Giáo án Hóa học Lớp 12 - Tiết 21: Vật liệu polime - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Thắm
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
a) Biết:
- Khái niệm về một số vật liệu polime: chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu compozit và keo dán.
- Thành phần, tính chất của chất dẻo và tơ.
b) Hiểu:
- Ứng dụng của các vật liệu polime.
c) Vận dụng:
- Giải thích các vấn đề liên quan đến vật liệu polime trong thực tế cuộc sống.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra nhận xét về tính chất của các vật liệu polime.
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng tổng hợp chất dẻo, cao su, tơ thông dụng.
- Kỹ năng liên hệ thực tế từ kiến thức được học về vật liệu polime
- Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng thuyết trình.
3. Thái độ
- Thái độ tích cực trong học tập, yêu thích nghiên cứu khoa học.
- Phát huy tinh thần tập thể trong học tập.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ con người.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).
- Năng lực thực hành hóa học: quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra, thông quan sát thí nghiệm phát triển năng lực thực hành thí nghiệm.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, thuyết trình, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------@&?------------------ NGUYỄN HỒNG THẮM KẾ HOẠCH BÀI HỌC CHỦ ĐỀ: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME BÀI 14: VẬT LIỆU POLIME. Biên Hòa, 04/2021. CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME. Bài 14- Tiết 21 : VẬT LIỆU POLIME. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức a) Biết: - Khái niệm về một số vật liệu polime: chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu compozit và keo dán. - Thành phần, tính chất của chất dẻo và tơ. b) Hiểu: - Ứng dụng của các vật liệu polime. c) Vận dụng: - Giải thích các vấn đề liên quan đến vật liệu polime trong thực tế cuộc sống. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.....rút ra nhận xét về tính chất của các vật liệu polime. - Viết phương trình hóa học của các phản ứng tổng hợp chất dẻo, cao su, tơ thông dụng. - Kỹ năng liên hệ thực tế từ kiến thức được học về vật liệu polime - Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. - Kỹ năng thuyết trình. 3. Thái độ - Thái độ tích cực trong học tập, yêu thích nghiên cứu khoa học. - Phát huy tinh thần tập thể trong học tập. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ con người. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm). - Năng lực thực hành hóa học: quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra, thông quan sát thí nghiệm phát triển năng lực thực hành thí nghiệm. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, thuyết trình, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn. II. TRỌNG TÂM - Khái niệm về một số vật liệu polime: chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu compozit và keo dán. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Tổ chức hướng dẫn HS học tập tích cực với các phương pháp: hoạt động nhóm, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, trực quan, 2. Kỹ thuật - Sử dụng kỹ thuật: hỏi đáp tích cực, khăn trải bàn, nhóm nhỏ,.. IV. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Máy chiếu, bài giảng điện tử. - Phiếu học tập. - Phiếu ghi bài của học sinh. - Các mẫu chất dẻo, cao su, keo dán,..... 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức, chuẩn bị phần thuyết trình của nhóm. V. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC - Các hoạt động học tập được tổ chức theo nhóm nhỏ (4 đến 6HS) A- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI: Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá - Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của HS vào chủ đề học tập. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực. - GV chuẩn bị 4 mẫu là: ống hút, tơ olon, lốp xe và keo dán. - GV yêu cầu HS nhận xét hình dạng của chúng. - GV yêu cầu HS nên các ứng dụng của các vật liệu trên. - GV nhận xét đáp án của HS. - GV giới thiệu tất cả vật liệu trên dù đều là: “ Vật liệu polime”. Nhưng lại có các ứng dụng và hình dạng. - Từ đó, dẫn dắt, giới thiệu vào bài: “VẬT LIỆU POLIME” - Tạo được sự tò mò, hứng thú với bài học mới. - Hình thành được mục tiêu cần tìm hiểu của bài: “Vật liệu Polime” . - Dựa trẹn câu trả lời, kiến thức thực tiễn kết hợp với khả năngquan sát và nghiên cứu SGK của HS. B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá Hoạt động 1: Chất dẻo - HS biết được khái niệm về chất dẻo. - HS có thể viết các phương trình điều chế một số chất dẻo thông dụng. - HS phát triển năng lực tìm tòi, sáng tạo, thuyết trình. - HS rèn luyện khả năng hợp tác, vậndụng kiền thức hóa học vào thực tiễn. - GV phát PHT số 1 - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu nhóm 1 thuyết trình phần “ I. Chất dẻo”, đã giao từ trước. - Đại diện nhóm 1 trình bày ngắn gọn, các HS còn lại lắng nghe, gạch SGK. - GV nhật xét nội dung trình bày của HS. - GV tóm tắt lại nội dung. - GV hướng dẫn HS viết các phương trình điều chế một số chất dẻo thông dụng. - GV hướng dẫn HS về nhà nghiên cứu thêm phần: “ Nhựa reol và rezit” - GV yêu cầu HS tự nghiên cứu, thảo luận điền thông tin mục: “I.Chất dẻo”. I. Chất dẻo 1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit - Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. - Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau. Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền (polime) và chất độn, ngoài ra còn các chất phụ gia khác. 2. Một số polime dùng làm chất dẻo - Polietilen (PE): Là chất dẻo mềm, nóng chảy ở trên 110oC, có tính trơ tương đối của ankan mạch không nhánh, được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa,... - Poli (vinyl clorua) (PVC): Là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... - Poli (metyl metacrylat): Là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt (gần 90%) nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. - Poli (phenol-fomanđehit) (PPF) Có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit. - Thông qua khả năng quan sát và nhận xét của HS. - Thông qua phần thuyết trình của nhóm. Lấy điểm cộng theo nhóm. - Khả năng hoàn thành mục “I.Chất dẻo” Hoạt động 2: Tơ - HS biết được khái niệm về tơ. - HS có thể viết các phương trình điều chế một số tơ thông dụng. - HS phát triển năng lực tìm tòi, sáng tạo, thuyết trình. - HS rèn luyện khả năng hợp tác, vận dụng kiền thức hóa học vào thực tiễn. - GV yêu cầu nhóm 2 thuyết trình phần “ II. Tơ”, đã giao từ trước. - Đại diện nhóm 2 trình bày ngắn gọn, các HS còn lại lắng nghe, gạch SGK. - GV nhật xét nội dung trình bày của HS. - GV tóm tắt lại nội dung. - GV hướng dẫn HS viết các phương trình điều chế một số chất tơ thông dụng. - GV yêu cầu HS tự nghiên cứu, thảo luận điền thông tin mục: “II.Tơ”. II. Tơ: . Khái niệm - Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. - Trong tơ, những phân tử polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau. 2. Phân loại a) Tơ thiên nhiên (sẵn có trong thiên nhiên) như bông, len, tơ tằm. b) Tơ hoá học (chế tạo bằng phương pháp hoá học) - Tơ tổng hợp (chế tạo từ polime tổng hợp): tơ poliamit (nilon, capron), tơ vinylic thế (vinilon, nitron, ) - Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo (xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được chế biến thêm bằng con đường hoá học): tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, - Thông qua khả năng quan sát và nhận xét của HS. - Thông qua phần thuyết trình của nhóm. Lấy điểm cộng theo nhóm. - Khả năng hoàn thành mục “II.Tơ” C- Hoạt động củng cố: Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Gv tóm tắt các kiến thức đã học. - Gv để Hs trả lởi các câu hỏi trắc nghiệm sau Câu 1:Cacbohidrat nào sau đây được dùng làm nguyên liệu sản xuất tơ visco ? A. Saccarozơ B. Tinh bột C. Glucozơ D. Xenlulozơ Câu 2: Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau A. CH2=CHCH2Cl B. CH3CH=CH2 C. CH2=CHCl D. CH2=CH2 Câu 3:Polime không có nhiệt độ nóng chảy do? Polime có phân tử khối lớn Polime có lực liên kết giữa các phân tử lớn Polime là hỗn hợp nhiều phân tử có phân tử khối lớn D. Cả A, B, C - Học sinh tiếp tục hoạt động theo nhóm nhỏ, thảo luận đáp án. - HS trình bày đáp án. - GV hướng dẫn HS chấm chéo kết quả. Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: C - Dựa trên câu trả lởi của HS. - Dựa trên sự nhận xét của các HS. D- Hoạt động nghiên cứu, mở rộng Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá HS biết cách tự tìm tòi, mở rộng kiến thức và ứng dụng vào trong cuộc sống. - Giáo viên đặt vấn đề, yêu cầu HS về nhà tìm hiểu, trình bày vào buổi sau. 1) Tại sao nhựa teflon được ứng dụng rộng rãi trong đời sống? Tại sao PVC cách điện kém hơn PE nhưng lại bền hơn PE? HS trình bày vào tiết sau. Lấy điểm cộng cá nhân . *HS đọc dặn dò trong phiếu ghi bài Giáo sinh soạn giảng CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME. Bài 14- Tiết 22 : VẬT LIỆU POLIME. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức a) Biết: - Khái niệm về một số vật liệu polime: chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu compozit và keo dán. - Thành phần, tính chất của chất dẻo và tơ. b) Hiểu: - Ứng dụng của các vật liệu polime. c) Vận dụng: - Giải thích các vấn đề liên quan đến vật liệu polime trong thực tế cuộc sống. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.....rút ra nhận xét về tính chất của các vật liệu polime. - Viết phương trình hóa học của các phản ứng tổng hợp chất dẻo, cao su, tơ thông dụng. - Kỹ năng liên hệ thực tế từ kiến thức được học về vật liệu polime - Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. - Kỹ năng thuyết trình. 3. Thái độ - Thái độ tích cực trong học tập, yêu thích nghiên cứu khoa học. - Phát huy tinh thần tập thể trong học tập. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ con người. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm). - Năng lực thực hành hóa học: quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra, thông quan sát thí nghiệm phát triển năng lực thực hành thí nghiệm. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, thuyết trình, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn. II. TRỌNG TÂM - Khái niệm về một số vật liệu polime: chất dẻo, cao su, tơ, vật liệu compozit và keo dán. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Tổ chức hướng dẫn HS học tập tích cực với các phương pháp: hoạt động nhóm, nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết trình, trực quan, 2. Kỹ thuật - Sử dụng kỹ thuật: hỏi đáp tích cực, khăn trải bàn, nhóm nhỏ,.. IV. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Máy chiếu, bài giảng điện tử. - Phiếu học tập. - Phiếu ghi bài của học sinh. - Các mẫu chất dẻo, cao su, keo dán,..... 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức, chuẩn bị phần thuyết trình của nhóm. V. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC - Các hoạt động học tập được tổ chức theo nhóm nhỏ (4 đến 6HS) A- HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI: Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá - Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của HS vào chủ đề học tập. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực. - Kiểm tra bài cũ kết hợp để vào bài mới. - Hình thành được mục tiêu cần tìm hiểu của bài. - Dựa trên sự tò mò, hứng thú của HS. - Dựa trên sự hiểu biết của HS. B- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá Hoạt động 1: Cao su - HS biết được khái niệm về cao su. - HS có thể viết các phương trình điều chế một số tơ thông dụng. - HS phát triển năng lực tìm tòi, sáng tạo, thuyết trình. - HS rèn luyện khả năng hợp tác, vận dụng kiền thức hóa học vào thực tiễn. - GV yêu cầu nhóm 2 thuyết trình phần “ III. Cao su”, đã giao từ trước. - Đại diện nhóm 3 trình bày ngắn gọn, các HS còn lại lắng nghe, gạch SGK. - GV nhật xét nội dung trình bày của HS. - GV tóm tắt lại nội dung. - GV liên hệ nước ta do điều kiện đất đai và khí hậu rất thuận tiện cho việc trồng cây sao su, cây công nghiệp có giá trị cao, nói qua về lịch sử trồng cây cao su. - GV hướng dẫn HS viết các phương trình điều chế một số cao su thông dụng. - GV yêu cầu HS tự nghiên cứu, thảo luận điền thông tin mục: “III.Cao su”. b) Cao su tổng hợp: Là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp. v Cao su buna Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên. v Cao su buna-S và buna-N - Dựa trên khả năng quan sát, tìm tòi SGK của HS. .- Thông qua khả năng quan sát và nhận xét của HS. - Thông qua phần thuyết trình của nhóm. Lấy điểm cộng theo nhóm. - Khả năng hoàn thành mục “III.Cao su” Hoạt động 3: Keo dán tổng hợp ( giảm tải) - Rèn luyện khả năng tự học của HS. - Gv hướng dẫn HS đọc thêm phần này. - HS đọc thêm. -Dựa trên khả năng tìm kiếm thông tin của HS. C- Hoạt động củng cố: Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá HS ghi nhớ và vận dụng được kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra. - Gv tổng kết lại kiến thức. - Gv để Hs trả lởi các câu hỏi trắc nghiệm sau Câu 1: (ĐHKA-2011) Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? Trùng hợp vinyl xianua. B. Trùng ngưng axit e-aminocaproic. C. Trùng hợp metyl metacrylat D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic Câu 2: Loại cao su nào sau đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp ? A. Cao su buna B. Cao su buna – N C. Cao su isopren D. Cao su clopen Câu 3: Những polime nào sau đây có khả năng lưu hóa? A. Cao su buna – S B. Cao su buna C. Poliisopren D. Cả A, B và C đều đúng. - Học sinh tiếp tục hoạt động theo nhóm nhỏ, thảo luận đáp án. - HS trình bày đáp án. - GV hướng dẫn HS chấm chéo kết quả. Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: D - Dựa trên câu trả lởi của HS. - Dựa trên sự nhận xét của các HS. - Lấy điểm cộng theo nhóm. D- Hoạt động nghiên cứu, mở rộng Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá HS biết cách tự tìm tòi, mở rộng kiến thức và ứng dụng vào trong cuộc sống. - Giáo viên đặt vấn đề, yêu cầu HS về nhà tìm hiểu, trình bày vào buổi sau. 1) Hiện nay do tác dụng của môi trường xung quanh (không khí, nước, khí thải, ) kim loại và hợp kim bị ăn mòn rất nhiều, trong khi đó các khoáng sản này nay càng cạn kiệt. Vì vậy việc đi tìm các nguyên liệu mới là cần thiết. Một trong các gải pháp là điều chế vật liệu polime. Dù polime là vật liệu rất quan trong nhưng nó cũng gây ảnhhưởng xấu đến môi trường. Em hãy cho biết đó là những ảnh hưởng nào. Em đã từng tham gia các hoạt động nào để làm gỉam ảnh hưởng này? HS trình bày vào tiết sau. Lấy điểm cộng cá nhân . *HS đọc dặn dò trong phiếu ghi bài Giáo sinh soạn giảng Phiếu học tập Bài 14: Vật liệu Polime. I. Chất dẻo 1. Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit - Chất dẻo là những vật liệu ...............có tính ........ - Vật liệu Compozit là vật liệu ......... gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau. Thành phần gồm ............. (polime và .................. (chất độn, chất màu, ) Một số polime dùng làm chất dẻo Polime Phương pháp tổng hợp Tính chất Ứng dụng Polietilen (PE) Poli(vinyl clorua)(PVC) Poli(metyl metacrylat) (PMM) Poli(phenol-fomanđehit) PPF I. Tơ: . Khái niệm - Tơ là những polime .......................... và ................ với độ bền nhất định. - Trong tơ, những phân tử polime có mạch ................................., sắp xếp ....................... với nhau. 2. Phân loại - Tơ thiên nhiên: - Tơ hóa học: + Tơ tổng hợp: + Tơ nhân tạo : Một số loại tơ thường gặp: Tơ Phương pháp tổng hợp Tính chất Ứng dụng Tơ nilon-6,6 Tơ Lapsan Tơ nitron Tơ clorin 2.3. Cao su a. Khái niệm - Cao su là vật liệu polime có tính............... - Có hai loại cao su: b. Cao su thiên nhiên - Cấu trúc: - Thuộc loại ............ - Mắt xích cơ sở: isopren có cấu hình sis Tính chất và ứng dụng - Tính chất vật lí: - Tính chất hóa học: - Cao su lưu hóa có - Tạo cầu nối -S-S- giữa các mạch phân tử cao su tạo mạng không gian c. Cao su tổng hợp Vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các ankađien bằng pư trùng hợp - Cao su buna: ..................................... Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém cao su thiên nhiên. - Cao su buna-S: - Cao su buna-N: - Cao su isopren - Cao su cloropren và floropren bền với dầu mỡ hơn cao su thiên nhiên. Bài tập về nhà: 1) Tại sao nhựa teflon được ứng dụng rộng rãi trong đời sống? Tại sao PVC cách điện kém hơn PE nhưng lại bền hơn PE? 2) Hiện nay do tác dụng của môi trường xung quanh (không khí, nước, khí thải, ) kim loại và hợp kim bị ăn mòn rất nhiều, trong khi đó các khoáng sản này nay càng cạn kiệt. Vì vậy việc đi tìm các nguyên liệu mới là cần thiết. Một trong các gải pháp là điều chế vật liệu polime. Dù polime là vật liệu rất quan trong nhưng nó cũng gây ảnhhưởng xấu đến môi trường. Em hãy cho biết đó là những ảnh hưởng nào. Em đã từng tham gia các hoạt động nào để làm gỉam ảnh hưởng này?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_12_tiet_21_vat_lieu_polime_nam_hoc_2020.docx