Giáo án Ngữ văn Lớp 12 - Chủ đề tích hợp: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại
I. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ
1.Tên chủ đề: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại
2. Các văn bản:
- Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân);
- Ai đã đặt tên cho dòng sông?(Hoàng Phủ Ngọc Tường).
3.Tích hợp kiến thức 02 bài Làm văn:
- Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghịluận
- Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lậpluận
4. Bài Kiểm tra cuối chủ đề
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Về kiến thức
-Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng, tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân.
-Thấy được vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước.
Tuần: 9, 10, 11, 12_Tiết:35 đến 45Ngày soạn: 10/11/2021 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại(11 tiết) 1. Người lái đò Sông Đà (trích) của Nguyễn Tuân (Tiết 35, 36, 37) 2.Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (Tiết 38) 3.Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận(Tiết 39) 4. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Tiết 40, 41, 42) 5.Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận (Tiết 43) 6.Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận(Tiết 44) 7. Kiểm tra cuối chủ đề: Kiểm tra thường xuyên lần 3 (Tiết 45) Môn học: Ngữ văn; lớp:12 Thời gian thực hiện: 11 tiết I. XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ 1.Tên chủ đề: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại 2. Các văn bản: - Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân); - Ai đã đặt tên cho dòng sông?(Hoàng Phủ Ngọc Tường). 3.Tích hợp kiến thức 02 bài Làm văn: - Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghịluận - Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lậpluận 4. Bài Kiểm tra cuối chủ đề II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ 1. Về kiến thức -Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà (hung bạo, trữ tình) và người lái đò (trí dũng, tài hoa) trên trang văn Nguyễn Tuân. -Thấy được vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu hình ảnh và nhịp điệu; những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ. - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước. -Thấy đượclối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình. 2. Về năng lực - Năng lực giao tiếp + Chia đượcbố cục của các văn bản (đoạn trích). + Hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm. + Biết nhận diện sự việc chính trong kí. + Hiểu được sự phản ánh nhiều mặt cùa đời sống xã hội trong tác phẩm kí, sự đa dạng về nghệ thuật kể chuyện và xây dựng nhân vật. + Nhận ra được đề tài, chủ đề, cảm hứng thẩm mĩ, vẻ đẹp hình tượng, các biện pháp nghệ thuật của các đoạn trích. + Nhận biết và ghi nhớ được những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong các tác phẩm kí Việt Nam hiện đại. + Xác định và phân tích được các hình tượng nhân vật, nhất là nhân vật chính (thông qua hệ thống chi tiết, hình ảnh nghệ thuật...). + Chỉ ra và phân tích được nghệ thuật kể chuyện dựa vào đặc trưng nghệ thuật của các kí hiện đại Việt Nam: chân thực, đa dạng, phong phú. + Vận dụng được hiểu biết về kí hiện đại Việt Nam để đọc hiểu các kí hiện đại Việt Nam khác cùng thời kì. +Vận dụngđược những kiến thức và kĩ năng đã học vào giải quyết những tình huống trong thực tiễn đời sống và học tập của bản thân. - Giải quyết vấn đề: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. 3.Về phẩm chất:Yêu nước Biết yêu cuộc sống, con người, thiên nhiên Việt Nam. 4. Tích hợp Hướng dẫn học sinh luyện tập 02 bài làm văn: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Thấy được sự cần thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận; - Biết cách vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong một đoạn văn, bài văn nghị luận. - Nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận; - Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.HS: sử dụng tài khoản Google Meet, Điện thoại thông minh hoặc Tap/ Laptop/ máy tính bàn,SGK Ngữ văn 12 tập một. 2.GV: sử dụng tài khoản Google Meet, Điện thoại thông minh hoặc Tap/ Laptop/ máy tính bàn,SGK Ngữ văn 12 tập một, KHBD, Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập; Đề kiểm tra cuối chủ đề. IV. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Thời lượng dạy học của chủ đề này là 11 tiết, cụ thể như sau: Tên các bài của chủ đề Cấu trúc nội dung bài học theo chủ đề Nội dung tích hợp Ghi chú (Điều chỉnh) Tiết 1: A.TÌM HIỂU CHUNG THỂ KÍ B. VỀ TÁC PHẨM Bài 1. Người lái đò Sông Đà(Nguyễn Tuân) A.TÌM HIỂU CHUNG THỂ KÍ I. Khái niệm II. Đặc điểm kí văn học Việt Nam hiện đại qua hai tác phẩm B. VỀ TÁC PHẨM Bài 1.Người lái đò Sông Đà(Trích) - Nguyễn Tuân I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả 2. Tuỳ bút “Sông Đà” 3. Người lái đò Sông Đà Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Tiết 2: B. VỀ TÁC PHẨM Bài 1. Người lái đò Sông Đà(Nguyễn Tuân) (Tiếp theo) II. Đọc hiểu văn bản Hình tượng Sông Đà Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Tiết 3: B. VỀ TÁC PHẨM Bài 1. Người lái đò Sông Đà(Nguyễn Tuân) (Tiếp theo) II. Đọc hiểu văn bản Hình tượng ông lái đò III.Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung- Ý nghĩa văn bản Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Tiết 4: Luyện tập Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), tích hợpLuyện tậpvậndụngkếthợpcác phươngthức biểu đạt trong bài văn nghịluận IV. Luyện tập Viết đọan văn cảm nhận về tính cách hung bạo của Sông Đà có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm. (20 HS đầu danh sách) Viết đọan văn cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm.(20 HS cuối danh sách) Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Tiết 5: Luyện tập Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), tích hợpLuyệntậpvậndụngkết hợpcácthaotác lậpluận IV. Luyện tập (Tiếp theo) Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông lái đò có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận, chứng minh (20 HS đầu danh sách) 4.Viết đọan văn cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật trong túy bút Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận, chứng minh ( (20 HS cuối danh sách) Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Tiết 6: Bài 2.Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Bài 2. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích)- Hoàng Phủ Ngọc Tường I.Tìm hiểu chung Tác giả Tác phẩm II.Đọc hiểu văn bản Thủy trình của Hương giang a. Sông Hương nơi khởi nguồn b. Sông Hương đến ngoại vi thành phố Huế c. Sông Hương đến giữa thành phố Huế Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Dạy chuyên đề: SHCM theo hướng NCBH Tiết 7, 8: Bài 2. Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) (Tiếp theo) II. Đọc hiểu văn bản (Tiếp) d. Sông Hương trước khi từ biệt Huế 2. Dòng sông của lịch sử và thi ca a. Trong lịch sử b. Trong đời thường c. Trong thi ca 3. Ý nghĩa nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” III. Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung- Ý nghĩa văn bản Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Tiết 9: Luyện tập Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), tích hợpLuyện tậpvậndụngkếthợpcác phươngthức biểu đạt trong bài văn nghịluận IV. Luyện tập 1. Viết đọan văn cảm nhận về đoạn văn miêu tả Sông Hương ở thượng nguồn có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm. 2. Viết đọan văn cảm nhận về đoạn văn miêu tả Sông Hương ở vùng đồng bằng Châu Hóa có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả, biểu cảm. Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Tiết 10 : Luyện tập Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), tích hợpLuyệntậpvậndụngkết hợpcácthaotác lậpluận III. Luyện tập (Tiếp theo) Viết đoạn văn cảm nhận về Sông Hương trong lòng thành phố Huế có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận, chứng minh Viết đoạn văn cảm nhận về Sông Hương khi rời Huế ra đi có sử dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích, bình luận, chứng minh Đọc văn, tiếng Việt, làm văn Tiết 11 : Kiểm tra cuối chủ đề Kiểm tra cuối chủ đề: Kiểm tra thường xuyên lần 3 Đọc văn, tiếng Việt, làm văn (Trích KHBD) TIẾT 6 Bài 2.AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường 1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về tác giả, tác phẩm: các nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường; nêu được xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác; nhận biếtđược bố cục văn bản; viết được sơ đồ: Thủy trình của sông Hương (dòng chảy của sông Hương). b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Phiếu học tập số 5A c. Sản phẩm:(Dự kiến sản phẩm HS – GV kết luận) d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ. GVtriển khai mục Nội dung vào cuối buổi học trước và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học buổi sau trên Azota. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì nhắn tin trao đổi với GV qua nhóm Zalo. GV theo dõi từ xa qua nhóm Zalo, hỏi thăm quá trình làm bài của HS có gì khókhăn để kịp thời hỗ trợ. Bước 3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập (Azota). GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khókhăn do vấn đề kĩ thuật.GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và nhữngtình huống “ý đồ sư phạm” cần đưa ra thảo luận trước lớp. Bước 4: HS báo cáo, lớp thảo luận thêm. GV kết luận, chốt kiến thức(khoảng 15 phút) I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường - Sinh năm 1937 tại Huế, quê gốc ở Triệu Phong - Quảng Trị, từng học tại Huế. - Có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hóa Huế. - Là “một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”(Nguyên Ngọc) - Nét đặc sắc trong sáng tác: kết hợp giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiềuvới một lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa. - Các tác phẩm chính: (Xem Tiểu dẫn tr. 197) 2.Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? a. Hoàn cảnh sáng tác Được viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên. b. Bố cục của bài bút kí - Phần một nói về cảnh quan thiên nhiên của sông Hương. - Phần hai, phần ba là phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương. 3. Đoạn trích a. Vị trí: Trích phần thứ nhất. b.Bố cục: chia 2 phần: - Phần đầu: Từ đầu đến “quê hương xứ sở”: Thuỷ trình của Hương giang. -Phần cuối: (còn lại): Dòng sông của lịch sử và thi ca. c.Chủ đề:Tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu. d. Sơ đồ: Thủy trình của Hương giang (dòng chảy của sông Hương) (1) Sông Hương nơi khởi nguồnà (2) Đến ngoại vi thành phố Huếà (3)Đến giữa thành phố Huếà (4)Trước khi từ biệt Huế. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (thực hiện trên lớp- khoảng 30 phút) a. Mục tiêu: - Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước. -Thấy đượclối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình. b. Nội dung: - HS: Thực hiện các yêu cầu trong Phiếu học tập số 5Bvà trình bày kết quả tìm hiểu bài trước lớp (theo phân công của GV trên lớp: mỗi nhóm 10 HS theo ds lớp từ trên tính xuống). - HS: Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. c.Sản phẩm: HS hòan thành các yêu cầu trong PHT số 5B. HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. d. Tổ chức thực hiện - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS căn cứ vào yêu cầu trong PHT và SGK để giải quyết vấn đề và báo cáo sản phẩm. GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm. - Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung. GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc lẫn nhau. - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý : II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1.Thủy trình của sông Hương a. Sông Hương ở nơi khởi nguồn - Sông Hương mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, được thể hiện qua những so sánh và những hình ảnh đầy ấn tượng: - Là “bản trường ca của rừng già” à Nhấn mạnh Sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên; - Là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” à nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại nhưng tình tứ của dòng sông. Tác giả nhân hoá con sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn; - Là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” à sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hoá. + “Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. => Sự tài hoa của ngòi bút HPNT: liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệp cấu trúc + động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già. b. Sông Hương đến ngoại vi thành phố Huế - Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường: Sông Hương như người con gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: vóc dáng mới, sức sống mới đầy khát khao và lãng mạn. - Nghệ thuật: + Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tác giả đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương. + Những câu văn giàu chất hoạ, giàu cảm xúc và liên tưởng. => Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước. c. Sông Hương đến giữa thành phố Huế - Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. - Nó có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”. - “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. àMiêu tả dòng sông giữa lòng thành phố, Hoàng Phủ Ngọc Tường chọn cho mình kênh tiếp cận là âm nhạc. Ở góc độ này, sông Hương chính là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. - Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. d. Sông Hương trước khi từ biệt Huế - Sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”. - Con sông “như nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề trước lúc đi xa *TÓM LẠI:Sông Hương là công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hóa được khắc họa qua ngòi bút tài hoa, mê đắm của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. TIẾT 7, 8 Bài 2.AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? (Tiếp theo) (Trích) Hoàng Phủ Ngọc Tường [ ] Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (Tiếp theo) [ ] TIẾT 9, 10 Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng: - Luyện tập Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), tích hợpLuyện tậpvậndụngkếthợpcác phươngthức biểu đạt trong bài văn nghịluận - Luyện tập Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), tích hợpLuyệntậpvậndụngkết hợpcácthaotác lậpluận TIẾT 11 Kiểm tra cuối chủ đề ----------------------------------- -----HẾT----- PHỤ LỤC: CÁC PHIẾU HỌC TẬP CỦA TIẾT 6 CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại Môn học: Ngữ văn; lớp: 12 PHIẾU HỌC TẬPSỐ5A Tìm hiểu chung: Bài 2. Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường -HS đọc kĩ Tiểu dẫnvà Văn bản trong SGK từ tr.197 tr. 203 để hoàn thành PHT số 5A. -HS làm ở nhà làm vào Vở bài học, sau đó chụp hình gửi lên Azota vào ngày 26/11/2021. I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 2.Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác ......................................................................................................................................................................................................................................................................... b. Bố cục của bài kí ........................................................................................................................................................................................................................................................................ 3.Đoạn trích a.Vị trí: .b.Bố cục: . c.Chủ đề: . d. Sơ đồ: Thủy trình của sông Hương (dòng chảy của sông Hương) (Dựa vào PHT số 5B để viết Sơ đồ: Thủy trình của sông Hương) . CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: Đọc hiểu kí Việt Nam hiện đại Môn học: Ngữ văn; lớp: 12 PHIẾU HỌC TẬPSỐ 5B Đọc hiểu:Bài 2. Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng phủ Ngọc Tường -HS đọc kĩ văn bản trong SGK để hoàn thành PHT số 5B. -Có 4 nhóm yêu cầu, GV phân công 4 nhóm HS theo ds lớp từ trên xuống. -Làm tại lớp: Thời gian: 5 phút. Sau đó GV chỉ định vài HS trình bày II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Thủy trình của Hương giang a.Sông Hương ở nơi khởi nguồn (1)- Đọc đoạn “Trong những dòng sông đẹp (...) dưới chân núi Kim Phụng ” – đầu tr.198 và gạch dưới những từ ngữ, câu văn để thực hiện các yêu cầu sau: +Trước khi về đến vùng châu thổ, nhà văn đã gọi sông Hương bằng tên gọi nào? Đã ví nó với ai? Đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật vẻ đẹp và đặc tính của dòng sông? + Khi ra khỏi rừng già, sông Hương mang vẻ đẹp như thế nào? b.Sông Hương đến ngoại vi thành phố Huế (2)- Đọc đoạn “Phải nhiều thế kỉ qua đi(...) bát ngát tiếng gà” –cuối tr.198, đầu tr.199 và gạch dưới những từ ngữ, câu văn để thực hiện các yêu cầu sau: + Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại”? +Ra khỏi vùng núi, sông Hương chuyển dòng liên tục ra sao? c.Sông Hương đến giữa thành phố Huế (3)- Đọc đoạn “Từ đây (...) Tứ đại cảnh!” –giữa tr.199 đến gần cuối tr. 200 và gạch dưới những từ ngữ, câu văn để thực hiện các yêu cầu sau: + Sông Hương đến giữa thành phố Huế có những nét đặc trưng gì? + Cho biết tình cảm của tác giả đối với xứ Huế và dòng sông. d.Sông Hương trước khi từ biệt Huế (4)- Đọc đoạn “Rời khỏi kinh thành (...) quê hương xứ sở” –cuối tr.200, đầu tr. 201 và gạch dưới những từ ngữ, câu văn để thực hiện các yêu cầu sau: + Sông Hương bồi hồi, lưu luyến ra sao trước khi từ biệt Huế? + Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy điều gì trong tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông? -----HẾT----- (HẾ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_12_chu_de_tich_hop_doc_hieu_ki_viet_nam.docx