Thuyết minh bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 8, Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật - Lê Thị Lan

Thuyết minh bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 8, Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật - Lê Thị Lan

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.

- Hiểu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Hiểu được người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất kì cương vị, chức vụ nào cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được bình dẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

- Nhận xét được việc người có chức quyền trong cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí do tham nhũng như mọi người khác là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

3. Tư duy, thái độ

- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Đồng tình với việc xử lí hành vi tham nhũng của người có chức quyền trong bộ máy nhà nước.

4. Định hướng năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực xã hội.

- Năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm với công dân, cộng đồng, đất nước.

 

docx 24 trang Phước Dung 26/10/2024 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh bài giảng Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 8, Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật - Lê Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
Cuộc thi Thiết kế bài giảng e-Learning
Năm học 2016-2017
Môn: Giáo dục công dân
Bài giảng: Tiết 8, bài 3 môn giáo dục công dân 12
“CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT”
Giáo viên thực hiện: Lê Thị Lan
 Phùng Thị Ngọc Lan
Email: lethilan.c3dongdau@vinhphuc.edu.vn
Điện thoại: 01674140712
Trường: THPT Đồng Đậu
Địa chỉ: xã Tam Hồng – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.
- Hiểu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- Hiểu được người vi phạm pháp luật do tham nhũng dù ở bất kì cương vị, chức vụ nào cũng đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được bình dẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
- Nhận xét được việc người có chức quyền trong cơ quan nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm pháp lí do tham nhũng như mọi người khác là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
3. Tư duy, thái độ
- Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- Đồng tình với việc xử lí hành vi tham nhũng của người có chức quyền trong bộ máy nhà nước.
4. Định hướng năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực xã hội.
- Năng lực giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm với công dân, cộng đồng, đất nước.
B. PHƯƠNG TIỆN
 1. Các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng e-Learning
- Phần mềm Microsoft PowerPoint 2013.
- Phần mềm Adobe Presenter 10 tải trên trang web:
( 
- Hỗ trợ chèn âm thanh và video vào Adobe Presenter: QuickTime .
- Phần mềm chuyển định dạng audio, video: Total Video Converter 3.71
( 
- Phần mềm cắt video: FreeVideoCutter
- Phần mềm kiểm tra đuôi video Camtasia Studio 8
( 
2. Tư liệu tham khảo 
 - Sách tham khảo:
- Sách giáo khoa giáo dục công dân 12: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, do Mai Văn Bính (Tổng chủ biên) và Trần Văn Thắng (Chủ biên).
- Sách giáo viên giáo dục công dân 12: Nhà xuất bản giáo dục, do Mai Văn Bính (Tổng chủ biên) và Trần Văn Thắng (chủ biên).
- Tình huống giáo dục công dân 12: Nhà xuất bản giáo dục (Trần văn Thắng làm chủ biên).
- Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng giáo dục công dân 12: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, do Trần Văn Thắng làm chủ biên.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn giáo dục công dân 12: Nhà xuất bản giáo dục, do Nguyễn Hữu Khải làm chủ biên.
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tài liệu từ Internet:
Các video được tải trên các trang web:
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG E-LEARNING
 Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Bình đẳng trước pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, được thể chế hóa trong nhiều văn kiện quốc tế và quốc gia. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật phản ánh những nội dung căn bản, đó là, tất cả mọi người đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật và có quyền không bị phân biệt đối xử. Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau.
Quyền bình đẳng trước pháp luật còn là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Con người sinh ra có thể khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việc hưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý. Ngược lại, pháp luật luôn đặt giá trị bình đẳng làm thước đo, tiêu chuẩn để lấp đầy khoảng cách không bình đẳng đó bằng việc quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý ngang nhau. Pháp luật là thước đo chuẩn mực của bình đẳng, là công cụ để bảo đảm sự bình đẳng giữa con người với con người. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Quyền bình đẳng trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt, đối xử còn là quyền được hưởng tất cả các quyền con người như nhau ở mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng là nhu cầu đòi hỏi cần có phương tiện, công cụ pháp lý từ phía Nhà nước. Vì vậy, pháp luật ghi nhận các quyền bình đẳng và tạo ra cơ chế bảo vệ quyền đó khi nó bị xâm phạm, với việc mọi hành vi vi phạm đều phải bị xử lý như nhau trước pháp luật.


Ở Việt Nam, bình đẳng trước pháp luật được thể hiện nhất quán trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992. Điều 6, 7 Hiến pháp 1946 quy định: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" và "Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình". Điều 51, Hiến pháp năm 1992 cũng tiếp tục khẳng định: "Công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật". Quyền bình đẳng trước pháp luật cũng được cụ thể hóa trong các lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật là một nội dung xuyên suốt tư tưởng lập pháp của nước ta.
Trước xu thế hội nhập quốc tế, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung phù hợp, với việc quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện đầy đủ. Cụ thể, Hiến pháp khẳng định, bình đẳng trước pháp luật là quyền con người. Việc quy định theo hướng mở rộng đối tượng có quyền bình đẳng trước pháp luật như trên cho thấy Việt Nam ghi nhận quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hiến pháp khẳng định quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi người được công nhận trong tất cả lĩnh vực, bao gồm đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với việc ghi nhận nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của con người, Hiến pháp quy định rõ ràng, đầy đủ các quyền của con người như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền tham gia quản lý nhà nước Với quan điểm mọi người bình đẳng trước pháp luật, Hiến pháp, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền con người, bảo vệ một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với mọi người trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ hợp pháp của con người.
 Bài giảng e-learning: Tiết 8 – bài 3 – “CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT” gồm có 55 slide. Cụ thể như sau:
STT
Slide trình chiếu
Mục tiêu và ý
tưởng thiết kế
Slide 1
Trang bìa

Trang mở đầu giới thiệu những thông tin của giáo viên và tên bài giảng, kết hợp với âm thanh nhạc nền
Slide 2
Giới thiệu bài học

Ghi hình giáo viên giới thiệu bài học
Slide 3
Tên bài học

Tên bài học và nhạc nền
Slide 4
Mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng
Slide 5
Mục tiêu bài học


Mục tiêu bài học về thái độ và định hướng năng lực cho học sinh
Slide 6
Nội dung bài học


 Tóm tắt nội dung bài học và tiết học
Slide 7
Băng tư liệu


Tư liệu Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập năm 1945
Slide 8
Câu hỏi kết nối

Câu hỏi tương tác
Slide 9
Câu hỏi kết nối

Câu hỏi tương tác
Slide 10
Bảng điểm

Bảng điểm
Slide 11
Khái niệm quyền bình đẳng trước pháp luật


Khái niệm quyền bình đẳng trước pháp luật

Slide 12
Điều 16 Hiến pháp năm 2013

GV giới thiệu Điều 16 Hiến Pháp năm 2013 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Slide 13
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

GV đọc lời tuyên bố của chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946
Slide 14
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Câu hỏi tương tác
Slide 15
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Bảng điểm
Slide 16
Khái niệm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ


Chốt khái niệm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Slide 17
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ


Hình ảnh minh hoạ về bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

Slide 18
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ


Câu hỏi tương tác
Slide 19
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ


Câu hỏi tương tác
Slide 20
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ


Bảng diểm
Slide 21
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 

Nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong thực tế

Slide 22
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 

Chốt nội dung bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
Slide 23
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 

Câu hỏi tương tác 1
Slide 24
 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 

Câu hỏi tương tác 2
Slide 25
1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 

Câu hỏi tương tác 3
Slide 26
 1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ 

Bảng điểm củng cố nội dung 1

Slide 27
 Khái quát nội dung 1


Khái quát nội dung 1

Slide 28
 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý


2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý

Slide 29
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý


Video xử phạt người có hành vi tham nhũng

Slide 30
 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý


Câu hỏi tình huống

Slide 31
 2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý


Câu hỏi tình huống

Slide 32
Bảng điểm
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý


Bảng điểm phần trả lời câu hỏi tình huống của học sinh
Slide 33
Khái niệm tham nhũng


Khái niệm tham nhũng

Slide 34
Khái niệm bình đẳng về trách nhiệm pháp lý 

Khái niệm bình đẳng về trách nhiệm pháp lý và hình ảnh minh hoạ
Slide 35
Hình ảnh minh hoạ

Hình ảnh một số sách Luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng

Slide 36
Hình ảnh minh hoạ

Hình ảnh một số cán bộ công chức Nhà nước bị xử phạt do hành vi tham nhũng
Slide 37
Hình ảnh minh hoạ

Hình ảnh một số cán bộ công chức Nhà nước bị xử phạt do hành vi tham nhũng
Slide 38
Hình ảnh minh hoạ

Hình ảnh một số cán bộ công chức Nhà nước bị xử phạt do hành vi tham nhũng
Slide 39
2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý


Nội dung bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Slide 40
Củng cố nội dung 2

Câu hỏi củng cố nội dung 2
Slide 41
Củng cố nội dung 2

Câu hỏi củng cố nội dung 2
Slide 42
Bảng điểm

Điểm củng cố nội dung 2
Slide 43
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật và hình ảnh minh hoạ
Slide 44
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật và hình ảnh minh hoạ
Slide 45
3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

 Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật và hình ảnh minh hoạ
Slide 46
Củng cố bài học

GV khái quát nội dung tiết học và cho học sinh làm bài tập củng cố
Slide 47
Củng cố bài học

Câu hỏi củng cố bài học
Slide 48
Củng cố bài học

Củng cố bài học
Slide 49
Điểm củng cố bài học

Điểm củng cố bài học
Slide 50
Khái quát nội dung bài học

Sơ đồ khái quát nội dung bài học, nhạc nền
Slide 51
Kết thúc bài học

Video giáo viên kết thúc bài học
Slide 52
Hướng dẫn về nhà

Hướng dẫn về nhà, nhạc nền
Slide 53
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo, nhạc nền
Slide 54
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo, nhạc nền
Slide 55
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo, nhạc nền

D. KẾT LUẬN 
Trên đây là bản thuyết trình bài giảng điện tử e-Learning của nhóm giáo dục công dân chúng tôi. Qua bài học các em sẽ cảm thấy mình nắm được kiến thức một cách nhanh chóng mà không phải mất nhiều thời gian. Từ những bức tranh sinh động hay những video giới thiệu thuyết minh từng nội dung sẽ gây sự chú ý thu hút các em, giúp các em khắc sâu được kiến thức của bài. 
 Qua thực tiễn chúng tôi thấy với cách học qua bài giảng Elearning chính là đã khai thác được năng lực người học tạo cho các em sự hứng thú, say mê học tập. Các em sẽ nắm được kiến thức một cách nhanh chóng.
Chúng tôi rất vui mừng khi ngành giáo dục đã mở cuộc thi thiết kế bài giảng Elearning, qua cuộc thi này đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc trao dồi kinh nghiệm, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn giảng dạy với phương pháp đổi mới nhờ vào công nghệ thông tin. Qua đó giúp chúng tôi có điều kiện tham gia học hỏi tạo ra những sản phẩm bài giảng e-learning tốt hơn cho người học.
Xin chân thành cảm ơn! 
 Yên Lạc, tháng 11 năm 2016
	Nhóm GV thực hiện thực hiện
 Lê Thị Lan
	Phùng Thị Ngọc Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docxthuyet_minh_bai_giang_giao_duc_cong_dan_lop_12_tiet_8_bai_3.docx