Tài liệu Pháp luật trong đời sống xã hội - Bài 2: Đặc trưng cơ bản của pháp luật

Tài liệu Pháp luật trong đời sống xã hội - Bài 2: Đặc trưng cơ bản của pháp luật

1.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Thuộc tính này của pháp luật thể hiện ở chỗ:

+ Nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu pháp luật được quy định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ trong các điều khoản.

+ Nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu pháp luật lại được thể hiện trong các hình thức xác định. Các hình thức xác định đó là các văn bản pháp luật có tên gọi được quy định chặt chẽ. Tên gọi của các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật, Đạo luật, Pháp lệnh, Nghị định,.

Các văn bảm quy phạm pháp luật:

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là hình thức biểu hiện mối liên hệ bên ngoài của pháp luật bằng các loại văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao thấp khác nhau do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất.

Các văn bản quy phạm pháp luật tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm:

 

ppt 11 trang Hoài Vân Nam 04/07/2023 1840
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Pháp luật trong đời sống xã hội - Bài 2: Đặc trưng cơ bản của pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
LỚP DẠY THỬ NGHIỆM HỌC LIỆU 
TT HTCĐ TỈNH QUẢNG NINH 
Đông Triều, ngày 4 tháng 12 năm 2016 
GIAI ĐOẠN 2016-2020 
TT HTCĐ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU 
TT HTCĐ PHƯỜNG MẠO KHÊ 
Bài 2: 
Chuyên đề 1: Pháp luật trong đời sống xã hội 
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT 
Đặc trưng cơ bản của pháp luật 
1.1 Tính quy phạm phổ biến 
1.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 
1.3 Tính bắt buộc chung 
* Đặt vấn đề : 
 Đồng chí xác định pháp luật là gì? Bản chất của pháp luật? 
* Nội dung: 
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT 
1. Đặc trưng cơ bản của pháp luật 
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặc ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau: 
1.1 Tính quy phạm phổ biến 
Nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm phổ biến. Tức là nói đến tính khuôn mẫu, mực thước, mô hình xử sự có tính phổ biến chung. 
Trong xã hội không chỉ pháp luật có thuộc tính quy phạm. Đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng (như điều lệ của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) đều có tính quy phạm. Cũng như pháp luật, tất cả các quy phạm trên đều là khuôn mẫu, quy tắc xử sự của con người. Nhưng khác với đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo và điều lệ, tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt pháp luật và các loại quy phạm nói trên. 
Thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ: 
+ Là khuôn mẫu chung cho nhiều người. 
+ Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn. 
1.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 
Thuộc tính này của pháp luật thể hiện ở chỗ: 
+ Nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu pháp luật được quy định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ trong các điều khoản. 
+ Nội dung của các quy tắc, khuôn mẫu pháp luật lại được thể hiện trong các hình thức xác định. Các hình thức xác định đó là các văn bản pháp luật có tên gọi được quy định chặt chẽ. Tên gọi của các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật, Đạo luật, Pháp lệnh, Nghị định,... 
Các văn bảm quy phạm pháp luật: 
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là hình thức biểu hiện mối liên hệ bên ngoài của pháp luật bằng các loại văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao thấp khác nhau do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, nhưng đều tồn tại trong thể thống nhất. 
Các văn bản quy phạm pháp luật tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm: 
1.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 
- Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật là các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. 
- Các văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi khác nhau (luật, pháp lệnh, nghị định,...) do Hiến pháp quy định. Giá trị pháp lý của chúng cao thấp khác nhau do vị trí của cơ quan Nhà nước trong bộ máy nhà nước quy định. 
- Các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trong không gian (hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ), hiệu lực theo thời gian (bắt đầu có hiệu lực hay hết hiệu lực) và hiệu lực theo nhóm người (có hiệu lực đối với nhóm người này mà không có hiệu lực đối với nhóm người khác. 
- Hiến pháp năm 2013, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật gồm các văn bản có giá trị pháp lý như sau: 
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. 
1.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 
- Các Đạo luật (Bộ luật) là các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp. Đạo luật và Bộ luật đều là những văn bản có giá trị pháp lý cao, chỉ đứng sau Hiến pháp. 
- Nghị quyết của Quốc hội thường được ban hành để giải quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng thường mang tính chất cụ thể. 
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành. 
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước: theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước ban hành lệnh để công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; ban hành quyết định để giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của mình như quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, quyết định đại xá,... 
- Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ. 
1.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức 
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ có giá trị pháp lý thấp hơn Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 
- Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. 
- Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng VKSND tối cao; 
- Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội. 
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp. 
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải phù hợp và không được trái hoặc mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước Trung ương, với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên và Ủy ban nhân dân cấp trên. 
- Quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND các cấp. 
- Quyết định, chỉ thị của UBND và Chủ tịch UBND cấp nào thì có giá trị pháp lý trong địa hạt của cấp đó. 
1.3 Tính bắt buộc chung 
Sở dĩ pháp luật có tính bắt buộc chung vì pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện thống nhất. Tính bắt buộc chung thể hiện ở chỗ: 
+ Việc tuân theo các quy tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Bất kỳ ai dù có địa vị, tài sản, chính kiến, chức vụ như thế nào cũng phải tuân theo các quy tắc pháp luật. 
+ Nếu ai đó không tuân theo các quy tắc pháp luật thì tùy theo mức độ vi phạm mà Nhà nước áp dụng các biện pháp tác động phù hợp để đảm bảo thực hiện đúng các quy tắc đó. 
+ Tính quyền lực Nhà nước là yếu tố không thể thiếu, bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện. 
Câu hỏi thảo luận : 
Đồng chí cho biết sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác? 
TT HTCĐ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU 
TT HTCĐ PHƯỜNG MẠO KHÊ 
Chuyên đề 1: Pháp luật trong đời sống xã hội 
BÀI 2: 
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT 
Mời học tiếp bài 3 

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_lieu_phap_luat_trong_doi_song_xa_hoi_bai_2_dac_trung_co.ppt