Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 41: Khôi phục và phát triển kinh tế và xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) (Tiết 1) - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 41: Khôi phục và phát triển kinh tế và xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) (Tiết 1) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

Học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

- Nêu được âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.

 - Nêu và phân tích được những điều kiện lịch sử và thời cơ mới để Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. Nội dung của kế hoạch giải phóng miền Nam.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định thời cơ đối với việc giải phóng miền Nam; đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết,

 - Nâng cao các kĩ năng sử dụng SGK, kênh hình, trong học tập lịch sử

3. Thái độ

Bồi dưỡng thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào về những thắng lợi oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc Đổi mới hiện nay.

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực chung: năng lực tự học, phát hiện giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: năng lực thực hành bộ môn, lập niên biểu diễn biến, tường thuật diễn biến trên lược đồ nhận xét, đánh giá, liên hệ, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn

II/ Chuẩn bị

1/ Chuẩn bị của GV:

- Tư liệu lịch sử, tranh ảnh về Hội nghị 21, chiến thắng Phước Long

- Phim tư liệu: Chiến thắng Phước Long; Chủ trương và kế hoạch giải phóng miền Nam.

- Phiếu học tập

2/ Chuẩn bị của HS:

- Tranh ảnh, tư liệu

- Bút phớt, giấy A0.

 

docx 6 trang hoaivy21 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Tiết 41: Khôi phục và phát triển kinh tế và xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) (Tiết 1) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /3/2021 
Ngày dạy
Lớp
Tiết 41 - Bài 23 – KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở 
MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)
(Tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Nêu được âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.
 - Nêu và phân tích được những điều kiện lịch sử và thời cơ mới để Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. Nội dung của kế hoạch giải phóng miền Nam.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định thời cơ đối với việc giải phóng miền Nam; đánh giá âm mưu, thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết, 
 - Nâng cao các kĩ năng sử dụng SGK, kênh hình, trong học tập lịch sử
3. Thái độ
Bồi dưỡng thế hệ trẻ lòng yêu nước, tự hào về những thắng lợi oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc Đổi mới hiện nay.
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực chung: năng lực tự học, phát hiện giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực chuyên biệt: năng lực thực hành bộ môn, lập niên biểu diễn biến, tường thuật diễn biến trên lược đồ nhận xét, đánh giá, liên hệ, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề thực tiễn 
II/ Chuẩn bị
1/ Chuẩn bị của GV:
- Tư liệu lịch sử, tranh ảnh về Hội nghị 21, chiến thắng Phước Long
- Phim tư liệu: Chiến thắng Phước Long; Chủ trương và kế hoạch giải phóng miền Nam... 
- Phiếu học tập
2/ Chuẩn bị của HS:
Tranh ảnh, tư liệu 
Bút phớt, giấy A0...
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1. Các hoạt động đầu giờ
- Ổn định lớp: 
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
2. Nội dung bài học
2.1 Hoạt động khởi động ( 3’)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
b) Phương thức: Cá nhân
Gv đưa hình ảnh vầ 5 đời Tổng thống Mĩ đã tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) và yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về các chiến lược chiến tranh gắn với các vị Tổng thống đó
c) Dự kiến sản phẩm:
- HS: .
- Gv đánh giá và dẫn dắt vào bài mới
2.2 Hình thành kiến thức mới ( ’)
I. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam (không dạy)
II. Miền Nam đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” , tạo thế và lực và tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam. 
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về Âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
a. Mục tiêu:
-Trình bày được âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau khi Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam 
b. Phương thức: 
- Hoạt động cả lớp, cá nhân. Sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, phản biện, đồ dùng trực quan.	
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc đoạn tư liệu SGK kết hợp với theo dõi hình ảnh và trả lời câu hỏi: Nêu âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari. 
c. Sản phẩm: 
+ Mĩ: - Rút quân về nước, để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự 
- Lập bộ chỉ huy quân sự 
- Tiếp tục viện trợ cho chính quyền SG 
+ Chính quyền SG: 
- Ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari.
- Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” 
- Mở các cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm” vùng giải phóng của ta 
=> Tiếp tục chiến lược “VNH chiến tranh”
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của HS.
GVKL: Việc kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh ở VN và việc quân Mĩ rút khỏi nước ta đã tạo nên sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa ta và địch, có lợi cho cách mạng
So với thời kì sau HĐ Giơnevơ 1954, MN sau HĐ Pari 1973 có điểm khác biệt, vì sau HĐ Giơnevơ 1954, MN trở thành thuộc địa của Mĩ. Còn sau HĐ Pari 1973, MN có chính quyền CM từ TƯ đến cơ sở, có lực lượng vũ trang ba thứ quân lớn mạnh, có vùng giải phóng rộng lớn, có căn cứ địa và hậu phương MB không ngừng lớn mạnh. Tất cả những thuận lợi trên đã tạo điều kiện để nhân dân MN tiến lên chiến đấu chống Mĩ và chính quyền SG.
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam 
a. Mục tiêu: 
- Nêu được chủ trương của Ban chấp hành TƯ Đảng qua Hội nghị 21 (7/1973).
- Khái quát được cuộc đấu tranh của nhân dân tamiền Nam cuối 1974 đầu 1975.
- Nêu và đánh giá về ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (6/1/1975) đối với cách mạng miền Nam.
b. Phương thức: 
- Hoạt động Nhóm (4 nhóm theo đơn vị tổ)
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm đọc SGK, hoàn thiện phiếu học tập
+ Nhóm 1 + 3: Tìm hiểu về Hội nghị lần thứ 21 của Đảng.
+ Nhóm 2 + 4: Tìm hiểu về chiến thắng Đường 14 - Phước Long.
Nội dung 
Sự kiện 
Chủ trương (Hội nghị lần thứ 21) 
- Kẻ thù: .
- Nhiệm vụ: 
- Phương pháp: 
- Mặt trận đấu tranh: 
 ..
Chiến thắng đường số 14 - Phước Long
 .
 .
 .
c. Sản phẩm: 
Nội dung 
Sự kiện 
Chủ trương (Hội nghị lần thứ 21) 
- Kẻ thù: Mĩ – chính quyền Sài Gòn 
- Nhiệm vụ: Tiếp tục cách mạng dân tộc DCND 
- Phương pháp: Bạo lực CM 
- Mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao 
Chiến thắng đường số 14 - Phước Long
+ Sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta
+ Sự bất lực và suy yếu của quân đội SG
+ Khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự của Mĩ là hạn chế 
=> Tạo ra thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam 
- Sau khi HS đánh giá về ý nghĩa của chiến thắng Phước Long, GV khẳng định: Chiến thắng Phước Long đã loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân. Sau chiến thắng này, chính quyền Sài Gòn đã phản ứng mạnh bằng việc đưa quân đội đến hòng chiếm lại, nhưng rồi bất lực và suy yếu dần. Mĩ cũng chỉ dám đứng bên ngoài nhìn vào và phản ứng yếu ớt, chỉ đe dọa từ xa. Thực tế trên giúp chúng ta hiểu rằng khả năng Mĩ can thiệp trở lại miền Nam Việt Nam bằng quân sự là rất hạn chế. Với chiến thắng Phước Long đã giúp Bộ Chính trị củng cố thêm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền nam " Thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến, ta phải làm ngay.
III. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
* Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam.
a. Mục tiêu: 
- Nêu và phân tích được những điều kiện lịch sử và thời cơ mới để Đảng ta đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam. 
- Nội dung cơ bản của kế hoạch giải phóng miền Nam.
- Đánh giá ý nghĩa của kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị.
b. Phương thức: 
- Hoạt động cả lớp, cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc tư liệu SGK kết hợp với tranh ảnh trả lời câu hỏi:
1. Bộ Chính trị vạch ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hoàn cảnh nào?
2. Nêu nội dung cơ bản của kế hoạch giải phóng miền Nam. 
3. Em có nhận xét gì về chủ trương, kế hoạch GPMn của Bộ chính trị?
c. Sản phẩm: 
- Hoàn cảnh: Cuối năm 1974, đầu năm 1975 tương quan lực lượng có lợi cho ta
Chủ trương, kế hoạch của Đảng: 
- Nội dung: + Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 
+ Nếu thời cơ đến thì GPMN trong năm 1975
+Tranh thủ thời cơ đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân
- Ý nghĩa: Thể hiện tính đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt của Bộ Chính trị...
2.3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hoàn thiện, hệ thống hóa kiến thức mà HS được lĩnh hội trong hoạt động hình thành kiến thức mới
b. Phương thức: 
Gv tổ chức cho HS làm câu hỏi luyện tập dưới dạng điền khuyết và câu hỏi ngắn.
Câu 1. Điền nội dung còn thiếu cảu những sự kiện
1. Sau năm 1973 Mĩ rút quân khỏi nước ta song vẫn để lại (1) cố vấn quân sự?
2. Hội nghị lần thứ 21 BCH Trung ương Đảng họp xác định: Kẻ thù của nhân dân ta là (2) Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là (3) . Con đường đấu tranh của cách mạng miền Nam là (4) .Đấu tranh trên mặt trận(5) .
3. Chiến dịch đường 14 – Phước Long giành thắng lợi vào(6) 
4. Bộ chính trị đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1975. 
Nhưng nhấn mạnh (7)“ ..”, và chỉ rõ (8) .. thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. 
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu nhân dân ta đã hoàn thành căn bản nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
Câu 3: Thắng lợi nào của quân và dân MN đã cho thấy rõ sự bất lực và suy yếu của quân đội Sài Gòn? 
Câu 4: Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện, thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn MN? 
c. Sản phẩm:
1. Sau năm 1973 Mĩ rút quân khỏi nước ta song vẫn để lại 2 vạn cố vấn quân sự?
2. Hội nghị lần thứ 21 BCH Trung ương Đảng họp xác định: Kẻ thù của nhân dân ta là Đế quốc Mĩ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu . Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Con đường đấu tranh của cách mạng miền Nam là bạo lực. Đấu tranh trên mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. 
3. Chiến dịch đường 14 – Phước Long giành thắng lợi vào 6/1/1975 
4. Bộ chính trị đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1975. 
Nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” , và chỉ rõ: nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. 
Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu nhân dân ta đã hoàn thành căn bản nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
-> Hiệp định Pari năm 1973. 
Câu 3: Thắng lợi nào của quân và dân MN đã cho thấy rõ sự bất lực và suy yếu của quân đội Sài Gòn? 
-> Chiến thắng Phước Long. 
Câu 4: Đảng ta đã căn cứ vào điều kiện, thời cơ như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn MN? 
-> So sánh lực lượng ở MN thay đổi nhanh, có lợi cho CM 
2.4. Hướng dẫn HS tự học
- Yêu cầu HS về sưu tầm tài liệu, tường thuật diễn biến chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh trên lược đồ.
	Phước Long là một trong số 11 tỉnh bao quanh Biệt khu thủ đô Sài Gòn-Gia Định, cách Sài Gòn khoảng 120 km về phía Bắc, Phước Long có địa giới giáp với Bình Long (phía Tây), Quảng Đức (phía Đông), Long Khánh (phía Nam) và Campuchia (phía Bắc) và nằm trong địa bàn tác chiến của Quân đoàn III thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa. 
Quán triệt Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chuẩn bị Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Bộ tư lệnh quyết định mở chiến dịch đường 14 - Phước Long, khởi đầu cho cuộc tiến công mùa khô 1974 - 1975 ở miền Đông Nam bộ nhằm tiêu diệt địch, mở rộng vùng giải phóng.
Sau một thời gian chuẩn bị tích cực và chu đáo, ngày 13/12/1974, chiến dịch được mở đầu bằng trận tiến công tiêu diệt địch trên tuyến đường 14, rồi kết thúc bằng cuộc tấn công và nổi dậy tiêu diệt các cơ quan chỉ huy của địch ở thị xã Phước Long (6/1/1975). Kết thúc thắng lợi chiến dịch đường 14 - Phước Long ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 3000 tên địch, giải phóng đường 14 và toàn tỉnh Phước Long 
Chiến thắng của chiến dịch đường 14 - Phước Long đã ghi vào trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam nói chung, truyền thống cách mạng của tỉnh Bình Phước nói riêng một dấu son chói lọi. Là ngọn cờ hiệu triệu cho phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc của lực lượng vũ trang cách mạng; chứng tỏ sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng cả về chính trị, tư tưởng, ý chí tiến công, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân... 
 Chiến thắng Phước Long là thắng lợi có ý nghĩa là “đòn trinh sát chiến lược”. Chính từ chiến thắng này, Bộ chính trị Trung ương Đảng, quân ủy Trung ương có cơ sở đánh giá sát, đúng tình hình và hạ quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngay trong năm 1975.
`	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_12_tiet_41_khoi_phuc_va_phat_trien_kinh.docx