Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 28, Chuyên đề: Diễn đạt trong văn nghị luận (2 tiết) - Trường THPT Trần Phú

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 28, Chuyên đề: Diễn đạt trong văn nghị luận (2 tiết) - Trường THPT Trần Phú

I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Bài tập 1

Đề bài:

Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật ký trong tù: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi.

 

ppt 61 trang phuongtran 5310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 28, Chuyên đề: Diễn đạt trong văn nghị luận (2 tiết) - Trường THPT Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN(2 tiết)TỔ NGỮ VĂNTRƯỜNG THPT TRẦN PHÚI – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬNBài tập 1Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật ký trong tù: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi.a. Cùng trình bày một nội dung cơ bản nhưng cách dùng từ ngữ có khác nhau:Ở ví dụ 1, người viết có cách diễn đạt khá trong sáng, mạch lạc nhưng chưa thật trau chuốt biểu cảm. Ví dụ 2 có sự cân nhắc hơn về từ ngữ. Vd: Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi (2) Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi – được thanh nhàn bất đắc dĩ Bác vốn chẳng thích làm thơ Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng Có thể sửa lại như sau: làm trong những giờ khắc “ngồi buồn ngâm ngợi cho khuây” ở chốn lao tù tăm tối, cô đơn; Bác không coi thơ là con đường dùng để lập thân (hay sự nghiệp chính); ngời sáng một vẻ đẹp đáng yêu, đáng kính b. Những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận: nhàn rỗi, vốn chẳng thích làm thơ, mang một vẻ đẹp lung linh bởi chúng mang phong cách khẩu ngữ, hơn thế không chính xác khi nói về Bác ( trong tù mà nhàn rỗi?, Bác không thích làm thơ? )c. Mỗi em hãy viết một đoạn văn theo yêu cầu của bài tập:- Theo đúng nội dung cơ bản- Thay một số từ ngữ để có cách diễn đạtI – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬNBài tập 2 Ấy là Huy Cận đó – nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như chàng thì ở nơi nào chẳng được; ở thời nay cũng như ở thời xưa;chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian;người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là mây kia, là nỗi hiu hắt trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi”; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?	(Xuân Diệu, Lời tựa tập Lửa thiêng)Em hãy xác định đối tượng nghị luận của đoạn văn và nêu hiểu biết của mình về đối tượng ấy. Đối tượng nghị luận: tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (viết trước Cách mạng Tháng Tám, bao trùm Lửa thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn. Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ đó xét đến cùng là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước).a. Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích: chàng, linh hồn Huy Cận, nỗi hắt hiu trong cõi trời, hơi gió nhớ thương, một tiếng địch buồn, sáo Thiên Thai, điệu ái tình, lời li tao, một bản ngậm ngùi dài  thể hiện sự đồng cảm đồng điệu, thương mến, trân trọng của người viết (Xuân Diệu) đối với nhà thơ Huy Cận đồng thời cũng lột tả được cái “linh hồn” của đối tượng nghị luận trên: lặng lẽ, u sầu.b.Những từ ngữ thuộc lĩnh vực tinh thần đó mang một nét nghĩa chung: u sầu, hiu hắt, lặng lẽ, âm thầm rất phù hợp với đối tượng nghị luận bởi chúng đã thể hiện được nét đặc trưng của đối tượng ấy. I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬNBài tập 3Đề bài: Trình bày những suy nghĩ của anh(chị) về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người qua đoạn trích VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) 	Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia vĩ đại. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một kiệt tác trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người đạt đến sự hoàn thiện. Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng chẳng là gì cả khi không có thể xác. Anh chàng Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thế mà thôi. Anh ta không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu,éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của tên hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà còn làm anh ta phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.a. Những từ ngữ dùng sai, không phù hợp: - vĩ đại, kiệt tác (khuôn sáo, không phù hợp đối tượng) - người ta ai mà chẳng phải, cũng chẳng là gì cả, cũng thế mà thôi, phát bệnh (mang tính khẩu ngữ, không gọt giữa) - anh chàng, anh ta (không phù hợp khi nói về Trương Ba)b, c. Thay thế từ ngữ và viết lại đoạn văn Bài làm gợi ý: Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch đầy tài năng. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm có tiếng vang lớn và để lại một dấu ấn riêng trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, không ai là không phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng là vô nghĩa nếu không có thể xác. Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thế mà thôi. Ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của tên hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà còn làm ông khổ sở, đau đớn vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó. Bài tập 4Qua việc tìm hiểu những ví dụ đã nêu, theo anh (chị), khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu gì?Sử dụng từ ngữ phù hợp, chính xác là như thế nào? Cần tránh những lỗi thường gặp nào?b. Làm thế nào để hành văn được hay, có sức biểu cảm?Sử dụng từ ngữ chính xác,phù hợp với văn nghị luận và đối tượng (vấn đề)nghị luận, tránh dùng những từ lạc phong cách hoặc những từ sáo rỗng,cầu kỳ.b. Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.II – CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC KiỂU CÂU TRONG VĂN NGHỊ LUẬNBài tập 1Đề bài: Phân tích nhân vật Trọng Thủy trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.Cả lớp chia nhómVới câu 1a, cần soi chiếu từng đoạn văn để nhận diện kiểu câu của mỗi câu văn theo hai tiêu chí: cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói. Từ đó nêu lên sự khác nhau về hiệu quả diễn đạt của 2 đoạn văn. DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN(2 tiết)TỔ NGỮ VĂNTRƯỜNG THPT TRẦN PHÚa. Đoạn văn 1 sử dụng toàn câu tường thuật, đoạn 2 sử dụng thêm câu hỏi, câu cảm thán. Các câu ở đoạn 1 là những câu đơn nhiều thành phần, có chung một chủ ngữ là “Trọng Thủy”, ở đoạn 2 sử dụng linh hoạt nhiều loại câu: câu đơn một và nhiều thành phần, câu ghép, câu đẳng thức, câu có thành phần phụ chú Hiệu quả diễn đạt của hai đoạn văn vì thế khác nhau: nếu đoạn 1 khá đơn điệu thì đoạn 2 liền mạch, nhuần nhuyễn và gây ấn tượng hơn. b. Trong một đoạn văn nghị luận nên sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau để:Giọng điệu được linh hoạt, đa dạngÝ tứ được diễn đạt nhuần nhuyễn, trôi chảySức biểu cảm và khả năng gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe được nâng cao.c. Đoạn văn 2 sử dụng nhiều phép tu từ cú pháp: Câu đơn đặc biệtĐiệp ngữLiệt kêGiải ngữ (phép chêm xen)Câu đơn đặc biệt: Cái chết sám hối. Cái chết trong ân hận muộn mằn.Cái chết với khao khát được chuộc lại lỗi lầm Ở đây câu đơn đặc biệt ngắn gọn, cô đọng nhưng đập mạnh vào ấn tượng của người đọc.Điệp ngữ: cái chết (6 lần): mạch văn như những đợt sóng, câu văn tăng tính nhịp nhàng cân đối, có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa cái chết của Trọng Thủy, làm nổi rõ thái độ vừa phán xét nghiêm khắc vừa cảm thông của người viết.Liệt kê: người vợ hiền dịu, ngây thơ, hết lòng vì chồng :vừa thể hiện rõ tính cách đáng quý của nhân vật Mị Châu vừa thể hiện tình cảm của người viết.Giải ngữ (phép chêm xen) : Mất Mị Châu – người vợ hiền dịu, ngây thơ, hết lòng vì chồng, chàng nhận ra : bổ sung ý nghĩa cho “Mị Châu” đồng thời cũng thể hiện sự nuối tiếc của Trọng Thủy và niềm trân trọng đối với nhân vật Mị Châu của người viết.d. Sử dụng phép tu từ cú pháp khiến câu văn,bài văn nghị luận có nhịp điệu ; thái độ, cảm xúc của người viết được nhấn mạnh rõ hơn; ý tứ được khắc họa rõ nét và sắc sảo hơn.Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận Điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập. (Hồ Chí Minh) Nhờ điệp ngữ, câu văn tăng thêm tính cân đối hài hòa, nhịp nhàng, có tác dụng nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, tình cảm nào đó, làm nổi bật những từ quan trọng, khiến cho lời nói trở nên sâu sắc, thấm thía, có sức thuyết phục mạnh.Liệt kê: Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người của đất nước, những người nông dân chịu thương chịu khó, làm nhiều mà nói ít, hiền lành mà anh dũng, giản dị mà trung hậu; bền gan, bền chí, rất dễ vui, ngay trong kháng chiến gian khổ. (Nguyễn Đình Thi) Liệt kê có tác dụng nêu lên sự đa dạng, phong phú phức tạp của sự vật hiện tượng, liệt kê cũng có giá trị biểu cảm to lớn, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận Sóng đôi: Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, nội trị, ngoại giao “mở nền thái bình muôn thưở, rửa nỗi thẹn ngàn thu” (Bình Ngô đại cáo). Võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều thắng hung tàn bằng đại nghĩa” (Bình Ngô đại cáo). Văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao (Phạm Văn Đồng). Sóng đôi làm câu văn nhịp nhàng cân đối, đọc lên có ngữ điệu trang trọng, thiết tha, náo nức đồng thời làm nổi bật lên ý tưởng chính của phát ngôn, thuyết phục người nghe người đọc tiếp nhận quan điểm của mình.Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận Câu hỏi tu từ: Này, Tổng thống Giônxơn, ngươi hãy công khai trả lời trước nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới: Ai đã phá hoại hiệp nghị Giơnevơ, là hiệp nghị bảo đảm chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãng thổ của nước Việt Nam? Phải chăng quân đội Việt Nam sang xâm lược nước Hoa Kì và giết hại người Hoa Kì? Hay là chính phủ Mĩ đã đem quân đội Hoa Kì đến xâm lược nước Việt Nam và giết hại người Việt Nam? (Hồ Chí Minh). Câu hỏi tu từ là phương tiện để hấp dẫn sự chú ý, nâng cao giọng điệu cảm xúc của phát ngôn. Một số biện pháp tu từ cú pháp thường được sử dụng trong văn nghị luận Bài tập 2Phân tích kiểu câu trong đoạn nghị luậna. Trong đoạn trích trên, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu miêu tả với những từ ngữ, hình ảnh giàu tính hình tượng. Việc sử dụng kiểu câu này có tác dụng gợi lên ở người đọc những tưởng tượng cụ thể, sinh động về làng quê của nhà thơ Nguyễn Bính, giúp người đọc hiểu hơn “chân quê” trong thơ của ông. b. “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng” thuộc kiểu câu biểu cảm. Về hình thức, nó ngắn gọn hơn nhiều so với câu trước và sau nó, có tác dụng dồn nén thông tin, như một sự khẳng định chắc gọn, dứt khoát. Về cấu tạo ngữ pháp, nó không có chủ ngữ nên có giá trị khái quát. Điều chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng không của riêng người viết, không của riêng ai mà cho tất cả mọi người đọc và nghĩ về cảnh làng quê Nguyễn Bính. a. Cả hai đoạn văn đều mắc lỗi sử dụng một mô hình câu cho cả đoạn: Đoạn 1: Trạng ngữ (đều bắt đầu bằng từ qua + cụm danh từ) + chủ ngữ (đều chỉ Nguyễn Minh Châu) + vị ngữ Đoạn 2: Chủ ngữ (đều là văn học dân gian) + vị ngữ Cách kết hợp câu này gây nên cảm giác nặng nề, đơn điệu, nhàm chán. Phát hiện, phân tích và sửa chữa lỗi kết hợp kiểu câu trong hai đoạn văn.Bài tập 3Bài tập 3b. Sửa chữa lỗi kết hợp kiểu câu trong hai đoạn văn.Gợi ý: Dựa vào kiến thức về câu, đặc biệt là chuẩn mực viết câu để phát hiện và phân tích nhược điểm về cách sử dụng kết hợp các kiểu câu của hai đoạn văn.- Về cách sửa chữa, cần:+ Đảm bảo được nội dung cơ bản của hai đoạn văn, hạn chế thay đổi nhiều+ Sử dụng nhiều kiểu câu (về cấu tạo ngữ pháp cũng như mục đích nói) để viểt lại+ Trau chuốt thêm về cách dùng từ, cách liên kết câuBài làm gợi ýĐoạn văn 1SGKViết lại Qua việc xây dựng tình huống , khắc họa nhân vật và thể hiện tâm trạng cùng với việc sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi những liên tưởng sâu sắc cho người đọc,Nguyễn Minh Châu đã sáng tạo nên một truyện ngắn hay và đặc sắc. Qua nhân vật Nhĩ trong Bến quê, nhà văn đã nói lên những suy tư, trăn trở của con người trong thời khắc mong manh giữa sự sống và cái chết. Qua nhân vật này, tác giả muốn nhắn nhủ: hãy biết trân trọng những giá trị, những điều bình dị và gần gũi nhất trong cuộc đời. Bến quê của Nguyễn Minh Châu hay và sâu sắc biết bao với nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật khắc họa nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng gợi nên những liên tưởng sâu xa trong lòng người đọc. Qua nhân vật Nhĩ, nhà văn đã nói lên những suy tư, trăn trở của con người trong thời khắc mong manh của sự sống và cái chết. Phải chăng với nhân vật ấy, tác giả muốn nhắn nhủ: hãy biết trân trọng những giá trị, những điều bình dị và gần gũi nhất trong cuộc đời?.Kho tàng VHDG Việt Nam rất đồ sộ, gồm những tác phẩmcủa nhiều dân tộc trên khắp miền đất nước, với nhiều thể loại, thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca có giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ to lớn.Kho tàng văn học dân gian Việt Nam rất đồ sộ với nhữngtác phẩm thuộc nhiều thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca có giá trị nhận thức, giáo dục thẩm mĩ to lớn của nhiều dân tộc anh em trên khắp mọi miền đất nước.Kho tàng VHDG Việt Nam là cuốn “bách khoa thư” về cuộc sống, cung cấp cho nhân dân vốn hiểu biết phong phú, toàn diện về thế giới tự nhiên, con người và cuộc sống.Trước hết, đó là cuốn “bách khoa thư” về cuộc sống, cung cấp cho nhân dân vốn hiểu biết phong phú toàn diện về thế giới tự nhiên, con người và xã hội.Đoạn văn 2VHDG góp phần bảo tồn và nuôi dưỡng con người: các tác phẩm VHDG thường hướng con người tới chân, thiện, mĩ; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người phân biệt điều hay, điều dở, cái thiện, cái ác.Hơn nữa, nó đã góp phần bảo tồn và nuôi dưỡng con người: các tác phẩm văn học dân gian thường hướng tới chân, thiện,mĩ; góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người phân biệt điều hay, điều dở, cái thiện, cái ác.Ngoài ra, VHDG còn bảo tồn, gìn giữ tiếng nói chung, nền văn hóa dân tộc, là cơ sở, nguồn gốc của văn học viết trong suốt quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam.Ngoài ra, những “hòn ngọc quý” ấy còn bảo tồn, gìn giữ tiếng nói chung, nền văn hóa dân tộc, là cơ sở, nguồn gốc của văn học viết trong suốt quá trình phát triển của nền văn học Việt Nam. Đoạn văn 2Bài tập 4Từ những nội dung đã tìm hiểu ở các mục 1, 2, 3, theo anh (chị), khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu gì?Khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận, cần chú ý những yêu cầu sau:- Kết hợp đa dạng, linh hoạt các kiểu câu (về cấu tạo ngữ pháp, về mục đích nói, về nội dung diễn đạt, về phong cách) để tạo giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc. - Sử dụng các phép liên kết câu để đảm bảo sự mạch lạc chặt chẽ của văn bản- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.Ghi nhớ (sgk)III – XÁC ĐỊNH GIỌNG ĐIỆU PHÙ HỢP TRONG VĂN NGHỊ LUẬNBài tập 1Tìm hiểu về giọng điệu của hai đoạn trích.a. Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích khác nhau: một đoạn tố các tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta, còn đoạn kia thể hiện nhận xét về giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, về giọng điệu, hai đoạn đó có điểm tương đồng: giọng điệu khẳng định một cách hùng hồn, dứt khoát, trang nghiêm. Điểm khác nhau:- Đoạn trích 1 thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. - Đoạn trích 2 thể hiện thái độ trân trọng, yêu mến, đồng cám đối với Hàn Mặc Tử.b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là: - Đối tượng nghị luận, quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau. - Cách dùng từ ngữ (đặc biệt là từ xưng hô, các từ ngữ nêu nội dung bình giá, nhận xét), cách sử dụng kết hợp các kiểu câu,các phép tu từ cũng khác nhau.C Những cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của hai đoạn văn- Cách sử dụng từ ngữ :+ Đoạn văn 1: * Từ xưng hô ta - chúng thể hiện rõ sự khinh bỉ; * Các từ mang sắc thái biểu cảm cao: lợi dụng, cướp, áp bức, trái hẳn, tuyệt đối không cho, dã man, ngăn cản, thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, ràng buộc thể hiện tội ác “trời không dung, đất không tha”của thực dân Pháp và thái độ căm thù của Bác.+ Đoạn văn 2:* Từ xưng hô anh, * Các từ ngữ miêu tả, biểu cảm: sức sống phi thường, lòng ham sống vô biên, ước mơ rất chi là “con người” thể hiện rõ lòng yêu mến, trân trọng của tác giả.C Những cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt giọng điệu của hai đoạn vănCách sử dụng kết hợp các kiểu câu,các phép tu từ từ vựng hoặc cú pháp:+ Đoạn văn 1: * Kiểu câu ngắn, có kết cấu cú pháp tương tự nhau, * Sử dụng biện pháp liệt kê, điệp từ tạo nên sự hùng hồn, mạnh mẽ của lời tố cáo.+ Đoạn văn 2: Lối diễn đạt theo phản đề tạo nên không khí đối thoại và thể hiện thái độ dứt khoát của tác giả, * Câu văn dài, biện pháp điệp từ gợi nên niềm thiết tha, thương mến đối với Hàn Mặc Tử.Bài tập 2Tìm hiểu về giọng điệu của hai đoạn tríchGợi ý:+ Kết hợp trả lời cả hai câu a và b bởi có sự trùng nhau về ý câu hỏi+ Cần cảm nhận chung về giọng điệu, sau đó đi phân tích từ ngữ, câu văn để xác định và tìm hiểu kỹ hơn giọng điệu ấy.Bài tập 3Từ những nội dung đã tìm hiểu ở mục 1 và 2, anh (chị) hãy xác định đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận.Đặc điểm quan trọng nhất của giọng điệu trong văn nghị luận: - Giọng điệu cơ bản là trang trọng, nghiêm túc- Ở những phần, những bài cụ thể, những nội dung cụ thể có thể thay đổi giọng điệu cho linh hoạt, phù hợpGhi nhớ (sgk)LUYỆN TẬPBài tập 1Phân tích rõ những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ, sử dụng kết hợp các kiểu câu, biểu hiện giọng điệu trong các đoạn trích Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)Hướng dẫn: Để làm bài tập này, cần tích hợp những kiến thức và kỹ năng đã học trong cả hai tiết. Trước hết cần xác định đối tượng(nội dung, vấn đề) nghị luận và sau khi phân tích kỹ từng đặc điểm cần có sự đánh giá tổng quát về cách diễn đạt của tác giả Cả lớp làm việc theo bàn (2 người) a. Cách sử dụng từ ngữ- Cách xưng hô: nước ta, dân ta trang trọng, thân mật hàm chứa niềm tự hào phù hợp với nội dung tuyên ngôn (độc lập của dân tộc)- Sử dụng nhiều từ ngữ chính trị : thuộc địa, chính quyền, thoái vị, chế độc quân chủ, chế độ dân chủ cộng hòa phù hợp với đối tượng nghị luận (một vấn đề chính trị)- Sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm cao: đã thành, chứ (nhấn mạnh sự khẳng định), nổi dậy, đánh đổ các xiềng xích, gây dựng (thể hiện sức mạnh quật cường của nhân dân) Đối tượng nghị luận: Quyền độc lập của dân tộc Việt Namb. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu- Kiểu câu ngắn gọn, đầy đủ thành phần dễ hiểu, mạch lạc- Sử dụng kiểu câu đã chứ (2 lần), khi thì, đã để, lại mà tạo nên sự mạch lạc, chặt chẽ, dứt khoát trong lập luận.- Sử dụng biện pháp điệp ngữ: sự thật là, dân ta, đánh đổ tạo giọng điệu hùng hồn, nhấn mạnh chân lý, sự thật lịch sử không thể nào chối cãi được. Sử dụng phép song hành (2 câu cuối) tạo nhịp điệu cho lời văn đồng thời nhấn mạnh thành quả đạt được. Tóm lại, cách diễn đạt của Bác rất phù hợp với nội dung nghị luận, có sức biểu cảm cao và đã trở thành mẫu mực của lối văn chính luận. c. Giọng điệu Cách dùng từ ngữ, kết hợp các kiểu câu trên tạo giọng điệu trang trọng, hùng hồn, thống thiết, sảng khoái, dứt khoát rất phù hợp với nội dung của đoạn văn. Con người thơ Tú Xương muốn đứng đắn mà đời sống lại thành ra lưu đãng hão huyền. Con nhà nho khái muốn thanh bần với đạo thánh hiền mà cuộc đời lại đặt cho nhiều mối lụy. Cái tâm hồn thèm chan hòa ấy lại sa vào cô đơn, con người khái ấy lại sống nhờ vào tình bạn, lần hồi đắp đổi vào sự nhớ thương: ( ) Bạn đàn chưa dễ tìm nhau Bạn nghiên bạn bút có đâu được nhiều. ( ) Con người “nổi tiếng tài hoa”, “phong nguyệt tình hoài” chơi ngông ấy, hiên ngang ấy đâm ra phá bĩnh: Non nước thề bồi thôi xúy xóa Quỷ thần nào chứng ở hai vaiLại xoay ra ba dọi với người ta: Ba mươi mấy độ chôn chồng Còn toan trang điểm má hồng chôn ai. (Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương)a. Cách sử dụng từ ngữ - Từ xưng hô: con người thơ Tú Xương, con nhà nho khái, con người khái, con người tú tài (phép lặp, phép thế) vừa thể hiện tính ôn hòa, chừng mực của lời văn nghị luận vừa nêu chính xác được cái “thần” của Tú Xương. - Sử dụng nhiều từ ngữ có tác dụng đặc tả, cách trích dẫn thơ Tú Xương và lời nhận định khác làm cho diễn đạt thêm sinh động, có hình ảnh và có sức biểu cảm cao. - Sử dụng có chừng mực các từ Hán Việt, từ cổ kết hợp với những từ khẩu ngữ vừa tạo nên không khí thời trước vừa gợi được sự ngông ngạo, suồng sã của Tú Xương.b. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu - Sử dụng toàn câu miêu tả để dựng lên sinh động, chân thực bức truyền thần về Tú Xương - Sử dụng phép song hành (câu 1,2,3) tạo nên nhịp điệu cho lời văn đồng thời nhấn mạnh được ý.c. Giọng điệu Cách sử dụng từ ngữ và kiểu câu trên góp phần tạo nên giọng điệu vừa đồng cảm, thương mến vừa đượm chút châm chọc, giỡn yêu. Đó cũng chính là sự gặp nhau giữa cái ngông ngạo, tài tình của cả Tú Xương và Nguyễn Tuân.Tóm lại, lối diến đạt của tác giả vừa chính xác và có sức biểu cảm cao, vừa đậm nét phong cách phóng túng, tài hoa. Nhưng nếu Kiều là một người yếu đuối thì Từ Hải là kẻ hùng mạnh, Kiều là người tủi nhục thì Từ là kẻ vinh quang. Ở trong cuộc sống, mỗi bước chân Kiều đều vấp phải một bất trắc thì trên quãng đường ngang dọc Từ không hề gặp khó khăn. Suốt đời Kiều sống chịu đựng, Từ sống bất bình. Kiều quen tiếng khóc, Từ quen tiếng cười. Kiều đội trên đầu nào trung , nào hiếu thì trên đầu Từ chỉ có một khoảng trống không “nào biết trên đầu có ai”. Nếu Kiều lê lết trên mặt đất đầy những éo le trói buộc thì Từ vùng vẫy trên cao phóng túng, tự do. Kiều là hiện thân của mối mặc cảm tự ti, còn Từ là nguyên hình của mối mặc cảm tự tôn. (Vũ Hạnh)a. Cách sử dụng từ ngữ- Cách gọi tắt tên nhân vật: Kiều, Từ Hải thể hiện tình cảm yêu mến, gần gũi của người viết. - Sử dụng đa dạng phép lặp từ (tên nhân vật) kết hợp với phép đối với nhiều từ ngữ chính xác, có sức biểu cảm cao : yếu đuối/ hùng mạnh, tủi nhục/ vinh quang, lê lết/ vũng vẫy có tác dụng tô đậm sự hiên ngang, bất khuất của người anh hùng Từ Hải và cả cuộc đời đau khổ của Kiều.b. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câuSử dụng đa dạng kiểu câu ghép chính phụ: nếu thì (đầy đủ hoặc ẩn quan hệ từ) cùng với phép sóng đôi (2 vế của một câu và các câu với nhau) vừa tạo nhịp điệu dâng tràn, uyển chuyển vừa tô đậm sự ngợi ca người anh hùng Từ Hải.c. Giọng điệu Cách sử dụng từ ngữ và kiểu câu trên góp phần tạo nên giọng điệu ngợi ca đối với Từ Hải – người anh hùng hiện thân của khát vọng tự do, đồng thời cũng biểu lộ sự cảm thương với kiếp bể dâu, bèo bọt của nàng Kiều trong xã hội xưa. Tóm lại, lối diễn đạt của Vũ Hạnh trong đoạn trích trên vừa chính xác lại vừa gây được ấn tượng đối với người đọc. Ghi nhớKhi viết bài nghị luận, cần chú ý:Về cách dùng từ ngữ:- Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận; tránh dùng từ lạc phong cách hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì.- Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.Về cách sử dụng kết hợp các kiểu câu:- Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.- Sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc.Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc nhưng ở mỗi phần trong bài văn có thể thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cụ thể.Dặn dòHọc bài, ghi nhớ các kiến thức và kỹ năng cơ bản về diễn đạt khi phân tích và tạo lập bài văn nghị luậnLàm tiếp bài tập 2 ở phần Luyện tậpSoạn bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu)

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_12_tuan_28_chuyen_de_dien_dat_tron.ppt