Thuyết minh bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Lò Văn Lợi

Thuyết minh bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Lò Văn Lợi

2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử

- Học sinh lĩnh hội được kiến thức nhanh và chính xác nhất. Biết cách vận dụng các kiến thức đó để trả lời các câu hỏi.

- Học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi bằng cả điện thoại di động và máy tính bảng.

- Chèn được nhiều câu hỏi tương tác, chèn tranh hình, clip hay, phỏng vấn trực tiếp giúp học sinh hứng thú, tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

2.1. Trình bày bài giảng

- Có nhiều tranh hình với màu sắc dễ nhìn, khoa học và phù hợp với chủ đề nội dung của bài học.

- Chữ đủ to, rõ ràng.

- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.

2.2. Kĩ năng Multimedia

- Có các câu hỏi tương tác, nhạc không lời.

- Có âm thanh: Bài hát, nhạc không lời và lời giảng của giáo viên.

- Có hình ảnh minh họa nội dung kiến thức bài học.

- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, cụng cụ dễ dựng, có thể online hay offline

 

doc 15 trang Phước Dung 26/10/2024 170
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Sinh học Lớp 12 - Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Lò Văn Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E - LEARNING
I. THÔNG TIN NHÓM
- Tác giả: Lò Văn Lợi.	
- Điện thoại: 01696.117.180.
- Gmail:loisinhhoc@gmail.com
- Quận/huyện: Điện Biên Đông.
- Tên sản phẩm: Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Tên môn (lĩnh vực): Sinh học 12 (Ban cơ bản).
- Tên trường: Trường THPT Trần Can, thị trấn Điện Biên Đông, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.	
II. PHẦN THUYẾT MINH
1. Lý do chọn phần mềm 
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc tự học, tự nghiên cứu của các em học sinh trong giai đoạn này, tiếp tục phát huy kết quả đạt được của các kì thi trước, Bộ GD&ĐT đã tiếp tục tổ chức cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng điện tử E- Learning lần thứ 4. 
Hiện nay có rất nhiều các phần mềm được sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC .
Trong các phần mềm trên thì phần mềm Adobe presenter 10 có ưu điểm tốt và dễ sử dụng và đạt hiệu quả tốt nhất để học sinh tự nghiên cứu. Adobe presenter 10 giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter 10 đó biến Powerpoint thành cụng cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh giáo viên giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên biết và sử dụng trong các tiết dạy.
Với việc sử dụng Adobe Preresenter 10 có thể xuất bản bài giảng được dưới dạng HTML5 giúp cho việc ứng dụng học tập trên các thiết bị di động được dễ dàng, phục vụ cho nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi.
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử
- Học sinh lĩnh hội được kiến thức nhanh và chính xác nhất. Biết cách vận dụng các kiến thức đó để trả lời các câu hỏi. 
- Học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi bằng cả điện thoại di động và máy tính bảng.
- Chèn được nhiều câu hỏi tương tác, chèn tranh hình, clip hay, phỏng vấn trực tiếp giúp học sinh hứng thú, tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
2.1. Trình bày bài giảng
- Có nhiều tranh hình với màu sắc dễ nhìn, khoa học và phù hợp với chủ đề nội dung của bài học.
- Chữ đủ to, rõ ràng.
- Mỗi slide đều có nội dung chủ đề.
2.2. Kĩ năng Multimedia
- Có các câu hỏi tương tác, nhạc không lời.
- Có âm thanh: Bài hát, nhạc không lời và lời giảng của giáo viên.
- Có hình ảnh minh họa nội dung kiến thức bài học.
- Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, cụng cụ dễ dựng, có thể online hay offline 
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV
Các tranh hình, câu hỏi của giáo viên để hình thành kiến thức mới, củng cố kiến thức từng phần, củng cố nội dung bài học. Các trinh hình, các câu hỏi có tính gợi mở, có khả năng thu hút và kích thích tính động não của học sinh, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động, sáng tạo, tích cực của học sinh, có liên hệ thực tế để học sinh hình thành kiến thức mới. Đồng thời biết cách áp dụng các kiến thức đó vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá một cách khách quan và có hiệu quả.
3. Tóm tắt bài giảng
TT
Nội dung trình chiếu
Mục tiêu và ý tưởng thiết kế
Slides 1 
s
Giới thiệu thông tin về giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh nhạc không lời
Slides 1
Các tác nhân gây đột biến

Slides 3

Kiểm tra các dạng đột biến gen, kết hợp với âm thanh nhạc không lời
Slides 4

Kiểm tra đột biến gen, kết hợp với âm thanh nhạc không lời
Slides 6

Giới thiệu bài bằng sơ đồ hình cây
Slides 7

Khái niệm NST
Slides 8

Cặp NST tương đồng
Slides 9

Đặc trung NST về số lượng, hình thái và cấu trúc.
Slides 10

Phân loại NST: NST thường và NST đột biến.
Slides 11

Cấu trúc hiển vi của NST gồm 3 bộ phận: trình tự nhân đôi AND, tâm động, vùng đầu mút.
Slides 12

Củng cố kiến thức về cặp NST tương đồng, kết hợp với âm thanh nhạc không lời
Slides 13

Củng cố kiến thức về cấu trúc hiển vi của NST, kết hợp với âm thanh nhạc không lời.
Slides 14

Cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực.
Slides 15

Cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân sơ.
Slides 16

Củng cố kiến thức về đơn vị cấu trúc NST ở sinh vật nhân thực, kết hợp với âm thanh nhạc không lời.
Slides 17

Củng cố các bậc cấu trúc NST ở sinh vật nhân thực, kết hợp với âm thanh nhạc không lời.
Slides 18

Khái niệm đột biến cấu trúc NST
Slides 19
Các tranh hình: Các tác nhân gây đột biến cấu trúc NST

Slides 20

Các dạng đột biến cấu trúc NST.
Slides 21

Đột biến mất đoạn: đặc điểm và hậu quả.
Slides 22

Ví dụ mất đoạn NST số 5, số 21 hoặc 22 ở người.
Slides 23

Ứng dụng mất đoạn để loại bỏ gen xấu và xác định vị trí gen trên NST.
Slides 24

Lặp đoạn: đặc điểm, hậu quả và ý nghĩa.
Slides 25

Ví dụ lặp đoạn ở ruồi giấm
Slides 26

Ứng dụng đột biến lặp đoạn trong công nghiệp sản xuất bia.
Slides 27

Đột biến đảo đoạn: đặc điểm, hậu quả, ví dụ và ý nghĩa.
Slides 28

Đột biến chuyển đoạn: 1 NST và 2 NST không tương đồng.
Slides 29

Đột biến chuyển đoạn: đặc điểm, hậu quả và ứng dụng.
Slides 30

Củng cố đặc điểm các dạng đột biến.
Slides 31

Củng cố ví dụ các dạng đột biến.
Slides 32

Củng cố ứng dụng, ý nghĩa các dạng đột biến.
Slides 33

Củng cố ứng dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí gen trên NST.
Slides 34

Củng cố ví dụ đột biến mất đoạn NST số 5 gây hội chứng tiếng mèo kêu.
Slides 36

Củng cố đặc điểm các dạng đột biến.
Slides 37

Củng cố hậu quả các dạng đột biến.
Slides 38

Củng cố nguyên nhân phát sinh đột biến.
Slides 39
Các tranh hình: các biện pháp để hạn chế các tác nhân gây đột biến.

Slides 40

Các biện pháp để hạn chế các tác nhân gây đột biến.
Slides 42

Hướng dẫn về nhà: thực hiện và tuyên truyền về chủ đề hạn chế các tác nhân gây đột biến.
Slides 43

Tài liệu tham khảo.

	Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng e- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã sử dụng phương pháp dạy học trực quan, giảng giải, vấn đáp, tch hợp các môn học... để nâng cao hiệu quả dạy và học. Bài giảng đã giúp các em hứng thú, tích cực, chủ động học tập, học mọi lúc, mọi nơi; học sinh tự rút ra bài học cho bản thân và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các biện pháp để hạn chế các tác nhân gây đột biến.
	Để bài giảng của tôi được hoàn chỉnh hơn, rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả


Lò Văn Lợi

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_sinh_hoc_lop_12_bai_5_nhiem_sac_the_va.doc