Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 3) (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 3) (Có đáp án)

Câu 1: Tại sao đột biến gen được coi là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?

A. do đào thải các cá thể bất lợi làm mất các gen bất lợi.

B. Vì hầu hết đột biến gen có lợi hoặc trung tính.

C. Vì đột biến gen có khả năng làm phát sinh nhiều alen mới.

D. Hầu hết đột biến gen là gen lặn.

Câu 2: Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn, loại nào có vai trò quan trọng hơn đối với sự tiến hóa? Vì sao

A. đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình trong đời cá thể.

B. đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình ở thế hệ sau.

C. đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và sẽ phát tán trong quần thể thông qua giao phối.

D. đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không di truyền được.

Câu 3: Ở một sinh vật nhân sơ có đoạn đầu của gen cấu trúc có trình tự nucleotit trên mạch gốc là

3‘.TAX- TXX- TAX–TAX– TXT -GAT–TXT – AGX – GXG – GTX – ATT. 5’

Tác nhân đột biến làm cặp nucleotit 16 G – X bị mất thì phân tử protein tương ứng được tổng hợp từ gen đột biến có số aa là

A. 4

B. 5

C. 8

 

doc 7 trang phuongtran 4270
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12 - Chuyên đề: Đột biến gen (Phần 3) (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 – Ôn tập phần đột biến gen số 3
Câu 1: Tại sao đột biến gen được coi là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. do đào thải các cá thể bất lợi làm mất các gen bất lợi.
B. Vì hầu hết đột biến gen có lợi hoặc trung tính.
C. Vì đột biến gen có khả năng làm phát sinh nhiều alen mới.
D. Hầu hết đột biến gen là gen lặn.
Câu 2: Trong hai loại đột biến trội và đột biến lặn, loại nào có vai trò quan trọng hơn đối với sự tiến hóa? Vì sao
A. đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình trong đời cá thể.
B. đột biến trội, vì nó biểu hiện ra ngay kiểu hình ở thế hệ sau.
C. đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và sẽ phát tán trong quần thể thông qua giao phối.
D. đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không di truyền được.
Câu 3: Ở một sinh vật nhân sơ có đoạn đầu của gen cấu trúc có trình tự nucleotit trên mạch gốc là
3‘..TAX- TXX- TAX–TAX– TXT -GAT–TXT – AGX – GXG – GTX – ATT.. 5’
Tác nhân đột biến làm cặp nucleotit 16 G – X bị mất thì phân tử protein tương ứng được tổng hợp từ gen đột biến có số aa là
A. 4
B. 5
C. 8
D. 9
Câu 4: Ngô là một loài sinh sản hữu tính đột biến gen phát sinh ở quá trình nào sau đây thì không thể di truyền cho thế hệ sau
A. Lần đầu tiên nguyên phân của hợp tử.
B. Giảm phân để sinh hạt phấn.
C. Giảm phân để tạo noãn.
D. Nguyên phân ở tế bào lá.
Câu 5: Một gen có chiều dài là 2805A0 có tổng số liên kết hidro 2075 . Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng giảm đi 2 liên kết H . Số nucleotit từng loại khi gen đột biến là
A. A= T = 398 , G = X = 427.
B. A= T = 401 , G = X = 424.
C. A= T = 402 , G = X = 423.
D. A= T = 403 , G = X = 422
Câu 8: Loại đột biên không di truyền được qua sinh sản hữu tình là
A. xoma.
B. giao tử.
C. Tiền phôi.
D. trong tế bào mẹ sinh giao tử.
Câu 6: Để biết một biến dị là thường biến hay đột biến ngừơi ta thường căn cứ vào đâu
A. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
B. Kiếu gen của cá thể.
C. Khả năng di truyền của biến dị.
D. Kiểu hình của cá thể.
Câu 7: Gen A dài 5100 A0 và có hiệu số tỷ lệ giữa A với một loại Nu khác là 10 %. Gen bị đột biến điểm thành gen a có số liên kết giảm đi 2 so với gen A . Số lượng nucleotit từng loại của gen a là
A. A = T = 898 , G = X = 602.
B. A = T = 902 , G = X = 598.
C. A = T = 900, G = X =600.
D. A = T = 899 , G = X = 600
Câu 8: Loại đột biên không di truyền được qua sinh sản hữu tình là
A. xoma.
B. giao tử.
C. Tiền phôi.
D. trong tế bào mẹ sinh giao tử.
Câu 9: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về thường biến? 
A. Không liên quan đến biến đổi kiểu gen nên có thể di truyền được.
B. Ít có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C. Giúp sinh vật phản ứng linh hoạt đối với những thay đổi của điều kiện môi trường.
D. Biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường
Câu 10: Thường biến dẫn đến: 
A. Làm biến đổi kiểu hình cơ thể.
B. Làm biến đổi kiểu gen cơ thể.
C. Làm biến đổi cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 11: Giả sử trong một gen có bazo nitro xitozin trở thành dạng hiếm X* thì sau 3 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu gen đột biến thay thế G – X bằng A – T.
A. 7
B. 4
C. 8
D. 3
Câu 12: Biến dị di truyền bao gồm các loại sau:
A. Đột biến gen hoặc nhiễm sắc thể gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể.
B. Đột biến gen không gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản của cá thể.
C. Biến dị tổ hợp., 
D. Tất cả đều đúng.
Câu 13: Gen đột biến nào sau đây luôn biều hiện thành kiểu hình ngay khi ở trạng thái dị hợp
A. Gen quy định bệnh bach tạng.
B. Gen quy định bệnh mù màu.
C. Gen quy định bệnh máu khó động.
D. Gen quy định bệnh hồng cầu lưỡi liềm.
Câu 14: Khi nói về đột biến gen xét các kết luận sau đây
1- Đa số các đột biến gen là đột biến lặn và có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính
2- Đột biến gen phát sinh trong giảm phân đi vào giao tử và được di truyền cho thế hệ sau
3- Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen
4-	Đột biến xảy ra theo nhiều hướng khác nhau vì vậy không thể dự đoán được xu hướng của đột biến gen
Có bao nhiêu kết luận đúng
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 15: Gen S bị đột biên thành gen s Khi gen S và gen s cùng nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nucleotit mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 28 nucleotit . Dạng đột biến xảy ra với gen S là
A. Bị mất một cặp nucleotit.
B. Mất hai cặp nucleotit.
C. đảo vị trí 2 cặp nucleotit.
D. Thay thế một cặp nucleotit.
Câu 16: Gen D có 150 chu kì xoắn và có tỷ lệ A = 1,5 X . Gen D bị chèn acridin vào mạch mới tổng hợp tạo ra gen d . Tổng số liên kết hidro của gen d có thê là
A. 3598 hoặc 3597.
B. 3598 hoặc 3599.
C. 3599 hoặc 3597.
D. 3600
Câu 17: Ở sinh vật nhân sơ có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định không bị thay đổi
A. Mã di truyền có tính thoái hóa.
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
C. ADN của vi khuần có dạng vòng.
D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon
Câu 18: Một cặp gen dị hợp mỗi alen có chiều dài 510 nm . Gen A có số lên kết hidro là 3900 , gen a có hiệu số phần trăm loại A với G là 20 % số nucleotit của gen . Đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa . Số lượng nucleotit loại G trong kiểu gen đó là
A. G = 1800.
B. G = 2700.
C. G= 3000.
D. G = 2850.
Câu 19: Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến?
A. Thỏ ở xứ lạnh, về mùa đông có bộ lông dày màu trắng lẫn với tuyết. 
B. Các con bọ que sống trên cây có hình cái que.
C. Cây rau mác mọc trên cạn chỉ có một loại lá hình mũi mác. 
D. Tắc kè biến đổi màu sắc phù hợp với môi trường
Câu 20: Một phân tử ADN có chiều dài 408nm và có hiệu số phần trăm giữa nucleotit loại A và một số nucleotit khác loại là 20 % . Một đột biến xảy ra làm tăng chiều dài của đoạn ADN thêm 17 A 0 và nhiều hơn ADN ban đầu là 13 liên kết hidro . Số nucleotit loại A sau đột biến là
A. 843.
B. 842.
C. 840.
D. 363
Câu 21: Làm thế nào để vượt giới hạn năng suất của giống cũ:
A. Cải tiến giống cũ.
B. Tạo giống mới.
C. Đổi giống mới tốt hơn.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 22: Ví dụ về tính trạng có mức phản ứng hẹp là:
A. Sản lượng trứng gà.
B. Tỉ lệ bơ trong sữa bò. 
C. Sản lượng sữa bò.
D. Khối lượng 1000 hạt lúa
Câu 23: Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành gen a . Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất tạo ra các gen con . các gen con lại tiếp tục nhân đôi lần thứ 2 . Trong hai lần nhân đôi môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclotit loại A và 1617 nucleotit loại G . Dạng đột biến xảy ra với gen A là
A. Thay thế một cặp nucleotit A- T bằng một cặp G- X.
B. Thay thế một cặp nucleotit G- X bằng một cặp A- T.
C. Mất một cặp G- X.
D. Mất một cặp A- T.
Câu 24: Không được xem là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá là:
A. Thường biến.
B. Đột biến.
C. Biến dị tổ hợp.
D. A, C đều đúng.
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây của thường biến là không đúng:
A. Là các biến dị đồng loạt theo cùng 1 hướng.
B. Là biến dị không di truyền.
C. Thường biến là những biến đổi tương ứng với điều kiện sống.
D. Thường biến có thể có lợi, trung tính hoặc có hại.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
Đột biến gen làm phát sinh ra các alen mới là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc
Câu 2: C
Đột biến trội là đột biến được thể hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp được biểu hiện ra ngay ở thể hệ đầu
Đột biến lặn là đột biến không được biểu hiện ở thể dị hợp, được tham gia vào quá trình sinh sản hữu tính và có cơ hội được thể biểu thế hệ sau trong trạng thái đồng hợp lặn nên đột biến lặn ít ảnh hưởng đến cá thể mang gen đột biến
Câu 3: A
Mạch gốc bị đột biến :
 3‘TAX- TXX- TAX–TAX–TXT- ATT-XTA-GXG-XGG-TXA-TT 5’
mARN 5’AUG-AGG- AUG-AUG-AGA- UAA ( mã kết thúc )
Có 4 aa nằm giữa mã mở đầu và mã kết thúc nên protein được tổng hợp có 4 aa
Câu 4: D
Tế bào lá là tế bào sinh dưỡng nên không được di truyền lại cho thế hệ sau
Câu 5: C
Tổng số nucleotit trong gen là :
(2805: 3.4) x 2 =1650
Ta có :
2A + 2 G = 1650
2A + 3 G = 2075
ð G = X = 425 và A = T = 400
ð Đột biến không thay đổi chiều dài nhưng giảm đi 2 liên kết H nên đột biến dạng thay thế hai cặp G- X bằng cặp A- T
ð Gen đột biến có A = T = 402 và G = X = 423
Câu 6: C
Để biết một biến dị là thường biến hay đột biến ngừơi ta thường căn cứ vào khả năng di truyền của biến dị
Câu 7: D
Tổng số nucleotit của gen là
5100 : 3,4 x 2 = 3000
Theo đề bài ta có
A – G = 10%
A + G = 50 %
A = T = 30%
 G = X = 20%
A = T = 0.3 x 3000 = 900
G = X = 0.2 x 3000 = 600
Gen A bị đột biến điểm thành a giảm đi 2 liên kết H nên mất đi 1 cặp A
Gen a có A= T = 899 và G , X không đổi
Câu 8: A
Đột biến ở tế bào xoma không đi vào giao tử vì vậy không di truyền được
Câu 9: A
Thường biến là những biến đổi kiểu hình, không phải là biến đổi kiểu gen nên không di truyền được
Đáp án D., C , B đúng 
=> Đáp án không đúng là A 
Câu 10: A
Thường biến là những biến đổi kiểu hình, không phải là biến đổi trong vật chất di truyền 
Câu 11: D
Trong một gen đang sẵn có bazo nitro dạng hiếm . thì sau n lần nhân đôi thì số gen bị đột biến sẽ là 2n- 1 - 1
Vậy sau 3 lần nhân đôi thì số gen bị đột biến sẽ là
23- 1 - 1 = 3
Câu 12: D
Đột biến gen, đột biến NST và biến dị tổ hợp đều là những biến đổi trong vật chất di truyền và có thể di truyền được
Câu 13: D
Do gen quy định bệnh hồng cầu lưỡi liềmlà đột biến gen trội nên nó luôn được biểu hiện
Các gen còn lại là đột biến lặn
Câu 14: B
1 – Đúng. Tính lợi hại của đột biến thay đổi tùy vào tổ hợp gen của nó 
2 – Sai . Đột biến phát sinh trong giảm phân được di truyền cho thế hệ sau khi nó tham gia vào quá trình thụ tinh tạo hợp tử mới
3 – Đúng. Tần số đột biến gen còn phụ thuộc vào cường độ liệu lượng và đặc điểm cấu trúc của gen 
4 – Đúng. Đột biến là vô hướng 
Câu 15: B
Số nucleotit gen s ít hơn gen S là
28 : ( 23 - 1 ) = 4
Gen s ít hơn gen S là 2 cặp nucleotit
Câu 16: A
Gen D có
Tổng số nucleotit của gen là
150 x 20 = 3000
A = 1, 5 X => G = X = 3000 : ( 1, 5 + 1 + 1, 5 + 1) = 3000 : 5 = 600
A = T = 3000 : 2 – 600 = 900
Số liên kết hidro cuả gen là 3600
Gen D bị chèn acridin vào mạch mới tổng hợp tạo ra gen d nên gen D bị mất đi một cặp Nu thành gen d
Số liên kết H của gen d có thể là 3598 hoặc 3597
Câu 17: A
Do mã di truyền mang tính thoái hoá nên gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định không bị thay đổi
Câu 18: A
Gen A có tổng số nucleotit của gen A là
5100 : 3.4 x 2 = 3000
G = số liên kết H – tổng số nucleotit = 900
A = T = 600
Gen a có tổng nucleotit là 3000 và A- G = 20% , A+ G = 50 % nên A = T = 35 % và G = X = 15 %
A = T = 1050 và G = X = 450
Tổng số G trong kiểu gen Aaa sẽ là 900 + 2 x 450 = 1800
Câu 19: B
Các ví dụ A , C , D là hiện tượng thường biến
Câu 20: B
Gen A có tổng số nucleotit của gen A là
 4080 : 3.4 x 2 = 2400
Trong gen a có A- G = 20% , A+ G = 50 % nên A = T = 35 % và G = X = 15 %
A = T = 2400 x 0,35 = 840 và G = X = 2400 x 0,15 = 360
Đột biến gen tăng 17 A0 nên gen tăng 10 cặp nucleotit và nhiều hơn gen ban đầu 13 liên kết
Số nucleotit loại G tăng them là 13 – 10 = 3
Số nucleotit loại A tăng them là 10: 2 - 3 = 2
Số nucleotit loại A trong gen đột biến là 842
Câu 21: D
Tăng năng suất giống cũ thì cần cải tiến giống cũ tạo giống mới đổi giống mới tốt hơn
Câu 22: B
Sản lượng trứng gà. sữa bò và khối lượng 1000 hạt lúa là các tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
Câu 23: A
Gen A có
Số nucleotit là 1530 : 3,4 x 2 = 900
Số nucleotit loại G là 1169 – 900 = 269
T = A = 900 : 2 – 269 = 181
Sau 2 lần nhân đôi thì số nucleotit từng loại cần môi trường cung cấp là
A = T = 181 x (2 2 – 1) = 181 x 3 = 543
G = X = 269 x (2 2 – 1) = 269 x 3 = 804
Gen a
Sau 2 lần nhân đôi thì số nucleotit từng loại cần môi trường cung cấp là
A = T = 1083 – 543 = 540
G = X = 1617 – 804 = 810
Số nucleotit loại A, T , G, X trong gen a là
A = T = 540 : (2 2 – 1) = 180
G = X = 810: (2 2 – 1) = 270
So sánh số lượng nucleotit các laoij trong gen A và gan a => Đột biến dang thay thế A – T bằng G – X
Câu 24: A
Câu 25: D

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_12_chuyen_de_dot.doc