Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới 2 (1945-1949)

Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới 2 (1945-1949)

BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2 ( 1945 – 1949 )

I. Tình hình chung

+ Chiến tranh thế giới 2 kết thúc đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của tình hình thế giới.

+ Một trật tự thế giới mới được hình thành, lúc này đây thế giới được chia thành 2 phe:

tư bản chủ nghĩa >< xã hội chủ nghĩa

Do 2 siêu cường quốc lần lượt đứng đầu đó là Mỹ ( tư bản chủ nghĩa) và Liên Xô ( xã hội chủ nghĩa).

+ Các nước trên thế giới dần bị phân bố theo đặc chưng đó

+ Liên hợp quốc ra đời duy trì trật tự thế giới mới vừa được hình thành.

 

docx 9 trang Trịnh Thu Huyền 4130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới 2 (1945-1949)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ 12
Phần Một
Lịch sử thế giới hiện đại
Người thực hiện: Trần Xuân Sơn
CHƯƠNG I:
SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2 ( 1945 – 1949 )
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2 ( 1945 – 1949 ) 
I. Tình hình chung
+ Chiến tranh thế giới 2 kết thúc đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của tình hình thế giới.
+ Một trật tự thế giới mới được hình thành, lúc này đây thế giới được chia thành 2 phe:
tư bản chủ nghĩa >< xã hội chủ nghĩa
Do 2 siêu cường quốc lần lượt đứng đầu đó là Mỹ ( tư bản chủ nghĩa) và Liên Xô ( xã hội chủ nghĩa).
+ Các nước trên thế giới dần bị phân bố theo đặc chưng đó
+ Liên hợp quốc ra đời duy trì trật tự thế giới mới vừa được hình thành.
II. Hội nghị Ianta (2 – 1945) 
Hoàn cảnh ra đời
+ Đầu năm 1945 cuộc chiến tranh thế giới 2 bước vào hồi kết với thắng lợi của phe đồng minh.
+ Nhiều vấn đề cấp bách, quan trọng được đặt ra:
- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước thuộc phe phát xit
- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
→ Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta ( Liên Xô ).
Nội dung hội nghị
+ Hội nghị Ianta diễn ra từ 4 đến ngày 11- 2- 1945 với sự tham dự của 3 vị nguyên thủ là :
- Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô I.Xtalin
- Tổng thống Mĩ Ph.Rudoven
- Thủ tướng Anh U.Sơcsin.
→ 3 vị nguyên thủ đại diện cho 3 cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phatsxit.
( 3 vị nguyên thủ quốc gia đại diện cho 3 cường quốc tại hội nghị Ianta ) 
+ Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng là:
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt toàn bộ chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
- Thành lập tổ chức liên hợp quốc nhằm duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới.
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xit, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Kết quả
+ Toàn bộ những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – Trật tự 2 cực Ianta.
III. Sự Thành Lập Liên Hiệp Quốc
Hoàn cảnh ra đời
+ Sau một quá trình chuẩn bị ( từ 24 đến ngày 26- 4-1945), một hội nghị quốc tế lớn được tổ chức tại Xan Pharanxico( Mĩ ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua Hiến chương và tuyên bố sự thành lập của tổ chức liên hiệp quốc.
→ Ngày 24– 10– 1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
Ý nghĩa lịch sử
+ Đây là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc
+ Bản Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức đó là:
- Duy trì hòa bình an ninh thế giới
- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc 
- Tiến hành sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc.
Nội dung và quy ước Liên hợp quốc
+ Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị tất cả các nước
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn ( Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc ).
+ Tổ chức bộ máy quản lí gồm 6 cơ quan chính:
- Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi hiến chương quy định
- Hội đồng bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới. Gồm 15 nước trong đó có 5 nước thường trực và 10 nước không thường trực với nhiệm kì 2 năm.
- Hội đồng kinh tế và xã hội: Cơ quan lớn gồm 54 thành viên với nhiệm kì 3 năm, có nhiệm vụ nghiên cứu, báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa ..nhằm nắm bắt, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc. 
- Hội đồng quản thác:cơ quan được Đại hội đồng ủy thác việc quản lí một số lãnh thổ nhằm tạo điều kiện để nhân dân các vùng lãnh thổ đó tiến tới có đủ khả năng tự trị hoặc độc lập.
- Tòa án quốc tế:cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp giữa các nước trên cơ sở pháp luật quốc tế. Gồm 15 thẩm phán có quốc tịch khác nhau và có nhiệm kì 9 năm. 
- Ban thư kí: cơ quan hành chính, tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 
Những thành tựu đạt được
+ Trong hơn nửa thế kỉ qua Liên hợp quốc đã trở thành 1 diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác, vừa đấu tranh duy trì trật tự, hòa bình và an ninh thế giới.
+ Đến năm 2006 Liên hợp quốc đã có 192 quốc gia thành viên.
+ Từ 7/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
+ 16/10/2007 Đại hội đồng đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, nhiệm kì 2008 - 2009.
IV. Sự Hình Thành Hai Hệ Thống Xã Hội Đối Lập 
Tình hình chung
+ Sau chiến tranh thế giới 2, đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành 2 phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
Nội dung
+ Tại hội nghị Potxdam, ba cường quốc đã khẳng định: Nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xit.
+ Phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh:
 - Liên Xô – phía Đông
- Anh – phía Tây Bắc
- Mĩ – phía Nam
- Pháp – một phần phía Tây
+ 12/1946 Mĩ và Anh hợp nhất vùng chiếm đóng nhằm chia cắt lâu dài nước Đức.
+ 9/1949 Mĩ, Anh, Pháp hợp nhất vùng lãnh thổ chiếm đóng lập ra nhà nước Cộng hòa Liên Bang Đức.
+ 10/1949 dưới sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức.
→ Trên cùng 1 lãnh thổ nước Đức đã tồn tại 2 nhà nước với 2 chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
+ Trong những năm 1944 – 1945 khi Hồng quân Liên Xô truy quét quân đội phatxit qua lãnh thổ các nước Đông Âu, nhân dân các nước này dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đã nổi dậy khởi nghĩa dành chính quyền, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân như Ba Lan, Rumani, 
+ 1945 – 1947 quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng phát triển tạo thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội đã bước ra khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.
+ 1/ 1949, hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV ) được thành lập gồm Liên Xô và các nước Đông Âu.
+ Ở Tây Âu, hầu hết các nước bị tàn phá nặng nề, để phục hồi nền kinh tế, giải quyết khó khăn, những nước Tây Âu đòi rất cần tiền vốn, thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng, lương thực .
+ Giữa lúc đó, Mĩ đề ra kế hoạch “ Phục hưng châu Âu ” nhằm viện trợ cho các nước Tây Âu nhằm tăng ảnh hưởng và sự khống chế đối với các nước này. Nhờ đó nền kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng.
→ Về mặt chính trị và kinh tế ở châu Âu đã hình thành hai khối nước đối lập nhau là Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
+ Cùng thời gian đó, tình hình châu Á cũng biến động phức tạp.
+ Bán đảo Triều Tiên bị chia đôi theo vĩ tuyến 38 với sự hiện diện quân đội Liên Xô ở phía Bắc và quân đội Mĩ ở phía Nam.
+ Cuối năm 1948 nhà nước Đại Hàn dân quốc được thành lập ở phía Nam và cùng với đó là sự ra đời Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc.
+ Nội chiến Trung Quốc ( 1946 – 1949 ) giữa Đảng cộng sản và Đảng quốc dân
+ 10/1949 Đảng cộng sản Trung Quốc dành thắng lợi và thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
+ Ở Đông Nam Á các quốc gia lần lượt tuyên bố độc lập là Indonexia (8/1945), Việt Nam ( 9/1945), Lào ( 10/1945) nhưng ngay sau đó lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân
→ Những sự kiện trên dẫn đến tình trạng phân cực thành 2 phe ở Đông Á. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_12_bai_1_su_hinh_thanh_trat_tu_the_gioi.docx