Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn: Rừng xà nu (Trích) - Tác giả: Nguyễn Trung Thành

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn: Rừng xà nu (Trích) - Tác giả: Nguyễn Trung Thành

Tây Nguyên là mảnh đất của nhiều truyền thuyết đẹp, mà nổi bật nhất là những truyền thuyết về lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm. Huyền thoại về chàng Đăm Săn, Xinh Nhã còn để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Người con Tây Nguyên yêu nước thiết tha từ trong huyết quản của mình. Tình yêu nước bắt nguồn rất cụ thể, từ tình yêu con suối, cánh rừng, đường đi, lối rẽ. Người dân Tây Nguyên quyết tâm trừng phạt, đánh đuổi đến cùng kẻ đã tàn phá quê hương yêu dấu máu thịt của họ. “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) – là bài ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là bài ca về chất sử thi hoành tráng của mảnh đất ấy

 

ppt 20 trang phuongtran 3390
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Truyện ngắn: Rừng xà nu (Trích) - Tác giả: Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tây Nguyên là mảnh đất của nhiều truyền thuyết đẹp, mà nổi bật nhất là những truyền thuyết về lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm. Huyền thoại về chàng Đăm Săn, Xinh Nhã còn để lại trong mỗi chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Người con Tây Nguyên yêu nước thiết tha từ trong huyết quản của mình. Tình yêu nước bắt nguồn rất cụ thể, từ tình yêu con suối, cánh rừng, đường đi, lối rẽ. Người dân Tây Nguyên quyết tâm trừng phạt, đánh đuổi đến cùng kẻ đã tàn phá quê hương yêu dấu máu thịt của họ. “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) – là bài ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là bài ca về chất sử thi hoành tráng của mảnh đất ấy Nguyễn Trung Thành RỪNG XÀ NU(trích)I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả:- Tên khai sinh: Nguyễn Văn Báu, quê: Quảng Nam- Nhập ngũ năm 1950, làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V, sau đó tập kết ra Bắc, viết văn với bút danh Nguyên Ngọc.- Năm 1962: tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành.- Tác phẩm của ông thường đề cập đến những vấn đề lớn lao, trọng đại, có liên quan đến vận mệnh dân tộc, đất nước.- Ông gắn bó chặt chẽ và máu thịt với thiên nhiên và con người của mảnh đất Tây Nguyên qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ ►Ông hiểu sâu sắc cội nguồn yêu nước của Tây Nguyên và trở thành một trong những nhà văn có duyên nợ tự nhiên nhất và đằm thắm nhất với Tây Nguyên.I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả Nguyễn Trung Thành* Nguyễn Trung Thành – nhà văn của thời đại “đau thương” mà “vô cùng anh dũng”Đó là thời đại “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ ” (Hồ Chí Minh)Nhập vào khí thế rực lửa của thời đại, sáng tác của Nguyễn Trung Thành mang đậm khuynh hướng sử thi: phản ánh những vấn đề trọng đại của vận mệnh dân tộc, xây dựng nhân vật anh hùng tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.- Đặc điểm thời đại Nguyễn Trung Thành có gì đặc biệt ?I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả Nguyễn Trung Thành* Nguyễn Trung Thành – “một quan niệm độc đáo về con người”Quan niệm về con người của Nguyễn Trung Thành có gì đặc biệt?+ Đó là quan niệm độc đáo về con người anh hùng. Theo Nguyên Ngọc thì họ phải “Dũng mãnh khác thường. Những con người thép thẳng băng nhọn hoắt như mũi chông, nhu ngọn giáo, như mầm xà nu đâm thẳng lên trời. Nhưng lại có một cái gì hoang dại và hết sức hồn nhiên như những con người ở thời thơ ấu xa xăm của nhân loại ” (Nguyễn Đăng Mạnh)Tác phẩm tiêu biểu:- Tiểu thuyết Đất nước đứng lên (1955) - Giải nhất giải thưởng văn học 1954 - 1955 Rẻo cao (1961) Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) Đất Quảng ( 1971-1974) I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm: Đăng lần đầu tiên trên Tạp chí văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ số 2/1965. Sau được tuyển in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”.a. Xuất xứ2. Tác phẩmb. Hoàn cảnh sáng tác:Sau khi hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam và thực hiện hàng loạt các chiến lược với mưu đồ biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mớiVới chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) có thể nói cách mạng Việt Nam rơi vào thời kì đen tối. Ngô Đình Diệm đã “lê máy chém khắp miền Nam” công khai thảm sát cán bộ, đảng viên, đồng bào yêu nước của ta.Năm 1965, Mĩ chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng xâm lược miền Bắc.Nhân dân vẫn sục sôi không khí đánh Mĩ, trong đó nhân dân Tây Nguyên là một lực lượng tiêu biểu. Truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành được viết vào đúng thời điểm lịch sử đó. I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm:b. Hoàn cảnh sáng tác- “Rừng xà nu” ra đời năm 1965, tại chiến trường Trung Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có gì đặc biệt ? * Về con người Tây Nguyên anh hùng trong đời thực, trong cuộc chiến đấu của dân tộc:- Nhân vật trong tác phẩm có nguyên mẫu từ cuộc đời thực:Cụ Mết: già làng, người lãnh đạo làng kháng chiến Xốp Dùi, Bắc Kon Tum.Tnú - anh Đề: người làng Xê-đăng, cùng 10 trai làng dùng dao rựa tiêu diệt 1 tiểu đội lính Diệm Dít: cô gái người Dẻ, tác giả gặp trong một Đại hội thi đua* Tháng 5/ 1962, Nguyễn Trung Thành hành quân cùng Nguyễn Thi từ miền Bắc vào Nam. Điểm chia tay để mỗi người về chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên Huế - một khu rừng xà nu tít tắp tận chân trời “Tôi yêu say mê cây xà nu từ đó”...I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm “Rừng Xà nu”c. Cảm hứng sáng tác* Cảm hứng trực tiếp: Cảm hứng lịch sử, cảm hứng sử thi về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong cuộc đối đầu với đế quốc Mĩ* Cảm hứng gián tiếp: Xuất phát từ tình yêu và ấn tượng sâu đậm về cây xà nu và con người Tây Nguyên anh hùng “Rừng xà nu” là một khối cảm hứng trầm tích, kết tụ từ lâu, âm thầm lẫn khuất, chín dần trong tâm thức của nhà văn và giờ đây được cảm hứng lịch sử trực tiếp xé toạc ra, tuôn chảy dào dạt thành truyện ngắn này “Tây Nguyên với tôi là một niềm tâm sự không bao giờ dứt ”I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm “Rừng Xà nu”d. Kết cấu►Kết cấu lồng ghép (truyện lồng trong truyện): có hai câu chuyện đan cài vào nhau, chuyện về cuộc đời Tnú và chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man. Chuyện về Tnú là cốt chuyện chính và Tnú cũng là linh hồn của cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man → kết cấu cô đúc cao độ (truyện của một đời người được kể trong một đêm). CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN!

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_truyen_ngan_rung_xa_nu_trich_ta.ppt