Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

1. Giới thiệu khái quát về Chương trình Lịch sử lớp 12:

 - Chương trình Lịch sử lớp 12 tiếp nối Chương trình lịch sử lớp 11, gồm 2 phần:

 + Phần một : Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)

 + Phần hai: Lịch sử Việt Nam (1919 - 2000)

 2. Dẫn dắt vào bài mới:

 Ở Lịch sử lớp 11, các em đã tìm hiểu về quan hệ quốc tế dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) cùng diễn biến và kết cục của cuộc đại chiến này. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử thế giới với những biến đổi vô cùng to lớn. Một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, do hai siêu cường là Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Một tổ chức quốc tế lớn được thành lập và đã duy trì tới ngày nay, làm nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới mang tên Liên hợp quốc .

 Vậy trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai được hình thành như thế nào? Mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là gì và vai trò của tổ chức này trong hơn nửa thế kỷ qua ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay.

 

docx 7 trang hoaivy21 3430
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945 - 2000)
Chương I 
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ MỚI 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) 
Ngày soạn 	:	23.8.2008 
Tiết PPCT 	:	1 
Tiết dạy 	: 	1 
Bài dạy 	:	 	Bài 1
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ MỚI 
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 - 1949) 
	1. Giới thiệu khái quát về Chương trình Lịch sử lớp 12: 
	- Chương trình Lịch sử lớp 12 tiếp nối Chương trình lịch sử lớp 11, gồm 2 phần: 
	+ Phần một : Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) 
	+ Phần hai: Lịch sử Việt Nam (1919 - 2000)
	2. Dẫn dắt vào bài mới: 
	Ở Lịch sử lớp 11, các em đã tìm hiểu về quan hệ quốc tế dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) cùng diễn biến và kết cục của cuộc đại chiến này. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã mở ra một thời kỳ mới của lịch sử thế giới với những biến đổi vô cùng to lớn. Một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng cơ bản là thế giới chia thành hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, do hai siêu cường là Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Một tổ chức quốc tế lớn được thành lập và đã duy trì tới ngày nay, làm nhiệm vụ bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới mang tên Liên hợp quốc ...
	Vậy trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai được hình thành như thế nào? Mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là gì và vai trò của tổ chức này trong hơn nửa thế kỷ qua ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hôm nay. 
3. Tiến trình tổ chức dạy học: 
Hoạt động của GV và HS 
Kiến thức cơ bản 
*	Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 
-	GV đặt câu hỏi: Hội nghị Ianta được triệu tập trong bối cảnh lịch sử nào? 
I.	Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc 1. Hội nghị Ianta: 
*	 Hoàn cảnh triệu tập. 
- 	GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK (Ba nhân vật chủ yếu tại Hội nghị Ianta) kết hợp với giảng bài, bổ sung: 
	Tháng 2/1945, khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, những người đứng đầu 3 nước lớn trong Mặt trận Đồng minh chống phát xít là Liên Xô, Mĩ, Anh đã họp Hội nghị cấp cao tại Ianta để thương lượng, giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp với nhau về các vấn đề quan trọng bức thiết lúc này là: 
-	Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề bức thiết đặt ra trước các nước Đồng minh đòi hỏi phải giải quyết, đó là:
1	-Việc nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. 
2	-Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. 
3	-Việc phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
	1.Việc nhanh chóng đánh bại các nước phát xít.
	2.Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh 
	3.Việc phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. 
-	Hội nghị diễn ra từ 4 đến 11/2/1945, còn được gọi là Hội nghị tam cường, vì Liên Xô, Mĩ, Anh là 3 nước có lực lượng lớn mạnh nhất, giữ vai trò chủ chốt trong cuộc chiến tranh và được coi là nòng cốt của Mặt trận Đồng minh chống phát xít, song thực ra lực lượng lớn mạnh nhất giữ vai trò chủ chốt và chi phối cục diện chiến tranh là 2 nước Liên Xô và Mĩ. 
- Từ ngày 4 - 11/2/1945, một Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của những người đứng đầu 3 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh.
-	GV giảng giải thêm: Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tham gia cuộc chiến tranh chống phát xít đều nhằm thực hiện những mục tiêu gắn với lợi ích của giai cấp cầm quyền và những lợi ích dân tộc của mỗi nước. Cũng vì thế Hội nghị Ianta trở thành một Hội nghị thực hiện những mục tiêu chiến tranh của mỗi nước thành viên, hay nói cách khác, Hội nghị để tranh giành, phân chia thành quả cuộc chiến tranh chống phát xít tương ứng với so sánh lực lượng, vị trí, đóng góp của mỗi nước trong cuộc chiến tranh. Do vậy, Hội nghị đã diễn ra rất gay go, quyết liệt. 
-	GV tiếp tục đặt câu hỏi: Hội nghị Ianta đã đưa ra những quyết định quan trọng nào? 
-	HS theo dõi SGK, phát biểu.
-	GV nhận xét, kết luận: Sau những cuộc tranh cãi gay go quyết liệt, cuối cùng hội nghị Ianta đã đưa ra những quyết định quan trọng: 
* Nội dung: Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng: 
+	Về việc nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít, Hội nghị đã thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. 
- Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức - Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. 
+	Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh. 
- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới. 
+	Hội nghị đã đi đến thỏa thuận việc đóng quân tạo các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. 
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít ở phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. 
	Để minh họa rõ cho HS về thỏa thuận quan trọng này, GV treo bản đồ thế giới (sau Chiến tranh thế giới thứ hai) lên bảng và hướng dẫn HS kết hợp quan sát bản đồ với phần chữ in nhỏ trong SGK để xác định trên đó các khu vực, phạm vi thế lực của Liên Xô, của Mĩ (và các Đồng minh của Mĩ) 
-	HS nghe, quan sát, làm việc với bản đồ và ghi chép. 
-	Sau đó, GV đưa ra câu hỏi: Qua những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và qua việc quan sát trên bản đồ các khu vực, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, của Mĩ, em có nhận xét gì về Hội nghị Ianta? 
-	GV nhận xét, phân tích và kết luận: Như thế, Hội nghị tam cường Ianta và những quyết định, thỏa thuận đã kí của Hội nghị này đã tạo ra một khuôn khổ để phân chia lại phạm vi ảnh hưởng và thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng và thiết lập trật tự thế giới mới đó chủ yếu được thực hiện và định đoạt bởi hai siêu cường đại diện cho 2 chế độ chính trị đối lập nhau là Liên Xô (XHCN) và Mĩ (TBCN). Do đó, người ta thường gọi trật tự thế giới được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở những thỏa thuận của Hội nghị Ianta là “trật tự hai cực Ianta”
* Ý nghĩa: Những quyết định của Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là trật tự hai cực Ianta. 
*	Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
II. Sự thành lập Liên hợp quốc
-	GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 (Lễ ký Hiến chương Liên hợp quốc tại San Phranxixcô) và giới thiệu: Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn đã được triệu tập tại San Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. Vì lí do đó, ngày 31/10/1945, Đại hội đồng liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24/10 hàng năm làm Ngày Liên hợp quốc. 
* Sự thành lập: 
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn gồm đại biểu 50 nước họp tại San Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. 
-	HS nghe, ghi chép
-	Tiếp đó, GV hỏi: Mục đích cao cả của Liên hợp quốc là gì?
-	HS căn cứ vào SGK và hiểu biết thực tế rồi phát biểu: 
-	GV nhận xét, chốt ý: Hiến chương Liên họp quốc (LHQ) quy định mục đích cao cả nhất của LHQ là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 
* Mục đích: Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới; đấu tranh để thúc đẩy, phát triển các mối quan hệ hữu nghị, họp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và nguyên tắc dân tộc tự quyết. 
-	GV tiếp tục giới thiệu: Để thực hiện các mục đích đó, LHQ sẽ hành động dựa trên 5 nguyên tắc: Chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 cường quốc (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc); không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. 
* Nguyên tắc hoạt động: 
-	Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 
-	Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 
-	Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. 
-	Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. 
-	Sau đó, GV hỏi: Theo em, nguyên tắc đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc) có tác dụng gì? 
-	HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
- Chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). 
-	GV nhận xét, kết luận: Đây là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng đảm bảo cho LHQ thực hiện chức năng duy trì thế giới trong trật tự hai cực Ianta, đồng thời nó trở thành một nguyên tắc thực tiễn lớn đảm bảo cho sự chung sống hòa bình, vừa đấu tranh vừa hợp tác giữa các nước trên thế giới. Nguyên tắc nhất trí ấy còn ngăn chặn không để cho một cường quốc nào khống chế được LHQ vào mục đích bá quyền nước lớn. Tuy có lúc bị tê liệt, nhưng trong hơn 50 năm qua, LQH không rơi vào tình trạng khống chế của một nước lớn. 
® Đây là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng đảm bảo cho LHQ thực hiện chức năng duy trì thế giới.
-	Tiếp đó, GV giới thiệu cho HS về bộ máy tổ chức của LHQ bằng cách treo lên bảng sơ đồ về tổ chức của LHQ mà GV đã chuẩn bị sẵn. 
	Về vai trò và chức năng của 6 cơ quan chính của LHQ, GV hướng dẫn HS tìm hiểu trong SGK. 
Tổ chức Liên hợp quốc (UNO)
Các cơ quan, 
chủ yếu
Các cơ quan, 
Chuyên môn
Các cơ quan, 
khác
Đại hội đồng LHQ 
Hàng không (ICAO) 
Bưu chính 
(IPU) 
Năng lượng nguyên tử (IAFA) 
Hội đồng 
bảo an 
Hàng hải 
(IMO) 
Lương thực, nông nghiệp (FAO) 
Hiệp đinh chung thuế quan mậu dịch (GATT) 
Hội đồng kinh tế, xã hội 
Hội đồng tài chính (IFC) 
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) 
Tòa án
 quốc tế 
Lao động quốc tế (ILO) 
Y tế thế giới 
(WHO) 
Ban thư ký LHQ 
Giáo dục, KH, văn hóa (UNESCO) 
Sở hữu trí thế thế giới (WIDO) 
*	Hoạt động 2: Cả lớp
* Vai trò của LHQ: 
-	GV đặt câu hỏi: Qua quan sát sơ đồ tổ chức LHQ và bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy đưa ra đánh giá của mình về vai trò của tổ chức LHQ trong hơn nửa thế kỷ qua? LHQ đã có sự giúp đỡ như thế nào đối với Việt Nam? 
-	GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hành động, LHQ là một tổ chức quốc tế có vị trí và vai trò quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay. Hơn 50 năm tồn tại và phát triển của mình, LHQ đã có những đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, có những đóng góp đáng kể vào tiến trình phi thực dân hóa, cũng như có nhiều nổ lực trong việc giải trừ quân bị và hạn chế sản xuất vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, LHQ đã có những đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế giữa các nước hội viên và trợ giúp cho các nước đang phát triển, thực hiện cứu trợ nhân đạo cho các nước hội viên khi gặp khó khăn. 
-	Là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. 
-	Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực.
-	Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. 
-	Giúp đỡ cá dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế nhân đạo,....
-	Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã nhận được nhiều sự trợ giúp của các tổ chức LHQ như: UNESCO, FAO, IMF, WHO. 
-	Đến năm 2006, LHQ có 192 quốc gia thành viên. 
-	Từ tháng 9/1977, Việt Nam có thành viên thứ 149 của LHQ. 
-	Việt Nam được 2 lần bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an:
·	Lần 1: Ngày 16/10/2007, Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kỳ 2008 - 2009. 
·	Lần 2: Ngày 07/06/2019, nhiệm kỳ 2019 - 2020. (Số phiếu bầu 192/193 nước)
-	Từ tháng 9/1977, Việt Nam có thành viên thứ 149 của LHQ. 
* Hoạt động 1 : Nhóm
-	GV dẫn dắt: Để hiểu rõ về sự hình thành hai hệ thống XHCN và TBCN, các em cần nắm chắc 3 sự kiện: Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh; CNXH trở thành hệ thống thế giới, và việc Mĩ khống chế các nước Tây Âu TBCN. 
-	GV chia lớp thành 3 nhóm: 
III. Sự hình thành hai hệ thống: Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
* Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh?
+	Nhóm 1: Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh được thực hiện như thế nào? Tại sao ở Đức lại hình thành 2 nhà nước riêng biệt theo 2 chế độ chính trị đối lập nhau? 
+Nhóm 2: CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi 1 nước (Liên Xô) và trở thành hệ thống thế giới như thế nào? 
+Nhóm 3: Các nước Tây Âu TBCN đã bị Mĩ khống chế như thế nào? 
+Nhóm 1: Là quê hương của chủ nghĩa phát xít - thủ phạm gây ra cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu, việc giải quyết vấn đề Đức trở thành vấn đề trung tâm của tình hình châu Âu sau khi chiến tranh thế giới.
-	Hội nghị cấp cao 3 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, hợp ở Pốtxđam (từ 17/7 đến 2/8/1945) đã kí kết Hiệp ước về việc giải quyết vấn đề Đức. Theo thỏa thuận, quân đội 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp phân chia khu vực tạm chiếm đóng nước Đức với nhiệm vụ tiêu diệt triệt để chủ nghĩa phát xít, làm cho nước Đức trở thành một nước thống nhất, hòa bình và dân chủ thực sự. Ở Đông Đức, Liên Xô đã thực hiện nghiêm chỉnh những nhiệm vụ này, nhưng ở Tây Đức, các nước Mĩ, Anh, Pháp lại âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức. Mĩ, Anh, Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9/1949 lập ra nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10/1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện 2 nhà nước với 2 chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau. 
- Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (Potsdam) (họp tháng 7 - 8/1945), quân đội 4 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp phân chia khu vục tạm chiến đóng nước Đức nhằm tiêu diệt, tận gốc chủ nghĩa phát xít, làm cho Đức trở thành một nước hòa bình, dân chủ và thống nhất.
- Ở Tây Đức: Với âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức, Mĩ, Anh, Pháp đã hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, lập ra nhà nước Cộng Hòa Liên bang Đức (9/1949) theo chế độ TBCN. 
- Ở Đông Đức: 10/1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà nước Cộng hà Dân chủ Đức được thành lập theo con đường XHCN.
+	Nhóm 2: Trong những năm 1945 - 1947, hàng loạt nước DCND Đông Âu được thành lập: 
	Ba Lan (7/1944) Rumani (8/1944), Hungari (4/1945), Tiệp khắc (5/1945), Bungari (9/1946). Đến những năm 1948 - 1949, các nước này đều lần lượt hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ xây dựng CNXH. 
* Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới 
- Năm 1945 - 1949, các nước Đông Âu từng bước hoàn thành cuộc cách mạng Dân chủ nhân dân (DCND) và bước vào thời kỳ xây dựng CNXH. 
	Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô và các nước DCND Đông Âu ngày càng được tăng cường cả về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa. Điều đó đánh dấu CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. 
- Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân (DCND) Đông Âu hợp tác ngày càng chặt chẽ về chính trị, kinh tế, quân sự....
® CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. 
+	 Nhóm 3: Sau chiến tranh, hầu hết các nước Tây Âu đều lâm vào khủng hoảng nặng nề về kinh tế. Mĩ đã đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là “Kế hoạch Mácsan”) nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, thông qua đó mà tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này. Nhờ nhận viện trợ của Mĩ, nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi nhanh chóng, đồng thời các nước này ngày càng lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Mĩ, trở thành những Đồng minh TBCN của Mĩ. 
*	Mĩ chống kế các nước Tây Âu TBCN: 
- Sau chiến tranh, Mĩ thực hiện “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (Mác-san) viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, làm cho các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
- Cuối cùng, GV tổng hợp vấn đề: Với 3 sự kiện cơ bản như trên, ta thấy sau Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đã hình thành 2 khối nước đối lập nhau về chính trị và kinh tế, đó là khối Tây Âu TBCN (do Mĩ cầm đầu) và khối Đông Âu XHCN (đứng đầu là Liên Xô). Đây cũng là biểu hiện cơ bản của trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh. Trật tự hai cực Ianta. 
-	Với các sự kiện trên, ở châu Âu đã hình thành 2 khối nước đối lập nhau: Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_12_bai_1_su_hinh_thanh_trat_tu_moi_sau_c.docx