Giáo án môn Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Giáo án môn Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN

TIẾT 4

Môn học: GDCD; lớp: 12

Thời gian thực hiện: 4 (số tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của một số quyền tự do cơ bản của công dân.

2. Năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.

- Năng lực phát triển bản thân: Phân biệt được những hành vi đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Sẵn sàng đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm đến quyền tự do cơ bản của con người.

- Trách nhiệm: Tôn trọng và đấu tranh vì quyền tự do cơ bản của con người.

 

docx 7 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 4540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 12 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN 
 TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: NGUYỄN HỒ HOA PHỤNG
BÀI 6. CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
TIẾT 4
Môn học: GDCD; lớp: 12
Thời gian thực hiện: 4 (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của một số quyền tự do cơ bản của công dân.
2. Năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân.
- Năng lực phát triển bản thân: Phân biệt được những hành vi đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Sẵn sàng đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm đến quyền tự do cơ bản của con người.
- Trách nhiệm: Tôn trọng và đấu tranh vì quyền tự do cơ bản của con người.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu (màn hình chiếu); bảng phụ; giấy khổ lớn, viết bút lông nhiều màu;
- Học liệu: 
+ Giáo án; 
+ Tranh ảnh; tư liệu; tài liệu có liên quan đến bài học về các quyền tự do cơ bản.
+ Văn bản pháp luật mới nhất về các quyền tự do cơ bản.
- Phương pháp trực quan kết hợp với phương pháp đàm thoại, phát vấn.
- Phương pháp thảo luận nhóm kết hợp với phương pháp đàm thoại, giảng giải, phát vấn. 
- Phương pháp trò chơi để tổng kết mỗi nội dung kiến thức.
- Kết hợp đa dạng phương pháp nhắm phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh. Rèn luyện tinh thần hợp tác trong việc giải quyết vấn đề và phát huy tính tích cực trong tư duy của học sinh, tùy từng nội dung. Để khai thác hết tính hiệu quả của hoạt động thảo luận nhóm GV sẽ kết hợp với phương pháp đàm thoại nhằm khai thác triệt để nội dung thảo luận và phát huy tính tích cực của từng thành viên trong nhóm.
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động khởi động
Mục đích: 	
- HS chia sẽ hiểu biết về các quyền tự do của công dân và xác định các vấn đề cần giải quyết trong bài học.
Học sinh nêu những quyền tự do của công dân.
Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
- Xem video clip về việc thực hiện quyền tự do của công dân
Phương thức tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS: học sinh xem video và trả lời câu hỏi: 
Câu hỏi: Theo em,đoạn clip trên nói về điều gì?
Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hiểu được quyền tự do của công dân. Từ đó, học sinh mong muốn tìm hiểu về các quyền tự do cơ bản của công dân.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
TIẾT 4
Hoạt động 1: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Mục tiêu: Nêu được khái niệm, nội dung quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Phương pháp: trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
Phương thức tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS: học sinh trả lời câu hỏi: 
Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:
 HS hiểu được quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
 Từ đó, học sinh mong muốn tìm hiểu về các quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
GV: giao câu hỏi cho học sinh
­ Thế nào là bí mật, an toàn thư tín của công dân?
­ Thế nào là quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín?
Hs trả lời:
+ Thư tín, điện thoại, điện tín là phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống tinh thần của mỗi con người, thuộc bí mật đời tư của cá nhân, cần phải được bảo đảm an toàn và bí mật.
+ Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín có nghĩa là: Không ai được tự tiện bốc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác.
§ Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong trường hợp cần thiết mới có quyền kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
§ Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác sẽ bị xử lí theo pháp luật (xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật).
d. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là: Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đản bảo an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác; những người là nhiệm vụ chuyển thư, điện tín phải chuyển đến tay người nhận, không được giao nhầm hay để thất lạc
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Nêu được khái niệm, nội dung quyền tự do ngôn luận 
Phương pháp : trực quan, thảo luận nhóm, vấn đáp
Phương thức tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ cho HS: học sinh trả lời câu hỏi: 
Sản phẩm mong đợi từ hoạt động:
 HS hiểu được quyền tự do ngôn luận
 Từ đó, học sinh mong muốn tìm hiểu về tự do ngôn luận
GV sử dụng phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm.
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo hai nội dung:
Nhóm 1: phân biệt quyền tự do ngôn luận trực tiếp và tự do ngôn luận gián tiếp.
Nhóm 2: Trả lời câu hỏi: Là HS phổ thông, em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở trường, lớp như thế nào?
Nhóm 1: Công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp cơ quan, trường học, tổ dân phố bằng hình thức phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
- Công dân có quyền viết các bài gửi đăng báo để bày tỏ ý kiến, các quan điểm của mình về chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nhóm 2: Bàn bạc ý kiến để xây dựng tập thể lớp như: cắm trại, đóng quỹ lớp...
GV: Theo em, công dân có thể làm gì để thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình?
HS trả lời:
+ Công dân cần học tập, tìm hiểu pháp luật.
+ Công dân có trách nhiệm phê phán, đấu tranh và tố cáo các hành vị vi phạm các quyền tự do cơ bản
+ Công dân cần tích cực giúp đỡ cán bộ có thẩm quyền thi hành quyết định bắt người, khám người, khám chỗ ở trong trường hợp cần thiết mà pháp luật quy định.
+ Ngoài ra, công dân dân cần rèn luyện nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân.
Kết luận: Thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của công dân sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.
d. Quyền tự do ngôn luận
Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Quyền tự do ngôn luận được thực hiện thông qua những hình thức khác nhau và phạm vi cũng khác nhau:
-Công dân có thể sử dụng quyền này tại các cuộc họp cơ quan, trường học, tổ dân phố bằng hình thức phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình.
- Công dân có quyền viết các bài gửi đăng báo để bày tỏ ý kiến, các quan điểm của mình về chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trong dịp đại biểu tiếp xúc cử tri 
2. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
a. Trách nhiệm của Nhà nước 
( đọc thêm)
b) Trách nhiệm của công dân
 ­ Phải học tập, tìm hiểu để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình.
 ­ Có trách nhiệm phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
 ­ Tích cực tham gia giúp đỡ các cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, khám người trong những trường hợp được pháp luật cho phép.
 ­ Tự rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trọng pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác.
3. Hoạt động 3: Luyện tập: Trò chơi “Đấu trường 39”(5 phút)
a) Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức đã học về quyền bảo đảm an toàn bí mật thứ tín, điện thoại, điện tín và quyền tự do ngôn luận.
b) Nội dung: Sử dụng phương pháp trò chơi để thu hút các em vào hoạt động tổng hợp kiến thức của tiết học.
c) Sản phẩm: Trả lời được câu hỏi dựa vào kiến thức đã học. 
d) Tổ chức thực hiện: Sử dụng phương pháp trò chơi: GV xây dựng hệ thống các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học theo dạng trắc nghiệm khách quan 3 lựa chọn. 
Thể lệ trò chơi: Mỗi HS được nhận 3 đáp án: A, B, C. Thời gian để đọc câu hỏi và đưa ra phương án trả lời là 10s. Nếu sau 10s HS nào chưa có phương án trả lời hoặc đưa ra phương án trả lời chậm sẽ bị loại. HS dành chiến thắng là HS trả lời đúng đến câu hỏi cuối cùng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
GV nêu rõ thể lệ trò chơi:
Đọc các câu hỏi:
Câu 1: Theo quy định của pháp luật nước ta thư tín, điện tín, điện thoại của cá nhân được bảo đảm
A. an toàn trong quá trình vận chuyển.
B. an toàn và công khai.
C. an toàn và bí mật.
D. an toàn sau khi đã được kiểm duyệt.
Câu 2. Hình thức xử lý cao nhất đối với người có hành vi tự tiện bóc, mở thư, tiêu hủy thư, điện tín của người khác thì bị
A. truy cứu trách nhiệm hình sự.
B. xử phạt vi phạm dân sự.
C. xử phạt vi phạm kỉ luật.
D. xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 3. Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng là cách để thể hiện quyền tự do
A. góp ý.
B. ngôn luận.
C. thảo luận.
D. tranh luận.
Câu 4. Trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình cũng là cách thể hiện quyền tự do
A. góp ý.
B. tranh luận.
C. thảo luận.
D. ngôn luận.
Câu 5. Khi nào được bóc mở thư tín của người khác?
A. Khi được người khác cho phép.
B. Người đó là bạn thân của mình.
C. Khi được người đó cho phép.
D. Khi người đó là người thân của mình.
GV điều hành trò chơi. Chọn 1 thư kí là HS để ghi nhận kết quả của các đội chơi
GV trao thưởng. Nhận xét hoạt động.
HS lắng nghe thể lệ, quan sát dãy các ô chữ và đưa đáp án.
à Đáp án C
à Đáp án A
à Đáp án B
à Đáp án D
àĐáp án C
Kết thúc trò chơi thư kí sẽ công bố kết quả.
	Sản phẩm mong đợi : học sinh trả lời đúng câu hỏi.
 	4. Hoạt động vận dụng:
Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức, các kỹ năng lập luận, trình bày, làm việc nhóm để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
Phương thức hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập sau: (Có thể thực hiện trên lớp hoặc ở nhà)
Tình huống : Trên đường đi học về, tình cờ phát hiện một đối tượng phát tờ rơi có nội dung không phù hợp, cố ý nói sai sự thật về tình hình dịch Covid, gây hoan mang cho người khác. Em sẽ xử lý như thế nào ?
Sản phẩm mong đợi: Nội dung thảo luận của HS.
- Học sinh dựa vào kiến thức quyền tự do ngôn luận để chỉ ra việc đưa thông tin cá nhân sai sự thật gây ảnh hưởng đến người khác là vi phạm quyền tự do ngôn luận. Nhất là tình hình Covid hiện nay, hành vi đó có thể bị xử phạt theo quy định cảu pháp luật và buộc thu hồi tiêu hủy tất cả các tờ rơi đã phát ra.
 	5. Hoạt động mở rộng:
Mục tiêu: HS tiếp tục tìm tòi và mở rộng hiểu biết về những tấm gương điển hình trong cuộc sống về thực hiện pháp luật. 
Phương thức hoạt động:
HS làm việc cá nhân: Sưu tầm thông tin về 2 tấm gương điển hình trong cuộc sống về thực hiện pháp luật. Sau đó rút ra những điều bản thân học được từ những tấm gương đó.
Sản phẩm mong đợi: HS có được những bài học hữu ích từ các câu chuyện.
_____HẾT_____

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_giao_duc_cong_dan_12_bai_6_cong_dan_voi_cac_quye.docx