Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì 1

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì 1

9 BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1).

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1.Về kiến thức :

 Nêu các khái niệm : Thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

 2.Về kĩ năng :

 Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.

 3.Về thái độ :

 -Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật.

 -Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.

II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH

 Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và đất nước, năng lực công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy phê phán.

 

docx 40 trang Trịnh Thu Huyền 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:4;TIẾT:4
NS: 21/9;ND:29/9 BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 1).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1.Về kiến thức :
	Nêu các khái niệm : Thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
 2.Về kĩ năng :
	Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
 3.Về thái độ :
	-Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật.
	-Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
 Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và đất nước, năng lực công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy phê phán.
III. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
	- Thảo luận nhóm. 
	- Xử lí tình huống.
	- Động não,giải quyết vấn đề.
	- Nêu và giải quết vấn đề.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 -Sách giáo khoa môn GDCD lớp 12
 - Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp:1p
 2.Kiểm tra bài cũ: (5p)Trình bày vai trò của pháp luật?
 3.Tiến trình tiết dạy:
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(3p)
* Mục tiêu: 
- Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về thực hiện pháp luật.
- Rèn luyện NL tư duy phê phán cho HS.
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
 GV yêu cầu HS: quan sát hình ảnh và đưa ra nhận xét gì về hành vi của những người trong hai bức ảnh vừa xem?
-HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
-GV gọi 1 đến 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).
 GV chốt lại: Ảnh 1: Là ảnh công dân thực hiện đúng pháp luật giao thông đường bộ về đi bộ qua đường, và dừng xe trước vạch dừng chờ tín hiệu qua ngã tư. Ảnh 2. Các bạn trên 3 xe đạp vi phạm pháp luật vì đèo hai người trên 1 xe đạp và sử dụng ô khi đi đường. GV dẫn dắt: Vậy thế nào là thực hiện pháp luật ? Có mấy hình thức thực hiện pháp luật ? Vi phạm pháp luật là gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí ra sao ? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
*Sản phẩm mong đợi:Nắm khái quát về nội dung thực hiện pháp luật.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm,các hình thức THPL và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
*Mục tiêu : HS nêu được khái niệm THPL và phân biệt được các hình thức THPL.
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 -Phương pháp: Thảo luận, giải quyết vấn đề 
 -Cách tiến hành:
Hoạt động 1.1:(5p) Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật.
Giao tình huống: Bình và Tú đang vội đi làm. Tới ngã tư, thấy đèn đỏ nhưng vắng người qua lại, thấy không nguy hiểm, Tú và Bình vượt đèn đỏ 
HS : Đọc tình huống và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Em có đồng tình với việc làm của Bình và Tú không? Vì sao?
HS trả lời câu hỏi ( không đồng tình với Bình và Tú, vì đó là vi phạm pháp luật )
- Thế nào là THPL?
 HS trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung.
*Sản phẩm mong đợi: HS nêu được khái niệm thực hiện pháp luật.
Hoạt động 1.2 :(20p) Tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật. 
Thảo luận nhóm: chia lớp làm 4 nhóm.
-Phát phiếu, phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
Các hình thức THPL
Chủ thể THPL
Nội dung 
VD
-Nghiên cứu tài liệu mục b) Các hình thức THPL và điền vào phiếu học tập sau. 
Giải đáp thắc mắc của học sinh về phiếu học tập.
HS:Nhận nhiệm vụ.
Tiến hành trả lời câu hỏi.
Gọi 4 học sinh trình bày bốn nội dung.
Lớp nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại.
* Sản phẩm mong đợi: Học sinh biết được các hình thức thực hiện pháp luật.
Hoạt động 1.3: Các giai đoạn thực hiện pháp luật (giảm tải).
GV:Nhận xét-chuẩn kiến thức
1.Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
 Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích , làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống , trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật.
-Sử dụng pháp luật :Các cá nhân , tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình , làm những gì mà pháp luật cho phép.
-Thi hành pháp luật :Các cá nhân , tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ , chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
-Tuân thủ pháp luật :Các cá nhân , tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
-Áp dụng pháp luật :Các cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đế ra các quyết định làm phát sinh , chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền , nghĩa vụ cụ thể của cá nhân , tổ chức.Đó là những trường hợp : 
 +Cơ quan , công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lí ,điều hành.
 +Cơ quan Nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân , tổ chức. 
c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật ( giảm tải).
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(5p)
*Mục tiêu: 
 Luyện tập để HS củng cố lại những kiến thức của tiết học, biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định hoặc trong thực tiễn cuộc sống. 
 Rèn luyện NL tự học, NLgiao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho học sinh.
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề,hỏi đáp, 
 - Cách tiến hành:
GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1.Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là quá trình
A. thi hành pháp luật.	 B. triển khai pháp luật. C. thực hiện pháp luật.	D. sử dụng pháp luật.
Câu 2. Thực hiện pháp luật gồm những hình thức cơ bản nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, vận dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật, triển khai pháp luật, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật.
D. Triển khai pháp luật, tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật.
Câu 3. Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là
A. sử dụng pháp luật.	 B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 4. Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua các việc cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm
A. tuân thủ pháp luật.	 B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 5. Hình thức thực hiện pháp luật thể hiện qua việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. sử dụng pháp luật.	 B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật.	D. áp dụng pháp luật.
Câu 6. Sau khi tốt nghiệp THPT, anh C đã lên đường nhập ngũ và hiện đang đóng quân tại đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường sa. Trong trường hợp này anh C đã
A. tuân thủ pháp luật.	B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 7. Trên đường đi học, H luôn dừng xe mỗi khi gặp tính hiệu đèn đỏ trên các ngã ba, ngã tư. Trong trường hợp này H đã
A. sử dụng pháp luật.	 B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật.	D. áp dụng pháp luật.
Câu 8. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt các công ty TNHH sản xuất chỉ sơ dừa A, B,C đều không đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thể hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào? 
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
HS nhận xét
GV nhận xét chốt đáp án.
*Sản phẩm mong đợi: Những đáp án đúng của HS
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG(3p)
*Mục tiêu:
 HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống/ bối cảnh mới, vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV:Yêu cầu hs làm bài tập
HS vận dụng kiến thức đã học để suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
-Làm bài tập 1-SGK/26: Em hãy phân tích những điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật.
-Nêu ví dụ cụ thể về các hình thức thực hiện pháp luật (mỗi hình thức ít nhất một ví dụ).
*Sản phẩm mong đợi: Là những kiến thức đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG.(3p)
*Mục tiêu: 
 HS tiếp tục tìm tòi để mở rộng hiểu biết của mình về nd bài học để thực hiện đúng pháp luật
 *Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
-GV giới thiệu cho các em một số ngành luật như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, luật hành chính , luật Hôn nhân- gia đình.
-Để phục vụ cho việc học tập tốt hơn các em có thể tìm mua ở các nhà sách lớn họăc lên internet tìm (gõ nội dung cần tìm).
Các em về nhà tự tìm hiểu để nâng cao hiểu biết.
*Sản phẩm mong đợi: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên và rút ra được những bài học hữu ích cho bản thân.
TUẦN:5;TIẾT:5 
NS :28/9 ;ND:06/10 BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 2).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1.Về kiến thức :
	-Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
 2.Về kĩ năng :
	Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
 3.Về thái độ :
	-Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật.
	-Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và đất nước, năng lực công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy phê phán.
III. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Thảo luận nhóm. 
- Xử lí tình huống.
- Nêu và giải quết vấn đề.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
- Sách giáo khoa môn GDCD lớp 12
-Chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp:1p
 2.Kiểm tra bài cũ: (5p)Nêu các hình thức thực hiện pháp luật?
 3.Tiến trình tiết dạy:
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(3p)
* Mục tiêu: 
- Kích thích sự tìm hiểu của các em đối với nội dung bài học.
- Rèn luyện NL tư duy phê phán, NLgiao tiếp và hợp tác cho học sinh.
 *Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV đặt vấn đề:
Nếu một người mắc bệnh tâm thần mà vi phạm pháp luật ( giết người). Vậy có phải bị truy cứu trách nhiệm hay không?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV gọi 2 hoặc 3 em trả lời.
Trên cơ sở HS trả lời GV dẫn vào nội dung tiết học mới.
*Sản phẩm mong đợi: Học sinh hứng thú muốn tìm hiểu nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 2.Tìm hiểu vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
* Mục tiêu:Hiểu được các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
 *Phương thức tổ chức hoạt động:
 -Phương pháp: Thảo luận,hỏi đáp, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
Hoạt động 2.1 :(18p)Tìm hiểu vi phạm pháp luật.
Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
GV gọi bất kì HS trả lời
Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có những dấu hiệu cơ bản nào?
HS: 3 dấu hiệu.
GV và HS khai thác tình huống SGK/ 19 trong SGK và phân tích cụ thể từng dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật.
HS: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi
 -Yêu cầu HS chỉ ra hành vi nào là hành động hành vi nào là không hành động ở tình huống trên.
-Yêu cầu HS nêu thêm VD 
 Yêu cầu HS đọc SGK/20 giải thích:
-Thế nào là năng lực trách nhiệm pháp lí ?.
-Người nào có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí và người nào không đủ năng lực trách nhiệm pháp lí?
-Theo quy định của PL thì người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm pháp lí?
Đọc SGK/ 20 và trả lời câu hỏi
Người có năng lực trách nhiệm pháp lí :
-Người có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình
-Người đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
- luật quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Có 2 dạng lỗi : Cố ý và vô ý.
Nghiên cứu câu hỏi và trả lời cá nhân 
Nhận xét bổ sung.
GV nhận xét chốt ý
*Sản phẩm mong đợi : HS hiểu được các dấu hiệu của VPPL
Hoạt động 2.2. (7p) Tìm hiểu trách nhiệm pháp lí
HS xem tình huống SGK/19 và trả lời câu hỏi.
Gọi 1 HS trả lời.
Nhận xét, chốt lại
Đặt vấn đề.
Khi cá nhân có hành vi làm trái quy định của pháp luật thì những hành vi đó được gọi là gì và chủ thể hành vi đó phải chịu trách nhiệm gì không?
HS: Vi phạm pháp luật
phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Hỏi:Theo em , bố con bạn A có biết đi xe vào đường ngược chiều là vi phạm pháp luật không? Hành động đó có thể dẫn đến hậu quả như thế nào? 
HS:Nhận xét, bổ sung.
-Việc cảnh sát giao thông xử phạt bố con bạn A là thể hiện điều gì ? nhằm mục đích gì ? 
GV :Lồng ghép nội dung phòng chống tham nhũng
Lợi dụng chức vụ quyền hạn để bao che tội cho người thân Tất cả đều bị xử lí theo quy định của pháp.
*Sản phẩm mong đợi: HS biết được trách nhiệm pháp lí là gì và mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí để buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt việc làm trái PL, giáo dục răng đe những người khác.
2/Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí
a)Vi phạm pháp luật 
 Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản sau:
-Thứ nhất: Là hành vi trái pháp luật.
Hành vi trái pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động.
+Hành vi trái pháp luật có thể là hành động: Làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
+Hành vi trái pháp luật có thể là không hành động: không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
 -Thứ hai:Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. 
Năng lực trách nhiệm pháp lí của một người phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe – tâm lí.Người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải là: 
-Người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật 
- Người có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định cách xử sự của mình .
 -Thứ ba:Người có hành vi trái pháp luật phải có lỗi.
Lỗi được hiểu là trạng thái tâm lí phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật , có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện , xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lí.
-Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
-Mục đích của việc đặt ra trách nhiệm pháp lí:
+Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật
+Giáo dục,răn đe người khác.
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(5p)
*Mục tiêu: 
 Luyện tập để HS củng cố lại những kiến thức của tiết học, biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định hoặc trong thực tiễn cuộc sống. 
 *Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não,nêu và giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV:Yêu cầu hs làm bài tập:
HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi
A. vi phạm kỉ luật.	B. phạm vi.
C. vi phạm pháp luạt.	D. phạm tội.
Câu 2. Việc xác định hành vi vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định
A. trách nhiệm	B. nghĩa vụ pháp lí.
C. tội danh.	 D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 3. Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là
A. nghĩa vụ pháp lí.	B. hình phạt.
C. trách nhiệm pháp lí.	D. sự trừng phạt.
Câu 4. Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi vượt đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải
A. thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình.
B. chịu trách nhiệm pháp lí về vi phạm pháp luật của mình.
C. chịu thiệt hại do vi phạm pháp luật.
D. khắc phục hận quả do hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 5. Vi phạm pháp luật không có dấu hiệu nào sau đây?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Làm cho người khác phải ân hận, đau khổ.
D.Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
Câu 6.Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật nào dưới đây?
A. Hành động.	B. Không hành động.
C. Có thể là hành động.	D. Có thể là không hành động.
Câu 7. Tình trạng sức khỏe – tâm lí là căn cứ để xác định
A. các loại vi phạm pháp luật.
B. năng lực trách nhiệm pháp lí.
C. lỗi cố ý và lỗi vô ý.
D. mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Câu 8. Theo quy định của pháp luật hình sự, người có năng lực trách nhiệm pháp lí phải đạt độ tuổi
A. từ 16 tuổi trở lên.	B. đủ 16 tuổi trở lên.
C. từ 18 tuổi trở lên.	D. đủ 18 tuổi trở lên.
*Sản phẩm mong đợi:HS biết được đáp án
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.(3p)
*Mục tiêu: 
 HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống/ bối cảnh mới, vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV:Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi sau
HS vận dụng kiến thức đã học để suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Làm bài tập 3-SGK/26: Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và có gì khác biệt với vi phạm đạo đức? Lấy trộm tiền của người khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức?
*Sản phẩm mong đợi: Là những kiến thức đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG.(3p)
*Mục tiêu: 
 HS tiếp tục tìm tòi để mở rộng hiểu biết của mình về nội dung bài học để thực hiện đúng pháp luật
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
-GV giới thiệu cho các em một số ngành luật như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, luật hành chính , luật Hôn nhân- gia đình.
-Để phục vụ cho việc học tập tốt hơn các em có thể tìm mua ở các nhà sách lớn họăc lên internet tìm (gõ nội dung cần tìm).
Các em về nhà tự tìm hiểu để nâng cao hiểu biết.
*Sản phẩm mong đợi: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên và rút ra được những bài học hữu ích cho bản thân.
TUẦN:6;TIẾT:6
NS :05/10 ;ND:13/10 BÀI 2 : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 3).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 1.Về kiến thức :
	Hiểu được các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
 2.Về kĩ năng :
	Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
 3.Về thái độ :
	-Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật.
	-Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
 Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng và đất nước, năng lực công dân, năng lực tự quản lí và phát triển bản thân, năng lực tư duy phê phán.
III. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
	- Thảo luận nhóm. 
	- Xử lí tình huống.
	- Đọc hợp tác.
	- Nêu và giải quết vấn đề.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
-Sách giáo khoa môn GDCD lớp 12
-Chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Tranh ảnh, sơ đồ liên quan đến nội dung bài học.
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp:1p
 2.Kiểm tra bài cũ: (5p)Thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?
 Trình bày các dấu hiệu vi phạm pháp luật?
 3.Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(3p)
* Mục tiêu: 
- Kích thích sự tìm hiểu của các em đối với nội dung bài học.
- Rèn luyện NL tư duy phê phán, NLgiao tiếp và hợp tác cho học sinh.
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV:Yêu cầu hs quan sát
HS:Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
Hai hình ảnh trên có vi phạm pl không?Theo em, hai hình ảnh trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
-HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
-GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi
-GV nhận xét và dẫn vào tiết học mới.
*Sản phẩm mong đợi: Học sinh hứng thú muốn tìm hiểu nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
Hoạt động 2.Tìm hiểu vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.(25p)
*Mục tiêu:Hiểu được các dấu hiệu cơ bản của vi phạm p luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
 *Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Giải thích, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV:Đưa ra tình huống:
 Yêu cầu hs xác định các loại vi phạm pháp luật trong tình huống.
 Thế nào là vi phạm hình sự?cho vi dụ?
GV:Nhận xet,giải thích mỡ rộng.
=> Trách nhiệm hình sự Là loại trách nhiệm pháp lý với các chế tài nghiêm khắc nhất do Tồ án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội (vi phạm hình sự). Trách nhiệm hình sự chỉ được áp dụng đối với các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Vd : Khoản 1 Điều 197 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý quy định : “Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
GV:Chuyển ý:Đưa ra tình huống 
Đi xe mô tô, xe gắn máy vào đường ngược chiều... Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
 Yêu cầu hs xác định hành vi vi phạm pháp luật?Loại vi phạm đó là gì?trách nhiệm họ phải gánh chịu?
 GV:Giải thích mỡ rộng
 Ví dụ, Điều 19 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định : “Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải đình chỉ ngay các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh và phải thực hiện các biện pháp để khắc phục... 
GV:Chuẩn kiến thức,chuyển ý.
GV:Đưa ra ví dụ : Người thuê cửa hàng đã tự ý sửa chữa cửa hàng không đúng với thoả thuận trong hợp đồng ; người thuê xe ô tô không trả cho chủ xe đúng thời hạn thoả thuận. 
 Yêu cầu hs xác định hành vi vi phạm trong vi dụ?Loại vi phạm và trách nhiệm họ phải gánh chịu?
GV:Giải thích.
Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Trách nhiệm dân sự Là loại trách nhiệm pháp lý do TA áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm dân sự. Chế tài trách nhiệm dân sự chủ yếu là bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các nghĩa vụ dân sự mà các bên đã thoả thuận.
GV:Chuẩn kiến thức,chuyển ý.
GV:Đưa ra ví dụ : Người lao động tự ý bỏ việc nhiều ngày mà không có lý do chính đáng ...
 Nêu hành vi vi phạm?hình thức xử lí như thế nào? 
GV:Nhận xét,mỡ rộng. 
 Là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, giám đóc doanh nghiệp,... áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lý của mình khi họ vi phạm kỷ luật LĐ, vi phạm chế độ công vụ nhà nước. 
Chế độ trách nhiệm kỷ luật thường là : khiển trách, cảnh cáo, điều chuyển công tác khác, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc (sa thải) hoặc chấm dứt hợp đồng LĐ trước thời hạn. 
GV:Chuẩn kiến thức.
*Sản phẩm mong đợi: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
 III/Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
1. Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ
 luật Hình sự.
 Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự , phải chấp hành hình phạt theo quy định của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm .
2. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước .
Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật . Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành
chính do mình gây ra.
3/Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật , xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng ) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân, không thể chuyển giao cho người khác. 
Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật
Vi phạm kỉ luật là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.
Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.(5p)
*Mục tiêu: Luyện tập để HS củng cố lại những kiến thức của tiết học, biết ứng xử phù hợp trong tình huống giả định hoặc trong thực tiễn cuộc sống. 
 Rèn luyện NL tự học, NLgiao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề cho học sinh.
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV:Cho HS làm bài tập
HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại bộ luật hình sự là hành vi
A. vi phạm hình sự.	B. vi phạm hành chính.
C. vi phạm kỉ luật. 	D. vi phạm dân sự.
Câu 2. Hành vi cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.	B. Hành chính.	C. Dân sự.	D. Kỉ luật.
Câu 3.Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến quy tắc quản lí
A. công dân.	B. xã hội.	C. nhà nước.	D. lao động.
Câu 4. Người đủ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?
A. Từ 10 đến 12 tuổi.	B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.
C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi. 	D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi.
Câu 5. Người đủ bao nhiêu tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
A. Từ 10 đến 12 tuổi.	B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.
C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi. 	 D. Từ đủ 16 đến 18 tuổi.
Câu 6. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra?
A. 14 tuổi trở lên. 	B. 15 tuổi trở lên. 
C. 16 tuổi trở lên. 	D. 18 tuổi trở lên.
Câu 7. A ( 14 tuổi) và B ( 15 tuổi) cướp giật túi sách của chị M trong túi có 300 triệu đồng và 10 lượng vàng. Trên đường tẩu thoát, A và B đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt giữ. Với tội cướp tài sản, A va B phải chịu trách nhiệm
A. hình sự.	B. kỉ luật.
C. dân sự.	D. hành chính.
Câu 8. P ( 14 tuổi 8 tháng) mang trong người 169 triệu đồng tiền giả. Khi P đang gạ bán số tiền giả nói trên cho L thì bị bắt. Trong trường hợp này, P phải chịu trách nhiệm
A. kỉ luật. 	B. hình sự.
C. dân sự. 	D. hành chính.
*Sản phẩm mong đợi: HS biết được đáp án.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.(3p)
*Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống/ bối cảnh mới, vận dụng vào thực tế cuộc sống. 
Rèn luyện NL tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NLtự quản lí và phát triển bản thân cho học sinh.
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV:Đặt vấn đề,
HS vận dụng kiến thức đã học để suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV:Yêu cầu hs làm bài tập.
Làm bài tập 4-SGK/26: Hãy phân biệt sự khác nhau giữa vi phạm hình sự và vi phạm hành chính. Nêu ví dụ.
-Bài tập 6-SGK/26: Theo em việc truy cứu trách nhiệm hình sự và phạt tù đối với hai người phạm tội chưa thành niên trong bài đọc thêm có thỏa đáng không? Vì sao?
*Sản phẩm mong đợi: Là những kiến thức đúng của HS.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG.(3p)
*Mục tiêu:
 HS tiếp tục tìm tòi để mở rộng hiểu biết của mình về nội dung bài học để thực hiện đúng pháp luật
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
GV:Dặn dò hs và đưa câu hỏi 
HS vận dụng kiến thức đã học để suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
HS về nhà làm bài tập.
-Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật?
+Khách quan:
Thiếu PL,PL không còn phù hợp, điều kiện kinh, tế - xã hội khó khăn.
+Chủ quan:
Coi thường pháp luật, cố ý vi phạm vì mục đích cá nhân , không hiểu biết pháp luật 
-GV giới thiệu cho các em một số ngành luật như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, luật hành chính , luật Hôn nhân- gia đình.
-Để phục vụ cho việc học tập tốt hơn các em có thể tìm mua ở các nhà sách lớn họăc lên internet tìm (gõ nội dung cần tìm).
Các em về nhà tự tìm hiểu để nâng cao hiểu biết.
*Sản phẩm mong đợi: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên và rút ra được những bài học hữu ích cho bản thân.
TUẦN:7;TIẾT:7
NS:15/9 ;ND:24/9 BÀI 3.CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT	
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức
 - Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
 - Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước PL.
 - Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
 2. Về kỹ năng
 - Phân biệt được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
 - Phân biệt hành vi vi phạm pháp luật do tham nhũng với các hành vi vi phạm pháp luật khác.
 3.Về thái độ
 - Có ý thức tôn trọng quyền bình đẳng của công dân trước PL.
 - Đồng tình với việc xử lí vi phạm đối với người có hành vi tham nhũng.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
	Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực công nghệ, năng lực quản lí và phát triển bản thân.
III. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
 Thảo luận nhóm ;
 Xử lí tình huống.;
 Đọc hợp tác
 Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	- Sách học sinh, SGK
	- Giấy khổ rộng, bút dạ
	-Tranh ảnh, sơ đồ liên quan bài học
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp:1p
 2.Kiểm tra bài cũ:(5p)Trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí?Cho ví dụ?
 3.Tiến trình tiết dạy:
 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.(3p)
* Mục tiêu:
	Kích thích học sinh tìm hiểu về pháp luật
	Rèn luyện năng lực tự phê phán cho học sinh.
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 - Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 - Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
-Gọi 2 đến 3 HS trả lời.
-Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có)
*Sản phẩm mong đợi:HS nắm được mọi công dân đều bình đẳng trướcpháp luật
 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
 NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Tìm hiểu công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ(10p)
*Mục tiêu:
HS nêu được khái niệm công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
*Phương thức tổ chức hoạt động:
 -Phương pháp: Động não, giải quyết vấn đề 
 -Cách tiến hành:
Cho HS xem hình ảnh, cho

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_hoc_ki_1.docx