Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 34: Ôn tập phần Văn học

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 34: Ôn tập phần Văn học

Muốn thể nghiệm, người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng, phải cụ thể hóa các chi tiết trong văn bản, phải đặt mình vào tình huống của nhân vật, vị trí người kể chuyện để hiểu được ý tứ của lời văn. Khi thể nghiệm, phải hiểu tác giả là nhân vật, văn học là câu chuyện về sức sống tâm hồn của con người, khi rung động tột độ mới viết ra được, người đọc mà dửng dưng, bàng quan, vô cảm thì không thể hiểu được.

Ngoài ra cần tránh các lỗi cắt xén văn bản và suy diễn tùy tiện sẽ làm sai lệch, đơn giản hóa nội dung tư tưởng tình cảm của tác phẩm.

 

pptx 23 trang Hoài Vân Nam 05/07/2023 5570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 12 - Tuần 34: Ôn tập phần Văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc – hiểu tác phẩm 
1. Mục đích 
2. Các bước đọc hiểu 
Đọc hiểu ngôn từ 
Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật 
Đọc hiểu tư tưởng và tình cảm của tác giả 
Đọc hiểu và thường thức văn học 
3. Phương pháp đọc hiểu 
Dựa vào ngữ cảnh 
Lấy tư tưởng chính của văn bản mà soi sáng mọi chi tiết trong văn bản 
Thể nghiệm ý nghĩa của văn bản văn học 
Ngữ cảnh 
Ngữ cảnh là toàn bộ những điều kiện quy định lời văn, ý nghĩa và giá trị của văn bản. Có ba bình diên ngữ cảnh: ngữ cảnh văn bản, ngữ cảnh tình huống và ngữ cảnh văn hóa. 
Ngữ cảnh văn bản là vị trí, trong đó các yếu tố ngôn từ xuất hiện để tạo nên văn bản, và qua đó mỗi yếu tố ngôn từ thể hiện được ý nghĩa và giá trị của nó 
Ngữ cảnh tình huống là tình huống cụ thể khi văn bản và ngôn từ xuất hiện: lời do ai nói, nói với ai, trong tình huống, thời gian, địa điểm nào... Ngữ cảnh tình huống giúp hiểu được dụng ý của bài văn. 
Ngữ cảnh văn hóa là bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa mà người phát ngôn (ở đây là nhà văn, nhà thơ) sống và sáng tác. Ngữ cảnh này bao gồm lí tưởng sống, quan niệm về văn học, về cái đẹp, các truyền thống văn hóa, các truyền thống văn học, ngôn ngữ... 
Lấy tư tưởng chính của văn bản mà soi sáng mọi chi tiết trong văn bản 
Văn bản văn học là một thể thống nhất, mọi chí tiết trong văn bản đều nhằm mục đích biểu đạt tư tưởng chính của văn bản. Khi đọc, các chi tiết liên hệ với nhau, gợi nên tư tưởng chính, rồi tư tưởng chính ấy soi sáng trở lại các chi tiết, làm cho người đọc nắm bắt được đầy đủ ý nghĩa của văn bản . 
Trong quá trình đọc, qua các chi tiết, người đọc có thể phải dự đoán trước tư tưởng chính của văn bản và sau đó quá các chi tiết khác lại điều chỉnh dự đoán ban đầu, khi nào thấy có sự phù hợp giữa tư tưởng chính với tất cả các chi tiết thì mới có thể hiểu được tư tưởng của văn bản. 
Thể nghiệm ý nghĩa của văn bản văn học 
Muốn thể nghiệm, người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng, phải cụ thể hóa các chi tiết trong văn bản, phải đặt mình vào tình huống của nhân vật, vị trí người kể chuyện để hiểu được ý tứ của lời văn. Khi thể nghiệm, phải hiểu tác giả là nhân vật, văn học là câu chuyện về sức sống tâm hồn của con người, khi rung động tột độ mới viết ra được, người đọc mà dửng dưng, bàng quan, vô cảm thì không thể hiểu được. 
Ngoài ra cần tránh các lỗi cắt xén văn bản và suy diễn tùy tiện sẽ làm sai lệch, đơn giản hóa nội dung tư tưởng tình cảm của tác phẩm . 
Phương pháp đọc hiểu thơ 
1. Thơ là gì? 
“Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999). 
2. Đặc trưng của thơ 
Thơ là sự tổng hòa giữa cảm xúc và lí trí 
Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện. 
Thơ thường không trực tiếp kể về sự kiện, nhưng bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của niềm rung động ấy . 
 Cảm xúc dồn nén, nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại ”. 
Mỗi bài thơ là một cấu trúc ngôn ngữ đặc biệt. Sự sắp xếp các dòng thơ, câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo hình. Đồng thời, sự hiệp vần, xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu. 
Hiệp vần 
Là cách bắt vần với nhau 
Đối với thể thơ tự do, yếu tố này không bắt buộc 
Các loại vần 
Vần liền : Vần theo những cặp gián cách, từng cặp vần bằng trắc theo nhau liền 
Vần chéo : Là cách gieo vần bắt chéo, câu 1 vần xuống câu câu 3, câu 2 vần xuống câu 4 
Vần ôm: Là cách gieo vần để cho vần câu 1 với câu 4, ôm lấy vần câu 2 với câu 3 
Vần hỗn tạp 
Xen phối bằng trắc 
Trong thơ hiện đại, vấn đề bằng trắc, cao thấp ở đây không phải nhằm tuân theo thi luật mà nhằm tạo âm hưởng, phù hợp với cảm xúc. N hiều phẩm chất của hệ thống thanh điệu tiếng Việt được các tác giả khám phá với những kết hợp mới mẻ giữa các âm vực, âm điệu tạo nên tính nhạc 
- Thanh bằng điệp gợi tâm trạng bồi hồi, xao xuyến, nhẹ nhàng, êm đềm, cảnh vật thoáng đãng, rộng rãi 
- Thanh trắc điệp mang tính sắc gọn, mãnh liệt, gay gắt, dứt khoát 
Thấp 
Cao 
Bằng 
Huyền 
Ngang 
Trắc 
Sắc, ngã 
Hỏi, nặng 
Ngắt nhịp 
Những điểm ngắt, điểm ngừng đã phân chia chuỗi ngôn từ ra thành từng nhóm âm tiết, thành dòng, thành câu, thành khổ, thành đoạn - tức là những chỉnh thể của văn bản thơ. Vì thế, người đọc thơ phải nắm vững kỹ thuật tạo nhịp trong từng thể thơ để ngắt nhịp cho đúng . 
Trong thơ tự do, điểm ngắt, điểm ngừng được phân bố linh hoạt, phóng khoáng không tuân theo khuôn khổ nào. Người phân tích nhịp điệu thơ phải dựa vào ý nghĩa ngôn từ và dòng chảy cảm xúc của nhà thơ để xác định điểm ngừng, điểm ngắt mà ngắt nhịp cho đúng. 
3. Phương pháp đọc hiểu văn bản thơ 
- Biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh ra đời. 
- Đọc kĩ bài thơ để xác định nhân vật trữ tình – người đang giãi bày, thổ lộ tình cảm trong thơ. 
- Phân tích hình ảnh thơ, ngôn từ thơ, biểu tượng thơ, giọng điệu trong thơ và các biện pháp tu từ... để khám phá những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình (tâm trạng thuần nhất, tâm trạng phức hợp...) 
- Dùng liên tưởng, tưởng tượng để hình dung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người ... được tác giả biểu hiện qua ngôn ngữ thơ. 
- Dùng năng lực phán đoán, khái quát để nắm bắt tư tưởng, quan niệm của tác giả được thể 
hiện kín đáo đằng sau nội dung cảm xúc của bài thơ. 
- Từ bài thơ, liên hệ với bản thân và cuộc sống xung quanh để thấy ý nghĩa của bài thơ đối với cuộc sống, con người. 
Đọc hiểu truyện ngắn 
1. Truyện ngắn là gì? 
Truyện ngắn là một thể loại văn học thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang ,. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn. 
2. Đặc điểm truyện ngắn 
- Hình tượng nhân vật: 
+ Ngoại hình + nội tâm + hành động + biến cố + ngôn ngữ nhân vật 
+ Mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau và với hoàn cảnh 
+ Ý nghĩa của việc sáng tạo nhân vật 
- Cốt truyện, chi tiết 
+ Cốt truyện là hệ thống sự kiện xảy ra trong đời sống của nhân vật có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận nhân vật. 
+ Chi tiết là những biểu hiện cụ thể cho ta thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng, đồng thời cũng thể hiện sự quan sát và nghệ thuật kể chuyện của tác giả. 
- Sự miêu tả hoàn cảnh: Hoàn cảnh là toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng, khách quan của đời sống nhân vật có tác dụng biểu hiện địa vị tâm tình nhân vật, gây không khí hứng thú cho người đọc 
- Kết cấu: Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm. Kết cấu phải tạo ấn tượng, tính tò mò cho người đọc bao gồm việc bắt đầu từ đâu? Kết thúc ở đâu, cái gì trước, cái gì sau, lúc nào tả cảnh, lúc nào kể chi tiết, lúc nào lướt qua, lúc nào cho nhân vật hồi tưởng 
- Lời kể: 
+ Cách dùng từ ngữ xưng hô thể hiện điểm nhìn của người kể 
+ Ngôn ngữ trong truyện có tính mới mẻ, sáng tạo, mang phong cách tác giả 
+ Phong cách lời văn thường có giọng điệu riêng, có cách khai thác vốn từ, cách diễn đạt, miêu tả độc đáo, 
3. Các đọc truyện ngắn 
- Nắm được nhân vật, cốt truyện, kết cấu 
- Nắm bắt được nhân vật chính qua chân dung, hành động, ý nghĩ, ngôn ngữ, quan hệ với các nhân vật khác 
- Đọc kĩ lời kể của người kể truyện 
Đọc hiểu kí 
Bút kí là thể loại ghi chép các sự kiện, qua đó ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả. Bút kí là một thể văn ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống của người viết và có kèm theo cả những cảm nhận, nhận xét của riêng người viết. Bút kí hay nói về người thật việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thực của người viết . 
Tùy bút là một loại của thể kí, nhưng tùy bút là thể giàu chất trữ tình nhất trong các loại kí. Tùy bút là thể loại khá tự do trong quá trình sáng tạo. Nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đi, tự sự việc này đến sự việc kia, từ liên tưởng này đến liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những suy nghĩ của mình. Ngôn từ trong tùy bút thường giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Tùy bút cũng phản ánh những sự kiện, nhưng đan xen với những sự kiện là cảm xúc, suy ngẫm của tác giả về con người, cuộc sống. 
2. Đặc trưng của thể kí 
( 1 ) Ghi chép một cách chân thực về con người, địa điểm, sự kiện, với một biên độ, mức độ nhất định ( không ghi chép quá nhiều, nghiêng về biên khảo nhưng cũng không quá hẹp, nghiêng về tản văn ) ; 
( 2 ) Kết hợp linh động, thuần thục giữa tự sự và trữ tình, trong đó yếu tố trữ tình đóng vai trò thống nhất tổ chức triển khai của tác phẩm ; giữa miêu tả, trần thuật và biểu cảm ; 
(3 ) T hể hiện rõ một hình tượng tác giả tiếp cận đối tượng người dùng ghi chép ( quan sát, liên tưởng, tưởng tượng ) bằng một cảm quan nghệ thuật và thẩm mỹ độc lạ, giàu thẩm mỹ và nghệ thuật, có tính chủ quan ; một cái tôi trữ tình thể hiện những cảm nghĩ, suy tư thâm trầm và tư tưởng rút ra từ đối tượng người tiêu dùng ghi chép ; 
(4 ) Lối viết mang tính phóng khoáng, không gò bó, bị chi phối bởi một dòng cảm hứng can đảm và mạnh mẽ, thường trực của tác giả về sự vật, vấn đề, con người mà tác giả ghi chép lại ; ngôn từ ghi chép mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ 
(1),(2),(3) là bút kí (2),(3),(4) là tùy bút 
Bút kí 
Tùy bút 
thiên về trữ tình– tích hợp ghi chép và biểu cảm– mang dấu ấn chủ quan của tác giả 
chú trọng trữ tình– chú trọng bày tỏ suy tư– chú trọng tính chủ quan 
3.Cách đọc tác phẩm kí 
Đọc kĩ sự kiện, con người, hiện tượng đời sống lịch sử xã hội và mối liên hệ đương đại 
Phát hiện giá trị nghệ thuật của hình ảnh, biểu tượng và hình tượng nghệ thuật 
Lắng kết ý nghĩa tích đọng trong ý đồ nghệ thuật, sự thể hiện nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_34_on_tap_phan_van_hoc.pptx