Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 5: Các nước Châu Phi và châu Mĩ Latinh

Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 5: Các nước Châu Phi và châu Mĩ Latinh

Bài 5

CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ CHÂU MĨ LATINH

I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI

1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập

* Trước chiến tranh TGII: là thuộc địa của các nước Tây âu.

* Sau chiến tranh TGII: phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ, mở đầu ở Bắc Phi sau đó lan ra các khu vực khác

 - Năm 1952: Libi, Ai Cập giành độc lập (sớm nhất).

 - Năm 1960: có 17 nước được trao trả độc lập → Năm châu Phi

 - Năm 1975: với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla → đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.

 - Từ sau 1975: châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập và quyền sống của con người:

 + Thắng lợi của Dimbabiê (1980), Namibiam (1990)

 + Nam Phi: ● Năm 1993: thông qua hiến pháp chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai).

 ● Năm 1994: Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Nam phi → CNTD cũ bị sụp đổ hoàn toàn ở châu Phi

→ Châu Phi là “lục địa trỗi dậy”.

 

docx 9 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 5400
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 5: Các nước Châu Phi và châu Mĩ Latinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính khóa :Tiết 7,8
Tự chọn: tuần 4	
Bài 5
CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ CHÂU MĨ LATINH
I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI 
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập
* Trước chiến tranh TGII: là thuộc địa của các nước Tây âu.
* Sau chiến tranh TGII: phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ, mở đầu ở Bắc Phi sau đó lan ra các khu vực khác
 - Năm 1952: Libi, Ai Cập giành độc lập (sớm nhất).
 - Năm 1960: có 17 nước được trao trả độc lập → Năm châu Phi 
 - Năm 1975: với thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla → đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.
 - Từ sau 1975: châu Phi hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập và quyền sống của con người: 
 + Thắng lợi của Dimbabiê (1980), Namibiam (1990)
 + Nam Phi: ● Năm 1993: thông qua hiến pháp chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai).
	 ● Năm 1994: Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Nam phi → CNTD cũ bị sụp đổ hoàn toàn ở châu Phi
→ Châu Phi là “lục địa trỗi dậy”.
2. (Bỏ)
II. CÁC NƯỚC MĨ LA TINH 
1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành và bảo về độc lập dân tộc 
* Trước chiến tranh TGII: là thuộc địa của TBN, BĐN → TK XIX, sớm giành độc lập, nhưng sau đó lệ thuộc vào Mĩ.
* Sau chiến tranh TGII: Mĩ biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ và thiết lập chế độ độc tài thân Mĩ → Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. 
 - Tiêu biểu: + Thắng lợi của cách mạng Cu Ba → 1/1959 nước Cộng hòa Cu Ba ra đời (lá cờ đầu)
	+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Panama, vùng Caribê, Vênêxuêla, Pêru, Chilê 
 - Hình thức đấu tranh: phong phú, đa dạng (chủ yếu khởi nghĩa vũa trang)
 - Kết quả: chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập. 
→ Mĩ Latinh là “Lục địa bùng cháy”.
2. (Bỏ)
Tiêu chí
Châu Phi
Mĩ Latinh
Lãnh đạo
t/s dân tộc
t/s d/tộc và vô sản
Nhiệm vụ
Chống CNTD cũ
Chống CNTD mới
H/thức đ/tranh
Vũ trang, thương lượng chÍnh trị
Nhiều hình thức đấu tranh phong phú
Kết quả
Dánh đổ CNTD cũ, giành được độc lập
Nhiều nước đổ được chính quyền độc tài thân Mĩ
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Nêu những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau CTTG II. Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt là gì ? 
 2. Hãy nêu khái quát những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau CTTG II.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Năm 1960, được gọi là “Năm châu Phi” vì
Diễn ra cuộc binh biến của binh lính và sĩ quan Ai Cập lật đổ Vương triều Pharúc, lập nên nước cộng hòa Ai Cập.
Nhiều nước Bắc Phi và Tây Phi giành được độc lập.
Các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã giành được độc lập.
17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 2. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản sụp đổ ở châu Phi cũng như trên toàn thế giới được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Nửa thập kỉ 50, nhiều nước Bắc Phi và Tây Phi giành độc lập.
Năm 1975, các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã giành được độc lập.
Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Môdămbích, Ănggôla. 
Sau cuộc bầu cử dân chủ (4 – 1994), Nenxơn Manđêla trở thành vị tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử Cộng hòa Nam Phi.
Câu 3. Ý nào không phản ánh đúng khó khăn mà các nước châu Phi gặp phải sau khi giành được độc lập dân tộc?
Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới.
Nạn đói liên miên, nợ nần chồng chất.
Xung đột, mâu thuẫn giữa các bộ tộc và sắc tộc.
Thiếu nhân công lao động.
Câu 4. Những sự kiện lịch sử nào biến Mĩ Latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”?
Sự thành công của cách mạng Cuba (1-1-1959), nước Cộng hòa Cuba ra đời.
Từ những năm 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát triển và giành được nhiều thắng lợi: Các quốc đảo vùng Caribê lần lượt giành được độc lập, nhân dân Panama đấu tranh đòi thu hồi chủ quyền kênh đào Panama, buộc Mĩ phải trao trả vào năm 1999.
Cùng với bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, cuộc đấu tranh nghị trường để thành lập chính phủ tiến bộ và cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Mĩ Latinh.
Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước En Xanvađo, Nicaragoa, Côlômbia diễn ra liên tục.
Câu 5. Cuộc cách mạng của nhân dân Cuba thắng lợi hoàn toàn được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử nào?
Cuộc tấn công trại lính Môncađa của 135 thanh viên yêu nước do Phiđen Cátxtơrô chỉ huy.
Phiđen Cátxtơrô cùng 81 chiến sĩ trở về, tiến hành chiến tranh du kích và phát động nhân dân đấu tranh vũ trang.
Chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
Nước Cộng hòa Cuba tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 6. Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tiêu biểu là
Sự thành công của cách mạng Cuba (1-1-1959).
Từ những năm 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ phát triển và giành được nhiều thắng lợi.
Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở khu vực Mĩ Latinh, biến lục địa này thành “Lục địa bùng cháy”.
Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước En Xanvađo, Nicaragoa, Côlômbia, Vênêxuêla diễn ra liên tục.
Câu 7. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu gì đối với các nước Mĩ Latinh?
Biến Mĩ Latinh trở thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ.
Lôi kéo các nước Mĩ Latinh vào khối quân sự.
Tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền ở các nước Mĩ Latinh.
Khống chế các nước Mĩ Latinh không cho quan hệ với các nước khác.
Câu 8. Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Tuynidi	 B. Ghinê	 C. Ai Cập	 D. Angiêri
Câu 9. Châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy” vì:
A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ
B. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp CM giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
C. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
D. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
Câu 10. Kẻthùchủyếu trong cuộccáchmạnggiảiphóng dân tộccủangười dân da đen ở Nam Phi là?
A. Chủ nghĩa thực dân cũ.	C. Chủ nghĩa thực dân mới.
B. Chủ nghĩa A-pác-thai.	D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới.
Câu 11. Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?
A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giêri.
C. Lãnh tụ của phong tràơ giải phóng dân tộc ờ Ăng gô la.
D. Lãnh tụ của PT đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. 
Câu 12. Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộcMĩ La-tinh”?
A. Ac-hen-ti-na 	 B. B-ra-xin	 C. Cu-ba	D.Mê-hi-cô
Câu 13. Lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng Cuba là ai?
A. Phiđen Caxtơrô. C. Nenxơn Manđêla
B. G. Nêru. D. Cophi Anan
ĐÁP ÁN BÀI 5
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
CHƯƠNG IV: MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN 1945 - 2000
Bài 6: NƯỚC MĨ
I. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973
a. Về kinh tế: phát triển mạnh mẽ 
 - Sản lượng công nghiệp năm 1948: 56,5%
 - Sản lượng nông nghiệp = hai lần sản lượng của A,P,Đ,Y,N cộng lại.
 - Nắm hơn 50% số tàu biển.
 - Năm ¾ dự trữ vàng của thế giới.
 → Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. 
* Nguyên nhân phát triển: (5 nguyên nhân trong SGK trang 42).
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
+ Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí.
+ Áp dụng thành tựu KH kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.
+ Các công ty, tập đoàn T.bản lũng đoạn có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả.
+ Chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng.
b. Về khoa học - kĩ thuật: Là nước khởi đầu cuộc CM KH-KT hiện đại.
- Những vật liệu mới, công cụ sản xuất mới, nguồn năng lượng mới.
- Năm 1969: là nước đầu tiên đưa người lên mặt trăng.
- Đi đầu “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
c. Chính sách đối ngoại: triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ TG
 - Mục tiêu:
 + Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn CNXH.
 + Đàn áp phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
 + Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
- Biện pháp: 
 + Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”.
 + Gây chiến tranh, xung đột ở nhiều nơi (Trung Đông, VN)
 + Bắt tay với các nước XHCN lớn: Năm 1972, NÍch xơn sang thăm Trung Quốc và Liên Xô.
II. NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
a. Về kinh tế: khủng hoảng và suy thoái nhưng vẫn đứng đầu TG.
- 1973-1982: kinh tế khủng hoảng và suy thoái do tác động của khủng hoảng năng lượng thế giới 1973.
- Từ 1983 kinh tế phục hồi và phát triển nhưng tỉ trọng kinh tế Mĩ giảm sút so với trước.
b. Về khoa học - kĩ thuật: tiếp tục phát triển
c. Chính sách đối ngoại: Tiếp tục chiến lược toàn cầu, chạy đua vũ trang, đối đầu với LX → 1989 Mĩ và LX tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế. 
III. NƯỚC Mĩ TỪ 1991 ĐẾN NĂM 2000.
a. Kinh tế: suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới
b. Khoa học - kĩ thuật: tiếp tục phát triển mạnh mẽ (chiếm 1/3 phát minh sáng chế của TG).
c. Chính sách đối ngoại:
- Thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” nhằm theo đuổi 3 mục tiêu chiến lược:
 + Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.
 + Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
 + Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
- Trật tự hai cực Ianta tan rã, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, chi phối và lãnh đạo thế giới.
- Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy chủ nghĩa khủng bố sẽ làm cho Mĩ thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại ở thế kỷ XXI.
- Tháng 7/ 1995, bình thường hóa quan hệ ngoại giao với VN.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Trình bày sự phát triển kinh tế và KH- KT của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân của sự phát triển đó? 
2. Phân tích những nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển trong giai doạn 1945- 1973?
3. Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000? 
4. Nêu những mục tiêu của chiến lược toàn cầu của Mĩ. Để thực hiện những mục tiêu trên Mĩ đã làm gì?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt.
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Bị kinh tế Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh quyết liệt.
Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng.
Câu 2. Tình hình khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ra sao?
Có một số phát minh trên một số lĩnh vực phục vụ mục đích quân sự.
Mĩ là nước đi sau trong các phát minh khoa học – kĩ thuật.
Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và đạt nhiều thành tựu.
Có chính sách đầu tư để phát triển khoa học – kĩ thuật.
Câu 3. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh, đứng thứ 2 trên thế giới.
Kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá.
Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang.
Câu 4. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Mĩ có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên giàu có, khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào với trình độ cao.
Phát động cuộc chiến tranh lạnh, chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, lôi kéo các nước đồng minh Tây Âu và Nhật Bản để phát triển kinh tế.
Mĩ áp dụng những thành tựu của khoa học – kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến điều hành quản lí, giảm giá thành sản phẩm.
Kinh tế có khả năng cạnh tranh lớn và có hiệu quả, các chính sách và biện pháp điều tiết của Chính phủ Mĩ có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất.
Câu 5. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới. 
Triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng bá chủ thế giới.
Bắt tay với Trung Quốc.
Dung dưỡng một số nước đồng minh để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. “Chiến lược toàn cầu” do Tổng thống nào của Mĩ đề ra?
Truman. C. Aixenhao.
Kennơđi. D. Giônxơn
Câu 7. Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ có âm mưu gì?
Chuẩn bị đề ra chiến lược mới.
Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.
Dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác.
Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình.
Câu 8. Nội dung nào không phải là thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời tổng thống.
Lập được nhiều khối quân sự ở khắp các châu lục.
Thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ sử dụng những biện pháp nào để can thiệp vào nội bộ các nước khác?
Dùng vũ lực can thiệp thô bạo vào tình hình các nước.
Dùng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ và tôn giáo.
Sử dụng tiền để đầu tư, đồng thời gây sức ép.
Coi đồng minh ở các khu vực là công cụ để thực hiện “chiến lược toàn cầu”.
Câu 10. Sự thất bại của Mĩ trong thực hiện chính sách đối ngoại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện như thế nào?
Thất bại ở nhiều nơi như Việt Nam, Cuba, một số nước thuộc khu vực Mĩ Latinh, Áp ganixtan, Trung Đông.
Thất bại trong việc hạn chế ảnh hưởng và sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
Thất bại trong việc kìm hãm sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Thất bại trong việc hạn chế ảnh hưởng của Nhật Bản và Tây Âu.
Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai dâng cao.
Một mình Mĩ không thể thực hiện được “chiến lược toàn cầu”.
Các đồng minh của Mĩ là Nhật Bản, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại.
Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại cụ thể của Mĩ, sự đoàn kết, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Câu 12. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và trật tự hai cực lanta tan rã, mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ là gì?
Thúc đẩy dân chủ trên thế giới.
Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
Tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới, muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
Đơn phương sắp đặt và chi phối trật tự thế giới mới
Câu 13. Vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 đã tác động như thế nào đến chính sách của Mĩ?
Tăng cường an ninh nội địa nước Mĩ.
Tăng cường hợp tác với các nước đồng minh trên thế giới.
Điều chỉnh chính sách đối với các nước Hồi giáo.
Nước Mĩ rất dễ bị tổn thương và dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội, đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI.
Câu 14. Sự đối đầu Xô – Mĩ trong Chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng gì đến nước Mĩ?
Mĩ vươn lên chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế.
Mĩ trở thành cực duy nhất lãnh đạo thế giới.
Làm suy giảm vị thế của Mĩ, trong khi Tây Âu và Nhật Bản có điều kiện vươn lên.
Mĩ mất dần vai trò chi phối các nước đồng minh ở Tây Âu và Nhật Bản.
Câu 15. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh lịch sử nào?
Các cuộc xung đột trên thế giới ngày càng gia tăng, hai nước Mĩ và Liên Xô cần hợp tác giải quyết xung đột.
Sự đối đầu Xô – Mĩ làm suy giảm vị thế của Mĩ, trong khi Tây Âu và Nhật Bản có điều kiện vươn lên, xu thế đối ngoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.
Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới đặt ra yêu cầu hai nước Mĩ và Liên Xô cần hợp tác để chống khủng bố.
Nhiều vấn đề có tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,... đòi hỏi Mĩ và Liên Xô hợp tác để giải quyết.
Câu 16. Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Mĩ đã có những thay đổi căn bản. Chính sách nào dưới đây thể hiện sự thay đổi căn bản đó?
Ngăn đe thực tế. C. Phản ứng nhanh.
Đối đầu trực tiếp. D. Cam kết và mở rộng
Câu 17.Trong các yếu tố để Mĩ phát triển kinh tế sau đây, yếu tố nào là quan trọng nhất, có tính quyết định hàng đầu?
Nhân tố con người.
Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Chi phí quốc phòng thấp.
Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
Câu 18. Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh nào không phải do Mĩ lập nên?
A. Khối NATO	B. Khối VACSAVA
C. Khối SEATO	D. A, B, C đúng
Câu 19. Nhờ những điều kiện nào Mĩ trở thành nước khởi đầu cuộc cách mạng Khoa học-kĩ thuật hiện đại?
 A. Về kinh tế - tài chính, Mĩ là nước giàu nhất thế giới.
 B. Chiến tranh TG không diễn ra trên nước Mĩ.
C. Nhiều nhà khoa học châu Âu sang sống và làm việc tại Mĩ.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
Câu 20. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ giai đoạn 1945 – 1973 là gì?
	A. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
	B. Chính sách “Cái gậy lớn” và “ Ngoại giao đồng đôla”
	C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
	D. Thực hiện chiến lược toàn cầu.
ĐÁP ÁN BÀI 6
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_12_bai_5_cac_nuoc_chau_phi_va_chau_mi_la.docx