu 14: Chọn phát biểu đúng:
A. Đốt cháy hoàn toán este no, đơn chức, mạch hở thu được số mol H2O lớn hơn số mol CO2
B. Chất béo là tri este của glixerol với axit hữu cơ
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều
D. CH3COOCH=CH-C6H5 tác dụng với NaOH sinh ra andehit
Câu 15: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H8O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là
A. 4	 B. 3	 C. 6	 D. 2
Câu 16: Chất béo là trieste của axit béo với:
A. Etilen glicol	B. Glixerol	C. Ancol etylic	 D. Ancol metylic
3. VẬN DỤNG THẤP
Câu 17: Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X:
A. C2H5COOC2H5.	B. C2H5COOCH3.	C. C2H3COOC2H5.	D. CH3COOC2H5.
Câu 18: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là (Cho H = 1; C = 12; O = 16).
A. 50%	 B. 62,5%	C. 55%	 D. 75%
Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam HCOOC2H5 bằng 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 5,2.	B. 3,4.	C. 7,1.	D. 4,8.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là
A.5,4 B.4,5 C.3,6 D.6,3
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam este X thu được 11,44 gam CO2 và 4,68 gam H2O. Công thức phân tử của este là
 A. C4H8O4	 B. C4H8O2	 C. C2H4O2	D. C3H6O2
Câu 22: Thuỷ phân este X có Công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
 A. HCOOC3H7	 B. CH3COOC2H5	 C. HCOOC3H5	D. C2H5COOCH3
Câu 23: Đun nóng chất béo cần vừa đủ 40 kg dung dịch NaOH 15%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là	
 A. 13,8	B. 4,6	C. 6,975	D. 9,2
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A.0,03	B.0,04	C.0,02	D.0,012
Câu 25: Hỗn hợp E gồm: X, Y là hai axit đồng đẳng kế tiếp; Z, T là hai este (đều hai chức, mạch hở; Y và Z là đồng phân của nhau; MT – MZ = 14). Đốt cháy hoàn toàn 12,84 gam E cần vừa đủ 0,37 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho 12,84 gam E phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp muối khan G của các axit cacboxylic và 2,8 gam hỗn hợp ba ancol có cùng số mol. Khối lượng muối của axit có phân tử khối lớn nhất trong G là
A. 6,48 gam. 	 B. 4,86 gam. 	C. 2,68 gam. 	 D. 3,24 gam.
CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT
1. BIẾT:
Câu 26: Chất thuộc loại đisaccarit là
A. Glucozơ. 	B. Saccarozơ. 	C. Xenlulozơ. 	 D. Fructozơ.
Câu 27: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là A. C2H4O2. 	B. (C6H10O5)n.	C. C12H22O11. 	D. C6H12O6.
Câu 28: Số nguyên tử cacbon trong phân tử fructozơ là
A. 12. 	B. 6. 	C. 5. 	D. 10
Câu 29: Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.	 B. [C6H8O2(OH)3]n.	 C. [C6H7O3(OH)3]n.	 D. [C6H5O2(OH)3]n.
Câu 30: Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là
A. Saccarozơ. 	B. Glucozơ. 	C. Fructozơ. 	D. Xenlulozơ.
Câu 31: Để tráng 1 lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. Etyl axetat	B. Glucozơ	C. Tinh bột	D. Saccarozơ
Câu 32:Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Xenlulozơ.	B. Saccarozơ.	C. Tinh bột.	D. Glucozơ.
Câu 33: Chất tham gia phản ứng tráng gương là 
A. Xenlulozơ. 	B. Tinh bột. 	 C. Fructozơ. 	D. Saccarozơ. 
2. HIỂU:
Câu 34: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohidrat.
B. Trung dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc. 
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
Hướng dẫn
C sai vì : Saccarozo không có phản ứng tráng bạc
Câu 35: Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3	 B. 5	C. 1	D. 4
Hướng dẫn
Axit axetic glixerol glucozơ
Câu 36: Cho m gam glucozơ (C6H12O6) tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 3,24 gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,35.	B. 1,80.	C. 5,40.	D. 2,70.
Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
C. Glucozơ bị thủy phân trong môi trường axit. 
D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
Câu 38: Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là
A. glixerol. 	B. saccarozơ. 	 C. glucozo. 	 D. etanol.
Câu 39: Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là
A. glucozơ và xenlulozơ. 	B. saccarozơ và tinh bột.
C. fructozơ và glucozơ. 	D. glucozơ và saccarozơ.
Câu 40: Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic.	 B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat.
C. glucozơ, glixerol, saccarozơ.	 D. glucozơ, glixerol, natri axetat.
Câu 41: Cho các chất sau: saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, xenlulozơ. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là:
A. 1 	B. 4 	 C. 3 	D. 2
Câu 42: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ ® X ® Y ® CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH.	B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.	D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 43: Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Y tác dụng với H2 tạo sorbitol. 	B. X có phản ứng tráng bạc.
C. Phân tử khối của Y là 162. 	D. X dễ tan trong nước lạnh.
3. VẬN DUNG THẤP:
Câu 46: Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của a là
A. 25,92. 	B. 28,80. 	C. 14,40. 	D. 12,96.
Câu 47: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 6.	B. 5.	C. 4	D. 3.
Hướng dẫn
(a) -(b) -(c) -(e)
(d) Sai vì : saccarozơ thu được glucozo và Fructozo
(g) Sai vì: saccarozơ không tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) 
Câu 48: Cho m gam glucozơ lên men thành rượu etylic với hiệu suất 80%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,4 	B. 45. 	C. 11,25 	D. 22,5
4. VẬN DỤNG CAO:
Câu 50(KA-2007):Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81% .Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 ,thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X .Đun kỉ dung dịch X thu thêm được 100 gam kết tủa .Giá trị của m là:
A.550 B.810 C.650 D.750
II. TỰ LUẬN:
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. HCOOCH3 +KOH 
b. CH3COOCH3 +NaOH 	
c. CH3COOCH=CH2 +NaOH 
d. HCOOCH3 +H2O 
e. CH3COOC6H5 + NaOH dư
f. (C17H33COO)3C3H5 + NaOH
g. (C17H35COO)3C3H5 + KOH
h. (C15H31COO)3C3H5 + NaOH
i. CH3COOH + C2H5OH 
2. Giải quyết một số vấn đề
a. Thực hiện 2 thí nghiệm
TN1: Nhỏ từ từ dung dịch I2 vào một lát chuối xanh.
TN2: Lấy một ít chuối chín cho vào nước, tán nhuyễn, lọc dung dịch cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ. Nêu hiện tượng và giải thích?
b. Ông bà ta xưa nay luôn nhắc nhở con cháu câu: “ Nhai kỹ no lâu”. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt và no lâu? Giải thích? 
c. Thực hiện thí nghiệm sau: Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm. Nêu hiện tượng và giải thích?

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_thi_mon_hoa_hoc_lop_12_chuong_1este_lipit_chuong.doc