Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Bài: Nghị Luận văn học

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Bài: Nghị Luận văn học

Nghị luận văn học là dạng bài yêu cầu người viết bàn bạc, phân tích, thuyết phục người đọc về một vấn đề, hiện tượng văn học.

Chúng bao gồm các dạng:

- Nghị luận về tác phẩm

+ Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

+ Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

- Nghị luận về ý kiến bàn về văn học

- Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

 

pptx 56 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Bài: Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghị luận văn học 
Cấu trúc 
Nghị luận văn học 
Giới thiệu chung 
Cách làm các dạng bài 
Một số lưu ý 
I. Giới thiệu chung 
Khái niệm 
Các yếu tố 
Bố cục 
Diễn đạt 
Hình thức trình bày 
Các thao tác lập luận 
1. Khái niệm 
Nghị luận văn học là dạng bài yêu cầu người viết bàn bạc, phân tích, thuyết phục người đọc về một vấn đề, hiện tượng văn học. 
Chúng bao gồm các dạng: 
- Nghị luận về tác phẩm 
+ Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 
+ Nghị luận về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi 
- Nghị luận về ý kiến bàn về văn học 
- Nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học 
2. Các yếu tố 
Luận đề 
Luận điểm 
Luận cứ 
Lập luận 
Dàn ý 
Bài làm 
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc 
Tứ bình 
Mùa xuân 
Màu trắng hoa mơ 
Người đan nón – Lao động 
Mùa hạ 
Mùa thu 
Mùa đông 
Thiên nhiên Việt Bắc bước vào mùa xuân, màu đỏ rực rỡ của hoa chuối đã được thay bằng màu trắng tinh khôi của hoa mơ: 
“ Ngày xuân mơ nở trắng rừng – Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” 
Cũng nhịp điệu gấp gáp “Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Nhưng sự biến chuyển này không được cảm nhận bằng nỗi buồn, mà trái lại tác giả lại háo hức, mong chờ đón nhận sức sống mới đang cựa dậy, trong đó có hoa mơ. Lối nói “trắng rừng” làm cho tính tư “trắng” trở thành động từ mạnh khiến cho màu sắc “trắng” đang lấn át đi màu “xanh” bạt ngàn của núi rừng, làm bừng sáng cả khu rừng khi bước vào xuân. Động từ “nở” làm sức sống xuân thêm lan tỏa và tràn trề sự sống. Đây không phải lần đầu tiên Tố Hữu mô tả về màu trắng tinh khôi của hoa mơ ấy, trong bài thơ “Theo chân Bác” (1970), tác giả bồi hồi: 
“Ôi sáng xuân nay xuân 41 – Trắng rừng biên giới nở hoa mơ – Bác về im lặng, con chim hót – Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”. 
Hay niềm vui sướng: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam – Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng” ( Hoan hô chiến sỹ Điện Biên – 1954). 
Mùa xuân không chỉ trong lành, thanh khiết bởi màu trắng của hoa mơ. Mùa xuân còn có hình ảnh của những người thợ thủ công đan nón lá. Đó là những chiếc nón ngựa truyền thống của người Tày, Nùng làm từng những sợi giang mỏng nhưng chắc bền, tinh xảo, khéo léo cho thấy sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn của những người thợ thủ công thể hiện qua từ “chuốt”. Dưới những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân, những chiếc nón thể hiện những tình cảm châm chất, mộc mạc, “của ít” nhưng “lòng nhiều”. 
3. Bố cục 
Bố cục 
Mở bài 
Dẫn dắt vấn đề 
Nêu luận đề 
Thân bài 
Hệ thống luận điểm và luận cứ 
Kết bài 
Kết thúc vấn đề 
Tạo dư ba 
Mở bài 
Những điều cần tránh khi viết mở bài: 
- Tránh dẫn dắt vòng vo, quá xa, mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề. 
- Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu. 
- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, trình bày hết vấn đề, rồi phần thân bài lặp lại những điều đã nói ở phần mở bài. 
Mở bài 
Điều kiện cần và đủ để viết mở bài hay: 
Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn đề một câu . 
Đầy đủ: Đọc xong mở bài, người đọc biết được bài viết bàn về vấn đề gì? Trong phạm vi nội dung tư liệu nào liên quan? Thao tác vận dụng chính ở đây là gì ? 
Độc đáo: Mở bài phải gây được sự chú ý của người đọc với vấn đề mình sẽ viết. Muốn thế, phải có cách nêu vấn đề khác lạ. Để tạo nên sự khác lạ, độc đáo ấy người viết cần suy nghĩ dẫn dắt vấn đề làm sao tạo được sự bất ngờ cho người đọc . 
Tự nhiên: Viết văn nói chung cần giản dị, tự nhiên. Mở bài và nhất là câu đầu chi phối giọng văn của toàn bài. Vì thế vào bài cần độc đáo, khác lạ nhưng phải tự nhiên. Tránh làm văn một cách vụng về, gượng ép gây cho người đọc cảm giác khó chịu bởi sự giả tạo 
Ví dụ 
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ nổi tiếng của nền văn học hiện đại nước ta. Tuy bà hưởng thọ không nhiều do tai nạn quá đột ngột nhưng những tác phẩm bà để lại vẫn để lại những tiếng vang lớn, có sức lay động lòng người. Trong thơ Xuân Quỳnh đề tài tình yêu luôn chiếm đa số. Tình yêu trong thơ của thi sĩ Xuân Quỳnh mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, khi thì dịu dàng, e ấp, nhưng có lúc lại vô cùng mãnh liệt, dữ dội. Khi thì thật gần nhưng nhiều lúc cũng thật xa xôi, mang tới cho người đọc nhiều tâm trạng bồi hồi xao xuyến khác nhau. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh là một bài thơ vô cùng độc đáo thể hiện tâm trạng của một người con gái đang yêu. Những hờn giận vu vơ, tủi hờn, ghen tuông rất phụ nữ, được tác giả Xuân Quỳnh gửi hồn trong thơ khiến khiến người đọc, người nghe thổn thức theo từng câu thơ của bà. 
Mở bài còn nhiều lỗi 
Kết bài 
Thông thường kết bài cần nêu được những nội dung sau: 
 + Tổng kết, đánh giá những vấn đề đã nghị luận 
+ Mở rộng, phát triển, liên hệ, rút ra bài học 
Kết bài 
Các kiểu kết bài 
Kết bài theo kiểu tóm lược: Tóm tắt ngắn gọn nhất quan điểm người viết ở phần thân bài 
Kết bài theo lối «điểm nhãn»: Chọn một ý thật đặc sắc và tiêu biểu rồi làm nổi bật lên, gây ấn tượng mạnh cho người đọc 
Kết bài theo lối «mở rộng và nâng cao»: bao quát những quan điểm cơ bản và mở rộng thêm tạo ấn tượng cho người đọc 
Kết bài theo lối «đầu cuối tương ứng»: Sự nâng cao của mở bài 
Kết bài theo lối «liên tưởng»: Là cách dựa vào sự tương đương của vấn đề NL để mượn ý kiến của dân gian, nhà khoa học, nghiên cứu đưa vào kết bài. 
Kết bài theo kiểu tóm lược 
Như vậy, qua kết cấu song hành bằng việc sử dụng hai hình tượng “sóng” và “em” vừa quyện hòa, vừa tách biệt, tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả về một tình yêu vừa mang vẻ đẹp hiện đại mới mẻ, vừa đậm chất truyền thống qua lăng kính độc đáo của người phụ nữ say đắm trong tình yêu. Bằng thể thơ năm chữ cùng cách ngắt nhịp linh hoạt, nữ sĩ đã tạo nên một bài ca bất hủ về tình yêu gắn với niềm thương, nỗi nhớ và hạnh phúc bình dị đời thường 
Kết bài theo lối điểm nhãn 
Với hình tượng “sóng” giàu sức biểu cảm và trên cơ sở khám phá sự tương đồng “sóng” và “em”, Xuân Quỳnh đã diễn tả một cách chân thực và đầy đủ nhất tình yêu của một người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách, bão giông của cuộc đời và sự hữu hạn của đời người để sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu ấy vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa có những nét hiện đại. 
Kết bài theo lối mở rộng vànâng cao 
Đầy đủ sắc thái tâm trạng của người đang yêu: nỗi khát khao niềm đam mê bất tận, nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nổi và suy tư lắng đọng rồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ “Sóng”. Sau này, ta sẽ còn bắt gặt một Xuân Quỳnh tha thiết, một Xuân Quỳnh nồng nàn, một Xuân Quỳnh nhân hậu trong nhiều bài thơ tình nữa, nhưng rõ ràng, ở bài “Sóng”, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khá đầy đủ phong cách thơ của mình. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lửa, thơ tình Xuân Quỳnh đã làm người ta tin vào sự sống, tin vào con người hơn nữa. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu. 
Kết bài theo lối đầu cuối tương ứng 
Tác giả Xuân Quỳnh đã thổi và tâm hồn người đọc những cảm xúc thật giản dị, nhưng cũng vô cùng mãnh liệt về tình yêu của mình. Bài thơ “Sóng” đã trở thành một tuyệt phẩm vô cùng hay của tác giả về đề tài tình yêu. Nó trở thành dấu ấn riêng khó phai khi nhớ về thơ của Xuân Quỳnh 
Kết bài theo lối liên tưởng 
“Với Xuân Quỳnh, thơ là sống, sống là thơ. Cứ hết mình sống, hồn nhiên viết, trút trọn vẹn cái tôi của mình vào mỗi thi phẩm, thi tứ, mỗi thi ảnh, thi điều đó là cách thơ Xuân Quỳnh. Không mặt nạ, không son phấn, không vay mượn, không lên gân, Xuân Quỳnh đã gửi mình vào thơ.” (Chu Văn Sơn). Và Xuân Quỳnh đã sống mãi bằng những câu thơ như thế. 
4. Diễn đạt trong văn nghị luận 
a. Yêu cầu diễn đạt 
- Yêu cầu chung: dùng từ, đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, hành văn trong sáng, hành văn trong sáng, phù hợp với nội dung biểu đạt, thể hiện trung thành ý nghĩ và tình cảm của bản thân. 
- Yêu cầu riêng: đàm bảo tính chặt chẽ, chuẩn xác nhưng cũng có tính biểu cảm 
- Các lỗi về diễn đạt: dùng từ thiếu chính xác, sai quan hệ từ, không liền mạch ý. 
 - Tránh lỗi dùng từ quá khuôn sáo, lối viết khoe chữ, nhận định và đánh giá cực đoan, dùng hình ảnh hoặc từ cảm thán tràn lan, không đúng chỗ. 
4. Diễn đạt trong văn nghị luận 
b. Một số yếu tố giúp diễn đạt hay 
- Dùng từ đúng ngữ nghĩa và độc đáo 
- Viết câu linh hoạt 
- Viết văn có hình ảnh 
- Lập luận chặt chẽ, sắc sảo 
- Giọng văn biểu cảm 
Giọng văn 
- Khi biểu thị ý kiến riêng của mình, người ta thường viết: Tôi cho rằng, tôi nghĩ rằng theo chỗ tôi được biết v.v 
- Để lôi kéo sự đồng tình, đồng cảm, để vấn đề đang bàn bạc được khách quan hơn, người viết thường xưng: chúng tôi, ta, chúng ta, như mọi người đều biết,như mọi người đã thấy, ai cũng thừa nhận rằng , không ai nghĩ được rằng 
- Khi viết về ngôi thứ ba vắng mặt (phân tích một nhân vật, gọi tên tác giả nào đó) cần xác định một đại từ cho phù hợp và tránh sự đơn điệu, lặp lại. Trong trường hợp này, vốn từ đồng nghĩa phải phong phú để diễn đạt thật linh họat. ( Phân tích Chí Phèo: y, gã, hắn, CP, nó, con quỷ dữ làng Vũ Đại, thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, thằng cùng nhất trong đám cùng đinh anh, anh ta (khi lương thiện); với tác giả Tố Hữu: nhà thơ, tác giả, ông, người Cộng sản kiên trung, người con xứ Huế, tác giả tập Việt Bắc, người nghệ sĩ, chiến sĩ 
- Để tăng sắc thái thân mật, người viết chỉ gọi tên của tác giả. (Tố Hữu là lá cờ đầu của thi ca cách mạng Việt Nam) 
- Khi chưa xác định được lứa tuổi tác giả thì tốt nhất là gọi: nhà văn, nhà thơ, tác giả 
- Tránh gọi ngược : anh (già)- ô ng (trẻ) 
Giọng văn 
- Ngoài ra có thể linh họat ở cách dùng các tiểu từ: vâng, đúng thế, không, điều ấy,như vậy, chẳng lẽ 
- Có khi dùng những từ phủ định: phải chăng là khiên cưỡng khi cho rằng ?Không! Hoàn toàn không! 
- Trong quá trình nghị luận không nên chỉ dùng một lọai thao tác tư duy mà nên luân thay đổi: khi thì diễn dịch, khi thì quy nạp, khi thì phân tích, liên hệ so sánh 
- Giọng văn còn được thể hiện ở nhiều phương diện khác như dùng từ, đặt câu,nêu ý, cách lập luận, cách dùng hình ảnh so sánh, cách dùng dấu câu, từ cảm thán Đây cũng chính là những biện pháp giúp cho người viết diễn đạt hay. 
Dùng từ đúng ngữ nghĩa và độc đáo 
Phải trau dồi vốn từ 
VD: Từ sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung, một bức tượng đài về người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại cả dân tộc đứng lên làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp . 
-> Thừa «bức chân dung», 
-> «vừa chân thực vừa khái quát», «chân thực» và «khái quát» không phải hai mặt của một thuộc tính -> Bỏ «vừa», sửa lại «...người lính cách mạng một cách chân thực và đại diện cho vẻ đẹp của sức mạnh dân tộc ta» 
-> «trong thời đại mới» không đúng hoàn cảnh. Sửa là «Trong thời kì gian khổ» 
-> «thời đại cả dân tộc ta đứng lên làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kì chống thực dân Pháp», «đứng lên làm cuộc kháng chiến» lủng củng về câu từ, «vệ quốc thần kì» cũng dùng từ sai. Sửa lại là «- thời kì mà cả dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại chống thực dân Pháp» 
Viết câu linh hoạt 
Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ: tùy từng lúc, từng nơi, tùy vào giọng văn của từng đọan mà có các loại câu tương ứng để diễn đạt cho phù hợp: 
- Để diễn đạt tình cảm thái độ của mình, người viết trực tiếp dùng câu cảm thán như : 
” Trời đất ơi! Tú Bà nói không đầy nửa phút mà nước bọt mép của mụ văng ra mãi tới ngàn năm ”(Xuân Diệu) 
- Khi muốn gây chú ý cho người đọc ta có thể dùng câu nghi vấn. Câu nghi vấn ở đây như là đặt ra vấn đề, rồi sau đó lại tự trả lời, tự làm sáng tỏ . 
Viết câu linh hoạt 
- Một lọat câu cũng được vận dụng làm thay đổi giọng văn trong bài văn nghị luận là lọai câu có hai mệnh đề hô-ứng. Chúng thường theo lối kết cấu : Tuy nhưng; không những mà còn; càng càng; Vì thế cho nên Loại câu này nhằm nhấn mạnh một ý nào đó và ý đó luôn nằm ở vế thứ hai 
- Trong nhiều trường hợp, câu khẳng định được diễn đạt bằng câu phủ định của phủ định nhằm nhấn mạnh sự khẳng định. Ví dụ: 
Câu 1: Nhà văn nhất định phải phản ánh 
Câu 2: Nhà văn không thể không phản ánh 
Viết câu linh hoạt 
- Ở những câu đánh giá mang tính khái quát, để biểu hiện sự thận trọng, chín chắn trong suy nghĩ, người ta thường viết những câu mở đầu với những cụm từ như: nhìn chung, về cơ bản, về một phương diện nào đó, thường thường, hầu hết, đại đa số, phần lớn, về đại thể . 
Viết văn có hình ảnh 
Là cách so sánh, liên hệ và liên tưởng 
VD: Cùng với Chính Hữu và những nhà văn, nhà thơ cùng thời, Quang Dũng cũng là nhà thơ thành công khắc họa bức chân dung về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp – đó chính là những người lính trong Binh đoàn Tây Tiến năm xưa. 
Lập luận chặt chẽ, sắc sảo 
Phương pháp diễn dịch: Đi từ ý khái quát -> cụ thể 
Phương pháp quy nạp: Đi từ cụ thể -> khái quát 
Phương pháp tổng phân hợp: Khái quát -> cụ thể -> khái quát bậc hai 
Phương pháp nhân – quả: Từ nguyên nhân -> kết quả 
Phương pháp suy luận tương đồng: Từ luận điểm này suy ra luận điểm khác có tương đồng 
Phương pháp so sánh, đối lập: So sánh sự giống và khác giữa hai luận cứ 
Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai đối tượng, tìm ra những thuộc tính giống nhau, từ đó có thể suy ra chúng có cùng một thuộc tính giống nhau khác. 
Phương pháp phản đề: Là phương pháp xuất phát từ một kết luận có sẵn (sai hoặc đúng) để suy ra một kết luận khác (sai hoặc đúng). Kết luận chung có thể đúng, cũng có thể sai. 
Phương pháp ngụy biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển nhiên để suy ra những kết luận chủ quan nhằm bác bỏ ý kiến của đối phương. Kết luận chung có thể đúng khi chỉ dừng lại ở bề mặt hiện tượng, sai khi xem xét một cách toàn diện và bản chất. 
5. Hình thức trình bàybài văn 
Hình thức là vẻ bề ngoài của bài văn mà người ta nhìn vào có thể đánh giá được phần nào độ cẩn thận của mình. Cần lưu ý: 
- Viết rõ chữ, tốt nhất nên luyện viết đẹp. Nếu viết sai thì gạch chéo một cái rồi viết lại. Không tẩy xóa nhiều lần. 
- Viết đúng chính tả 
- Bài viết phải chừa lề, viết thẳng lề. Các đoạn văn của mở bài, thân bài, kết bài thì câu đầu tiên phải viết hoa lùi đầu dòng để người ta thấy rõ 
- Trích dẫn đúng quy cách: nếu trích dẫn trực tiếp thì cho vào ngoặc kép, sau đó ghi nguồn ở trong ngoặc đơn, nếu trích dẫn gián tiếp thì không cần ngoặc đơn, ngoặc kép 
- Trình bày dẫn chứng cân đối: Nếu là thơ thì ghi vào giữa trang giấy và để khoảng trắng hai bên cân đối. Nếu là văn xuôi thì viết liên tục. 
6. Các thao tác lập luận 
Các thao tác lập luận 
Chứng minh 
Giải thích 
Phân tích 
So sánh 
Bình luận 
Bác bỏ 
a. Thao tác chứng minh 
Chứng minh là thao tác sử dụng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, luận điểm nào đó là đúng đắn. 
Khi chứng minh, có thể sử dụng dẫn chứng (con số, sự vật, sự việc,..), dùng lí lẽ hoặc có thể kết hợp cả hai. Dẫn chứng có thể theo trình tự thời gian, không gian, hoặc đưa theo tầm quan trọng sự việc. Còn lí lẽ phải đưa sao thật chặt chẽ, phù hợp với chứng minh 
VD 
“ Việt Bắc” ra đời đúng lúc, không viết không được. Sau chín năm kháng chiến. Nửa đất nước được tự do. Cách mạng chuyển qua giai đoạn mới. Qua một sự việc cụ thể lúc bấy giờ là những người kháng chiến từ miền núi trở về đồng bằng, miền xuôi. Trung ư ơng , Chính phủ từ Việt Bắc về lại thủ đô. Tố Hữu nói lên tình nghĩa với kháng chiến, với quê hương cách mạng để mọi người, trong niềm vui hiện tại và hi vọng về tương lai càng ý thức rõ hơn về nguồn gốc của thắng lợi, không quên chặng đường đầy gian khổ, tình nghĩa vừa trải qua. 
(Nguyễn Văn Hạnh) 
b. Thao tác giải thích 
Giải thích là dùng lí lẽ để là cho người đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu đầy đủ vấn đề. Tuy nhiên trong cách giải thích luôn có sự hỗ trợ của dẫn chứng. 
 Khi viết đoạn văn nghị luận theo lập luận giải thích để nhấn mạnh nội dung thông tin là quan trọng và cần thiết. Tức là chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật, ý nghĩa của sự vật... để làm cho người nghe, người đọc hiểu điều chưa biết. 
VD 
Bài thơ (Việt Bắc) là một hoài niệm lớn thể hiện qua lời đối đáp đậm màu của ca dao của kẻ ở, người đi. Cả hai người không ai quên được “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. 
c. Thao tác phân tích 
Phân tích là phân chia đối tượng (vấn đề) sự vật, hiện tượng ra thành các phần, các yếu tố để đi sâu xem xét một cách cặn kẽ, chi tiết nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng để nhận thức đối tượng một cách đúng đắn, sâu sắc hơn. 
Các cách phân tích 
- Phân loại đối tượng: Người viết căn cứ vào một tiêu chí nào đó để phân loại đối tượng, sự vật khác nhau thành các nhóm có cùng đặc điểm, tính chất, ... nhằm khu biệt hiện tượng, sự vật này với hiện tượng, sự vật khác 
- Liên hệ, đối chiếu: Khi liên hệ, đối chiếu thì người ta cũng đi sâu vào từng bộ phận hoặc phương diện (tiêu chí) của sự vật, hiện tượng để chỉ ra sự giống và khác nhau và mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng đó. 
- Nguyên nhân – kết quả: Chỉ ra nguyên nhân của một hiện tượng tức là cắt nghĩa, phân tích nguồn gốc của cấu tạo, đặc điểm, tính chất... của sự vật, hiện tượng 
- Cắt nghĩa, bình giá: Cách người viết đi sâu vào từng phương diện cụ thể để giảng giải, cắt nghĩa về đặc điểm, cấu tạo hay tính chất,...của sự vật, hiện tượng đó trên nhiều yếu tố khác nhau. 
Phân tích thơ 
Phân tích tác phẩm thơ là cách cắt phân tích các hình thức nghệ thuật thể hiện qua: Thể thơ, ngữ âm (vần, thanh), nhịp điệu, từ ngữ - hình ảnh, các biện pháp tu từ, không gian và thời gian. 
Phân tích văn xuôi 
Phân tích văn xuôi là phân tích các hình thức nghệ thuật dựa trên: Thể loại, chi tiết, cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn và lời văn (độc thoại, đối thoại, lời kể, ngôi kể), không gian – thời gian, nhịp điệu, bút pháp miêu tả (nội tâm, hiện thực, cổ điển, lãng mạn), tu từ 
d. Thao tác so sánh 
So sánh là thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hiện tượng hoặc các mặt trong cùng một sự vật để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa chúng, trên cơ sở đó làm sáng tỏ đặc điểm và giá trị của một sự vật, hiện tượng, ý kiến được đem ra bàn luận. 
Các cách so sánh 
- Lập luận bằng cách so sánh tương đồng là cách lập luận dựa trên sự đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác, vấn đề này với vấn đề khác trên cơ sở đó có nét tương đồng giữa chúng. Lập luận bằng cách so sánh tương đồng không có sự đối lập giữa các ý, trái lại các ý nâng đỡ cho nhau để cùng làm sáng tỏ một vấn đề. 
VD: Mùa của tiếng ve kêu là mùa hè, lúc nóng bức, lúc ấm áp. Dường như ở đây, tác giả đã mượn ý thơ của Nguyễn Trãi: “Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”. Tiếng ve kêu hay và mượt như tiếng đàn. Tiếng “nhạc ve” như đang kêu dậy màu “vàng” của “rừng phách”. Động từ “đổ” là một động từ mạnh, diễn tả sự đồng loạt như đổ lên một màu vàng khắp thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Thời điểm này lá của cây phách đã đổ sang màu vàng rực rỡ, hòa cùng ánh nắng vàng nhưng không chói, gắt. 
Các cách so sánh 
- Lập luận bằng cách so sánh tương phản (đối lập) là cách lập luận theo kiểu đối chiếu đối tượng này với đối tượng khác trong sự tương phản lẫn nhau nhằm khẳng định một trong hai đối tượng mà lập luận hướng tới. 
VD: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là những quý ngữ và là đề tài muôn thuở của thơ. Cỏ cây hoa lá, sông nước sao trời là đối tượng vĩnh hằng để ký thác tâm tư, là người bạn tâm giao, là nguồn cảm hứng bất tận của muôn đời thi sĩ. Song, cùng đứng trước khách thể thẩm mỹ là thiên nhiên ấy, mỗi trào lưu, khuynh hướng nghệ thuật sẽ có những cách thức cảm nhận khác nhau. Với thơ trung đại, ta thường bắt gặp mô tuýp quen thuộc là "phong,vân,tuyết,nguyệt"; "cúc,trúc,tùng,mai". Tiêu biểu là nhà thơ Nguyễn Trãi trong "Quốc âm thi tập" (tập thơ Nôm đầu tiên của Việt Nam), phần "Môn hoa mộc" đã ghi lại cảnh vật thiên nhiên 4 mùa thật cụ thể và sinh động; trong đó, ông không hết lời ca ngợi về vẻ đẹp của bộ tứ quý (cúc,trúc,tùng,mai). Hay chúng ta cũng có thể thấy nhịp điệu gấp gáp 1 năm như trôi qua nhanh chóng khiến ta không kịp nhìn lại trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du: "Sen tàn cúc lại nở hoa - Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân". Đến phong trào Thơ mới, với tâm hồn "Đi giữa thiên nhiên để kiếm mình", nhiều bài thơ viết về thiên nhiên của "ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu hay vào hạng nhất nhì của Thơ mới (Nụ cười xuân, Hè, Đây mùa thu tới, Buồn trăng, Nguyệt cầm, Thu, Hoa đêm ). Với Tố Hữu, bức tranh tứ bình trong bài thơ "Việt Bắc" được mô tả ngắn gọn, vẻn vẹn trong 5 câu thơ lục bát nhưng toát lên và chất chứa không chỉ cảnh đẹp 4 mùa của núi rừng Việt Bắc, mà còn thể hiện một nỗi nhớ chung thủy, thiết tha và bịn rịn 
e. Thao tác bình luận 
Bình luận là thao tác nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với những nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong cuộc sống hoặc trong văn học. 
Các bước bình luận: 
- Xác định đối tượng bình luận: muốn cho người đọc biết bình luận cái gì người bình luận phải gọi tên đối tượng bình luận, trình bày hiện tượng, trích dẫn ý kiến, giới thiệu tác phẩm hay nhân vật văn học. 
- Đề xuất ý kiến bình luận để có ý kiến bàn bạc, đánh giá đối tượng, người bình luận cần phải phân tích đối tượng một cách cụ thể. Tùy theo tính chất đối tượng, chỉ ra cái đúng-cái sai, cái tốt-cái xấu, cái lợi-cái hại một cách khách quan, trung thực. Mỗi sự vật, hiện tượng điều có quan hệ với nhau hoặc với sự vật khác. Vì thế khi đánh giá đúng-sai, lợi-hại, tốt-xấu cần xem xét nhiều quan hệ mới thấy hết tính chất, ý nghĩa của vấn đề tránh cái nhìn thiên lệch, ắp đặt. 
VD 
Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến nói riêng và ở Quang Dũng nói chung thực ra cũng là chất người, là cá tính của nhà thơ - một thanh niên trí thức rất mực hào hoa và lãng mạn. Đã đành đó còn là chuyện của cái tài nữa, phải tài lắm mới có được những câu thơ như thế. Nhưng đúng như một nhà phê bình đã nói: "Xét đến cùng cũng chỉ có lòng chân thật tuyệt đối với cảnh, chân thật với người và nhất là với chính lòng mình mới có thể tạo ra được những câu thơ vừa giản dị, mộc mạc, vừa táo bạo, mới lạ như thế'. Có lẽ cái gốc lớn nhất của tài năng Quang Dũng là ở đó chăng? "Chân thật rất mực với lòng mình 
f. Thao tác bác bỏ 
Thao tác lập luận bác bỏ là dùng các lí lẽ và dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó. Bác bỏ là một thao tác lập luận quan trọng giúp cho bài luận thêm sâu sắc và giàu tính thuyết phục. Thao tác này không chỉ hữu ích cho việc viết bài nghị luận mà còn cần thiết cho cuộc sống. Người có ý thức và biết cách bác bỏ những ý kiến, lời nói sai trái, thiếu chính xác là người có nhận thức đúng đắn và tư duy sắc sảo 
Có một số người cho rằng các chiến sĩ cạo đầu đi để khi đánh giáp lá cà thì không bị dúm tóc, họ viện dẫn ra câu: “Túm thằng có tóc chứ không ai túm thằng trọc đầu”. Điều này được xem ra là bất hợp lí vì trong chiến tranh này chỉ có súng đạn chứ không ai dúm tóc nhau làm gì. Còn một ý kiến khác cho rằng do cơn sốt rét đã khiến họ trụi cả tóc. Xem ra ý kiến này cũng có vẻ hợp lý hơn nhưng tôi cũng chưa thấy một công trình khoa học nào nói đến bị sốt rét là rụng tóc. Vậy theo quá trình tìm hiểu thực tế từ những người đã từng tham gia, tôi cho rằng những chiến sĩ trong “đoàn binh” ngày ấy đã tắm nước rừng lim và gội đầu bằng loại nước này nên mới bị sốt rét và rụng tóc. 
II. Cách làm các dạng văn nghị luận cụ thể 
Các dạng văn 
Văn xuôi 
Nhân vật 
Tình huống truyện 
Hình tượng 
Giá trị nhân đạo 
Giá trị hiện thực 
Chi tiết truyện 
Thơ 
1. Văn xuôi 
a. Nghị luận về nhân vật trong đoạn trích 
* Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác. 
- Nêu vị trí đoạn trích và khái quát nhân vật trong đoạn trích. 
- Nêu ngắn gọn yêu cầu khác (nếu có). 
* Thân bài: 
- Cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích. 
+ Hoàn cảnh và số phận của nhân vật 
+ Ngoại hình: 
+ Tính cách: (hình thành các luận điểm) thông qua lời nói + Hành động + Nhận xét của tác giả, của các nhân vật khác. + Diễn biến tâm lý 
+ Khát quát nhân vật 
+ Đánh giá về ý nghĩa xây dựng nhân vật đối với tác phẩm. 
+ Thông điệp tác giả muốn hướng tới 
+ Mở rộng nâng cao: liên hệ, so sánh với các nhân vật khác trong cùng giai đoan văn học hoặc có nét chung trong vai trò (mẹ, người phụ nữ,...) => khái quát lên hình tượng chung của một thời đại. 
- Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng nhân vật: (tình huống, ngôn ngữ, miêu tả nội tâm nhân vật,...) 
- Bình luận về vấn đề được đặt ra ở lệnh phụ: (Phần bình luận ngắn hơn phần phân tích trước đó, nên viết thành đoạn văn, ít dẫn chứng). Đặc biệt, phải bám sát với vấn đề được đặt ra trước đó, không viết cảm tính hoặc quá khái quát 
* Kết bài: 
- Khái quát nhân vật trong đoạn trích. 
- Đưa ra nhân định của bản thân về nhân vật (từ nhân vật em có thể đúc rút cho bản thân mình điều gì để hoàn thiện mình hơn hay cho em nhận thức đúng đắn về con người trong một giai đoạn ) 
b. Phân tích tình huống truyện 
* Mở bài: 
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. 
- Gọi tên tình huống truyện 
- Nêu nội dung ý kiến về tình huống truyện (nếu đề cho) 
* Thân bài: 
- Nêu khái niệm tình huống truyện 
+ Tình huống truyện là tình thế xảy ra truyện, là hoàn cảnh mà nhà văn đặt nhân vật cuả mình vào trong đó để nhân vật bộc lộ sâu sắc tâm lý tính cách -> có ý nghĩa quyết định sống còn của tác phẩm 
+ Vai trò của tình huống truyện: thể hiện chiều sâu tư tưởng, thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa đặc điểm tính cách nhân vật,... 
+ Mở rộng một số lý luân về tình huống 
- Nêu nội dung, ý nghĩa của ý kiến được đề cập trong đề thi. 
- Nêu tình huống truyện 
- Phân tích tình huống truyện: 
+ Tình huống truyện ấy có đặc điểm gì? 
+ Ý nghĩa đối với việc khắc họa nhân vật. 
+ Ý nghĩa đối với nội dụng, tư tưởng của tác phẩm truyện( thể hiện giá trị nhân đạo, hiện thực). 
+ Thể hiện được tài năng của tác giả. 
+ Ý nghĩa đối với nền văn học 
+ Đánh giá, mở rộng, liên hệ 
* Kết bài 
- Khẳng định tầm quan trọng của tình huống truyện trong tác phẩm. 
- Khái quát lại các giá trị của tình huống, ý nghĩa của nhận định. 
- Khẳng định lại tài năng và tấm lòng của tác giả. 
c. Cảm nhận hình tượng trong đoạn trích văn xuôi 
* Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác. 
- Giới thiệu hình tượng cần được phân tích 
- Vị trí và nội dung chính của đoạn trích chứa hình tượng 
- Nêu nội dung ý kiến về hình trượng trong đoạn trích (nếu đề cho). 
* Thân bài: 
- Nêu khái niệm hình tượng: (hình tượng là đối tượng được tác giả dụng công miêu tả trong tác phẩm của mình, có thể là sự vật, thiên nhiên, con người, ) 
- Ý nghĩa của hình tượng đối với một tác phẩm nghệ thuật: đóng vai trò thể hiện, chứa đựng tư tưởng của tác giả, 
- Phân tích hình tượng theo hệ thống luận điểm phù hợp (có thể là phân tích dọc hoặc ngang nhưng phải khái quát được luận điểm theo từng phần) 
- Bám sát các tín hiệu nghệ thuật: biện pháp tu từ, ngôn ngữ, cách ngắt nhịp, giọng điệu,các hình ảnh miêu tả hình tượng... để phân tích. 
- Mở rộng nâng cao so sánh với các hình tượng khác trong các tác phẩm cùng chủ để, cùng giai đoạn. 
- Đánh giá về ý nghĩa xây dựng nhân vật đối với tác phẩm. 
- Thông điệp tác giả muốn hướng tới 
* Kết bài: 
- Khái quát lại giá trị của hình tượng trong đoạn trích. 
- Trình bày suy nghĩ của mình về hình tượng 
d. Giá trị nhân đạo 
* Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo. 
- Nêu nhiệm vụ nghị luận 
* Thân bài: 
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác 
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ. 
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo: 
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người. 
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người. 
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. 
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người. 
- Đánh giá về giá trị nhân đạo. 
* Kêt bài: 
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm 
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 
e. G iá trị hiện thực. 
* Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 
- Giới thiệu về giá trị hiện thực 
- Nêu nhiệm vụ nghị luận 
* Thân bài: 
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác 
- Giải thích khái niệm hiện thực: 
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực. 
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử. 
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực: 
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực. 
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người. 
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ. 
- Đánh giá về giá trị hiện thực. 
* Kết bài: 
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm 
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó 
f. Nghị luận về chi tiết truyện 
* Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. 
- Giới thiệu về chi tiết truyện 
- Nêu nhiệm vụ nghị luận 
* Thân bài: 
- Xác định vị trí xuất hiện của chi tiết 
+ Nằm ở phần nào của tác phẩm 
+ Xuất hiện bao nhiêu lần 
+ Tóm tắt ngắn gọn nội dung các chi tiết trước và sau nó 
+ Miêu tả và tái hiện lại chi tiết 
- Phân tích ý nghĩa của chi tiết 
+ Chi tiết có ý nghĩa như thế nào với nhân vật (thể hiện suy nghĩ,, tình cảm, tâm trạng hoặc nét tính cách nào của nhân vật?) 
+ Chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào đối với tác phẩm (góp phần bộc lộ chủ đề nào của tác phẩm? Có ý nghĩa ra sao với sự phát triển diễn biến cốt truyện?) 
+ Chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào với tác phẩm (góp phần bộc lộ chủ đề nào của tác phẩm? Có ý nghĩa ra sao với sự phát triển diễn biến cốt truyện) 
+ Chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào với tác giả? (Thể hiện tài năng, phong cách nghệ thuật của tác giả?) 
+ Chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào với người đọc 
- Khái quát ý nghĩa chính và nghệ thuật xây dựng chi tiết; liên hệ so sánh mở rộng các chi tiết tương đồng 
* Kết bài: 
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_bai_nghi_luan_van_hoc.pptx