Giáo án môn Giáo dục công dân 12 (Soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT)

Giáo án môn Giáo dục công dân 12 (Soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT)

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nêu được KN, bản chất của pl; mối quan hệ giữa pl với đạo đức.

- Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân.

2. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.

3. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

 

docx 23 trang Trịnh Thu Huyền 3670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 12 (Soạn theo công văn 5512 bộ GD&ĐT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nêu được KN, bản chất của pl; mối quan hệ giữa pl với đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pl đối với Nhà nước, xh và công dân.
2. Năng lực 
- Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
- Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. 
- Hiến pháp 2013.
- Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.
- Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL.
- Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Nội dung: GV định hướng HS: Các em xem một số hình ảnh công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ.
- HS xem một số tranh ảnh.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
GV nêu câu hỏi: 
1/ Em có nhận xét gì về hành vi của những người tham gia giao thông trong bức tranh đó ?
2/ Từ những việc làm mà các em quan sát và tuân thủ hằng ngày, em hãy cho biết thế nào là pháp luật?
3/ Trong cuộc sống, pháp luật có cần thiết cho mỗi công dân và cho em không?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bức tranh đó là công dân chấp hành pháp luật giao thông đường bộ về người tham gia giao thông đi bên phải, không đèo 3, không lạng lách đánh võng...
- Trong lịch sử phát triển của các xã hội, việc từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu có ý nghĩa sống còn đối với các thế hệ Nhà nước, đối với xã hội nói chung và mỗi công dân nói riêng.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
Tại sao pháp luật lại có vai trò quan trọng như vậy? Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với đạo đức của con người? Đặc trưng và bản chất của pháp luật thể hiện như thế nào?... Để trả lời cho những câu hỏi này, các em đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu KN Pháp luật. 
a) Mục tiêu: - HS nêu được thế nào là pháp luật; tỏ thái độ không đồng tình với người không chấp hành pháp luật.
- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV cho HS biết một số quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật Hôn nhân và Gia đình của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:
- HS nghiên cứu các điều luật trên và trả lời các câu hỏi sau:
1. Những quy tắc do pháp luật đặt ra chỉ áp dụng cho một vài cá nhân hay tất cả mọi người trong xã hội?
2. Có ý kiến cho rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán. Theo em quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
- HS thảo luận về 2 câu hỏi trên.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
- GV nêu câu hỏi tiếp: 
1. Chủ thể nào có quyền xây dựng, ban hành pháp luật? Pháp luật được xây dựng và ban hành nhằm mục đích gì?
2. Chủ thể nào có trách nhiệm đảm bảo để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế? Vậy theo em pháp luật là gì?
- HS thảo luận về 2 câu hỏi trên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa
* Điều 57 Hiến pháp quy định: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
* Điều 80 Hiến pháp quy định: Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Luật Hôn nhân và Gia đình quy định việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau:
 1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
 2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
 3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;...
 4. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;...
 5. Giữa những người cùng giới tính.
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung.
- Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà pháp luật bao gồm các quy định về: Những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
- Pháp luật do Nhà nước xây dựng, ban hành. Mục đích của Nhà nước xây dựng và ban hành pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xh ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để pháp luật được thi hành và tuân thủ trong thực tế.
- Pháp luật. 
Hoạt động 2: Đọc hợp tác SGK và xử lí thông tin tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của pháp luật.
a) Mục tiêu: 
- HS trình bày được các đặc trưng của pháp luật.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS tự đọc các đặc trưng của pháp luật, ghi tóm tắt nội dung cơ bản. Sau đó, HS chia sẽ nội dung đã đọc theo cặp.
- HS tự đọc nội dung trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc. Sau đó, HS chia sẻ nội dung đã đọc theo cặp về phần cá nhân đã tóm tắt, tự giải đáp cho nhau những thắc mắc và nêu câu hỏi đề nghị GV giải thích.
- GV nêu tiếp yêu cầu mỗi cặp HS đọc thông tin và giải quyết các câu hỏi sau:
1. Thế nào là tính quy phạm phổ biến của pl?
Tại sao pl lại có tính quy phạm phổ biến? Tìm vd minh họa.
2. Tại sao pl lại mang tính quyền lực, bắt buộc chung? Tính quyền lực, bắt buộc chung được thể hiện ntn? Cho vd.
3. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức thể hiện ntn? Cho vd.
4. Phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức? Cho vd minh họa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tự học theo hướng dẫn của GV.
- Làm việc chung cả lớp: 
 Đại diện 2- 3 cặp trình bày kết quả làm việc.
 Lớp nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Kết quả đọc tài liệu và làm việc nhóm đôi của HS.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa các đáp án của HS và chốt lại nôi dung 3 đặc trưng của pháp luật.
Lưu ý: GV cần giảng giải thêm những gì HS hiểu chưa rõ hoặc nhầm lẫn khi xác định các đặc trưng của pháp luật.
Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp đàm thoại để làm rõ nội dung bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.
a) Mục tiêu: 
- HS trình bày được bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS tự đọc bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật, ghi tóm tắt nội dung cơ bản. 
* GV có thể sử dụng các câu hỏi phát vấn để yêu cầu HS tự phát hiện vấn đề dựa trên việc tham khảo SGK:
­ Em đã học về nhà nước và bản chất của nhà nước (GDCD11). Hãy cho biết, Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp nào?
­ Theo em, pháp luật do ai ban hành?
­ Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nguyện vọng, lợi ích của giai cấp ?
­ Nhà nước ta ban hành pháp luật nhằm mục đích gì?
Theo em, do đâu mà nhà nước phải đề ra pháp luật? Em hãy lấy ví dụ chứng minh.
GV lấy ví dụ thông qua các quan hệ trong xã hội để chứng minh cho phần này và kết luận 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt kiến thức
Pháp luật do Nhà nước ta ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của giai cấp công nhân và đa số nhân dân lao động vì bản chất của Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, là Nhà nước của dân, do dân , vì dân.
GV nhận xét và kết luận: Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì pháp luật do nhà nước, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện.
Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp và bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp. 
Nhà nước, theo đúng nghĩa của nó, trước hết là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện sự thống trị giai cấp, thiết lập và duy trì trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị. 
Cũng như nhà nước, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, bao giờ cũng thể hiện tính giai cấp. Không có pháp luật phi giai cấp. 	
 Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong sức mạnh của quyền lực nhà nước, thông qua nhà nước giai cấp thống trị đã thể hiện và hợp pháp hoá ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước. Ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước.
 Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu pháp luật nào (pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa), nhưng mỗi kiểu pháp luật lại có những biểu hiện riêng của nó. 
 - Pháp luật chủ nô quy định quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ. 
 - Pháp luật phong kiến quy định đặc quyền, đặc lợi của địa chủ phong kiến và các chế tài hà khắc đối với nhân dân lao động. 
 - So với pháp luật chủ nô và pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản có bước phát triển mới, tiến bộ, quy định cho nhân dân được hưởng các quyền tự do, dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với biểu hiện này, tính giai cấp của pháp luật tư sản thật không dễ nhận thấy, làm cho nhiều người lầm tưởng rằng pháp luật tư sản là pháp luật chung của xã hội, vì lợi ích chung của nhân dân, không mang tính giai cấp. Nhưng suy đến cùng, pháp luật tư sản luôn thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và trước hết phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản - lợi ích của thiểu số người trong xã hội. 
 - Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quy định quyền tự do, bình đẳng, công bằng cho tất cả nhân dân.
* Về bản chất xã hội của pháp luật:
Một đạo luật chỉ phát huy được hiệu lực và hiệu quả nếu kết hợp được hài hoà bản chất xã hội và bản chất giai cấp. Khi nhà nước – đại diện cho giai cấp thống trị nắm bắt được hoặc dự báo được các quy tắc xử sự phổ biến phù hợp với quy luật khách quan của sự vận động, phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn lịch sử và biến các quy tắc đó thành những quy phạm pháp luật thể hiện ý chí, sức mạnh chung của nhà nước và xã hội thì sẽ có một đạo luật vừa có hiệu quả vừa có hiệu lực, và ngược lại.
Phần GV giảng mở rộng:
+ Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
 Pháp luật bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
Ví dụ : Pháp luật về bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc, chất phóng xạ, chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước chính là vì quy định này bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội : Cần có đất và nguồn nước trong sạch để bảo đảm cho sức khoẻ, cuộc sống của con người và của toàn xã hội. 
Ví dụ : 
+ Pháp luật phản ánh nhu cầu, lợi ích của giai tầng khác nhau trong xã hội
 Trong xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị còn có các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác. Vì thế, pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội. Vì vậy, ngoài tính giai cấp của nó, pháp luật còn mang tính xã hội. 
Ví dụ : pháp luật của các nhà nước tư sản, ngoài việc thể hiện ý chí của giai cấp tư sản còn phải thể hiện ở mức độ nào đó ý chí của các giai cấp khác trong xã hội như giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, đội ngũ trí thức, 
+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội
 Không chỉ có giai cấp thống trị thực hiện pháp luật, mà pháp luật do mọi thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự phát triển chung của toàn xã hội.
 Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở mức độ ít hay nhiều, ở phạm vi rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào tình hình chính trị trong và ngoài nước, điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi nước, trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định của mỗi nước. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết về pháp luật và các đặc trưng của pháp luật; biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 
b) Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4, trang 14 SGK.
- GV đưa ta tình huống có câu hỏi trắc nghiệm.
- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm (4 nhóm).
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập: Về sự giống và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức.
d) Tổ chức thực hiện: Kết quả làm việc nhóm của HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, năng quản lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
 a. Tự liên hệ: 
- Trong cuộc sống hàng ngày em đã chấp hành pháp luật như thế nào ? Lấy một vài ví dụ mà em đã thực hiện đúng pháp luật ?
- Nêu những việc làm tốt, những gì chưa làm tốt ? Vì sao ?
- Hãy nêu cách khắc phục những hành vi chưa làm tốt.
 b. Nhận diện xung quanh:
 Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
 c. GV định hướng HS: 
 - HS tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện: 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
..........................................................................................................................................................
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nêu được mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, xã hội và công dân.
2. Năng lực 
- Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12.
- Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. 
- Hiến pháp 2013.
- Tích hợp luật: ATGT, Luật hôn nhân và gia đình.
- Sơ đồ, giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo, phiếu học tập .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Nội dung: 
- GV định hướng HS: HS đọc bài đọc thêm “may nhờ có tủ sách pháp luật”
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra: Qua câu chuyện trên, tủ sách pháp luật có ý nghĩa gì đối với nhân dân trong xã?
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ: 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức: Mỗi chúng ta hiểu luật và thực hiện luật để chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị.
a) Mục tiêu: 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giơi thiệu qua và yêu cầu học sinh đọc thêm phần quan hệ giữa pháp luật với kinh tế và quan hệ giữa pháp luật với chính trị để tham khảo.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa
3.Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
a) Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
 (Đọc thêm)
b) Quan hệ giữa pháp luật với chính trị:
 (Đọc thêm)
Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp đọc hợp tác, đàm thoại tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
a) Mục tiêu: 
- HS nêu được mối liên hệ giữa pháp luật với đạo đức.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác. 
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV gọi 1 HS đọc SGK T9 và trả lời câu hỏi.
- GV:Đạo đức là gì?
- GV:PL và đạo đức giống nhau ở điểm nào?
Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh hành vi của con người để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. 
- GV lấy ví dụ chứng minh về những quy phạm đạo đức trước đây được Nhà nước đưa vào thành các quy phạm pháp luật.
- GV: Theo em, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau như thế nào?. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời:
1/ Đạo đức là quy tắc xử sự của con người phù hợp với lợi ích chung của xã hội, của tập thể và của một cộng đồng.
2/ Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh hành vi của con người để hướng tới các giá trị xã hội giống nhau. 
3/ - Ví dụ:"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. "
Hoặc: Anh em như thể tay chân 
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
 Các quy tắc đạo đức trên đây đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: "Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình."
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
 - Trong quá trình xây dựng pháp luật,nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật.
Hoạt động 3: Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a) Mục tiêu: 
- HS hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác. 
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Cách tiến hành: 
- Chia lớp thành 4 nhóm
- Quy định thời gian, địa điểm và giao câu hỏi
- Nhóm 1: Để quản lí xã hội, nhà nước đã sử dụng các phương tiện khác nhau nào? Lấy ví dụ. 
- Nhóm 2: Vì sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật ?
- Nhóm 3: Tại sao nói nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất? Cho ví dụ.
- Nhóm 4: Nhà nước ta đã quản lí xã hội bằng pháp luật như thế nào?Cho ví dụ. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội
a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội 
 - Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển
- Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi toàn xã hội đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.
- Nhóm 1: - Tất cả các nhà nước đều quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật bên cạnh những phương tiện khác như chính sách, kế hoạch, giáo dục tư tưởng, đạo đức, 
- Nhóm 2: - Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
- Nhóm 3: 
- Pháp luật là các khuôn mẫu có tính phổ biến và bắt buộc chung nên quản lí bằng pháp luật sẽ đảm bảo tính dân chủ, công bằng, phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau, tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật.
- Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thoonga nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
- Nhóm 4: Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội.
Hoạt động 4: GV sử dụng phương pháp nêu vấn đề tìm hiểu pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Mục tiêu: 
- HS hiểu được vai trò của pháp luật đối với công dân.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, hợp tác. 
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hỏi:
1/ Em hãy kể ra một số quyền của công dân mà em biết? Cho ví dụ.
2/ Theo em, đối với công dân pháp luật có vai trò như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ 
1/ Quyền bầu cử, ứng cử; quyền tự do kinh doanh; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,...
2/ Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
 - Hiến pháp quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; các luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, đất đai, giáo dục, cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể. Trên cơ sở ấy, công dân thực hiện quyền của mình.
 - Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, quy định thẩm quyền , nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: 
- Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết về pháp luật và các đặc trưng của pháp luật; biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 
b) Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 8, trang 15 SGK.
- GV đưa ra tình huống cả lớp đọc hợp tác và nghiên cứu bài tập.
GV hướng dẫn HS thảo luận tình huống: Chị Hiền, anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này. Không những thế, bố còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền nhất định kết hôn với anh Thiện. 
Câu hỏi: Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng PL không ? Trong trường hợp này, PL có cần thiết đối với CD không ?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện: 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: 
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, năng quản lí và phát triển bản thân, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
 a. Tự liên hệ: 
- Em nêu một vài ví dụ cụ thể trong cuộc sống để thấy rõ vai trò của pháp luật đối với Nhà nước và công dân ?
b. Nhận diện xung quanh:
 Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và một số người khác mà em biết.
 c. GV định hướng HS: 
 - HS hiểu được vai trò của pháp luật và thực hiện đúng quy định của pháp luật.
 - HS làm bài tập 2, trang 14 SGK.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện: 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS cách tìm văn bản pháp luật trên mạng Internet.
 - HS sưu tầm 1 số ví dụ về pháp luật như: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,...
..........................................................................................................................................................
 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- HS nêu và hiểu được KN thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
- Học sinh biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực 
- Năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
- SGK, SGV GDCD 12; Bài tập tình huống 12, bài tập trắc nghiệm GDCD 12; Tài liệu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn GDCD 12
- Tình huống pháp luật liên quan đến nội bài học. 
- Hiến pháp 2013
- Tich hợp luật: ATGT( Nghị định số 146/2007/NĐ- CP ngày 14- 9- 2007 của CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, điều 4, điều 9, điều 24); Luật lao động điều 111; GDBVMT, Luật bầu cử, ứng cử, Luật phòng chống tham nhũng, Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009
- Máy chiếu đa năng; hình ảnh của một số hành vi thực hiện đúng và vi phạm PL
- Giấy A4, giấy khổ rộng, bút dạ, băng dính, kéo , phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu xem mình đã biết gì về pháp luật.
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh công dân không thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ: 
Các em thấy điều gì qua hình ảnh vừa xem?
Em hãy cho biết hành vi học sinh đi xe đạp điện, người tham gia giao thông đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, và dàn hàng khi tham gia giao thông là đúng hay sai ? Vì sao?
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Dự đoán : + Học sinh và người tham gia giao thông đã dàn hàng khi tham gia giao thông và không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp địên, xe máy . 
Dự kiến: Hành vi trên là sai. Vì đều không thực hiện đúng quy định của pháp luật phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy , xe gắn máy , xe đạp điện , xe mô tô, và cấm dàn hàng khi tham gia giao thông.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.
Vậy thế nào là thực hiện pháp luật, có mấy hình thức thực hiện pháp luật? đó là những hình thức nào? Các em cùng đi vào tìm hiểu nội dung của tiết học hôm nay bài 2: Thực hiện pháp luật . 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận tìm hiểu KN thực hiện PL. 
PP/KTDH: Đọc SGK, thảo luận lớp, tình huống, thuyết trình, KT đặt câu hỏi. 
a) Mục tiêu: 
- HS hiểu được thế nào là thực hiện pháp luật; nêu được khái niệm thực hiện pháp luật; tỏ thái độ không đồng tình trước những hành vi không thực hiện đúng pháp luật.,vận dụng được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày. 
 - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, giao tiếp.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu 2 ví dụ tình huống trong SGK và kèm theo hình ảnh minh hoạ.
+ VD: TH1: Trên đường phố mọi người đi xe đạp, xe máy, xe ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ. Đó là việc các công dân thực hiện pháp luật giao thông đường bộ.
 VD: TH2: 3 thanh niên đèo ( chở) nhau trên một xe máy không đội mũ bảo hỉêm bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Đó là việc cảnh sát giao thông áp dụng pháp luật để xử lí hành vi vi phạm pháp luật giao thông của các công dân.
GV yêu cầu học sinh quan sát ví dụ, hình ảnh và gọi 1 học sinh đọc 2 ví dụ tình huống trên.
GV hỏi: Trong VD1 theo em chi tiết nào trong tình huống thể hiện hành động thực hiện pháp luật giao thông đường bộ một cách có ý thức, có mục đích? Sự tự giác đó đã đem lại tác dụng như thế nào?
? Trong VD 2 theo em để xử lí 3 thanh niên vi phạm, cảnh sát giao thông đã làm gi? Hành vi đó có hợp pháp không? 
? Cảnh sát giao thông căn cứ vào đâu để hành động như vậ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_12_soan_theo_cong_van_5512_bo.docx