Giáo án môn Lịch sử Lớp 12 - Học kì 1

Giáo án môn Lịch sử Lớp 12 - Học kì 1

CHỦ ĐỀ

 QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000) (Tiết 1)

I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

- Trình bày và phân tích được những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Đó là sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

- Trình bày được những biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh: Chiến tranh Đông Dương 1946 - 1954; Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953; Chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975.

- Nêu và giải thích được những biểu hiện của xu hướng hoà hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX). Phân tích tác động của xu thế đó với thế giới.

- Nêu được các xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh với nội dung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

II. NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ

- Sau CTTG thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường là Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc như ở bên bờ vực chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX.

 

doc 160 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 6740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 12 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy: ..
Khối lớp (đối tượng): học sinh lớp 12
Số tiết: 01
CHỦ ĐỀ
 QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000) (Tiết 1)
I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
- Trình bày và phân tích được những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Đó là sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Trình bày được những biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh: Chiến tranh Đông Dương 1946 - 1954; Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953; Chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975.
- Nêu và giải thích được những biểu hiện của xu hướng hoà hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX). Phân tích tác động của xu thế đó với thế giới.
- Nêu được các xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh với nội dung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
II. NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ 
- Sau CTTG thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường là Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc như ở bên bờ vực chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX.
III. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Biết được những nét chính về tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hiểu rõ vì sao đặc trưng cơ bản nêu trên là nhân tố chủ yếu, chi phối các mối quan hệ quốc tế và nến chính trị thế giới từ sau chiến tranh.
- Nêu và phân tích được nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe – TBCN và XHCN.
- Trình bày được những sự kiện trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây giữa hai phe TBCN và XHCN, những biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh.
2. Kĩ năng 
- Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới.
- Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình, 
3. Thái độ, tư tưởng
- Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu quyết liệt.
- Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và thấy được mối liên hệ mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh. 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.
- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...
II. CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ
- Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á. Lược đồ thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút).
* Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi về sự thay đổi của trật tự thế giới trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Qua đây HS có thể huy động kiến thức cũ để trả lời câu hỏi về trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( hệ thống V-O), tổ chức Hội quốc liên nhưng không thể trả lời đầy đủ về trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai và tổ chức Liên Hợp quốc. Vì thế HS sẽ mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết qua bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG II. 
* Phương thức: 
 - GV giao nhiệm vụ cho HS: Chương trình lịch sử lớp 11 phần thế giới kết thúc với bài Chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt CTTG II kết thúc đã làm thay đổi lớn trật tự thế giới. Bằng kiến thức đã học và những hiểu biết của mình các em hãy trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Sau CTTG I, trật tự thế giới được thiết lập như thế nào ? Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để bảo vệ trật tự ấy?
Câu 2. Trật tự thế giới nào đã được hình thành sau CTTG II và tổ chức quốc tế nào đã ra đời để bảo vệ trật tự ấy?
Câu 3. Vậy trật tự thế giới sau CTTG II là trật tự như thế nào ? Các nước trên thế giới làm gì để duy trì nền hòa bình, an ninh thế giới ? Việt Nam chịu tác động như thế nào của trật tự thế giới mới? 
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
 	Vậy trật tự thế giới sau CTTGII là trật tự như thế nào? Các nước làm sao để duy trì được nền hòa bình, an ninh thế giới? VN chịu sự tác động ntn của trật tự thế giới mới, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Thời gian 30 phút)
Hoạt động 1: Hội nghị Ianta và thỏa thuận của ba cường quốc ( cá nhân, cặp đôi, cả lớp). (Thời gian 15 phút)
* Mục tiêu: 
	HS trình bày được hoàn cảnh, những quyết đinh của Hội nghị Ianta và tác động của những quyết định đó đối với tình hình thế giới. 
* Phương thức: 
- Gv yêu cầu hs quan sát hình ảnh dưới đây và đọc thông tin SGK 12 trang 4,5,6, để trả lời các câu hỏi sau: 
+Hội nghị Ianta được triệu tập trong hoàn cảnh nào?
+Những quyết định của hội nghị Ianta?
+Tác động của hội nghị Ianta đối với tình hình thế giới?
- Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và hoạt động cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Gợi ý sản phẩm:
* Hoàn cảnh lịch sử: 
- Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quốc tế cần phải giải quyết Hội nghị giữa nguyên thủ ba cường quốc Anh, Mĩ, Liên Xô đã họp ở Ianta (4 - 11/2/1945)
* Những quyết định của Hội nghị Ianta:
- Tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật Bản, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- Thỏa thuận vị trí đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng.
+ Châu Âu: Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, Đông Béclin và Đông Âu; Mĩ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức, Tây Béclin và Tây Âu
+ Châu Á: Liên Xô tham gia chống Nhật; giữ nguyên thể trạng Mông Cổ; Liên Xô đóng quân ở vĩ tuyến 38 Bắc bán đảo Triều Tiên; Mĩ đóng quân ở vĩ tuyến 38 Nam bán đảo Triều Tiên
* Tác động: 
Hình thành một khuôn khổ trật tự thế giới mới sau chiến tranh, được gọi là trật tự hai cực Ianta.
Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề.
Hoạt động 2: Sự thành lập Liên hợp quốc (Thời gian 15 phút)
* Mục tiêu: 
- Trình bày được sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc, mối liên hệ giữa Việt Nam và tổ chức lớn nhất hành tinh này.
* Phương thức: Hoạt động nhóm. Chia lớp làm 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu sự ra đời và mục đích của tổ chức LHQ. 	 
+ Nhóm 2: Tìm hiểu các nguyên tắc hoạt động của tổ chức LHQ.
 Yêu cầu HS nêu các nguyên tắc và giải thích các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu các cơ quan của tổ chức LHQ
 Yêu cầu học sinh kể tên các cơ quan chính và một số cơ quan chuyên môn. Nêu ngắn gọn chức năng, vai trò của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an và Ban thư kí.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu vai trò của tổ chức LHQ.
Yêu cầu hs nêu vai trò của Liên hợp quốc từ khi thành lập đến nay, liên hệ với thực tế và kể tên một số cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam. 
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và trao đổi đàm thoại nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- Các nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm, các học sinh khác theo dõi và góp ý dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 1.
+ Ra đời:
- Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc nhân dân trên thế giới có nhu cầu thành lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới thay cho Hội quốc liên trước đây.
- Hội nghị Ianta đã thỏa thuận sẽ thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- 25/4 đến 26/6/1945 tại Xan Phranxixcô (Mĩ), đại diện của 50 nước đã thông qua hiến chương và thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- 24/10/1945 hiến chương LHQ bắt đầu có hiệu lực. Ngày Liên hợp quốc.
+ Mục đích
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên.
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 2.
 + Nguyên tắc:
- Tôn trọng quyền bình đẳng, quyền dân tộc tự quyết.
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
 - Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 cường quốc (LX, Mĩ, A, P, TQ)
 Khi nhóm 2 giải thích các nguyên tắc thì cả lớp theo dõi và yêu cầu giải thích các nguyên tắc đó. ( chú trọng vào nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng hoà bình và nguyên tắc sự nhất trí của 5 cường quốc (LX, Mĩ, A, P, TQ)
* Gợi ý sản phẩm của nhóm 3
+ Các cơ quan chính:
+ Cơ quan chuyên môn
Giáo viên giúp hs phân biệt cơ quan chính và cơ quan chuyên môn của LHQ, phân biệt vai trò, chức năng của các cơ quan chính.
*Gợi ý sản phẩm của nhóm 4
 + Vai trò: 
+ Liên hệ thực tế: 
+ Gv nhận xét, bổ sung các sản phẩm của hs và chốt vấn đề.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 7 phút)
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Sự hình thành trật tự hai cực Ian ta, sự ra đời, mục đích hoạt động và vai trò của tổ chức Liên Hợp quốc.
 2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
Câu 1.Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới - Ianta mới được hình thành như thế nào?
Câu 2. Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì ? Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế?
Câu 3. So sánh trật tự thế giới giữa hai thời kỳ theo “Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn” và “Trật tự hai cực Ianta.
Câu 4. Hoàn thành bảng sau:
Nội dung
Liên Xô
Mỹ
Khu vực đóng quân
Khu vực ảnh hưởng
3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh dựa vào nội dung đã học hoàn thành những câu hỏi trên.
Câu 1 và câu 2 như sách giáo khoa.
Câu 3. So sánh trật tự thế giới giữa hai thời kỳ theo “Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn” và “Trật tự hai cực Ianta.
D. VÂN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian 3 phút)
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: 
+ Quan hệ quôc tế hiện nay. 
+ Hòa bình, an ninh cho thế giới.
+ Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh thế giới và hội nhập, mở rộng quan hệ với quốc tế.
+ Tác động trật tự hai cực Ian đến cách mạng Việt Nam.
- Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học sau như: các chính sách của Mĩ và các nước TB đồng minh các tổ chức của Liên Hợp quốc ở Việt Nam...
- HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới tổ chức Liên Hợp quốc...
2. Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
1. Trước những biến động của tình hình biển Đông, Việt Nam có thể yêu cầu LHQ sử dụng những nguyên tắc hoạt động nào để giải quyết?
2. Cho những ví dụ cụ thể để minh họa cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và LHQ.
3. Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào?
* Dự kiến sản phẩm: 
Câu 1: Học sinh trả lời là Việt Nam có thể yêu cầu sử dụng nguyên tắc: 
- Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 2: .Những ví dụ cụ thể để minh họa cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và LHQ.
Việt Nam gia nhập LHQ 1977, trở thành ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kì 2008-2009, tham gia tích cực các hoạt động của LHQ.
Câu 3: Trong trật tự thế giới hai cực Ianta, Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào ?
- Pháp quay lại xâm lược Việt Nam, sự can thiệp của Mĩ ( 1945-1954).
- Mĩ xâm lược Việt Nam ( 1954-1975).
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
 ..
Ngày soạn: 26/08/201
Ngày dạy: ..
Khối lớp (đối tượng): học sinh lớp 12
Số tiết: 02
CHỦ ĐỀ
 QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000) (Tiết 2)
I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
- Trình bày và phân tích được những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Đó là sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Trình bày được những biểu hiện của sự đối đầu Đông - Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh: Chiến tranh Đông Dương 1946 - 1954; Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953; Chiến tranh Việt Nam 1954 - 1975.
- Nêu và giải thích được những biểu hiện của xu hướng hoà hoãn Đông - Tây từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX). Phân tích tác động của xu thế đó với thế giới.
- Nêu được các xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh với nội dung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
II. NỘI DUNG - CHỦ ĐỀ 
- Sau CTTG thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng chiến tranh lạnh giữa 2 siêu cường là Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc như ở bên bờ vực chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX.
III. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức
- Biết được những nét chính về tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Hiểu rõ vì sao đặc trưng cơ bản nêu trên là nhân tố chủ yếu, chi phối các mối quan hệ quốc tế và nến chính trị thế giới từ sau chiến tranh.
- Nêu và phân tích được nguồn gốc của Chiến tranh lạnh, những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe – TBCN và XHCN.
- Trình bày được những sự kiện trong xu thế hòa hoãn Đông – Tây giữa hai phe TBCN và XHCN, những biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh.
2. Kĩ năng 
- Biết nhận định, đánh giá những vấn đề lớn của lịch sử thế giới.
- Rèn luyện các phương pháp tự học, tự nghiên cứu, khai thác kênh hình, 
3. Thái độ, tư tưởng
- Nhận thức được chính từ đặc trưng đó nên ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình thế giới đã diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa hai phe trở nên đối dầu quyết liệt.
- Hiểu được những chuyển biến khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám và thấy được mối liên hệ mật thiết giữa cách mạng nước ta với tình hình thế giới, với cuộc đấu tranh giữa hai phe trong cuộc Chiến tranh lạnh. 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.
- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...
II. CHUẨN BỊ CHỦ ĐỀ
- Bản đồ thế giới hoặc bản đồ châu Âu và châu Á. Lược đồ thế giới trong thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút)
*Mục tiêu: Với việc đưa ra một số câu hỏi mang tính chất gợi mở, tạo hứng thú học tập cho học sinh, học sinh sẽ tích cực khám phá kiến thức trong bài học, tự lĩnh hội kiến thức, hiểu được mối quan hệ quốc tế phức tạp giữa các cường quốc trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh, các em sẽ tự giải thích được khái niệm thế nào là “Chiến tranh cục bộ”, thế nào là “Chiến tranh lạnh”...
* Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Bằng kiến thức tìm hiểu thực tế, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hiểu thế nào là “Chiến tranh lạnh”?“Chiến tranh lạnh”đã bắt đầu và kết thúc như thế nào?Thế giới sau Chiến tranh lạnh có gì thay đổi?
- GV có thể tổ chức hoạt động cho HS hoạt động cá nhân hoặc cặp đôi. Học sinh báo cáo. GV nhận xét, chốt ý. 
* Gợi ý sản phẩm: Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 35 phút)
Hoạt động 1. Tìm hiểu về mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu Chiến tranh lạnh (Thời gian 10 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nắm được nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây và những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh.
* Phương thức(hoạt động cá nhân, cặp đôi)
- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 58, 59 SGK, kết hợp quan sát lược đồ sau cho biết:
Bản đồ hai cực, hai phe
+ Vì sao mâu thuẫn Đông - Tây lại hình thành sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
+ Lập bảng thống kê những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
- HS: Tìm hiểu SGK để lập bảng so sánh những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh giữa hai phe - TBCN và XHCN trong thời gian 3 phút.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
* Gợi ý sản phẩm
a. Nguồn gốc của mâu thuẫn Đông - Tây
- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô - Mĩ sau chiến tranh: Liên Xô muốn duy trì hòa bình, an ninh thế giới, giúp đỡ các phong trào giải phóng dân tộc, nhưng Mĩ lại chống phá và ngăn cản.
- Sự thành công và lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, Việt Nam, đã hình thành hệ thống XHCN nối liền từ Đông Âu sang châu Á " khiến Mĩ lo ngại sự bành trướng của CNXH.
- Sau chiến tranh, Mĩ trở thành cường quốc về kinh tế, lại nắm độc quyền về bom nguyên tử " Mĩ muốn thực hiện tham vọng làm bá chủ thế giới, nhưng lại bị Liên Xô cản đường.
b. Những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh
Hành động của Mĩ 
và các nước TBCN
Đối sách của Liên Xô
và các nước XHCN
- Ngày 12/3/1947, Mĩ đưa ra Học thuyết Tơruman, mở đầu cho chính sách chống Liên Xô và các nước XHCN
- Liên Xô đẩy mạnh việc giúp đỡ các nước Đông Âu, Trung Quốc, khôi phục kinh tế và xây dựng chế độ mới - XHCN
- Tháng 6/1947, Mĩ đưa ra Kế hoạch Mácsan, viện trợ các nước Tây Âu 17 tỉ USD để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhằm lôi kéo họ về phía mình
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước XHCN thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) để thúc đẩy sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước
- Năm 1949, Mĩ lôi kéo 11 nước thành lập khối quân sự NATO nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước XHCN thành lập khối chính trị - quân sự Vácsava để tăng cường sự phòng thủ và chống lại sự đe dọa của Mĩ, phương Tây
" Sự ra đời của hai khối quân sự NATO và Vác sava đã xác lập rõ rệt cục diện hai phe, từ đó Chiến tranh lạnh bao trùm khắp thế giới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh kết thúc (Thời gian 13 phút)
* Mục tiêu: Học sinh nắm được những biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai phe - TBCN và XHCN.
* Phương thức(hoạt động cá nhân, cặp đôi)
- Gv giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy đọc thông tin trang 62, 63 SGK, kết hợp quan sát những hình ảnh sau, cho biết:
Malta - Địa Trung Hải
+ Hình ảnh trên gợi cho em nhớ tới sự kiện nào? những sự kiện nào chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe - TBCN và XHCN?
+ Vì sao hai siêu cường Liên Xô - Mĩ lại chấm dứt Chiến tranh lạnh?
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu.
- HS: Tìm hiểu nội dung trong SGK cùng với kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi GV vừa nêu.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. 
- GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích rồi chốt lại: GV cần nhấn mạnh xu thế hòa hoãn giữa hai bên được thể hiện rõ nhất từ khi Tổng thống Liên Xô M. Góocbachốp lên cầm quyền (1985). Ông đã kí kết với Mĩ nhiều văn kiện hợp tác về kinh tế, khoa học kĩ thuật, trọng tâm là thỏa thuận thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược cũng như cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước. Trên cơ sở đó, tháng 12/1989, trong cuộc gặp không chính thức trên đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo Liên Xô là Tổng thống M. Góocbachốp và G. Bush (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh sau 43 năm kéo dài căng thẳng (1947 – 1989).
* Gợi ý sản phẩm:
- Biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai phe – TBCN và XHCN: 
+ Tháng 11/1972, hai nước Đức kí Hiệp định lập mối quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức " làm giảm sự căng thẳng ở châu Âu. 
+ Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.
+ Tháng 8/1975, Mĩ, Canađa và 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác và giải quyết những vấn đề có liên quan giữa các nước bằng phương pháp hòa bình.
+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô và Mĩ diễn ra nhiều cuộc gặp cấp cao
+ Tháng 12/1989, Tổng thống G. Góocbachốp và G.Bush (cha) kí kết chấm dứt Chiến tranh lạnh
- Nguyên nhân khiến Xô - Mỹ kết thúc “chiến tranh lạnh”:
+ Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.
+ Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.
+ Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
+ Xô - Mỹ thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Ý nghĩa: chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra chiều hướng giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực: Afganistan, Campuchia, Namibia 
Hoạt động 3. Tìm hiểu về thế giới sau Chiến tranh lạnh (Thời gian 12 phút).
* Mục tiêu: Học sinh thấy được xu thế phát triển tất yếu của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.
* Phương thức: 
- GV cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi. 
- GV yêu cầu HS đọc tư liệu SGK trang 64 để trao đổi, thảo luận.
- GV đặt câu hỏi: 
+ Nêu những biến đổi chính của tình hình thế giơi sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
+ Hãy trình bày các xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
- HS suy nghĩ, trao đổi theo yêu cầu 
- Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
- XNCH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, kéo theo sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) và Tổ chức Hiệp ước Vacsava " trật tự thế giới hai cực sụp đổ, chỉ còn lại một cực duy nhất là Mĩ.
- Từ năm 1991, thế giới phát triển theo bốn xu thế chính:
 + Thế giới hình thành “đa cực”, nhiều trung tâm: Mĩ, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.
+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển đất nước, tập trung vào phát triển kinh tế.
+ Lợi dụng sự tan rã của Liên Xô, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ cầm đầu, nhưng điều này không đơn giản với Mĩ.
+ Nền hòa bình thế giới đang được củng cố, nhưng nhiều nơi vẫn không ổn định do nội chiến, xung đột quân sự ở bán đảo Bancăng, châu Phi, Trung Á, 
- Bước sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác để cùng nhau phát triển là chủ đạo, được nhân loại mong đợi. Nhưng cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ đã làm cả thế giới kinh hoàng " buộc các nước phải điều chỉnh chiến lược phát triển mới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian 3 phút)
* Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về mâu thuẫn Đông – Tây và những khởi đầu của Chiến tranh lạnh, sự kết thúc Chiến tranh lạnh và xu thế phát tiển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
* Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp.
+ Nhiệm vụ 2: trả lời các câu hỏi:
1. Nêu những sự kiện dẫn tới Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN?
2. Biểu hiện của xu thế hòa hoãn giữa hai pheTBCN và XHCN?
* Gợi ý sản phẩm:
+ Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập trắc nghiệm tại lớp
 Câu 1. Mĩ phát động cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào ?
A. Tháng 2/1945. 	 B. Tháng 3/1947. 
C. Tháng 7/1947. 	 D. Tháng 4/1949.	
Câu 2. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện nào ?
A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.
B. Định ước Henxinki năm 1975.
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989). 
D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).
Câu 3. Sự kiện nào sau đây chứng tỏ Chiến tranh lạnh đã bao trùm khắp thế giới?
A. Mĩ thông qua kế hoạch Macsan.
B. Kế hoạch Macsan và sự ra đời của của NATO.
D. Sự ra đời và hoạt động của khối Vacxava.
C. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacxava.
+ Nhiệm vụ 2: trả lời các câu hỏi như phần kiến thức đã trình bày ở trên.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - MỞ RỘNG (Thời gian 2 phút)
* Mục tiêu: nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về những mâu thuẫn dẫn tới xung đột ở các khu vực trên thế giới, kể cả khu vực biển Đông. Các biện pháp đấu tranh ôn hòa nhằm bảo vệ hòa bình.
* Phương thức: 
- GV giao nhiệm vụ: 
1. Viết bài luận về những mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
2. Sưu tầm video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy)
- HS về nhà làm việc (có thể trao đổi cùng bạn bè, thầy cô); nộp bài cho giáo viên; GV nhận xét, đánh giá. (Có thể lấy điểm để khuyến khích học sinh)
* Gợi ý sản phẩm:
1. Viết bài luận về những mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
2. Video từ Internet có liên quan đến nội dung bài học ( video phải có nguồn tin cậy)
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
 ..
Ngày soạn: ..
Ngày dạy: ..
Tiết số: 05
Chương II - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)
 LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) 
Bài 2 - LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991)
 LIÊN BANG NGA (1991 - 2000) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Khái quát được công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 -1991 như công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, những thành công trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Đồng thời cũng thấy được quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
- Hiểu được vì sao Liên bang Nga lại là quốc gia kế tục Liên Xô tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử, 
3. Thái độ, tư tưởng
- Học tập tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan đến bài học.
- Năng lực tổng hợp, liên hệ, sâu chuỗi các sự kiện lịch sử so sánh, đối chiếu, tự học, hợp tác, trình bày cho học sinh...
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Lược đồ Liên Xô 
- Một số hình ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 
- Máy vi tính kết nối máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP (Thời gian 5 phút)
* Mục tiêu	
	HS quan sát một số hình ảnh về Liên Xô trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các em có thể nhớ lại về tình hình Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai thông qua nội dung đã học trong chương trình lịch sử lớp 9. Tuy nhiên, các em chưa hiểu được tại sao Liên Xô lại có thể nhanh chóng vực lại nền kinh tế sau chiến tranh, hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn... Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát các hình ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây:
Liên Xô bị tàn phá nặng nề sau CTTGTII
- Từ hai hình ảnh trên, em liên tưởng đến tình hình Liên Xô thời kì nào? 
- Trước tình hình đó, Liên Xô đã đưa ra giải pháp gì? 
- Giải pháp đó đã tác động như thế nào đến tình hình Liên Xô và thế giới?
* Gợi ý sản phẩm:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải chịu nhiều tổn thất về người và của, vì vậy Liên Xô phải tiến hành các chính sách và kế hoạch 5 năm để khôi phục kinh tế, ổn định xã hội,...
- Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
+ Liên Xô là một quốc gia đạt được nhiều thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2, đứng đầu “một phe”. Vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Liên Xô và như thế nào? Vì sao Liên Xô lại rơi vào tình trạng khủng hoảng và tan rã? Bài học hôm nay sẽ giải đáp những vấn đề này
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Thời gian 35 phút)
Hoạt động 1: Liên Xô từ 1945 – 1950 (Thời gian 7 phút)
* Mục tiêu: Trình bày được những tổn thất nặng nề mà nhân dân Liên Xô phải gánh chịu sau CTTGTII. Những biện pháp phục hồi và thành tựu đạt được trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1945 - 1950).
* Phương thức: 
- Bước 1: GV cho HS hoạt động thảo luận cặp đôi
+ GV yêu cầu HS đọc tư liệu SGK trang 10 và 11, kết hợp quan sát, phân tích hình ảnh để trao đổi, thảo luận.
+ GV đặt câu hỏi: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô gặp phải những khó khăn như thế nào? Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Liên Xô là gì? Những kết quả đạt được trong giai đoạn này như thế nào?
+ HS suy nghĩ, trao đổi theo yêu cầu 
+ Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
* Gợi ý sản phẩm:
- Liên Xô chịu nhiều thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 26 triệu người chết, hàng chục nghìn nhà cửa, làng mạc, cơ sở sản xuất bị tàn phá,...
- Biện pháp phục hồi: Đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1946 – 1950) và đã hoàn thành thắng lợi trước thời hạn:
+ Công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến trang
+ Nông nghiệp đạt mức bằng trước chiến tranh
+ Khoa học kĩ thuật: năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ 
- Đến 1950, kinh tế Liên Xô được phục hồi và phát triển.
- Bước 2: GV cho HS làm một số câu hỏi TNKQ để củng cố mục và rèn luyện cho HS kỹ năng làm bài TNKQ.
Câu 1.Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_lich_su_lop_12_hoc_ki_1.doc