Bài giảng Công nghệ 10 Sách Cánh diều - Bài 2: Hệ thống kĩ thuật

Bài giảng Công nghệ 10 Sách Cánh diều - Bài 2: Hệ thống kĩ thuật

- Các phân tử bao gồm: cánh tay đòn, xi lanh, van một chiều, van xả, thủng dầu.

- Liên kết cơ khí: kết nối cánh tay đòn với kích;

- Liên kết thuỷ lực: đường ống liên kết, kết nối kích van một chiều đến xi lanh, thùng dầu đến van một chiều và kích, xi lanh đến van xả và thùng dầu.

 

pptx 19 trang Hoài Vân Nam 03/07/2023 1250
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Công nghệ 10 Sách Cánh diều - Bài 2: Hệ thống kĩ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãy nêu tên các phần tử trong hệ thống điều khiển cấp nước gia đình tự động trên hình 2.1. Chúng liên kết với nhau như thế nào? 
GV yêu cầu HS đọc mục I trong SGK để biết được khái niệm hệ thống kĩ thuật và nêu một vài ví dụ vẽ hệ thống kĩ thuật. 
Hệ thống kĩ thuật là một tập hợp các phần tử (các chi tiết, bộ phận, máy, thiết bị) có mối liên kết vật lí với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định. 
(1) Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có những phần tử nào? 
(2) Nêu nhiệm vụ của mỗi phân tử. 
(3) Hãy kể tên các liên kết thường gặp trong hệ thống kĩ thuật. 
Phần tử đầu vào 
Phần tử xử lí và điều khiển 
Phần tử đầu ra 
 Phân tử đầu vào : Nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật . Vd : Thường là các cảm biến hoặc các tay quay, cần gạt,... 
Phần tử xử lí và điều khiển : Phân tử này có nhiệm vụ xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tin hiệu điều khiển cho đầu ra. 
 VD : các cơ cấu điều khiển đơn giản như nút ẩn, công tác, tử điều khiển, bảng điều khiển và các thiết bị điều khiển tự động như: máy tính, PLC (Programmable Logic Controller), vi điều khiển (Arduino, PIC, Intel 8051, Atmel AVR,..) 
Phần tử đầu ra: Các phần tử này nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật. Đây là các cơ cấu chấp hành cơ điện, thuỷ lực hay khí nén các cơ cấu truyền chuyển động như các bộ truyền bánh răng, cơ cấu thanh truyền, xi lanh khí nén, xi lanh thuỷ lực, động cơ điện, nam châm điện, các mạch điện tử khuếch đại công suất,... 
Quan sát hình 2.3 và nêu tên các phân tử làm nhiệm vụ liên kết cơ khí 
Nhiệm vụ của LKCK : Dùng để lắp ghép, truyền chuyển động và truyền lực thông qua hệ thống trục, tay đòn và bánh răng 
Hãy nêu tên các phân tử trong hệ thống thủy lực trên hình 2.4. Mối liên kết thuỷ lực được thực hiện bằng phân tử nào 
Các phân tử bao gồm: cánh tay đòn, xi lanh, van một chiều, van xả, thủng dầu . 
Liên kết cơ khí: kết nối cánh tay đòn với kích; 
Liên kết thuỷ lực: đường ống liên kết, kết nối kích van một chiều đến xi lanh, thùng dầu đến van một chiều và kích, xi lanh đến van xả và thùng dầu. 
Nhiệm vụ LKTL: Truyền lực qua chất lỏng hoặc chất khí 
 Hãy nêu tên các phần tử và mối liên kết trong hệ thống kĩ thuật ở hình 2.5 .  
Trên hình 2.5 có các phần tử như pin mặt trời, bộ chuyển đổi điện, ắc quy, công tắc điện, có liên kết điện do dây cáp điện kết nối từ pin mặt trời đến bộ biến đổi điện. từ bộ biến đổi điện đến ắc quy và công tơ điện. 
 Hãy nêu tên các phân tử trong hệ thống truyền tin hiệu truyền thông qua vệ tinh trên hình 2.6. Vệ tinh có vai trò gì trong hệ thống này?  
Trên hình 26 có các phân tử như: trạm phát, vệ tinh và thiết bị thu ( ti vi) 
Liên kết bằng sóng vô tuyến điện ( trạm phát truyền tín hiệu lên vệ tinh và từ vệ tinh truyền xuống trạm thu hay ti vi dưới mặt đất ) . Vệ tinh đóng vai trò là trạm trung chuyển tin hiệu . Vệ tinh được trang bị các thiết bị thu và phát tín hiệu xuống mặt đất với độ phủ sóng rộng hơn rất nhiều so với các cột phát sóng trên mặt đất. 
1) Lập sơ đồ khối hệ thống kĩ thuật cho hệ thống chiếu sáng của gia đình em. Kể tên các phân tử và các mối liên kết trong hệ thống đó. 
2) Xe máy có phải hệ thống kĩ thuật không? Đâu là các phần tử và liên kết của hệ thống? 
1)Các phần tử nguồn cấp điện, aptomat, công tắc, cảm biển (đèn thông minh), bóng đèn chiếu sáng, dây điện. 
2 ) Xe đạp là hệ thống kĩ thuật đơn giản. Phần tử chấp hành hay đầu ra gồm: bàn đạp, xích, bánh xích, líp, bánh xe, khung, bánh trước; bộ phận điều khiển là ghi đông và bánh trước. Phần tử đầu vào: lực của con người tác động lên bàn đạp qua ghi đông. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_cong_nghe_10_sach_canh_dieu_bai_2_he_thong_ki_thua.pptx