3 Bộ đề ôn thi các câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết môn Hóa học Lớp 12

3 Bộ đề ôn thi các câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết môn Hóa học Lớp 12

Câu 1: Cho các phát biểu sau: (1) Hỗn hợp Na và Al2O3 tan hết trong dung dịch NaOH dư.

(2) Đung nóng dung dịch Mg(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa. (3) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục.

(4) Kim loại Fe oxi hóa được Fe3+ trong dung dịch. (5) Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa.

Số lượng nhận xét đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 2: Cho các phát biểu sau: (a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để chế xà phòng.

 (b) Nước ép từ cây mía có phản ứng với Cu(OH)2.

 (c) Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.

 (d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.

 (e) Dung dịch anilin không đổi màu giấy quỳ tím. Số lượng phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 3: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ 1 ml dầu ăn và 3 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 8-10 phút. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội.

Cho các phát biểu sau: Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:

 (a) Ở bước 1 có thể thay thế dầu ăn bằng mỡ động vật.

 (b) Ở bước 2, nếu không liên tục khuấy đều phản ứng sẽ xảy ra chậm vì dầu ăn không tan trong dung dịch NaOH.

 (c) Sau bước 3, khi để nguội ta thấy phần dung dịch bên trên có một lớp chất lỏng màu vàng đục.

 (d) Mục đích chính của việc thêm nước cất vào là tránh sản phẩm bị phân hủy.

Số lượng phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 4: Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho CaCO3 vào dung dịch HCl dư.

 (b) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào H2O dư.

 (c) Cho Ag vào dung dịch HCl dư. (d) Cho Na vào dung dịch NaCl dư.

 (e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào H2O dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có sự hòa tan chất rắn là

 

doc 16 trang phuongtran 6290
Bạn đang xem tài liệu "3 Bộ đề ôn thi các câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LÝ THUYẾT -1
Câu 1: Cho các phát biểu sau: 	(1) Hỗn hợp Na và Al2O3 tan hết trong dung dịch NaOH dư.
(2) Đung nóng dung dịch Mg(HCO3)2 có xuất hiện kết tủa. (3) Phèn chua được sử dụng để làm trong nước đục.
(4) Kim loại Fe oxi hóa được Fe3+ trong dung dịch. (5) Miếng gang để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số lượng nhận xét đúng là	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:	(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để chế xà phòng.
	(b) Nước ép từ cây mía có phản ứng với Cu(OH)2.
	(c) Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
	(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
	(e) Dung dịch anilin không đổi màu giấy quỳ tím. Số lượng phát biểu đúng là A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ 1 ml dầu ăn và 3 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 8-10 phút. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất 
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau: Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:
	(a) Ở bước 1 có thể thay thế dầu ăn bằng mỡ động vật.
	(b) Ở bước 2, nếu không liên tục khuấy đều phản ứng sẽ xảy ra chậm vì dầu ăn không tan trong dung dịch NaOH.
	(c) Sau bước 3, khi để nguội ta thấy phần dung dịch bên trên có một lớp chất lỏng màu vàng đục. 
	(d) Mục đích chính của việc thêm nước cất vào là tránh sản phẩm bị phân hủy.
Số lượng phát biểu đúng là	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 4: Cho các thí nghiệm sau: 	(a) Cho CaCO3 vào dung dịch HCl dư.
	(b) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào H2O dư.
	(c) Cho Ag vào dung dịch HCl dư. 	(d) Cho Na vào dung dịch NaCl dư.
	(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào H2O dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có sự hòa tan chất rắn là
	A. 5. 	B. 4. 	C. 3. 	D. 2.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai? A.Dung dịch lysin không làm đổi màu quỳ tím.	
B. Metylamin là chất khí tan nhiều trong nước.	C. Protein đơn giản chứa các gốc a-aminoaxit.	
D. Phân tử Gly-Ala-Val có 3 nguyên tử nitơ.
Câu 6: Cho các phát biểu sau: a.Mỡ lợn hoặc dầu dứa được dùng làm nguyên liệu để chế xà phòng;
b.Nước ép quả nho chín có phản ứng tráng bạc; c.Tơ tằm kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm;
d.Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên;
e.Dung dịch anilin làm quỳ tím chuyển màu xanh. Số lượng phát biểu đúng là A. 2.	B.4.	C. 3.	D. 5.
Câu 7: Hỗn hợp FeO, Fe2O3 tác dụng với một lượng dư dung dịch nào sau đây không thu được muối Fe(II)?
A.HNO3 đặc, nóng.	B. HCl.	C. H2SO4 loãng.	D. NaHSO4.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Cho viên Zn vào dung dịch HCl thì viên Zn bị ăn mòn hóa học.	
B. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm.	 C. Đốt Fe trong khí clo dư thu được FeCl3.	
D.Tính khử của Ag mạnh hơn tính khử của Cu.
Câu 9: Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C9H16O4, chứa 2 chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol X và hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y chứa 3 nguyên tử C và MX MZ. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được hợp chất hữu cơ T (C3H6O3). Cho các phát biểu sau:
a.Cho a mol T tác dụng với một lượng dư Na thu được a mol H2; b.Có 4 công thức cấu tạo thõa mãn tính chất của E;
c.Ancol X là propan-1,2-điol; d.Khối lượng mol của Z là 96 g/mol. Số lượng phát biểu đúng là
A. 3.	B. 4.	C.2.	D. 1.
Câu 10. Chất X có vai trò quan trọng trong sản xuất nước Javen. Chất X được gọi là
	A. Xô đa. 	B. vôi sống. 	C. thạch cao. 	D. muối ăn.
Câu 11. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?	A. Na2CO3. 	B. NaHCO3. 	C. AlCl3. 	D. NaNO3.
Câu 12. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
	A. K. 	B. Na. 	C. Fe. 	D. Ca.
Câu 13. Đun nước cứng lâu ngày trong ấm nước xuất hiện một lớp cặn. Thành phần chính của lớp cặn đó là
	A. CaSO4. 	B. CaCO3. 	C. Na2CO3. 	D. CaO.
Câu 14. Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) khi kết thúc phản ứng?A. Đốt cháy Fe trong bình chứa Cl2 dư.
B. Cho Fe(OH)2 vào dung dịch HCl. C. Cho FeO vào dung dịch HCl.	D. Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
Câu 15. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng KClO3.	(b) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch Na vào dung dịch CuSO4 dư.	(d) Nung nóng NaHCO3.
(e) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
	A. 5. 	B. 3. 	C. 2. 	D. 4.
Câu 16. Cho các mệnh đề sau: (1) Liên kết hóa học trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
(2) Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt
(3) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt sộ sôi cao
(4) Phản ứng hóa học của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau
Các mệnh đề đúng làA. (1), (2), (3). 	B. (1), (2), (4). 	C. (2), (3), (4). 	D. (1), (3), (4).
Câu 17. Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T
 Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Quỳ tím
Không đổi màu
Đổi màu đỏ
Không đổi màu
Đổi màu xanh
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ
Kết tủa
Không hiện tượng
Không hiện tượng
Kết tủa rồi tan
Cu(OH)2, lắc nhẹ
Dung dịch xanh lam
Dung dịch xanh nhạt
Không hiện tượng
Kết tủa rồi tan
Nước brom
Nhạt màu
Không hiện tượng
Kết tủa
Nhạt màu
Các chất X, Y, Z và T lần lượt là:A. Glucozơ, axit axetic, phenol, etyl amin. 	
B. Fructozơ, anilin, phenol, amoniac. 	C. Glucozơ, axit fomic, anilin, etylamin. 	
D. Fructozơ, axit fomic, phenol, amonic.
Câu 18. Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH thu được natri axetat và ancol anlylic.
	(b) Xenlulozơ thuộc loại polime thiên nhiên.	(c) Ở điều kiện thường, glixerol là chất lỏng.
	(d) Saccarozơ thuộc loại đisaccarit. (e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng Br2. 
Số phát biểu đúng là	A. 3. 	B. 4. 	C. 5. 	D. 2. 
Câu 19. Cho sơ đồ các phản ứng sau: 	(a) C4H6O2 (X) + NaOH (Y) + (Z). 
	(b) (Z) + AgNO3 + NH3 +H2O (F) + Ag↓ + NH4NO3. (c) (F) + NaOH (Y) + NH3↑ + H2O. 
Chất X là A. HCOOCH2CH2=CH2. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOCH=CHCH3. 	D. CH2=CHCOOCH3. 
Câu 20. Cho một lượng tristearin vào cốc thủy tinh chịu nhiệt đựng lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp. Đun sôi hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất; để nguội hỗn hợp và thêm vào dung dịch muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất màu trắng X, phía dưới là chất lỏng. Chất X làA. axit stearic. 	B. natri stearat. 	C. glixerol. 	D. natri clorua. 
Câu 21. Hợp chất X là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân chất X là chất Y. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất Y tạo nên chất Z có hai loại nhóm chức hoá học. Chất Z có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Chất nào dưới đây không thể là một trong các chất X, Y, Z ?	A. Glucozơ. 	B. Axit lactic. 	C. Tinh bột. 	D. Ancol etylic. 
Câu 22. Tiến hành các thí nghiệm sau:	(1) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 dư.
	(2) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.	(3) Nhiệt phân AgNO3.
	(4) Đốt HgS trong không khí.	(5) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
	(6) Điện phân dung dịch CuSO4 điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
	A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 2.
Câu 23. Cho các chất hữu cơ X, Y, Z, T, E thỏa mãn các phản ứng hóa học sau:
 	(1) 	(2)
 (3) 	 	(4)
 (5) Cho biết khí cân bằng tỉ lệ mol giữa Y và NaOH trong (2) là 1 : 2. Công thức phân tử của X là	A. C11H12O4.	B. C12H10O6.	C. C12H20O6.	D. C11H10O4.
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3; số chất tác dụng được với dung dịch X là
	A. 7.	B. 6.	C. 4.	D. 5.
Câu 25. Trong chiến tranh Việt Nam, Mĩ đã rải xuống các cánh rừng Việt Nam một loại hóa chất cực độc phá hủy môi trường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, đó là chất độc màu da cam. Chất độc này còn được gọi là	A. đioxin.	B. 3-MCPD.	C. nicotin.	D. TNT.
Câu 26. Một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa qua xử lí đổ trực tiếp ra sông suối là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên đất nước ta. Để xử lí sơ bộ mẫu nước thải chứa các ion người ta có thể dùng A. H2SO4.	B. etanol.	C. Ca(OH)2.	D. đimetyl ete.
Câu 27. Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Đổ dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4
(2) Đổ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4	(3) Đổ dung dịch Ca(H2PO4)2 vào dung dịch KOH	
(4) Đổ dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3	 (5) Đổ dung dịch Ca(HCO3)2 vào dung dịch NaOH	
(6) Dẫn khí SO2 vào dung dịch H2S (7) Sục khí Cl2 vào dung dịch KI.	(8) Đổ dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3.
 (9) Sục khí CO2 vào dung dịch K2SiO3 Số thí nghiệm chắc chắn có kết tủa sinh ra là : 
	A. 6	B. 7	C. 8	D. Đáp án khác
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp.
(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4. (3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(5) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư. (6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và CrO trong khí trơ. Số thí nghiệm thu được đơn chất là.
	A. 7	B. 5	C. 8	D. 6
.Cho các phát biểu sau :
(1) Phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic là oxi hóa metan có xúc tác thích hợp
(2) Nhiệt độ sôi của axit cacboxylic cao hơn nhiệt độ sôi của ancol có cùng phân tử khối
(3) Anđehit tác dụng với H2 (xúc tác Ni) luôn tạo ancol bậc nhất
(4) Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (có nồng độ 37-40%) được gọi là fomalin
(5)Andehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử Số phát biểu đúng là:
A.5	B.3	C. 4	D.2.
Cho các phát biểu sau: (1) Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo.
(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. (3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
(6) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là	A. 2.	B. 5. 	C. 3.	D. 4.
Cho các phát biểu sau: (1) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.
(2) Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
(3) Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
(4) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.
(5) Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
(6) Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Số phát biểu đúng là	A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
.Cho các nhận xét sau. (1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(2) Xenlulozo là một polisaccarit do nhiều gốc -glucozơ liên kết với nhau tạo thành.
(3) Trùng hợp đivinyl có xúc tác thích hợp thu được cao su buna.
(4) Các amino axit có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH chỉ tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ 1 :1
(5) Anilin phản ứng với nước brom dư tạo thành p-brom anilin.Số nhận xét đúng là:A. 3 B.5	C. 2	D.4.
Cho các phát biểu sau :
(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện. (3) Kim loại Mg tác dụng nhanh với nước ở điều kiện thường.
(4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao. (6) Dùng CO2 để dập tắt các đám cháy Mg hoặc Al. 
Tổng số các phát biểu đúng là?	A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
: Cho các nhận xét sau (1). Glucozơ và fructozo đều có phản ứng tráng bạc.
(2). Etanol và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH. (3). Tính axit của axit fomic mạnh hơn của axit axetic
(4). Liên kết hiđro là nguyên nhân chính khiến etanol có nhiệt độ sôi cao hơn của đimetylete.
(5). Phản ứng của NaOH với etylaxetat là phản ứng thuận nghịch.
(6). Cho anilin vào dung dịch brom thấy có vẩn đục. Các kết luận đúng là
	A. (2), (3), (5), (6).	B. (1), (2), (4), (5).	C. (2), (4), (5), (6).	D. (1), (3), (4), (6).
:Cho các phát biểu sau: (1) Khí SO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(2) Khí CO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
(3) Các dạng nhiên liệu như than, dầu mỏ và khí tự nhiên được gọi là nhiên liệu hóa thạch.
(4) Khi được thải ra khí quyển, freon (chủ yếu là CFCl3 và CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
(5) Các nguồn năng lượng: thủy điện, gió, mặt trời đều là những nguồn năng lượng sạch.
(6). Khí thải sinh hoạt, khí thải công nghiệp gây ô nhiễm không khí.
(7). Khí thải của các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí.
(8). Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh gây ô nhiễm không khí.
(9). Hoạt động của núi lửa gây ô nhiễm không khí. Số phát biểu đúng là
A. 6.	B. 5.	C. 8.	D. 7.
Cho các phát biểu sau :
(1). Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
(2). Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
(3). Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(4). Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
(5). Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều có màu trắng bạc và trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
(6). Các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy giảm dần từ Be đến Ba
(7). Các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm đều chỉ có một số oxi hóa duy nhất trong các hợp chất.
(8). Ở nhiệt độ thường, các kim loại kiềm đều khử được nước, giải phóng H2.
Số phát biểu đúng là:	A. 7. 	B. 6. 	C. 5. 	D. 4.
Cho các phát biểu về nhóm cacbohidrat:
(1) Nhóm này còn được gọi là gluxit hay saccarit có công thức chung là Cn(H2O)m.
(2) Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ glucozo có 6 nguyên tử C trong phân tử ở dạng mạch hở.
(3) Fructozo có thể chuyển thành glucozo trong môi trường kiềm.	
(4) Ở dạng mạch hở, fructozo và glucozo là đồng phân vị trí nhóm chức.
(5) Trong cơ thể người, tinh bột thủy phân thành glucozo nhờ các enzym.
Số phát biểu đúng là ?A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 38. Thực hiện các thí nghiệm sau đây: (1) Sục khí vào dung dịch .
(2) Cho vào dung dịch . (3) Chiếu sáng hỗn hợp khí metan và clo.
(4) Cho glucozơ tác dụng với ở điều kiện thường. (5) Đun etanol với đặc ở .
(6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (với xúc tác Ni). (7) Cho phenol tác dụng với dung dịch NaOH.
(8) Cho anilin tác dụng với dung dịch brom. (9) Cho metyl amin tác dụng với dung dịch .
(10) Cho glixerol tác dụng với Na. Những thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
	A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Câu 39. Cho các polime sau: Tơ tằm, tơ visco, tơ axetat, tơ nitron, cao su buna-S, poli vinylclorua, poli vinylaxetat, nhựa novolac. Số polime có chứa nguyên tố oxi trong phân tử là	 A. 4. B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 40. Trong khi làm các thí nghiệm ở lớp hoặc trong các giờ thực hành hóa học có một số khí thải: . Biện pháp đúng dùng để khử các khí trên là
	A. Dùng bông tẩm giấm ăn nút ngay ống nghiệm sau khi đã quan sát hiện tượng.
	B. Sục khí vào cốc đựng thuốc tím hoặc bông tẩm thuốc tím nút ngay ống nghiệm sau khi đã quan sát hiện tượng.
	C. Dùng bông tẩm xút hoặc nước vôi trong nút ngay ống nghiệm sau khi đã quan sát hiện tượng.
	D. Sục khí vào cốc đựng nước.
Câu 41. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Quỳ tím hóa đỏ
Y
Dung dịch xanh lam
X, Z
Dung dịch trong dư, đun nóng
Kết tủa Ag trắng sáng
T
Nước 
Kết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: 	A. Phenol, etylen glicol, anđehit axetic , axit focmic.
	B. Axit axetic, etylen glicol, anđehit axetic, phenol.	C. Axit focmic, glixerol, anđehit axetic, phenol.
	D. Axit axetic, etylen glicol, anđehit axetic, phenol.
Câu 42: Cho sơ đồ phản ứng sau (1) C6H12O6 (glucozơ) → X + Y;	(2) X + O2 → Z + T;
(3) Y + T → (C6H10O5)n + O2;	(4) X + Z → P + T;
Phát biểu nào sau đây sai?	A. Chất P là etyl axetat. 	B. Ở nhiệt độ thường, chất Y tan tốt trong chất T.
	C. Chất X có nhiệt độ sôi thấp hơn chất Z.	D. Đốt cháy hoàn toàn chất Z, thu được Y và T.
Câu 43: Các thao tác tiến hành thí nghiệm sau: 1. Đốt cháy natri trên ngọn lửa đèn cồn.
2. Cho một lượng natri bằng hạt ngô vào muỗng lấy hóa chất. 3. Mở nắp lọ đựng oxi.
4. Đưa nhanh muỗng có Na đang cháy vào lọ đựng khí oxi có sẵn trong một lớp cát.
6. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của chất tham gia phản ứng.
Thứ tự hợp lí (từ trái sang phải) các thao tác khi tiến hành đốt cháy natri trong lọ chứa khí oxi là:
	A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.	B. 2, 1, 3, 4, 6, 5.	C. 2, 1, 3, 4, 5, 6.	D. 3, 1, 2, 4, 5, 6.
Câu 44: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
Hai chất X và T lần lượt là	A. và FeO.	B. Fe và FeO.	C. và Fe2O3. D. FeO và Fe2O3.
ĐỀ LÝ THUYẾT -2
Câu 1: Cho các phát biểu sau:	(a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.
	(b) Thành phần chính của cồn 75o mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol.
	(c) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
	(d) Hàm lượng tinh bột trong ngô cao hơn trong gạo.
	(e) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt,..).Số phát biểu sai là	A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml metyl fomat.
	Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai.
	Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
Các phát biểu liên quan đến thí nghiệm trên được đưa ra như sau:
	(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong bình hai đồng nhất. 	(b) Sau bước 3, trong hai bình vẫn còn metyl fomat.
	(c) Ở bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
	(d) Ống sinh hàn nhằm mục đích hạn chế sự thất thoát sự bay hơi chất hữu cơ.
Số lượng phát biểu đúng là	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 3: Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ X (C8H12O4, chứa 2 chức este) bằng dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm ancol Z và hỗn hợp Y gồm hai muối. Axit hóa Y, thu được hai axit cacboxylic Y1 và Y2 có cùng số nguyên tử hiđro (). Cho các phát biểu sau:	(a) Phân tử khối của Z là 62 g/mol.
	(b) Có 3 công thức cấu tạo thõa mãn tính chất của X.
	(c) Nung nóng Y2 với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4.
	(d) Chất Y1 bị oxi hoá bởi dung dịch Br2. Số lượng phát biểu đúng là A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 1.
Câu 4: Cho 2 ml chất lỏng X vào ống nghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt, sau đó thêm từng giọt dung dịch H2SO4 đặc, lắc đều. Đun nóng hỗn hợp, sinh ra hiđrocacbon làm nhạt màu dung dịch KMnO4. Chất X là
	A. ancol metylic.	B. axit axetic.	C. anđehit axetic.	D. ancol etylic.
Câu 5: Cho sơ đồ các phản ứng sau: a) X1 + H2OX2 + X3­ + H2­
	b) X2 + X4 BaCO3 + K2CO3 + H2O	c) X2 + X3 X1 + X5 + H2O	 
	d) X4 + X6 BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O Các chất X5 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
	A. Ba(HCO3)2 và KHSO4.	B. KClO và KHSO4. 	C. Ba(HCO3)2 và H2SO4.	D. KClO và H2SO4.
Câu 6: Cho các phát biểu sau :	(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
	(b) Nước ép của quả nho chín có thể tham gia phản ứng tráng bạc. (c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
	(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
	(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là	A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau :	(a) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư.
	(b) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.	(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
	(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.	(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 8: Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
	(a) X + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O X1 + 4Ag + 4NH4NO3	
	(b) X1 + 2NaOH X2 + 2NH3 + 2H2O	(c) X2 + 2HCl X3 + 2NaCl
(d) X3 + C2H5OH X4 + H2O	Biết X là hợp chất hữu cơ no, mạch hở, chỉ chứa một loại nhóm chức. Khi đốt cháy hoàn toàn X2, sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và Na2CO3. Phân tử khối của X4 là
	A. 118.	B. 138.	C. 90.	D. 146.
Câu 9: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống thứ nhất; 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, để nguội.
Cho các phát biểu sau:	(a) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp.
	(b) Sau bước 3, Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất.
	(c) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau.
	(d) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
	(e) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát của các chất lỏng trong ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 10 Cho sơ đồ các phản ứng sau: (a) 
(b) (c) 	
(d) Các chất X5, X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
	A. NaClO, H2SO4.	B. Ca(HCO3)2, NaHSO4.	C. Ca(HCO3)2, H2SO4. 	D.NaClO, NaHSO4. 
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol	(a) X + 2NaOH X1 + X2 + X3 
	(b) X1 + HCl → X4 + NaCl	 (c) X2 + HCl → X5 + NaCl (d) X3 + CuO X6 + Cu + H2O	
Biết X có công thức phân tử C6H10O4 và chứa hai chức este; X1, X2 đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và khối lượng mol của X1 nhỏ hơn khối lượng mol của X2. Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Phân tử khối của X4 là 60. 	B. X5 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
	C. X6 là anđehit axetic. 	D. Phân tử X2 có hai nguyên tử oxi.
Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng KMnO4. (b) Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.	(d) Nung nóng NaHCO3.	
(e) Cho dung dịch CuCl2 vào dung dịch NaOH Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
	A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:	 (a) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô.	
	(b) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.	
	(c) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm từ tơ tằm sẽ nhanh hỏng.	
	(d) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó bị đen rồi thủng.	
	(e) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.	
Số phát biểu đúng là	A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 14: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:	
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung dịch NaOH 40%.	
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.	
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:	
 (a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.	
 (b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
 (c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
 (d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.	
 (e)Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là	A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
Câu 15: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl. 
Số phát biểu đúng làA. 4. 	B. 3.	C. 5. 	D. 2.
Câu 16: Cho các sơ đồ phản ứng sau:(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z (b)X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X ?A. AlCl3, Al2(SO4)3. B. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.	
C. Al(NO3)3, Al(OH)3. 	D. AlCl3, Al(NO3)3.
Câu 17: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(b) Đốt dây Fe trong khí Cl2 dư. (c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.
(d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối sắt(II) là A. 4. 	B. 2.	C. 5. 	D. 3.
Câu 18: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là A. 3. 	B. 2.	C. 4. 	 D. 5.
Câu 19: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Cu(OH)2
Tạo hợp chất màu tím
Y
Dung dịch AgNO3 trong NH3
Tạo kết tủa Ag
Z
Nước brom
Tạo kết tủa trắng
Các chất X, Y, Z lần lượt là: A. Gly-Ala-Gly, etyl fomat, anilin. B. Gly-Ala-Gly, anilin, etyl fomat.	
C. Etyl fomat, Gly-Ala-Gly, anilin. 	D. Anilin, etyl fomat, Gly-Ala-Gly.
Câu 20: Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot.
(b) Dùng khí CO (dư) khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu.
(c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học.
(d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu.
(e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối. 
Số phát biểu đúng làA. 4. 	B. 2. 	C. 5. 	D. 3.
Câu 21: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
Cho biết: X là este có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là A. 118. 	B. 132.	 C. 104. D. 146.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai? A. Kim loại Cu khử được Fe2+ trong dung dịch.
B. Kim loại Al tác dụng được với dung dịch NaOH. C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
D. Kim loại cứng nhất là Cr.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây Sai? A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
B. Fructozơ có nhiều trong mật ong. C. Metyl acrylat, Tripanmitin và Tristearin đều là este.
D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được Glixerol.
Câu 24: Cho các phát biểu sau: a.Chất béo là trieste của glyxerol với axit béo.
b.Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. c.Glucozơ thuộc loại monosaccarit.
d.Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
e.Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
f.Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là	A. 2.	B. 5. 	C. 3.	D. 4.
Câu 25: Cho các phát biểu sau: a.Dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 làm mất màu dung dịch KMnO4.
b.Fe2O3 có trong tự nhiên dưới dạng quặng hematit. c.Cr(OH)3 tan được trong dung dịch axit mạnh và kiềm.
d.CrO3 là oxit axit, tác dụng với H2O chỉ tạo ra một axit. Số phát biểu đúng là
	A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4.
Câu 26: Cho các phát biểu sau: a.Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước.
b.Kim loại Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).
c.Crom bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ.
d.Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối.
e.Hỗn hợp Al và BaO (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.
f.Lưu huỳnh, photpho, ancol etylic đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
Số phát biểu đúng là	A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
điện phân dung dịch
có màn ngăn
Câu 27: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
1.X1 + H2O X2 + X3 ↑+ H2↑
2.X2 + X4 BaCO3 + Na2CO3 + H2O 3.X2 + X3 X1 + X5 + H2O
4.X4 + X6 BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O Các chất X2, X5, X6 lần lượt là	
A. KOH, KClO3, H2SO4. B. NaOH, NaClO, KHSO4. 	C. NaHCO3, NaClO, KHSO4.	D. NaOH, NaClO, H2SO4.
Câu 28: Cho a mol este X (C9H10O2) tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được dung dịch không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là	A. 3.	B. 4.	C. 2.	D. 6.
Câu 29:Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 3 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Nếu thủy phân không hoàn toàn X thì thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Ala nhưng không có Val-Gly. Amino axit đầu N và amino axit đầu C của peptit X lần lượt là A. Ala và Gly. B. Ala và Val.	C. Gly và Gly.	D. Gly và Val. 
Câu 30: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bẳng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Chuyển màu hồng
Y
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Z
Dung dịch AgNO3 trong NH3
Kết tủa Ag
T
Nước brom
Kết tủa trắng
Các dd X, Y, Z, T lần lượt là:A. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. B. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin.
	C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin.	D. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic.
Câu 31: Cho các phát biểu sau: a.Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.
b.Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời. c.Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.
d.Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.
e.Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.
Số phát biểu đúng là	A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 32: Cho các phát biểu sau đây:(a). Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b). Chất béo là đieste của glixerol với axit béo. (c). Phân tử amilopextin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d). Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.(e). Trong mật ong chứa nhiều fructozo.
(f). Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
Số phát biểu đúng là	A. 4	B. 6	C. 5	D. 3
Câu 33: Cho các phát biểu sau đây: (a). Glucozo được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b). Chất

Tài liệu đính kèm:

  • doc3_bo_de_on_thi_cac_cau_hoi_trac_nghiem_li_thuyet_mon_hoa_hoc.doc