Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 8: Truy vấn dữ liệu
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
+ Hiểu khái niệm mẫu hỏi.
+ Biết các bước chính để tạo một mẫu hỏi;
+ Biết sử dụng hai chế độ: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu.
2.Năng lực:
+ Biết vận dụng một số hàm và phép toán tạo ra các biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic để xây dựng mẫu h
3.Phẩm chất: Độc lập, tự tin
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính
- Học liệu: sách giáo khoa
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu, TBDH .
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 8: Truy vấn dữ liệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT .. Tổ: .. Họ và tên giáo viên Tên bài dạy BÀI 8: TRUY VẤN DỮ LIỆU Môn học: Tin Học; Lớp: 12 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: + Hiểu khái niệm mẫu hỏi. + Biết các bước chính để tạo một mẫu hỏi; + Biết sử dụng hai chế độ: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu. 2.Năng lực: + Biết vận dụng một số hàm và phép toán tạo ra các biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic để xây dựng mẫu h 3.Phẩm chất: Độc lập, tự tin II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, máy tính - Học liệu: sách giáo khoa 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV như chuẩn bị tài liệu, TBDH .. - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS tạo được mẫu hỏi. b. Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm c. Sản phẩm: học sinh hiểu được cách tạo 1 CSDL. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: GV?: Nhắc lại 1 số VD về bài toán quản lí? Cách lọc dữ liệu? Thuận tiện cho nhiều điều kiện hay không? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi: HS: Lọc dữ liệu chỉ dùng 1 điều kiện nhất thiết nào đó, nhiều điều kiện sẽ gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo thảo luận: Học sinh trình bày miệng Bước 4: Kết luận, nhận định GV?: Dẫn dắt vào nội dung: - Truy xuất DL. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Dự kiến 45 phút) Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các vấn đề cần giải quyết trong tạo một mẫu hỏi b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. c. Sản phẩm: Học sinh biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí. d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra một số khái niệm và một số câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời GV: Trên thực tế khi quản lý HS ta thường có những yêu cầu khai thác thông tin bằng cách đặt câu hỏi (truy vấn): Tìm kiếm HS theo mã HS? Tìm kiếm những HS có điểm TB cao nhất lớp. Có nhiều dạng mẫu hỏi. Dạng thông thường nhất là mẫu hỏi chọn (Select Query). Khi thực hiện mẫu hỏi, dữ liệu được kết xuất vào một bảng kết quả, nó hoạt động như một bảng. Mỗi lần mở mẫu hỏi, Access lại tạo một bảng kết quả từ dữ liệu mới nhất của các bảng nguồn. Có thể chỉnh sửa, xóa, bổ sung dữ liệu vào các bảng thông qua bảng kết quả (bảng mẫu hỏi). GV: Để thực hiện các tính toán và kiểm tra các điều kiện, trong Access có công cụ để viết các biểu thức (biểu thức số học, biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic). GV: Trong tính toán chúng ta có những loại phép toán nào? GV: Chúng ta dùng các phép toán trên để tính toán trên các toán hạng vậy trong Access các toán hạng là những đối tượng nào? GV: Bên cạnh việc sử dụng các biểu thức số học thì Access cũng cho phép chúng ta sử dụng các biểu thức điều kiện và biểu thức logic. GV: Có thể tiến hành gộp nhóm các bản ghi theo những điều kiện nào đó rồi thực hiện các phép tính trên từng nhóm này. Access cung cấp các hàm gộp nhóm thông dụng, trong đó có một số hàm thường dùng như : ☞☞ ⌦⌦🡺🡺 GV: Trong đó bốn hàm (SUM, AVG, MIN, MAX) chỉ thực hiện trên các trường kiểu số. Ta sẽ xem xét các bước tiến hành gộp nhóm tính tổng trong mục Ví dụ áp dụng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh tìm hiểu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi - Ghi chép kiến thức vào vở Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Hs trình bày câu trả lời trước lớp Bước 4: Kết luận, nhận định - GV yêu cầu một học sinh nhắc lại kiến thức và chốt lại 1.Các khái niệm a. Mẫu hỏi Trong CSDL chứa các thông tin về đối tượng ta đang quản lý. Dựa vào nhu cầu thực tế công việc, người lập trình phải biết cách lấy thông tin ra theo yêu cầu nào đó. Access cung cấp công cụ để tự động hóa việc trả lời các câu hỏi do chính người lập trình tạo ra. Có thể liệt kê một số khả năng của mẫu hỏi là: - Sắp xếp các bản ghi theo một thứ tự nào đó; - Chọn các bảng cần thiết, những bản ghi thỏa mãn các điểu kiện cho trước; - Chọn một số trường cần thiết để hiển thị, thêm các trường mới gọi là trường tính toán (là kết quả thực hiện các phép toán trên các trường của bảng); - Thực hiện tính toán trên dữ liệu lấy ra như tính trung bình cộng, tính tổng từng loại, đếm các bản ghi thỏa điều kiện ; - Tổng hợp và hiển thị thông tin từ một hoặc nhiều bảng, từ tập hợp các bảng và các mẫu hỏi khác. - Tạo bảng mới trên cơ sở dữ liệu đã được lấy vào mẫu hỏi; - Tạo biểu mẫu và báo cáo dựa trên mẫu hỏi; - Làm nguồn tạo mẫu hỏi khác b.Biểu thức - Các kí hiệu phép toán thường dùng bao gồm : + , – , * , / (phép toán số học) , =, =, <> (phép so sánh) AND, OR, NOT (phép toán logic) - Các toán hạng trong tất cả các biểu thức có thể là : + Tên các trường (đóng vai trò các biến) được ghi trong dấu ngoặc vuông, ví dụ : [GIOI_TINH], [LUONG], + Các hằng số, ví dụ : 0.1 ; 1000000, + Các hằng văn bản, được viết trong dấu nháy kép, ví dụ : “NAM”, “HANOI”, + Các hàm số (SUM, AVG, MAX, MIN, COUNT, ). - Biểu thức số học được sử dụng để mô tả các trường tính toán trong mẫu hỏi, mô tả này có cú pháp như sau: : Ví dụ1 : MAT_DO : [SO_DAN] / [DIENTICH] TIEN_THUONG : [LUONG] * 0.1 - Biểu thức điều kiện và biểu thức lôgic được sử dụng trong các trường hợp sau: + Thiết lập điều kiện kiểm tra dữ liệu nhập vào bảng + Thiết lập bộ lọc cho bảng khi thực hiện tìm kiếm và lọc trên một bảng. + Thiết lập điều kiện chọn lọc các bản ghi thỏa mãn để tạo mẫu hỏi. Ví dụ 2 : Trong CSDL quản lí lương cán bộ có thể tìm các cán bộ là Nam, có lương cao hơn 1.000.000 bằng biểu thức lọc : [GIOITINH] = “NAM” AND [LUONG]>1000000 c. Các hàm SUMTính tổng các giá trị. AVGTính giá trị trung bình. MINTìm giá trị nhỏ nhất. MAXTìm giá trị lớn nhất COUNTĐếm số giá trị khác trống (Null). Hoạt động 2: Cách tạo mẫu hỏi a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được cách tạo mẫu hỏi b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. c. Sản phẩm: Học sinh biết các bước tạo mẫu hỏi d. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên đưa ra kiến thức, đồng thời hướng dẫn học sinh cách tạo mẫu hỏi GV: Để bắt đầu làm việc với mẫu hỏi, cần xuất hiện trang mẫu hỏi bằng cách nháy nhãn Queries trong bảng chọn đối tượng của cửa sổ CSDL. Có thể tạo mẫu hỏi bằng cách dùng thuật sĩ hay tự thiết kế, Dù sử dụng cách nào thì các bước chính để tạo một mẫu hỏi cũng như nhau, bao gồm: Lưu ý: Không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước này. Có hai chế độ thường dùng để làm việc với mẫu hỏi: chế độ thiết kế và chế độ trang dữ liệu. Trong chế độ thiết kế, ta có thể thiết kế mới hoặc xem hay sửa đổi thiết kế cũ 2.Tạo mẫu hỏi a.Các bước để tạo mẫu hỏi: - Chọn nguồn dữ liệu cho mẫu hỏi mới, gồm các bảng và các mẫu hỏi khác. - Chọn các trường từ nguồn dữ liệu để đưa vào mẫu hỏi mới. - Đưa ra các điều kiện để lọc các bản ghi đưa vào mẫu hỏi. - Xây dựng các trường tính toán từ các trường đã có. - Đặt điều kiện gộp nhóm. b. Để thiết kế mẫu hỏi mới: - Nháy đúp vào Create Query by using Wizard hoặc - Nháy đúp vào Create Query in Design View. của mẫu hỏi. Trên H. 36 là thanh công cụ thiết kế mẫu hỏi. Hình 36. Thanh công cụ thiết kế mẫu hỏi Hình 37. Mẫu hỏi Query_xem_diem_Ktra_Heso1 ở chế độ thiết kế Trên H. 37 trong SGK trang 44 đây chính là mẫu hỏi ở chế độ thiết kế. Cửa sổ gồm hai phần: Phần trên (nguồn dữ liệu) hiển thị cấu trúc các bảng (và các mẫu hỏi khác) có chứa các trường được chọn để dùng trong mẫu hỏi này (muốn chọn trường nào thì nháy đúp vào trường đó, tên trường và tên bảng sẽ xuất hiện ở phần dưới). Phần dưới là lưới QBE (Query By Example – mẫu hỏi theo ví dụ), nơi mô tả mẫu hỏi. Mỗi cột thể hiển một trường sẽ được sử dụng trong mẫu hỏi. Dưới đây ta xét nội dung của từng hàng. Hình 38. Bảng HK1 và Mẫu hỏi Query_xem_diem_Ktra_Heso1 dạng trang dữ liệu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh ghi chép lại các kiến thức cần nhớ, đưa ra câu hỏi thắc mắc Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên chốt lại kiến thức Để xem hay sửa đổi mẫu hỏi đã có: 1.Chọn mẫu hỏi cần xem hoặc sửa. 2. Nháy nút. Trong đó : + Field : Khai báo tên các trường được chọn. Đó là các trường sẽ có mặt trong bộ bản ghi cần tạo ra, các trường dùng để lọc, xắp xếp, kiểm tra giá trị và thực hiện các phép tính hoặc tạo ra một trường tính toán mới. + Table : Tên các bảng chứa trường tương ứng. + Sort : Các ô chỉ ra có cần sắp xếp theo trường tương ứng không. + Show : Cho biết trường tương ứng có xuất hiện trong mẫu hỏi không. + Criteria : Mô tả điều kiện để chọn các bản ghi đưa vào mẫu hỏi. Các điều kiện được viết dưới dạng các biểu thức. Ví dụ : Trong bài toán “Quản lí điểm một môn”, có thể tạo một mẫu hỏi đnể tìm danh sách các học sinh có mã số từ 1 đến 10 và có tổng 4 bài kiểm tra 15 phút thấp hơn 20 điểm trong học kì 1, kết xuất từ hai bảng: LILICH và HK1 (các trường 1A1, 1A2, 1A3, 1A4 lưu các điểm kiểm tra 15 phút học kì 1): Trong phần lưới QBE gõ trên dòng Criteria tại cột MaSo gõ: >=1 AND <=10, tại cột Tong gõ : <20 (Xem H.37 và H.38). Để thực hiện gộp nhóm: cần làm xuất hiện hàng Total trong lưới QBE, nơi mô tả các điều kiện gộp nhóm và tính tổng bằng cách nháy vào nút (Total). Ta sẽ xem xét kĩ hơn việc mô tả này ở mục các ví dụ áp dụng. Trên trang mẫu hỏi, để chuyển mẫu hỏi sang chế độ trang dữ liệu, trong đó có thể xem các dữ liệu đã được chọn, ta chọn mẫu hỏi rồi nháy nút Open (). Khi đang ở chế độ thiết kế mẫu hỏi, ta cũng có thể chuyển sang chế độ trang dữ liệu bằng cách nháy nút trên thanh công cụ, hoặc chọn lệnh Datasheet View trong bảng View. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG a) Mục đích : Giúp học sinh nhận biết được các vấn đề cần giải quyết trong tạo mẫu hỏi b) Nội dung : Cho HS hoàn thành các bài tập c) Sản phẩm : Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. d) Tổ chức thực hiện : NV1 : Hoạt động luyện tập - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Biết được các vấn đề cần giải quyết trong việc tạo mẫu hỏi - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tự hoàn thành câu hỏi được giao - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS NV2: Hoạt động vận dụng - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu học sinh hoàn thành Câu 1: Truy vấn có nghĩa là: A. Tìm kiếm và hiển thị dữ liệu; B. In dữ liệu; C. Xóa các dữ liệu không cần dùng đến; D. Cập nhật dữ liệu; Câu 2: Trong Access, để làm việc với mẫu hỏi, bên cột Object ta lựa chọn: A. Table B. Queries C. Form D. Report Câu 3: Query được mở ở chế trang dữ liệu, muốn chuyển sang chế độ thiết kế ta nháy chuột trái vào nút lệnh: A. B. C. D. Câu 4: Để tạo mẩu hỏi gộp nhóm ta thực hiện thao tác: A. View / Totals B. Edit / Totals C. Tool / Totals D. Format / Totals Câu 5: Bảng DIEM có các trường MOT_TIET, HOC_KY. Để tìm những học sinh có điểm một tiết trên 7 và điểm thi học kỳ trên 5 , trong dòng Criteria của trường HOC_KY, biểu thức điều kiện nào sau đây là đúng: A. [MOT_TIET] > 7 AND [HOC_KY]>5 B. MOT_TIET > 7 AND HOC_KY >5 C. [MOT_TIET] > 7 OR [HOC_KY]>5 D. [MOT_TIET] > "7" AND [HOC_KY]>"5" Câu 6: Bảng DIEM có các trường MOT_TIET, HOC_KY. Trong Mẫu hỏi, biểu thức số học để tạo trường mới TRUNG_BINH, lệnh nào sau đây là đúng: A. TRUNG_BINH:(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KY])/5 B. TRUNG_BINH:(2* MOT_TIET + 3*HOC_KY)/5 C. TRUNG_BINH:(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KY]):5 D. TRUNG_BINH=(2* [MOT_TIET] + 3*[HOC_KY])/5 Câu 7: Nếu thêm nhầm một bảng làm dữ liệu nguồn trong khi tạo mẫu hỏi, để bỏ bảng đó khỏi cửa sổ thiết kế ta chon bảng đó rồi thực hiện: A. Query 🡪 Remove Table B. Edit 🡪 Delete Tabl C. Query 🡪 Delete Table D. Edit 🡪 Remove Table Câu 8: Trong cửa sổ CSDL đang làm việc, để mở một mẫu hỏi đã có ở chế độ trang dữ liệu, ta thực hiện A. Queries/ Nháy đúp vào tên mẫu hỏi. B. Queries/ nháy nút Design. C. Queries/ Create Query by using Wizard D. Queries/ Create Query in Design New. Câu 9: Cho Query ở chế độ thiết như sau: Khi thực hiện chạy Query trên, kết quả hiển thị là: A. Chọn ra những học sinh có giới tính là nam và có điểm toán từ 6.5 trở lên B. Chọn ra những học sinh có giới tính là nam hoặc có điểm toán từ 6.5 trở lên C. Chọn ra những học sinh có điểm toán từ 6.5 trở lên D. Chọn ra những học sinh có giới tính là nam Câu 10: Trong các biểu thức sau. Biểu thức nào đúng trong Query? A. MAT_DO:[SO_DAN]/[DIEN_TICH] B. MAT_DO=[SO_DAN]/[DIEN_TICH] C. MAT_DO:(SO_DAN)/(DIEN_TICH) D. MAT_DO= / Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh hoạt động cá nhân để đưa ra đáp án Bước 3: Báo cáo, thảo luận HS trình bày miệng để trả lời Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, đưa ra đáp án chính xác
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_12_bai_8_truy_van_du_lieu.docx