Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 33: Sự ăn mòn kim loại (Tiết 2)
Hoạt động của GV
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi tìm hiểu : (thời gian 15 phút)
Khái niệm về bảo vệ điện hoá.
Thí nghiệm về bảo vệ điện hoá : GV
Yêu cầu 2 HS làm thí nghiệm dùng 2 cốc nhỏ hoặc 2 ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng. Thả vào cốc thứ nhất một đinh sắt sạch, thả vào cốc thứ hai một đinh sắt sạch được quấn bên ngoài nhiều vòng bằng dây Zn hoặc Al. Sau đó, nhỏ vào mỗi cốc vài giọt dung dịch kali feroxianua.
Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét
GV dùng hình 4.12, yêu cầu HS xác định : dấu của các điện cực kim loại, những phản ứng xảy ra ở các điện cực và viết phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra. Kim loại nào được dùng làm "vật hi sinh" ở đây ?
Ngày soạn : / /201 Tiết 33: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI (2/2) (Số tiết: 02) TIẾT 2 B. Chuẩn bị: 1. Phương pháp: trực quan; thảo luận nhóm đôi. 2. Phương tiện , thiết bị: 2.1. Giáo viên: Thanh Zn, Cu, dây dẫn, dd H2SO4 loãng, cốc thuỷ tinh HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 2.2. Học sinh: C. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 12A1 12A3 2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là ăn mòn kim loại?có mấy dạng ăn mòn kim loại? Phân biệt 3. Bài mới Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức II- Chống ăn mòn kim loại. Mục tiêu: Biết các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 - Phương pháp bảo vệ bề mặt * Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV thông báo cho HS một số thông tin về tổn thất do ăn mòn kim loại gây ra ở trong nước, thế giới, địa phương ... GV yêu cầu HS trình bày : Mục đích của phương pháp bảo vệ bề mặt là gì ? Giới thiệu một số chất được dùng làm chất bảo vệ bề mặt ? Những chất này cần có những đặc tính nào ? HS: Thực hiện nhiệm vụ học tập thông qua làm việc nhóm +thỏa thuận quy tắc làm việc trong nhóm +Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo các kết quả HS:Báo cáo kết quả và thảo luận HS cử đại diện báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm khác cùng tham gia thảo luận HS tìm hiểu trong SGK và dựa vào kiến thức thực tế để trình bày Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 2 - Phương pháp điện hóa Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi tìm hiểu : (thời gian 15 phút) Khái niệm về bảo vệ điện hoá. Thí nghiệm về bảo vệ điện hoá : GV Yêu cầu 2 HS làm thí nghiệm dùng 2 cốc nhỏ hoặc 2 ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 loãng. Thả vào cốc thứ nhất một đinh sắt sạch, thả vào cốc thứ hai một đinh sắt sạch được quấn bên ngoài nhiều vòng bằng dây Zn hoặc Al. Sau đó, nhỏ vào mỗi cốc vài giọt dung dịch kali feroxianua. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét GV dùng hình 4.12, yêu cầu HS xác định : dấu của các điện cực kim loại, những phản ứng xảy ra ở các điện cực và viết phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra. Kim loại nào được dùng làm "vật hi sinh" ở đây ? * Thực hiện nhiệm vụ học tập - Thảo luận nhóm đôi theo nhiệm vụ được phân công * Báo cáo kết quả và thảo luận * HS trình bày về khái niệm bảo vệ điện hóa * HS quan sát hiện tượng và giải thích (trong cốc thứ nhất thấy xuất hiện màu xanh, chứng tỏ có ion Fe2+, nhận xét là Fe bị ăn mòn. Trong cốc thứ hai không xuất hiện màu xanh, không có ion Fe2+, Fe không bị ăn mòn. * HS nghiên cứu hình vẽ để trình bày. Cực dương Oxi bị khử O2+2H2O+4e® 4OH- Cực âm Zn bị oxi hoá Zn ®Zn2+ + 2e Kết quả là vỏ tầu được bảo vệ, Zn là vật hi sinh, nó bị ăn mòn. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 4. Củng cố * Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Câu 1. Để bảo vệ kim loại, người ta nhúng kim loại vào dung dịch H3PO4 để tạo muối photphat it tan bám trên bề mặt. Hãy cho biết cở sở của phương pháp bảo vệ kim loại trên ? A. cách ly kim loại với môi trường B. tạo hợp kim không gỉ. C. dùng chất kìm hãm D. phương pháp sử dụng anot hi sinh. Câu 2. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta gắn vào vỏ tàu các tấm Zn. Hãy cho biết cơ sở của phương pháp bảo vệ kim loại trên ? A. cách ly kim loại với môi trường B. tạo hợp kim không gỉ. C. dùng chất kìm hãm D. phương pháp sử dụng anot hi sinh. Câu 3. Để bảo vệ cácvật liêu kim loại, người ta thường tiến hành mạ crom lên bề mặt kim loại. Hãy cho biết cơ sở của phương pháp bảo vệ kim loại tên ? A. cách ly kim loại với môi trường B. tạo hợp kim không gỉ. C. dùng chất kìm hãm D. phương pháp sử dụng anot hi sinh. - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà: * Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng Tích hợp bảo vệ môi trường - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo em việc chống ăn mòn kim loại có ảnh hưởng đến môi trường không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? - Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Bảo vệ băng phương pháp điện hóa có ngu cơ thải vào môi trường nước một số kim loại nặng Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức Về nhà học bài
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_12_tiet_33_su_an_mon_kim_loai_tiet_2.doc