Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954

Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954

Mục tiêu bài học

1.Về kiến thức

 Nắm được cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

2- Về tư tưởng:

 Giáo dục lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng

 Biết ơn sâu sắc đối với các chiến sĩ, thế hệ cha anh

3- Về kỹ năng, năng lực hình thành:

 Rèn luyện kỹ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức

 Hình thành năng lực tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; nhận xét đánh giá.

 

docx 21 trang Phước Dung 26/10/2024 680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc 1953-1954", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
STT
Tiêu mục
Trình bày trong slide
Lời dẫn
1
Mở đầu

Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng
Các em thân mến! Cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ được coi là một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành biểu tượng và niềm tự hào không chỉ của người dân Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Đây là thắng lợi to lớn nhất của ta trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp và can thiệp của đế quốc Mĩ.
Vậy diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công đông xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ ra sao, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu trong bài học hôm nay

2
Mục tiêu bài học
* Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức
I. Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương: Kế hoạch Nava
II. Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
2. Về tư tưởng
Có lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, biết ơn sâu sắc đối với những chiến sĩ, các thế hệ cha anh
3. Về kĩ năng, năng lực hình thành
+ Phát huy tối đa tính tích cực của học sinh, phát triển khả năng quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích Rèn luyện kỹ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức
+Hình thành năng lực tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; nhận xét đánh giá.

Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
Nắm được cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
2- Về tư tưởng:
Giáo dục lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng
Biết ơn sâu sắc đối với các chiến sĩ, thế hệ cha anh
3- Về kỹ năng, năng lực hình thành:
Rèn luyện kỹ năng phân tích, hệ thống hóa kiến thức
Hình thành năng lực tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; nhận xét đánh giá.
3
Nội dung kiến thức cần nắm


Nội dung kiến thức cần nắm trong tiết học hôm nay
Chủ trương của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953 – 1954
Âm mưu và hành động của Pháp Mĩ ở Điện Biên Phủ. Chủ trương của ta, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ



Lời dẫn
Trước âm mưu và hành động mới của Pháp và Mĩ, kế hoạch Nava ra đời- đây là cố gắng cuối cùng, là nỗ lực cao nhất của Pháp có sự can thiệp Mĩ tại Đông Dương, với việc tập trung quân và xây dựng một lực lượng cơ động mạnh. Thủ tướng Pháp Lanien bấy giờ đã nói “Kế hoạch Nava chẳng những được chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cũng tán thành. Nó cho phép chúng ta hi vọng đủ mọi điều”. Trước tình đó, Đảng ta thực hiện cuộc tiến công chiến lược Đông –Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ như thế nào, cô và các em cùng nhau tìm hiểu mục II. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch ĐBP 1954
Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954.
a. Chủ trương của Đảng
- Trước âm mưu mới của Pháp-Mĩ trong kế hoạch Nava, Đảng và Chính phủ ta đã đề ra chủ trương gì?

4
II. Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch ĐBP 1954
1. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954.

a. Chủ trương của Đảng
- Tháng 9/1953 Bộ chính trị BCHTW họp bàn về kế hoạch quân sự trong đông – xuân 1953-1954.
+ Nhiệm vụ: Tiêu diệt địch là chính.
+ Phương hướng chiến lược: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng” 
+ Phương châm chiến lược: Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt

Trước âm mưu mới của Pháp-Mĩ trong cuộc chiến tranh Đông Dương 
Tháng 9/1953 Bộ chính trị BCHTW họp bàn về kế hoạch quân sự trong đông – xuân 1953-1954 tại khu núi Hồng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (Thuộc Căn cứ Việt Bắc) 
Đây là bức ảnh về Thường vụ T.Ư Đảng quyết định mở chiến cuộc đông xuân 1953-1954 
Trong ảnh là cảnh Chủ tịch HCM và Tổng bí thư Trường Chinh và các ủy viên Bộ Chính trị đang bàn kế hoạch tác chiến . Đứng từ trái sang phải là Phạm Văn Đồng, HCM, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp. Ở trên bàn là bản đồ quân sự. Chủ tịch HCM đang cầm thước chỉ bản đồ, mọi người chăm chú theo dõi và suy nghĩ để đi đến quyết định phương án tác chiến cuối cùng. Đại tưỡng Võ Nguyên Giáp thay mặt Tổng quân ủy trình bày hai phương án tác chiến do Bộ tham mưu chuẩn bị
 Thứ nhất, phương án tập trung toàn bộ hay phần lớn chủ lực đối phó với địch ở đồng bằng Bắc Bộ
 Thứ hai, phương án điều động lực lượng mở các cuộc tiến công vào các hướng khác
Bộ chính trị đã phân tích tình hình, chỉ rõ chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, cũng như của ta, cuối cùng quyết định đề ra nhiệm vụ: Tiêu diệt địch là chính.
+ Phương hướng chiến lược: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà chúng không thể bỏ, do phải phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng” 
+ Phương châm chiến lược: Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt
-Tư tưởng chỉ đạo của tác chiến của quân đội ta là “ Phương châm chung của cuộc chiến tranh giải phóng của ta là trường kì kháng chiến, tự lực cánh sinh, vì vậy ta không chủ quan khinh địch, không đánh địch, không mạo hiểm. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc, chắc đánh thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh. Chỉ được đánh thắng , không được đánh không thắng...”. Với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và cả sau lưng địch phối hợp trên phạm vi cả nước và phối hợp trên phạm vi toàn Đông Dương






b. Các cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954
+Ngày10/12/1953 chủ lực ta tiến công giải phóng tỉnh Lai ChâuàNava phải điều quân tăng cường cho ĐBP điểm tập trung thứ hai

 Với kế hoạch và phương châm chiến lược đã định từ đông-xuân 1953-1954, quân ta đã mở đồng loạt nhiều cuộc tiến công theo nhiều hướng ở hầu khắp chiến trường Đông Dương
Trên hướng chính Tây Bắc, ngày 10/12/1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thị xã Lai Châu, loại khỏi vòng chiến đấu 24 đại đội địch, tỉnh Lai châu (Trừ Điện Biên Phủ) được giải phóng.
 Phát hiện sự di chuyển của bộ đội chủ lực của ta lên ĐBP, Nava ra lênh tăng cường cho Điện Biên Phủ và giữ căn cứ này bằng bất cứ giá nào, điều 6 tiểu đoàn cơ động từ Đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho ĐBP. ĐBP trờ thành nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp


+Tháng 12/1953 liên quân Việt - Lào tấn công Trung Lào, bao vây uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xê nô à Nava buộc phải tăng cường cho Xê nô à tập trung quân thứ ba.

- Đâù tháng 12-1953, phối hợp với bộ đội Pakhét Lào, liên quân Lào-Việt mở cuộc tiến công địch ở Trung lào, tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thị xã Thà Khẹt, bao vây uy hiếp Xavanakhét và căn cứ Xênô
- Phát triển thế tiến công, liên quân Việt-Lào tiếp tục tiến xuống Hạ Lào, giải phóng thị xã Atôpơ phát triển sang Saravan, giải phóng toàn bộ cao nguyên Bô lôven. Trước tình hình đó, Nava buộc điều thêm quân từ đồng bằng Bắc Bộ tới Trung Lao cùng lực lượng tại chỗ thành lập một tập đoàn cứ điểm tại Xênô, biến Xê nô thành nới tập trung quân lớn thứ ba của Pháp


+ Tháng 1/1954 liên quân Việt –Lào tấn công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxali. Nava dùng đường không tăng cường quân cho Luông Phabang và Mường Sài à trở thành nơi tập trung quân thứ 4 của Pháp
+ Tháng 2/1954 quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kontum, uy hiếp Plâyku. Pháp tăng cường cho Plâykuàtập trung quân thứ 5.
-Cuối tháng 1-1954, đại đoàn 308 của ta phối hợp với quân giải phóng Pa khét Lào tấn công sang Thượng Lào, tấn công địch ở phòng tuyến sông Nậm Hu, giải phóng lưu vực song Nậm Ha, toàn tỉnh Phongxa lì.
-Nava vội dùng đường hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Phabang và Mường Sài. Luông Phabang và Mường Sài trở thành nơi tập trung binh lực lớn thứ tư của Pháp
Đầu tháng 2-1954, quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 địch, giải phóng toàn tỉnh Kontum, một vùng rộng lớn với 20 vạn dân, uy hiếp Plâyku
- Pháp buộc phải bỏ dở cuộc tiến công Tuy Hòa (Phú Yên) để tăng cường lực lượng cho Plâyku và Plâyku trở thành nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp


+Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển rất mạnh.

Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh, căn cứ du kích được mở rộng như ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình-Trị-Thiên và một số nơi của đồng bằng Bắc Bộ



c. Ý nghĩa
- Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản
- Từ chỗ chỉ giữ thế chủ động ở chiến trưòng chính Bắc Bộ, ta đã tiến lên gĩữ thế chủ chiến lược trên toàn bộ chiến trường Đông Dương.
- Tạo điều kiện cho quân ta mở trận “ quyết chiến chiến lược” ở ĐBP, kết thúc cuộc kháng chiến.

- Như vậy, các cuộc tiến công chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 đã làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Nava đã không thực hiện được âm mưu tập trung quân cũng không tránh được các cuộc giao chiến với quân chủ lực của ta, ngược lại các binh đoàn chiến lược của Pháp đã buộc bị động phân tán và giam chân ở nhiều nới, tạo điều kiện cho ta mở các cuộc tiến công bao vây tiêu diệt chúng
- Từ chỗ chỉ giữ thế chủ động ở chiến trưòng chính Bắc Bộ, ta đã tiến lên gĩữ thế chủ chiến lược trên toàn bộ chiến trường Đông Dương.
- Tạo điều kiện cho quân ta mở trận “ quyết chiến chiến lược” ở ĐBP, kết thúc cuộc kháng chiến

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phú (1954)

- Âm mưu:
 Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phiá Tây rừng núi tây Bắc, gần biên giới với Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và cả vùng ĐNA -> Nava đã xây dựng ĐBP thành tập đoàn cứ diểm mạnh nhất Đông Dương, thành trung tâm điểm của kế hoach Nava.

Bị thất bại trong Đông-Xuân 1953-1954, Pháp-Mĩ đã làm gì? Kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn như thế nào? Cô và các em tiếp tục tìm hiểu mục 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
GV hỏi: Vì sao Pháp-Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?
GV hướng dẫn HS quan sát trên lược đồ Điện Biên Phủ và mô tả:
 “Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300 km đường chim bay. Thung lũng này có chiều rộng khoảng 8 km, chiều dài khoảng 18 km, nằm gần biên giới Việt Lào, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng: Phía Đông Bắc giáp với Lai Châu; phía Đông Nam giáp Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản; phía Tây thông với Luông Pha bang; phía Nam thông với Sầm Nưa. Xung quanh thung lũng là một vùng núi rừng trùng điệp bao bọc. Núi có độ cao trung bình 500 m, có mỏm đột xuất cao tới 1461 m. Đối với đế quốc Pháp-Mĩ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, một vị trí chiến lược cơ động ở giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục quân có tác dụng lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam Á”
b. Hành động:
- Pháp tập trung binh lực ở ĐBP lúc cao nhất là 16.200 quân, với những loại vũ khí hiện đại nhất, tinh nhuệ nhất.
- Pháp bố trí ĐBP thành ba phân khu:
+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm độc lập, bản kéo.
+ Phân khu trung tâm ở giữa ngay Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, tập trung 2/3 lực lượng.
+ Phân khu Nam đặt ở Hồng Cúm có trận địa pháo, sân bay.
=>Tổng cộng cả ba phân khu có 49 cứ điểm.
 Pháp- Mĩ coi Điện Biên Phủ là “ pháo đài bất khả xâm phạm”, “cái máy nghiền khổng lồ”, 
b.Hành động
- Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ lúc đầu chỉ có khoảng 6 tiểu đoàn, đến sau tăng lên dần để đối phó với cuộc tấn công của ta. Khi quân ta bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ thì lực lượng của chúng đã tăng lên 16200 quân gồm 12 tiểu đoàn và 6 đại đội bộ binh, 1 đại đội tăng M24 với những loại vũ khí hiện đại, tinh nhuệ nhất.
- Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành ba phân khu với 49 cứ điểm:
+ Phân khu Bắc gồm các cứ điểm độc lập, bản kéo.
+ Phân khu trung tâm ở giữa ngay Mường Thanh, nơi đặt sở chỉ huy, có trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, tập trung 2/3 lực lượng.
+ Phân khu Nam đặt ở Hồng Cúm có trận địa pháo, sân bay.
=>Tổng cộng cả ba phân khu có 49 cứ điểm.
 Pháp- Mĩ coi Điện Biên Phủ là “ pháo đài bất khả xâm phạm”, “cái máy nghiền khổng lồ” và đưa ra lời tuyên bố sẽ giữ căn cứ này với bất cứ giá nào.



c. Chủ trương của ta:
- Đầu tháng 12/1953, bộ chính trị và trung ương Đảng họp. Hội nghị thông qua kế hoạch tác chiến của bộ tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch ĐBP với mục tiêu là: Tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào”.
c. Chủ trương của ta:
- Đầu tháng 12/1953, bộ chính trị và trung ương Đảng họp. Hội nghị thông qua kế hoạch tác chiến của bộ tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch ĐBP với mục tiêu là: Tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào”.
Chiến dịch Điện Biên Phủ có mật danh là Trần Đình do đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng kiêm bí thư đảng ủy mặt trận
* Chuẩn bị cho chiến dịch
(Trình chiếu các ảnh minh họa cho chiến dịch)
Thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng và chủ tịch HCM, nhân dân ta với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng” để dồn sức người,sức của cho chiến dịch. Ta huy động gồm 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo và nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y với tổng số khoảng 55.000 quân
Cuộc chiến đấu bảo vệ đường xá, tiếp tế vận tải diễn ra khẩn trương quyết liệt ngau từ những ngày đầu đến khi kết thúc chiến dịch, quân và dân ta gồm cả bộ binh, đông đảo nhân dân xung phong ra sức làm đường, sửa đường. Tại các bến đò, đèo cao địch ra sức ném bom bắn phá, song các công đoạn mở đường, đảm bảo tuyến vận tải của ta vẫn được đảm bảo. Các tuyến đường từ Yên Bái sang, đường từ Thanh Hóa, Hòa Bình, Sơn La lên, các đường bộ đường thủy không ngừng đưa gạo, đạn ra tiền tuyến. Cùng lúc này, qua ngày đem phá núi, bắc cầu, con đường Tuần Giáo Điện Biên Phủ được mở rộng phục vụ vận chuyển và đưa pháo vào trận địa
 Hàng chục tấn vũ khí đạn dược, 27 000 tấn gạo với 628 ô tô vận tải, 11800 thuyền bè, 21 000 xe đạp .chuyển ra mặt trận. Đầu tháng 3 .1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến địch ĐBP đã hoàn tất.


Trình chiếu đoạn vi deo kèm bài hát “Hò kéo pháo”của nhạc sĩ Hoàng Vân
 Với tinh thần đoàn kết và tâm thế của những người chiến thắng, các chiến sĩ vẫn cùng nhau kéo những xe pháo nặng hàng chục tấn lên đèo cao sườn dốc, với những câu hát âm vang yêu đời như còn đọng lại trong bài “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân khí thế hào hùng: 
(Đoạn này dẫn rồi phát bài hát luôn cho hay)
“Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo.
Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi.
Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù.
Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù.”



Diễn biến:
-Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở màn cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm ĐBP. Chiến dịch được chia làm 3 đợt.
 - Đợt 1: ( từ 13 đến 17/ 3/1954): Quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. 
Kết quả: Ta loại khỏi vòng chiến đấu gần 2000 địch.

1. Diễn biến:
- Đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất - ĐBP trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch.
- Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng mở màn cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm ĐBP. Chiến dịch được chia làm 3 đợt.
- Đợt 1 (từ ngày 13 đến ngày 17/3/1954), quân ta tiến công vào các tuyến phòng ngự của địch ở Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo và toàn bộ phân khu Bắc.
 Nhiệm vụ của quân ta trong đợt một là “Tiêu diệt cả ba trung tâm đề kháng vòng ngoài đột xuất hơn hết của địch. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của chúng, tạo điều kiện cho quân ta thắt chặt vòng vây và mở cuộc tấn công vào khu trung tâm”
- GV hỏi: Vì sao ta chọn tấn công vào cụm cứ điểm Him Lam mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ? 
- Trình chiếu lược đồ cứ điểm Him lam và tường thuật
 Trung tâm đề kháng Him Lam là một trung tâm phòng ngự kiên cố nhất của địch. Vị trí này thuộc phân khu trung tâm cách Mường Thanh 2,5 km, có nhiệm vụ che chở cho phân khu trung tâm và án ngữ con đường từ Tuần Giáo đến Điện Biên, ngăn chặn hướng tiến công chính của quân ta vào ngoại vi Điện Biên Phủ.
Với vị trí đầu sóng ngọn gió nên Him Lam được xây dựng thành vị trí kiên cố nhất của tập đoàn cứ điểm, có lưới lửa mạnh bố trí rất cẩn mật vừa yểm hộ lẫn nhau, vừa ngăn chặn mọi con đường ta có thể tiến vào; hệ thống công sự gồm dây thép, chướng ngại vật, bãi mìn có nơi rộng tới 100m.
 Song nhược điểmlớn nhất của Him Lam là một vị trí đột xuất, nằm cách phân khu trung tâm 2,5 km, khoảng cách này cho phép phía Việt minh tập trung sức mạnh cần thiết, cô lập cứ điểm trong một thời gian nhất định để tiêu diệt. Nếu trận đánh kết thúc trong đêm, khả năng tăng viện của quân Pháp có thể loại trừ
 Đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 3, bộ binh ta tiến vào đào trận địa tiến công, phát hiện ta đào trận địa, trưa ngày 13, tướng Đờ cátx tơ ri cho điều một đại đội lê dương cùng hai xe tăng từ Mường Thanh tiến ra đánh vào khu vực bàn đạp xuất kích của ta. Đến 17 giờ 05 cùng ngày, pháo binh ta tập trung tiểu đoàn hỏa lực giáng đòn tấp cập mãnh liệt vào tập đoàn cứ điểm.
Trận pháo kích mở màn chiến dịch đã làm cho các trận địa pháo của địch đặt ở trung tâm bị tê liệt hoàn toàn, một kho xăng bốc cháy, 5 máy bay nổ tung, toàn bộ đội bay của địch ở Mường Thanh bị loại khỏi vòng chiến đấu, cả Him Lam và Mường Thanh rung chuyển trong tiếng nổ dồn dập của đạn. Từ 18 giờ 30, bộ binh ta bắt đầu mở cửa, trung đoàn 209 sử dụng tiểu đoàn 130 đột phá từ hướng Bắc tiêu diệt cứ điểm 3. Được hỏa lực pháo binh và các đơn vị trợ chiến yểm hộ các tiểu đội bộc phá nối tiếp nhau tiến lên dùng thuốc nổ dọn sạch một con đường xuyên qua hàng trăm mét rào dây kẽm gai. Cửa mở vừa mới khai thông, tiểu đội trưởng Trần Can mang cờ “quyết chiến quyết thắng” cùng tiểu đội lao thẳng lên đỉnh đồi cắm cờ lên giữa cứ điểm địch. Đó là lá cờ đầu tiên của quân ta được cắm trên các trận địa phòng ngự của địch trên chiến trường Điện Biên Phủ.


Chiếu ảnh Phan Đình Giót

Trong đợt 1 của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã có rất nhiều anh hùng đã dũng cảm chiến đấu, tiêu biểu là Phan Đình Giót.
Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.
Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, 


- Đợt 2: ( Từ 30/3 đến 26/4)Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm ở phiá Đông khu Trung tâm như E1, D1, A1.
-(chiếu vị trí A1,đồng thời miêu tả quả đồi này)
 Kết quả: ta chiếm phần lớn các cứ điểm của địch tạo thêm để bao vây, chia cắt, khống chế địch. Trước tình hình đó Mĩ khẩn cấp viện trợ cho pháp và đe doạ ném bom nguyên tử ở ĐBP.
- Đợt 2 từ ngày 30/3 đến 26/4 Quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm ở phiá Đông khu Trung tâm như E1, D1, A1.
Nơi đây quân Pháp tập trung 2/3 số quân, có sân bây, trận địa pháo là nơi đặt sở chỉ huy của địch. Đây là đợt tiến công quan trọng nhất, kéo dài nhất và ác liệt nhất. Tại đồi A1 diễn ra trận chiến quyết liệt giữa ta và địch
A1 thuộc dãy đồi phía Đông cùng với C1, C2, D và E tạo thành bức tường thành vững chắc che chở cho phân khu trung tâm, là điểm cao cuối cùng trực tiếp che chở cho Sở chỉ huy quân Pháp và được ví như “chìa khóa” của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 
Cuộc chiến diễn ra gay go từ đêm 30/3 đến 4/4/1954. Trong đêm đầu quân ta chiếm được 2/3 vị trí. Đến tảng sáng và suốt ngày hôm sau, địch tăng cường lực lượng, có pháo binh và xe tăng yểm hộ đánh chiếm lại 2/3 vị trí .đến ngày 4/4 ta và địch giànhnhau từng tấc đất một, cuối cùng mỗi bên giữ một nửa điểm cao 
 Sau đợt này, Mĩ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Ta kịp thời khắc phục khó khăn về tiếp tế, nâng cao quyết tâm giành thắng lợi. Trận đánh trong đợt 2 vô cùng ác liệt, nhưng trên tất cả là tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân đội ta dưới sự chỉ huy của vị tướng tài ba. Chiến dịch Điện Biên đã đi vào trong thơ của Chính Hữu:
“Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội, 
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội. 
Đồng đội ta 
là hớp nước uống chung 
Nắm cơm bẻ nửa 
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa 
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà 
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp 
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết. 
Bạn ta đó 
Ngã trên dây thép ba tầng 
Một bàn tay chưa rời báng súng, 
Chân lưng chừng nửa bước xung phong. 
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống 
Vẫn nằm trong tư thế tiến công”.
(Giá từng thước đất – Chính Hữu)
- Đợt 3: ( Từ 1/5- 7/5/1954)
 + Quân ta đồng loạt tiến công phân khu trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch.
 + Chiều 7/5, quân ta đánh vào sở chỉ huy địch.
 + 17 h 30 phút ngày 7/5, Tướng Đờ caxtơ ri cùng toàn bộ ban tham mưu bị bắt. tập đoàn cứ điểm của địch ở ĐBP bị tiêu diệt.
- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho ĐBP giành thắng lợi.

- Đợt 3, từ ngày 1-5 đến ngày 7-5-1954:
 + Quân ta đồng loạt tiến công phân khu trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch.
Sau những chiến công giòn giã của đợt 2 đem lại cùng với sự chỉ huy tài tình của tướng Giáp, quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm đề kháng còn lại của địch. 
17 giờ ngày 7/5/1954, một mũi của Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 nhanh chóng vượt cầu Mường Thanh tiến thẳng vào chỉ huy sở của địch. 
17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng De Castrie và toàn thể bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta bắt sống. Gần 1 vạn tên xâm lược giơ cao cờ trắng ra khỏi hầm xin hàng.
- Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho ĐBP giành thắng lợi.




Chân thực và đầy xúc động, Tố Hữu đã từng viết “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
chiến sĩ anh hùng
đầu nung lửa sắt
56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm,cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
những đồng chí, thân chôn làm giá súng
Dầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão
những đồng chí chèn lưng cứu pháo
nát thân, nhắm mắt còn ôm
những bàn tay xẻ núi lăn bom
nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện”.
Năm mươi sáu ngày đêm oanh liệt và hào hùng ấy, sẽ mãi mãi được ghi vào trang sử chói lọi nhất của dân tộc - một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước nồng nàn, sức mạnh đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.



e.Kết quả, ý nghĩa:
 - Kết quả:
 + Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử ĐBP đã toàn thắng. Quân ta loại lhỏi vòng chiến đấu 128.200 địch, thu 19.000 súng các loại, bắn rơi và phá huỷ 162 máy bay, 81 đại bác, giả phóng nhiều vvùng rộng lớn trong cả nước.
 + Ở trận ĐBP ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
 
e.Kết quả, ý nghĩa:
 - Kết quả:
 + Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử ĐBP đã toàn thắng. Quân ta loại lhỏi vòng chiến đấu 128.200 địch, thu 19.000 súng các loại, bắn rơi và phá huỷ 162 máy bay, 81 đại bác, giả phóng nhiều vvùng rộng lớn trong cả nước.
 + Ở trận ĐBP ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.



- Ý nghĩa:
 + Chiến thắng ĐBP là đỉnh cao cuộc tiến công của ta trong Đông Xuân 1953-1954. Là thắng lợi lớn nhất của ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mĩ. Nó đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của ta về quân sự, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh. Trực tiếp mở ra khả năng kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến .
- Chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung và chiến thắng Đông-Xuân 1953-1954 là đỉnh cao cuộc tiến của ta trong Đông xuân 1953 – 1954, là những chiến thắng to lớn nhất của lực lượng vũ trang và của nhân dân ta từ trước đến nay. Các chiến thắng vĩ đại đó đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc, một sự chuyển biến lớn lao trong quá trình phát triển tiến lên của cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta chống đế quốc Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mĩ giúp sức
 - HCM đã nhận xét: “ Chiến thắng ĐBP như cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_lich_su_lop_12_bai_20_cuoc_khang_chien.docx