Giáo án Hóa học Lớp 12 - Chương 3: Amin, amino axit và protein - Bài 9: Amin
CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN
BÀI 9. AMIN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
* Hs biết:
Biết được:
- Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
- Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
Hiểu được:
- Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước.
2. Kĩ năng
- Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo.
- Quan sát mô hình, thí nghiệm,. rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất.
- Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin.
- Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC HOÁ HỌC LỚP: 12C3 TUẦN: 6 (Từ ngày 18/10/2021 đến ngày 24/10/2021) TIẾT PPCT: 11,12 CHƯƠNG 3. AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN BÀI 9. AMIN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức * Hs biết: Biết được: - Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức). - Đặc điểm cấu tạo phân tử , tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin. Hiểu được: - Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước. 2. Kĩ năng - Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo. - Quan sát mô hình, thí nghiệm,... rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin. - Viết các PTHH minh họa tính chất. Phân biệt anilin và phenol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho. 3. Thái độ - Học sinh có thái độ chủ động, hợp tác. - Có tinh thần làm việc nghiêm túc, sáng tạo, hăng hái trong học tập. - Rèn luyện đức tính cần cù, tỉ mỉ cho học sinh. 4. Năng lực và phẩm chất có thể hình thành và phát triển cho học sinh a. Năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học và tự chủ. + Năng lực giao tiếp và hợp tác. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù môn Hóa học: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học. + Năng lực thực hành hóa học. + Năng lực vận dụng kiến thức Hóa học vào thực tiễn. + Năng lực tính toán. b. Phẩm chất - Rèn luyện đức tính cẩn thận, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học - Trung thực trong học tập, yêu khoa học. - Có trách nhiệm với bản thân. - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập. - Nhận biết được tầm được tầm quan trọng, vai trò của môn Hóa học trong cuộc sống, phục vụ đời sống con người. II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học 1. Phương pháp - Phương pháp đàm thoại gợi mở - Phương pháp dạy học nêu vấn đề. - Phương pháp dạy học thuyết trình. 2. Kỹ thuật dạy học - Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc). - Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu), SGK. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: - Làm các slide trình chiếu, giáo án. - Hệ thống câu hỏi cho bài học. 2. Học sinh: - Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV. - Bút mực viết bảng. IV. Chuỗi các hoạt động học 1. Khởi động (5 phút) a. Mục tiêu - Huy động kiến thức đã học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới. - Rèn luyện năng lực tư duy phê phán, khả năng trình bày trước đám đông cho học sinh. b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, dạy học nêu vấn đề, thuyết trình. - Phương tiện: máy vi tính, ti vi. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuật ngữ hóa học. - GV hướng dẫn gợi mở để hoàn thành kiến thức. d. Tổ chức hoạt động - Gv giao nhiệm vụ Chiếu một số hình ảnh cho học sinh quan sát GV: Cá là nguồn thực phẩm giàu protein – một hợp phần chính trong thức ăn của con người và động vật. Từ cá chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều loại món ăn ngon, bổ dưỡng. Trước khi chế biến các món ăn đó chúng ta phải khử mùi tanh của cá. Tại sao cá lại có mùi tanh? Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin. Amin là gì? Cấu tạo và tính chất như thế nào? - Hs thực hiện nhiệm vụ Hs nghiên cứu và trả lời câu hỏi của GV. - Báo cáo kết quả HS trình bày câu hỏi của GV - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: + Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung. e. Sản phẩm 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Khái niệm, phân loại danh pháp (20 phút) a. Mục tiêu hoạt động Biết: - Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức). b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: thuyết trình, đàm thoại gợi mở. - Phương tiện: Ti vi, máy vi tính, bảng. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - HS sẽ gặp khó khăn trong việc xác định đồng phân của amin. - GV cần định hướng, gợi mở cho HS hoàn thiện câu trả lời. d. Phương thức tổ chức hoạt động - Giáo viên giao nhiệm vụ - GV lấy thí dụ về CTCT của amoniac và một số amin như bên và yêu cầu HS so sánh CTCT của amoniac với amin. - HS nghiên cứu SGK và nêu định nghĩa amin trên cơ sở so sánh cấu tạo của NH3 và amin. - Chúng ta xét ví dụ sau: (GV vừa viết công thức vừa gọi tên) NH3: Amoniac CH3NH2: Metylamin (CH3)2NH: Đimetyl amin (CH3)3N: Trimetylamin C6H5NH2: phenyl amin vYêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử trong phân tử NH3? v Hãy so sánh CTCT của amoniac và 4 hợp chất còn lại – so thử với NH3? v Liên kết giữa N và các gốc H.C trong 4 phân tử trên được hình thành ntn? v Nhận xét, bổ sung và chiếu hình các phân tử lên bảng cho HS quan sát. - GV: 4 chất ta xét ở trên chính là amin. Vậy amin là gì? v Nhìn vào CTCT của các chất trong VD trên chúng ta thấy: metylamin, phenylamin và đã thay thế 1 nguyên tử H của amoniac nên đựơc gọi là amin bậc I, tương tự như vậy đimetylamin được gọi là amin bậc II. Vậy bậc của amin là gì? Có tất cả mấy bậc amin? v Cũng tương tự như các hợp chất hữu cơ khác, amin cũng có các đồng phân. Một em hãy cho biết amin có mấy đồng phân? Đó là những loại đồng phân nào? v GV đưa ra ví dụ một số đồng phân amin ứng với CTPT C4H11N yêu cầu HS xác định loại đồng phân? Nghiên cứu SGK, cho biết cách phân loại amin? v Phân loại amin theo gốc H.C lại còn phân thành 2 loại nhỏ hơn đó là amin béo và amin thơm. Vậy amin béo là gì và amin thơm là gì? GV: Hướng dẫn HS hình thành CTTQ của amin no, đơn chức mạch hở GV cho biết: Số đồng phân CnH2n+3N ( 1 n 5): 2n-1 v GV chiếu Bảng 3.1 SGK/41 lên bảng cho HS quan sát. v Từ bảng 3.1 các em hãy cho thày biết có mấy cách gọi tên amin? Đó là những cách nào? v Gọi HS đọc tên 1 số amin trong bảng 3.1 và từ đó yêu cầu HS cho biết cách gọi tên của amin TQ theo từng cách? - Học sinh thực hiện nhiệm vụ Hs nghiên cứu trả lời câu hỏi của GV. - Báo cáo kết quả + HS trình bày nội dung đã nghiên cứu. + GV nhận xét, điều chỉnh và kết luận. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động + Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung. e. Sản phẩm I. Khái niệm, phân loại và danh pháp a. Khái niệm: Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được hợp chất amin. Thí dụ NH3 CH3NH2 C6H5-NH2 CH3-NH-CH3 NH2 amoniac metylamin phenylamin ñimetylamin xiclohexylamin B I B I B II B I * Bậc của amin: Bằng số nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon. * Amin thường có đồng phân về mạch cacbon, về vị trí nhóm chức và về bậc của amin. Thí dụ: Đồng phân về bậc của amin b. Phân loại * Theo gốc hiđrocacbon: Amin béo như CH3NH2, C2H5NH2, , amin thơm như C6H5NH2, CH3C6H4NH2, Theo bậc của amin: Amin bậc I như C2H5NH2, amin bậc II như CH3NHCH3, amin bậc III. Bậc 1 R - NH2 Bậc 2 R - NH - R’ Bậc 3 CTTQ của amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N (n1) 2. Danh pháp: *Tên thay thế = Tên HC + amin + Nếu 2, 3 gốc HC giống nhau thêm đi, tri... + Thế 2, 3 gốc thêm vị trí + tên nhóm thế (theo thứ tự ) * Tên gốc - chức = Tên gốc HC + amin Tên amin bậc 2, 3 = Tên amin bậc 1 có các nhóm thế N - ankyl Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động Hs biết: Hiểu được tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin. b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: thuyết trình, trực quan, đàm thoại gợi mở. - Phương tiện: Bảng, ti vi, máy vi tính. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - HS sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiến thức trọng tâm. - GV hướng dẫn học sinh để hoàn thiện nội dung kiến thức cần chú ý. d. Phương thức tổ chức hoạt động - Giáo viên giao nhiệm vụ Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết: - Trạng thái? - Mùi? - Tính tan? - Giải thích tại sao anilin để lâu ngày hoá đen? GV lưu ý HS là các amin đều rất độc, thí dụ nicotin có trong thành phần của thuốc lá. Qua đó giáo dục cho HS tác hại của việc hút thuốc lá, ảnh hưởng của khói thuốc đến môi trường sống. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Hs nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV. - Báo cáo kết quả + HS trình bày nội dung đã nghiên cứu. + GV nhận xét, điều chỉnh và kết luận. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động + Thông qua câu trả lời của học sinh, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung. + Trong quá trình HS làm việc, GV cần quan sát kĩ, bao quát lớp, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có biện pháp hỗ trợ hợp lí. e. Sản phẩm II. Tính chất vật lí - Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin là những chất khí, mùi khai, khó chịu, tan nhiều trong nước. - Các amin có phân tử khối cao hơn là những chất lỏng hoặc rắn, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. - Anilin là chất lỏng, không màu, ít tan trong nước và nặng hơn nước. - Các amin đều rất độc. Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo phân tử của amin (5 phút) a. Mục tiêu hoạt động Hs biết: - Hiểu được đặc điểm cấu tạo của amin. - Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo. b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: làm việc độc lập, thuyết trình, dạy học giải quyết vấn đề, trực quan. - Phương tiện: Bảng, ti vi, máy vi tính, máy tính điện tử. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - HS sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu kiến thức mới. - GV cần định theo sát và xử lý kịp thời các trường hợp gặp khó khăn. d. Phương thức tổ chức hoạt động - Giáo viên giao nhiệm vụ - GV: Phân tử amin và amoniac có điểm gì giống nhau về mặt cấu tạo? - GV bổ sung thông tin. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu SGK và cho biết đặc điểm cấu tạo của phân tử. - Báo cáo kết quả + GV mời HS trả lời, HS khác lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động + Thông qua câu trả lời, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung. e. Sản phẩm III. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học 1. Cấu tạo phân tử - Tuỳ thuộc vào số liên kết và nguyên tử N tạo ra với nguyên tử cacbon mà ta có amin bậc I, bậc II, bậc III. R – NH2 R – NH – R1 R – N – R1 R2 Bậc I Bậc II Bậc III - Phân tử amin có nguyên tử nitơ tương tự trong phân tử NH3 nên các amin có tinh bazơ. Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon. Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học của amin (30 phút) a. Mục tiêu hoạt động Hs biết: Hiểu được: - Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước. b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: làm việc độc lập, thuyết trình, dạy học giải quyết vấn đề, trực quan. - Phương tiện: Bảng, ti vi, máy vi tính, máy tính điện tử. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - HS sẽ gặp khó khăn trong việc dự đoán các tính chất của amin. - GV cần định theo sát và xử lý kịp thời các trường hợp gặp khó khăn. d. Phương thức tổ chức hoạt động - Giáo viên giao nhiệm vụ - Nêu đặc điểm cấu tạo của amin (so sánh với NH3). Hãy dự đoán tính chất hóa học của amin? * GV biểu diễn 2 thí nghiệm sau để HS quan sát: - Thí nghiệm 1: Cho mẫu giấy quỳ đã thấm nước lên miệng lọ đựng CH3NH2. - Thí nghiệm 2: Đưa đầu đũa thuỷ tinh đã nhúng dung dịch HCl đặc lên miệng lọ đựng CH3NH2. GV nhấn mạnh: Anilin là bazơ yếu, có thể thu hồi khi cho muối + NaOH. GV: Dấu hiệu dd anilin có 2 lớp (trên là nước, dưới là anilin) khi cho tác dụng với HCl thì tạo ra phenylaminoclorua tan trong nước nên tạo dung dịch đồng nhất: nhận biết dd anilin * GV biểu diễn thí nghiệm khi nhỏ vài giọt dung dịch Br2 bão hoà vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin. GV bổ sung thông tin: Đây là phản ứng đặc trưng nhận biết anilin (tương tự phenol). - GV: Giải thích tại sao khi kho cá cần phải cho chua? - Học sinh thực hiện nhiệm vụ + HS quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. + HS nghiên cứu SGK so sánh tính bazơ của CH3NH2, NH3, C6H5NH2. Giải thích nguyên nhân. - Báo cáo kết quả + GV mời HS trả lời, HS khác lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động + GV nhận xét, chốt kiến thức. + Thông qua câu trả lời, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung. e. Sản phẩm 2.Tính chất hóa học * Nhận xét: - Phân tử các amin đều có nguyên tử nitơ giống như trong phân tử NH3 nên amin có tính bazơ. - Ngoài ra amin còn có tính chất của gốc hiđrocacbon. a.Tính bazơ - Dung dịch CH3NH2; C2H5NH2 có tính bazơ. - Tác dụng với axit - Anilin có tính bazơ yếu hơn CH3NH2; C2H5NH2 C6H5NH2 + HCl [C6H5NH3]+Cl- anilin phenylamoni clorua (ít tan trong nước) (tan trong nước) R – NH2 + HCl R – NH3Cl Nhận xét: - Các amin tan nhiều trong nước như metylamin, etylamin, có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein, có tính bazơ mạnh hơn amoniac nhờ ảnh hưởng của nhóm ankyl. - Anilin có tính bazơ, nhưng dung dịch của nó không làm xanh giấy quỳ tím, cũng không làm hồng phenolphtalein vì tính bazơ của nó rất yếu và yếu hơn amoniac. Đó là ảnh hưởng. So sánh tính bazơ - Nhóm đẩy e sẽ làm tăng sự linh động của đôi e tự do trên N ® tính bazơ tăng. - Nhóm hút e sẽ làm giảm sự linh động của đôi e tự do trên N ® tính bazơ giảm. b. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Do ảnh hưởng của nhóm -NH2, ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm -NH2 trong nhân thơm của anilin dễ bị thay thế bởi ba nguyên tử brom. → Nhận biết anilin Hoạt động 5: Luyện tập (15 phút) a. Mục tiêu hoạt động Hs biết: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan. b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: làm việc độc lập, thuyết trình, dạy học giải quyết vấn đề, trực quan. - Phương tiện: Bảng, ti vi, máy vi tính, máy tính điện tử. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - HS sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ hóa học. - GV cần định theo sát và xử lý kịp thời các trường hợp gặp khó khăn. d. Phương thức tổ chức hoạt động - Giáo viên giao nhiệm vụ PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là: A. 5. B. 7. C. 6. D. 8. Câu 4: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 6: Anilin có công thức là: A. CH3COOH. B. C6H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3OH. Câu 7: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2? A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2 C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2. Câu 8: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2? A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin. Câu 9: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là A. Anilin B. Natri hiđroxit. C. Natri axetat. D. Amoniac. Câu 10: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là: A. C6H5NH3Cl. B. C6H5CH2OH. C. p-CH3C6H4OH. D. C6H5OH. Câu 11: Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí? A. Etanol B. Anilin C. Glyxin D. Metylamin Câu 12: Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là A. natri clorua B. quỳ tím C. natri hiđroxit D. phenolphtalein Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai? A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C6H5NH2 D. CH3NHCH3 Câu 14: Amin thơm có công thức phân tử C6H7N có tên gọi là: A. Phenylamin B. Alanin C. Metylamin D. Etylamin Câu 15: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat. Câu 16: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. Câu 17: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ? A. Anilin, amoniac, metylamin. B. Amoniac, etylamin, anilin. C. Etylamin, anilin, amoniac. D. Anilin, metylamin, amoniac. Câu 18: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Glyxin B. Phenylamin C. Metylamin D. Alanin Câu 19: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là A. 18,6g B. 9,3g C. 37,2g D. 27,9g. Câu 20: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dd HCl 1M. Công thức phân tử của X là: A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. CTPT của X là: A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ HS nghiên cứu hoàn thành PHT. - Báo cáo kết quả + GV mời HS trả lời, HS khác lắng nghe và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động + Thông qua câu trả lời, giáo viên biết được học sinh đã học được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung. e. Sản phẩm PHIẾU HỌC TẬP Câu 1: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 2: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 3: Số đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N là: A. 5. B. 7. C. 6. D. 8. Câu 4: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 6: Anilin có công thức là: A. CH3COOH. B. C6H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3OH. Câu 7: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2? A. H2N-[CH2]6–NH2 B. CH3–CH(CH3)–NH2 C. CH3–NH–CH3 D. C6H5NH2. Câu 8: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2? A. Metyletylamin. B. Etylmetylamin. C. Isopropanamin. D. Isopropylamin. Câu 9: Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là A. Anilin B. Natri hiđroxit. C. Natri axetat. D. Amoniac. Câu 10: Chất không phản ứng với dung dịch NaOH là: A. C6H5NH3Cl. B. C6H5CH2OH. C. p-CH3C6H4OH. D. C6H5OH. Câu 11: Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí? A. Etanol B. Anilin C. Glyxin D. Metylamin Câu 12: Bằng phương pháp hóa học, thuốc thử dùng để phân biệt ba dung dịch: metylamin, anilin, axit axetic là A. natri clorua B. quỳ tím C. natri hiđroxit D. phenolphtalein Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc hai? A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C6H5NH2 D. CH3NHCH3 Câu 14: Amin thơm có công thức phân tử C6H7N có tên gọi là: A. Phenylamin B. Alanin C. Metylamin D. Etylamin Câu 15: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là: A. anilin, metyl amin, amoniac. B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit. C. anilin, amoniac, natri hiđroxit. D. metyl amin, amoniac, natri axetat. Câu 16: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3. C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2. Câu 17: Dãy nào sau đây gồm các chất được xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ? A. Anilin, amoniac, metylamin. B. Amoniac, etylamin, anilin. C. Etylamin, anilin, amoniac. D. Anilin, metylamin, amoniac. Câu 18: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Glyxin B. Phenylamin C. Metylamin D. Alanin Câu 19: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là A. 18,6g B. 9,3g C. 37,2g D. 27,9g. Câu 20: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dd HCl 1M. Công thức phân tử của X là: A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metylamin (CH3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48. B. 1,12. C. 2,24. D. 3,36. Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2 ; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 g H2O. CTPT của X là: A. C4H9N. B. C3H7N. C. C2H7N. D. C3H9N. 3. Hoạt động củng cố (5 phút) a. Mục tiêu - Giúp học sinh ghi nhớ lại kiến thức trọng tâm bài học. b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: dạy học giải quyết vấn đề, thuyết trình. - Phương tiện: SGK, dụng cụ học tập. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - Học sinh chưa tập trung, chú ý lắng nghe. - Học sinh gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ hóa học. d. Tổ chức hoạt động - GV giao nhiệm vụ: + Yêu cầu học sinh nhắc CTCT, cách gọi tên amin, tính chất hóa học của amin. + Thiết kế sơ đồ tư duy amin. - Hs thực hiện nhiệm vụ: + Tập trung lắng nghe và ghi chú lại những kiến thức trọng tâm. + Nghiên cứu và thiết kế sơ đồ tư duy. - Báo cáo kết quả: + Học sinh đều tập trung lắng nghe để khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài. + HS trình bày nội dung đã nghiên cứu. + GV mời một số HS lên trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Hình thành cho học sinh khả năng ghi nhớ lâu hơn sau khi được giáo viên củng cố. e. Sản phẩm 4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (3 phút) a. Mục tiêu: - Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế. b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: Làm việc độc lập, nghiên cứu tìm tòi. - Phương tiện: Tài liệu và dụng cụ dạy học. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - HS chưa biết tìm hiểu thông tin qua internet. - GV gợi mở. d. Phương thức tổ chức hoạt động - Giáo viên giao nhiệm vụ - Khử mùi tanh của cá sau khi mổ để nấu, biết rằng mùi tanh của cá đặc biệt là cá mè là do hỗn hợp của một số amin(nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên. - Cho biết các tác hại của nicotin có trong thuốc lá, thuốc lào đối vơi sức khỏe con người? - Học sinh thực hiện nhiệm vụ Trả lời câu hỏi? - Báo cáo kết quả + HS tìm được đáp án. + GV gợi mở. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động: Phát huy tính tự học của học sinh, tạo cho học sinh say mê hứng thú khi tìm hiểu kiến thức liên quan đến đời sống. e. Sản phẩm TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do những nguyên nhân liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người chết do tai nạn giao thông. Một điều tra cho thấy 60% trẻ em Việt Nam độ tuổi 13 - 15 đã tiếp xúc với khói thuốc tại nhà. Và ung thư phổi (do hút thuốc lá) là ung thư cao nhất ở nam giới và thứ tư ở nữ giới. Khói thuốc lá đã được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào các chất gây ung thư bậc 1. Trong khói thuốc có khoảng 4000 chất hóa học, trong đó có 40 chất được xếp vào loại gây ung thư như: nicotin, oxide carbon, hắc ín và benzen, formaldehyde, ammonia, acetone, arsenic, hydrogen cyanide Những chất này chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, hoàn toàn có hại, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ. Khói thuốc có thể tồn tại trong không khí hơn 2 giờ, ngay cả khi không còn nhìn hoặc ngửi thấy nữa. Do đó, những người thường xuyên sống hoặc làm việc cạnh người dùng thuốc lá có thể tiếp nhận lượng khói thuốc tương đương việc hút 5 điếu mỗi ngày. Trong những năm qua, kiểu hút thuốc lá bằng điếu của người Ả Rập (gọi là hookah hoặc shisha) càng trở nên ưa thích tại Mỹ, như một thú chơi “sành điệu” của thanh niên mới lớn và mọi người đều tin vào lời đồn rằng hút kiểu này không có hại, hay ít ra cũng an toàn hơn nhiều so với thuốc lá. Một công trình nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí American Jourrnal of Preventive Medicine (Tạp chí Y học Dự phòng Mỹ): 31 người tình nguyện từ 18 đến 35 tuổi, chia thành hai nhóm hút thuốc lào bằng điếu cày và hút thuốc lá quấn (thuốc rê). Sau mỗi lần hút, lại đo lượng nicotin và cacbon monoxit trong máu, cùng với nhịp tim, số lần nuốt khói và thể tích khói đó. Các tác giả đã nhận thấy: hút thuốc lào thì lượng cacbon monoxit trong máu còn cao hơn hút thuốc lá quấn. Số lần nuốt khói trung bình của người hút thuốc lào cao hơn hút thuốc lá tới 48 lần và cả hai kiểu hút đều đưa nicotin vào máu. Các bệnh lý do khói thuốc lá gây ra Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc, trong dó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản. Các căn bệnh chính do thuốc lá gây ra như: ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc, đục nhân mắt. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ: cứ mỗi giờ ở cùng phòng với một người hút thuốc lá, nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 100 lần so với việc sống 20 năm trong tòa nhà chứa chất độc asen. Thuốc lá còn là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm: thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Hoa Kỳ thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến sức khỏe nội tạng mà còn ảnh hưởng xấu đến vẻ bề ngoài của bạn. Cùng với sự trợ giúp của các chuyên gia da liễu, Tiến sĩ Nipun Jain và Viện Y học Sri Balaji (Ấn Độ) đã chứng minh được hút thuốc lá ảnh hưởng đến ngoại hình như thế nào, đặc biệt là đối với da và tóc. Già trước tuổi: do các độc chất trong khói thuốc có thể lấy đi những dưỡng chất và lượng ôxy cần thiết cho da. Răng ố vàng: khói thuốc lá làm hỏng vẻ ngoài của bạn bằng cách mang đến cho bạn một hàm răng vàng và xỉn. Và nếu tiếp tục hút thuốc, bạn có thể chẳng còn chiếc răng nào nữa. Bọng mắt xấu xí: lượng nicotine bạn hít vào sẽ khiến bạn mất ngủ, tạo nên những bọng mắt to. Da chảy xệ và xuất hiện nếp nhăn: các hóa chất trong khói thuốc phá hủy collagen và elastin – hai thành phần giúp da săn chắc và đàn hồi, khiến da bị chảy xệ và hình thành nếp nhăn. Nếp nhăn quanh mắt: khói của những điếu thuốc đang cháy và việc nheo mắt để tránh khói thuốc là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các nếp nhăn quanh mắt; ngoài ra, khói thuốc còn làm tổn thương cấu trúc da và các mạch máu xung quanh mắt do nó chứa nhiều chất độc hại. Nếp nhăn quanh môi: khi hút thuốc, các cơ quanh môi được vận dụng để phục vụ động tác hút, dần dần mất đi tính đàn hồi và tạo thành các nếp nhăn. Da tróc vảy: hút thuốc làm da tróc vảy và tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến. Điều này chắc chắn làm bạn trở nên xấu xí. Xuất hiện đốm đồi mồi: người hút thuốc rất dễ xuất hiện các đốm đồi mồi, những nốt nâu và đen có kích thước to nhỏ không đều xuất hiện phổ biến trên mặt và tay – dấu hiệu của sự lão hóa. Rụng tóc: hút thuốc lá làm gia tăng quá trình rụng tóc ở cả nam lẫn nữ, trong đó nicotine và các hóa chất khác đi vào động mạch, làm tắc nghẽn các động mạch dẫn máu và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vì vậy cũng ngăn chặn sự truyền tải chất dinh dưỡng lên đầu. Béo bụng: thuốc lá ức chế ăn ngon miệng trong khi làm tăng sự tích tụ của chất béo xung quanh bụng. Khói thuốc lá có quá nhiều tác động xấu đến người hút chủ động và người hút thụ động, tàn phá sức khỏe và kéo giảm tuổi thọ, nhưng có thể phòng ngừa được. Vì sức khỏe của bản thân và những người xung quanh: hãy bỏ hút thuốc lá ngay từ bây giờ ! 5. Giao nhiệm vụ về nhà (2 phút) a. Mục tiêu - Giúp HS tìm tự tìm hiểu kiến thức mới, tăng khả năng tự học. b. Phương pháp và phương tiện sử dụng - Phương pháp: Tự học, nghiên cứu và làm việc độc lập. - Phương tiện: SGK, dụng cụ học tập. c. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh - Học sinh chưa hiểu rõ kiến thức mới, nên còn gặp khó khăn trong việc chọn nội dung trọng tâm. - Giáo viên gợi ý những kiến thức trọng tâm. d. Tổ chức hoạt động - GV giao nhiệm vụ Giáo viên yêu cầu HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài Amino axit. - Hs thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu tìm tòi. - Báo cáo kết quả: Học sinh tìm tòi tài liệu nghiên cứu. - Gv nhận xét, đánh giá hoạt động: Học sinh phát huy được tính tự học. e. Sản phẩm V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_12_chuong_3_amin_amino_axit_va_protein_b.docx