Thuyết minh bài giảng Địa lí Lớp 12 - Tiết 9, Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Nguyễn Thị Mai
*Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta.
- Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
- Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING NĂM HỌC 2016 - 2017 I. THÔNG TIN CÁ NHÂN - Tác giả (giáo viên): Nguyễn Thị Mai - Điện thoại: 0986.310.299 - Email:nguyenthimai.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn - Quận/huyện: Tam Dương - Tên sản phẩm: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (Tiết 9 – Bài 9) - Đối tượng: học sinh lớp 12. - Tên môn (lĩnh vực): Địa lí - Tên trường: THPT Trần Hưng Đạo – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc. II. PHẦN THUYẾT MINH 1. Lý do chọn phần mềm Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin ngày càng phát triển giúp trẻ tiếp thu được những kiến thức mới, những khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Ngoài hình thức giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp..v..v, thì học trực tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính chủ động về mặt thời gian và phong phú về hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của học sinh THPT trong giai đoạn này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay, có rất nhiều các phần mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-Learning là SCORM, AICC . Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng trong giảng dạy. Chúng tôi nhận thấy phần mềm Adobe presenter có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi quyết định chọn phần mềm Adobe presenter để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint. Adobe presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Adobe Presenter đó biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khỏc qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 2. Mục đích của việc xây dựng các bài giảng điện tử: - Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức để giải các bài tập. - Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. - Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 2.1. Trình bày bài giảng: Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn Chữ đủ to, rõ. Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. 2.2. Kĩ năng Multimedia: Có âm thanh Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học. Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dựng, có thể online hay offline (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). 2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung gv đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm. III. CÁCH BỐ TRÍ , SỦ DỤNG BÀI HOC, PHẦN MỀM SỬ DỤNG: 1. Giao diện: Chủ yếu bài giảng được bố trí thành các vùng chính như sau: Vùng 1: Nội dung chi tiết của bài học, nơi đây cũng chính là nội dung ghi vở của học sinh Vùng 2: Ảnh và logo của người dạy Vùng 3:Các liên kết để giúp người học trỏ nhanh đến các nội dung chính của bài học 2. Các phần mềm sử dụng, cách sử dụng bài giảng: Các video clip, âm thanh được biên tập cẩn thận để có dung lượng nhỏ nhất nhưng cũng cố gắng để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể. Bài giảng này được thiết kế và biên soạn trên PowerPoint và Presenter cùng với một số phần mềm khác. Được xuất theo chuẩn SCOM nên khá thông dụng với mọi người. Đặc biệt là bài giảng sử dụng phần nhiều sự trợ giúp của phần mềm Camtasia 9 với nhiều tính năng nổi trội: + Ghi lại màn hình từ các slide PowerPoint, thử nghiệm phần mềm, các trang web + Chỉnh sửa lại video ghi màn hình bằng cách cắt, nối và kết hợp nhiều đoạn video lại với nhau một cách dễ dàng. + Import video camera, âm nhạc, ảnh vào đoạn video ghi hình của bạn để tăng thêm độ trung thực. + Tùy chỉnh màn hình ghi video với nhiều theme khác nhau, chèn thêm được ảnh nền, đồ họa, các dòng mô tả + Tạo video tương tác có thể kích vào liên kết, nội dung bảng, tìm kiếm . + Dễ dàng chia sẻ video bằng nhiều cách khác nhau, trên nhiều thiết bị. IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 1. Kiểm tra đánh giá chất lượng người học: Trong bài giảng này tôi cố gắng để tích hợp vào phần kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh bằng cách đưa vào các bài tập có chấm điểm với thang điểm . Tùy vào kết quả điểm đạt được của học sinh mà đưa ra các nhận xét cũng như lời khuyên tương ứng. Với cách kiểm tra cũng cố (cuối bài) thì tôi thiết lập một bài tập chỉ được làm một lần, khác với dạng bài tập vận dụng thì cho phép học sinh có thể làm nếu sai thì cho phép làm lại. 2. Phương pháp dạy học: Ở trong bài giảng này tôi sử dụng một số phương pháp dạy học sau đây: a. Thuyết trình, gợi mở: Với một số nội dung mang tính chất lý thuyết , thì tôi sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với các hình ảnh mô tả giúp học sinh có thể hiểu và nhớ lâu kiến thức. b. Nêu và giải quyết vấn đề: Với một số nội dung mà học sinh có thể tự nhìn thấy, tự làm được, hay tự suy luận được thì tôi sử dụng phương pháp này. Khi đặt ra vấn đề để giúp học sinh có thời gian suy nghĩ, sau khi xong có sự nhận xét và đánh giá của giáo viên giúp cho học sinh bổ sung những thiếu sót của mình. c. Phương pháp bản đồ - biểu đồ. Thông qua việc quan sát bản đồ, học sinh có thể đọc được nội dung và phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng. V. NỘI DUNG TỪNG SLIDE Slide NỘI DUNG 1 Giới thiệu 2 Mở đầu. 3 Mục tiêu 4 Bố cụ bài học. 5 1. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm a. Tính chất nhiệt đới - Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc nên nhận lượng lượng bức xạ Mặt Trời lớn. 6 - Biểu hiện: Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C (trừ vùng núi cao). Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm. 7 b. Lượng mưa, độ ẩm lớn. Nguyên nhân: - Do giáp biển è các khối không khí qua biển đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn. - Dải hội tụ nhiệt đới và bão 8 Biểu hiện: - Lượng mưa trung bình năm cao từ: 1500 – 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 - 4000mm. - Độ ẩm không khí cao trên 80%. - cân bằng ẩm luôn dương. 9. c. Tính chất gió mùa Nguyên nhân: - Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc è chịu ảnh hưởng của gió Tín phong Bắc. - Nằm trong vùng hoạt động của Gió mùa Châu Á. 10 Biểu hiện: -Mùa đông, khi bán cầu nam ngả về phía Mặt Trời: +Bán cầu Nam hình thành các trung tâm áp thấp Oxtraylia, áp thấp Nam Ấn Độ Dương, áp thấp XĐ. + ở bán cầu bắc hình thành các trung tâm áp cao: (+) xibia. +Các khối khí từ trung tâm áp cao bán cầu bắc sẽ di chuyển về các trung tâm áp thấp ở bán cầu Nam. ..đã Tạo nên gió mùa mùa đông. - Mùa hạ thì ngược lại. BCB ngả về phía Mặt Trời, ở khu vực Tây Nam Á hình thành áp thấp Iran, còn bán cầu Nam hình thành nên các áp cao như áp cao Nam Ấn Độ Dương, áp cao Otraylia. Khối khí từ các áp cao này bị áp thấp Iran hút gió nên đã hình thành nên gió mùa mùa hạ 11,12, Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió. * Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc ( thường gọi là gió mùa Đông Bắc ). - Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn. - Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã. - Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. 13,14,15,16,17,18 Thuận lợi: Gió mùa mùa đông đã hình thành ở miền Bắc nước ta một mùa đông có 2 - 3 tháng lạnh, thời tiết này rất thích hợp để miền Bắc phát triển các loại rau, quả vụ đông có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, làm cho cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng hơn. Khó khăn: Có những lúc gió mùa mùa đông kéo dài, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, sinh ra các dịch bệnh; các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Như đợt rét mùa đông năm 2007 - 2008 này ở miền Bắc nước ta đã làm gia súc chết hàng loạt, sức khoẻ người dân không đảm bảo, học sinh phải nghỉ học,.. Video về thiệt hại do rét đậm ở Bắc Bộ 19,20,21,22 *Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào nước ta. - Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào). - Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh. + Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. + Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. + Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc. 23 Thuận lợi: Gió mùa mùa hạ đã mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, cung cấp một lượng nước lớn cho sản xuất, phát triển thuỷ điện và cho sinh hoạt. Lượng mưa do gió mùa mùa hạ mang lại làm dịu bớt không khí oi bức của mùa hạ, làm cho thời tiết dễ chịu hơn, mát mẻ hơn. Khó khăn: Vào các tháng V, VI, VII có gió Lào khô nóng, làm nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sản xuất. Từ tháng VI đến tháng X thường có mưa lớn, có những lúc mưa quá lớn, lại tập trung trong nhiều ngày gây lũ lụt, đặc biệt vùng Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 24 Video về hậu quả do mưa bão ở miền Trung. 25 - Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. + Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. + Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt. - Cuối mùa đông khối khí Xibia di chuyển về phía đông, qua biển nước ta đem theo thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vào mùa xuân ở ĐBSH. - Gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước gặp dãy trường sơn bị chặn lại và bị đẩy lên cao, hơi nước ngưng tụ, gây mưa ở sườn tây, gió vượt qua sườn đông hơi nước đã giảm nhiều và nhiệt độ lại tăng. Gió hoàn toàn trở nên khô nóng. 26 Củng cố 27 Kết bài 28-37 Câu hỏi tương tác 38 Tài liệu tham khảo III. KẾT LUẬN. Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi. Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học như: giảng giải, trực quan phân tích, thực hành, trắc nghiệm, củng cố và mở rộng kiến thức..v..v Qua cách học này đã tạo cho HS hứng thú học tập. Giúp HS nắm bắt được bài học một cách dễ dàng, có thể học bất cứ lúc nào khi các bậc phụ huynh truy cập qua mạng internet. Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua tranh ảnh và trò chơi cũng như các câu hỏi tương tác giúp hs tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự hướng dẫn của giáo viên hs nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất. Để bài giảng của tôi được tốt hơn nữa, tôi rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ thông tin để tôi có thể xây dựng một bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Tam Dương, ngày 28 tháng 10 năm 2016 Người thực hiện Nguyễn Thị Mai
Tài liệu đính kèm:
- thuyet_minh_bai_giang_dia_li_lop_12_tiet_9_bai_9_thien_nhien.doc