Giáo án Tin học Lớp 12 - Bài 13: Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm và tầm quan trọng của bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Biết một số cách thông dụng bảo mật cơ sở dữ liệu.
2. Năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực tự học, đọc hiểu.
- Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả.
- Năng lực tính toán, Năng lực thực hành .
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên: Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
+ Sử dụng bảng, tranh ảnh.
+ Giáo án, SGK, Sách GV.
2. Học sinh: xem lại những kiến thức cũ có liên quan và chuẩn bị bài mới.
Trường: THPT .. Tổ: .. Họ và tên giáo viên Tên bài dạy BÀI 13: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU Môn học: Tin Học; Lớp: 12 Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: - Hiểu khái niệm và tầm quan trọng của bảo mật cơ sở dữ liệu. - Biết một số cách thông dụng bảo mật cơ sở dữ liệu. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo. - Năng lực tự học, đọc hiểu. - Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi thảo luận, trình bày kết quả. - Năng lực tính toán, Năng lực thực hành . 3. Phẩm chất - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Giáo viên: Chuẩn bị đồ dùng dạy học: + Sử dụng bảng, tranh ảnh. + Giáo án, SGK, Sách GV. 2. Học sinh: xem lại những kiến thức cũ có liên quan và chuẩn bị bài mới. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS b. Nội dung: Giáo viên kiểm tra bài cũ c. Sản phẩm: HS trả lời d. Tổ chức thực hiện: Hãy nêu các thao tác với CSDL quan hệ. 🡪 Làm thế nào để bảo mật các thông tin trong CSDL mà chúng ta vừa mới tạo ra, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong Bài 13. BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN * Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bảo mật và các giải pháp bảo mật thông tin. a. Mục tiêu: HS Tìm hiểu khái niệm bảo mật và các giải pháp bảo mật thông tin. b. Nội dung: Giáo viên cho HS thảo luận trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: HS trả lời d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời - Bảo mật là vấn đề chung cho cả hệ CSDL và hệ thống. - Bảo mật trong hệ CSDL là gì? * Bảo mật trong hệ CSDL là: - Ngăn chặn các truy cập không được phép. - Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng. - Đảm bảo thông tin khôn bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn. - Không tiết lộ nội dung dữ liệu cũng như chương trình xử lí. * Các giải pháp bảo mật hệ thống: - Chính sách và ý thức. - Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng. - Mã hóa thông tin và nén dữ liệu. - Các giải pháp bảo mật hệ thống? - Nhận xét, bổ sung. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, hs khác nghe và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại kiến thức * Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề chính sách và ý thức trong việc bảo mật hệ thống. a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vấn đề chính sách và ý thức trong việc bảo mật hệ thống. b. Nội dung: Giáo viên cho HS thảo luận trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: HS trả lời d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời - Việc bảo mật có thể thực hiện bằng các giải pháp cả về phần cứng lẫn phần mềm. - Lưu biên bản. 1. Chính sách và ý thức: Việc bảo mật có thể thực hiện bằng các giải pháp cả về phần cứng lẫn phần mềm. Hiệu qủa của việc bảo mật phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách của chủ sở hữu thông tin và ý thức của người dùng. 2. Phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng: Các hệ QT CSDL cho phép nhiều người dùng cùng khai thác CSDL phục vụ nhiều mục đích khác nhau rất đa dạng. Tùy theo vai trò khác nhau của người dùng mà họ được cấp quyền khác nhau để khai thác CSDL. * Người quản trị CSDL cần cung cấp: - Bảng phân quyền truy cập cho hệ QT CSDL. - Hiệu qủa của việc bảo mật phụ thuộc vào yếu tố nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, hs khác nghe và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại kiến thức * Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng. a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vấn đề phân quyền truy cập và nhận dạng người dùng. b. Nội dung: Giáo viên cho HS thảo luận trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: HS trả lời d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời - Các hệ QT CSDL cho phép nhiều người dùng cùng khai thác CSDL phục vụ nhiều mục đích khác nhau rất đa dạng. Tùy theo vai trò khác nhau của người dùng mà họ được cấp quyền khác nhau để khai thác CSDL. - Hãy nêu một số phương pháp để hệ thống nhận dạnh người dùng? - Để hệ thống có thể nhận dạng người dùng, người QTCSDL cần cung cấp những gì? - Người dùng muốn truy cập vào hệ thống cần khai báo những gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, hs khác nghe và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại kiến thức * Hoạt động 4: Tìm hiểu vấn đề mã hóa thông tin và nén dữ liệu. a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vấn đề mã hóa thông tin và nén dữ liệu. b. Nội dung: Giáo viên cho HS thảo luận trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: HS trả lời d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời - Nêu VD minh họa việc mã hóa thông tin và nén dữ liệu. - Hãy nêu mục đích của việc nén dữ liệu? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, hs khác nghe và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại kiến thức * Hoạt động 5: Tìm hiểu vấn đề lưu biên bản. a. Mục tiêu: HS tìm hiểu vấn đề lưu biên bản. b. Nội dung: Giáo viên cho HS thảo luận trả lời câu hỏi c. Sản phẩm: HS trả lời d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời - Biên bản hệ thống cho biết điều gì? - Lưu biên bản hệ thống có ý nghĩa gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày câu trả lời trước lớp, hs khác nghe và nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét và chốt lại kiến thức - Phương tiện cho người để hệ QT CSDL nhận biết đúng được họ. * Người dùng muốn truy cập vào hệ thống cần khai báo: - Tên người dùng. - Mật khẩu. * Một số phương pháp nhận dạng người dùng: mật khẩu, chữ kí điện tử, nhận dạng dấu vân tay, giọng nói, 3. Mã hóa thông tin và nén dữ liệu: Các thông tin quan trọng thường được lưu rữ dưới dạng mã hóa để giảm khả năng rò rỉ. Có nhiều cách mã hóa khác nhau. Ngoài ục đích giảm dung lượng lưu trữ trên bộ nhớ, nén dữ liệu còn góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu. Khi có dữ liệu dạng nén, cần biết qui tắc nén mới có dữ liệu gốc được 1.Lưu biên bản: Biên bản hệ thống cho biết: - Số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, - Thông tin về số lần truy cập cuối cùng: nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật, 🡪 Biên bản hệ thống hỗ trợ: - Việc khôi phục hệ thống khi có sự cố kĩ thuật - Cho phép đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đối với hệ thống. C-D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG: a. Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí, các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức như vấn đề bảo mật thông tin và mã hóa dữ liệu. b. Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm. c. Sản phẩm: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. d. Tổ chức thực hiện C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Biết được các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí bảo mật thông tin và mã hóa dữ liệu. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao bài tập trắc nghiệm và yêu cầu học sinh hoàn thành tại lớp Câu 1: Khi bảo mật CSDL bằng cách nén dữ liệu thì: A. Các bản sao thường được mã hoá và nén lại bằng những chương trình nén riêng B. Dụng lượng của dữ liệu sẽ được tăng lên C. Các bản gốc phải được cập nhật lại D. Dữ liệu gốc sẽ bị mất đi. Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng: A. Việc bảo mật chỉ thực hiện bằng các giải pháp kĩ thuật đối với phần mềm B. Việc bảo mật chỉ thực hiện bằng các giải pháp kĩ thuật đối với phần cúng C. Việc bảo mật có thể thực hiện bằng các giải pháp kĩ thuật cả phần cúng lẫn phần mềm D. Việc bảo mật chỉ thực hiện được trên các bảng của một CSDL. Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai: A. Cấu trúc phân tán dữ liệu thích hợp cho bản chất phân tán của nhiều người dùng; B. Cấu trúc phân tán dữ liệu không thích hợp cho bản chất phân tán của nhiều người dùng; C. Hệ CSDL khách - chủ bổ sung thêm máy khách dễ dàng D. Bảo mật CSDL là ngăn chặn những truy cập không được phép Câu 4: Hãy chọn phương án ghép sai. Mã hóa thông tin nhằm mục đích: A. giảm khả năng rò rỉ thông tin trên đường truyền B. giảm dung lượng lưu trữ thông tin C. tăng cường tính bảo mật khi lưu trữ D. để đọc thông tin được nhanh và thuận tiện hơn Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ? A. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL B. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau để khai thác dữ liệu cho các đối tượng người dùng khác nhau C. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền D. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm các câu hỏi trắc nghiệm Bước 3: Báo cáo, thảo luận Học sinh đưa ra đáp án trước lớp, các hs khác nhận xét Bước 4: Kết luận, nhận định Gv chốt đáp án đúng
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_lop_12_bai_13_bao_mat_thong_tin_trong_cac_he.docx