Các câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học trong các đề thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Hiđrocacbon

Các câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học trong các đề thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Hiđrocacbon

Câu 1(A-2010): Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là:

 A. 0,585. B. 0,620. C. 0,205 . D. 0,328.

Câu 2(A-2011): Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8.Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:

 A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 26,88 lít. D. 44,8 lít.

 

docx 6 trang phuongtran 7901
Bạn đang xem tài liệu "Các câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học trong các đề thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Hiđrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIĐROCACBON TRONG CÁC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA
Câu 1(A-2010): Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là:
 A. 0,585. B. 0,620. C. 0,205 . D. 0,328.
Câu 2(A-2011): Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8.Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là:
 A. 33,6 lít. B. 22,4 lít. C. 26,88 lít. D. 44,8 lít.
Câu 3 :(A-2013) Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
 A. 0,20 mol. B. 0,25 mol. C. 0,10 mol. D. 0,15 mol.
Câu 4:(A-2014) Hỗn hợp khí X gồm 0,1 mol C2H2; 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11. Hỗn hợp Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
 A. 0,1. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,2.
Câu 5:(THPTQG-2015) Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở, có thể là ankan, anken, ankin, ankađien. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. X không thể gồm:
A. ankan và anken. B. hai anken. C. ankan và ankin. D. ankan và ankađien.
Câu 6:(MH 2016) Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp X gồm: Metan, etilen, propin, vinyl axetilen, sản phẩm thu được cho đi qua bình đựng H2SO4 đặc thì thấy khối lượng bình tăng 9 gam. Giá trị x là:
A.0,25. B.0,2. C.0,1. D.0,15
Câu 7(MH-2018). Cho 3,2 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của V là : A. 6,72. B. 7,84. C. 8,96. D. 10,08..
Câu 8:(THPTQG 2018_201) Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br 2 2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
 A. 0,15. . B 0,20. . C 0,25. . D 0,10.
Câu 9:(THPTQG 2018_203) Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4 , C2H2 , C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br trong dung dịch. Giá trị của a là:
 A. 0,15. B. 0,25. C. 0,10. D. 0,06.
Câu 10:(MH 2019) Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X mạch hở (28<Mx<58) thu được 5,28 gam CO2. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thấy có 19,2gam brom phản ứng. Giá trị của m là:
 A. 2 gam.	 	B. 3gam.	C. 1,50 gam	D. 1,52 gam
Câu 11. (THPTQG 2019_201) Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp X gồm: H2, CH4, C2H4,C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng bình tăng 3,64 gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ V lít khí O2. Giá trị của V là:
 A. 5,376 B. 6,048 C. 5,824 D. 6,272
Câu 12.(THPTQG 2019_203). Nung nóng hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
 A. 0,08 B. 0,10 C. 0,04 D. 0,06
Câu 13.(MH 2020): Nung nóng a mol hỗn hợp axetilen, vinylaxetilen và hidro (với xúc tác Ni, giả thiết chỉ có phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp khí Y vó tỉ khối hơi so với H2 là 20,5. Đốt cháy Y, thu được 0,3 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:
 A.0,2. B.0,25. C.0,15. D.0.3
Câu 14:(THPTQG 2018_202) Cho 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y (chỉ chứa ba hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,4. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
 A. 0,25. B. 0,20. C. 0,10. D. 0,15.
Câu 15:(THPTQG 2018_204) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm CH4 , C2H2 , C2H4 và C3H6 , thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 3,78 gam H2O. Mặt khác 3,87 gam X phản ứng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
 A. 0,070. . B 0,105. . C 0,030. . D 0,045.
Câu 16.(THPTQG 2019_202). Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 6,832 lít khí O2. Giá trị của m là:
 A. 3,22. B. 2,80. C. 3,72. D. 4,20.
Câu 17.(THPTQG 2019_204). Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,2 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,2 mol Y phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:
 A. 0,05. B. 0,10. C. 0,15. D. 0,20.
1.D
2.A
3.D
4.B
5.D
6.A
7.C
8.D
9.B
10.C
11.D
12.C
13.A
14.D
15.B
16.A
17.B

Tài liệu đính kèm:

  • docxcac_cau_hoi_trac_nghiem_mon_hoa_hoc_trong_cac_de_thi_thpt_qu.docx