Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chủ đề 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Năm học 2017-2018

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chủ đề 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Năm học 2017-2018

I. Mục đích yêu cầu:

1. Về kiến thức.

- Hiểu được khái niệm phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, trình bày được một số nội dung cơ bản của PL trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

2.Về kĩ năng:

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ CD về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của PL.

3.Về thái độ:

- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện PL về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng. Đồng thời, có thái độ phê phán những hành vi vi phạm PL về các lĩnh vực trên.

4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:

 Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, liên hệ thực tiễn

 Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, điều chỉnh hành vi phù hợp với PL và chuẩn mực đạo đức, tự chịu trách nhiệm của CD với cộng đồng, đất nước

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK, SGV Giáo dục công dân lớp 12, Bài tập GDCD 12

- Bảng phụ, bút dạ, nam châm, phiếu học tập .

- Hình ảnh, tình huống liên quan đến nội dung câu chuyện, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

Đọc bài, chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận như đã phân công

SGK GDCD 12, bảng phụ, nam châm, bút dạ

III. Bảng mô tả các cấp độ nhận thức.

1. Bảng mô tả.

 

docx 14 trang hoaivy21 4260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Chủ đề 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28-29-30-31; TIẾT 28-29-30-31.
Ngày soạn: 18/3/2018.
Chủ đề 9: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA ĐẤT NƯỚC.
NỘI DUNG: 2. Nội dung cơ bản của PL về sự phát triển bền vững của đất nước.
Tiết 1: 2a. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển kinh tế.
Tiết 2: 2c. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển xã hội.
Tiết 3: 2d. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường .
Tiết 4: 2e. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng an ninh.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Về kiến thức.
- Hiểu được khái niệm phát triển bền vững đất nước. Đồng thời, trình bày được một số nội dung cơ bản của PL trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng.
2.Về kĩ năng: 
- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ CD về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của PL.
3.Về thái độ: 
- Tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện PL về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh, quốc phòng. Đồng thời, có thái độ phê phán những hành vi vi phạm PL về các lĩnh vực trên.
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: 
 Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, liên hệ thực tiễn 
 Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, điều chỉnh hành vi phù hợp với PL và chuẩn mực đạo đức, tự chịu trách nhiệm của CD với cộng đồng, đất nước
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK, SGV Giáo dục công dân lớp 12, Bài tập GDCD 12 
- Bảng phụ, bút dạ, nam châm, phiếu học tập ...
- Hình ảnh, tình huống liên quan đến nội dung câu chuyện, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
Đọc bài, chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận như đã phân công
SGK GDCD 12, bảng phụ, nam châm, bút dạ 
III. Bảng mô tả các cấp độ nhận thức.
Bảng mô tả.
NỘI DUNG
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
ND 1: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển kinh tế
- Nêu được KN quyền tự do kinh doanh; nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.
-Hiểu được nội dung của pháp luật về sự phát triển kinh tế.
-Xác định được nghĩa vụ của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh
- Đánh giá được hành vi của công dân trong hoạt động kinh doanh
Lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật về vấn đề kinh doanh.
ND 2: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển các lĩnh vực xã hội
- Biết được nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
- Xác định được nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội 
ND 3: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Biết được nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hiểu được nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường. Xác định rõ trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo vệ môi trường
Đánh giá được hành vi của công dân khi thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
ND 4: Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
- Biết nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh
- Hiểu nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
Đánh giá được hành vi của công dân khi thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh quốc phòng.
2.Câu hỏi định hướng phát triển năng lực học sinh.
« Nhóm câu hỏi nhận biết: 
Câu 1. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là
A. mọi công dân đều có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
B. mọi công dân có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh theo luật định.
C. mọi công dân có thể kinh doanh bất kì ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
D. chỉ được kinh doanh những mặt hàng dịch vụ do nhà nước chỉ định.
Câu 2. Nghĩa vụ quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh là
A. bảo vệ môi trường. B. bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. C. nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. D. kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây là nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh? 
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
B. Xóa đói giảm nghèo ở địa phương. C. Giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
D. Đảm bảo đầy đủ điều kiện vật chất cho người lao động.
Câu 4. Mọi công dân khi có đủ điều kiện do pháp luật qui định đều có quyền
A. hoạt động kinh doanh. B. tìm kiếm nhà đầu tư.
C. phát triển sản xuất. D. lựa chọn mô hình kinh tế.
Câu 5. Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là
A. Bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. B. Đảm bảo nguồn vốn tối đa của người kinh doanh.
C. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. D. Đảm bảo quyền lợi cho người kinh doanh.
Câu 6. Các quy định của pháp luật về: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, kiềm chế sự gia tăng dân số.. là nội dung về sự phát triển thuộc lĩnh vực 
A.xã hội. B.kinh tế. C.chính trị. D.văn hóa.
Câu 7: Một trong những nội dung của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội là
A. Xóa đói, giảm nghèo B. Phát triển kinh tế
C. Phát triển văn hóa. D. Bảo vệ môi trường
Câu 8. Đối với người đang trong độ tuổi lao động, pháp luật khuyến khích các cơ sở kinh doanh bằng nhiều giải pháp phải
A. phát triển kinh tế. B. tạo ra nhiều lợi nhuận. 
C. tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động. D. nâng cao trình độ.
Câu 9. Bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên là nội dung cơ bản của phát luật về lĩnh vực
A. môi trường. B. tự nhiên. C. kinh tế. D. xã hội. 
Câu 10: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển
A. kinh tế và xã hội. B. kinh tế và chính trị.
C. chính trị và xã hội. D. kinh tế và quốc phòng – an ninh
Câu 11. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của
A. nhà nước và của cơ quan bảo vệ rừng.	 B. cơ quan kiểm lâm.
C. mọi tổ chức, cá nhân.	D. những người quan tâm.
Câu 12. Những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường, tàn phá tài nguyên thiên nhiên đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm 
A. hình sự.	 B. dân sự. C. hành chính.	D. kỷ luật.
Câu 13: Để bảo vệ môi trường mỗi công dân phải có trách nhiệm
A. xin phép khai thác và sử dụng tài nguyên, môi trường.
 B . định hướng đánh giá hiện trạng môi trường.
 C . phối hợp nhà nước để bảo vệ môi trường. 
D . thực hiện các qui định của pháp luật về môi trường.
Câu 14: Trong các hoạt động bảo vệ môi trường sau, hoạt động bảo vệ môi trường nào được xác định là có tầm quan trọng đặc biệt?
A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. B . Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
C. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. D . Bảo vệ rừng.
Câu 15: Pháp luật quy định củng cố quốc phòng, an ninh nhân dân là nhiệm vụ của toàn dân mà nòng cốt là lực lượng
A. bộ đội chủ lực và bộ đội biên phòng. B. quân đội nhân dân và công an nhân dân.
C. công an nhân dân và dân quân tự vệ. D. công an nhân dân và bộ đội biên phòng.
Câu 16: Bảo vệ tổ quốc là
A . nghĩa vụ và là quyền của công dân. B. nghĩa vụ của mọi công dân.
C . quyền của mọi công dân. D. ý thức trách nhiệm của mỗi người khi trưởng thành.
« Nhóm câu hỏi thông hiểu: 
Câu 17. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp căn cứ vào
A. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. B. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. 
C. thời gian kinh doanh của các doanh nghiệp. D. khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Câu 18. Người kinh doanh không buộc phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Bảo vệ môi trường. B. Đóng góp vào quỹ xóa đói giảm nghèo.
C. Nộp thuế đầy đủ theo theo quy định. D. Kinh doanh đúng ngành nghề theo đăng ký.
Câu 19: Pháp lệnh dân số đã quy định công dân có nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Bảo đảm phát triển giống nòi. B.Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
C. Xây dựng lối sống văn minh, lành mạnh. D. Nâng cao thể lực, tuổi thọ.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân?
A. Giảm tỉ lệ mắc bệnh. B. Tăng tuổi thọ. C. Nâng cao thể lực. D. Nâng cao mức thu nhập.
Câu 21: Để bảo vệ môi trường hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?
A . Phục hồi môi trường. B . Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
C . Chôn lấp chất độc chất phóng xạ. D . Bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định.
Câu 22. Trong quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có những loại trách nhiệm pháp lý nào mà cá nhân, tổ chức phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm?
A. Hành chính, kỷ luật, hình sự. B. Hành chính, dân sự
C. Hình sự, dân sự D. Hành chính , kỷ luật.
Câu 23: Quan điểm nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường?
A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước.
B. Cải tạo đầm lầy thành khu du lịch sinh thái tự nhiên.
C. Thiếu đất trồng trọt thì phá rừng làm nương rẫy. D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất.
Câu 24: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình đối với nam là 
A. từ 18 đến 24 tuổi. B. từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 25: Một trong những nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là
A. xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân
B. tích cực bảo vệ an quốc gia, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhà nước, bảo vệ chế độ XHCN.
C. kết hợp bảo vệ an ninh quốc gia với chính sách đối ngoại.
D. tích cực bảo vệ đất nước, gắn hoạt động du kích với thế trận an ninh nhân dân.
Câu 26: Những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế nền xã hội an ninh quốc phòng, đối ngoại độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là
A. hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. B. hoạt động xâm phạm quốc phòng an ninh.
C. hoạt động xâm phạm an toàn quốc gia. D. hoạt động xâm phạm an ninh quốc phòng.
« Nhóm câu hỏi vận dụng thấp: 
Câu 27. Cửa hàng buôn bán đồ điện của ông T đang kinh doanh thì bị cơ quan thuế yêu cầu ngừng hoạt động kinh doanh, vì lý do chưa nộp thuế theo quy định. Trong trường hợp này ông T đã không thực hiện tốt nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Kinh doanh ngành nghề pháp luật cấm.	B. Nộp thuế trong kinh doanh .
C. Đảm bảo trật tự an toàn xã hội.	 D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Câu 28. Ông B có giấy phép kinh doanh tạp hóa nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra cửa hàng nhà ông đã lập biên bản xử phạt và tịch thu một số hàng hóa không có trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Ông B cho rằng ông có giấy phép đăng ký kinh doanh và việc làm của cơ quan thuế là sai luật. Vậy việc làm của cơ quan thuế là 
A. không phù hợp. B. phù hợp. C. lạm quyền. D. mưu lợi cá nhân.
Câu 29. Công ty A ở vùng núi và công ty B ở vùng đồng bằng cùng sản xuất bánh kẹo, công ty A phải đóng thuế thu nhập Doanh nghiệp thấp hơn công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau?
A. Lợi nhuận thu được. B. Địa bàn kinh doanh. C. Quan hệ quen biết. D. Khả năng kinh doanh.
Câu 30. Cơ sở sản xuất kinh doanh X được cấp phép kinh doanh ngành đá quí, nhưng cơ sở kinh doanh X bị thua lỗ nên đã tự ý chuyển sang kinh doanh mặt hàng điện thoại di động. Vậy cơ sở kinh doanh X đã vi phạm nghĩa vụ gì ?
A. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng ký.B. Nộp thuế và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
 C. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.D. Tuân thủ các qui định về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Câu 31. Anh H là trưởng phòng kinh doanh của một công ty X, cuối năm anh H được công ty thưởng 200 triệu đồng và chủ động đến cơ quan nộp thuế. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế gì dưới đây ?
A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế giá trị gia tăng.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế thu nhập cá nhân.
Câu 32. Mặc dù bạn bè rủ rê nhưng học sinh K đã không sử dụng ma túy. Vì cho rằng việc làm đó là vi phạm pháp luật. Theo em nếu K sử dụng ma túy thì K sẽ vi phạm pháp luật về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục.	 B. Pháp luật về văn hóa.
C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.	 D. Pháp luật về an ninh quốc gia. 
Câu 33: Anh H sử dụng mìn để đánh bắt cá ngay cái hồ nước gần nhà, hành vi của anh H đã vi phạm điều cấm nào dưới đây về quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Nghiêm cấm các hành vi phá hoại, khai thác trái nguồn tài nguyên thiên nhiên.
B. Nghiêm cấm các hành vi khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ hủy diệt.
C. Cấm khai thác kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục cấm.
D. Cấm chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và các chất nguy hại vào nguồn nước.
Câu 34: Công ty X hàng năm có doanh thu rất lớn và giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho lao động của tỉnh nhà, tuy nhiên hoạt động bảo vệ môi trường thì chưa được chú trọng, đã nhiều lần có hành vi thải chất thải ra môi trường mà chưa qua xử lý. Công ty X đã vi phạm nguyên tắc
A. phát triển kinh tế phải gắn kết hài hòa với việc bảo vệ môi trường.
B. phát triển kinh tế phải đảm bảo công bằng xã hội.
C. phát triển kinh tế phải gắn kết với chiến lược quốc phòng- an ninh.
D. phát triển kinh tế phải gắn kết với việc bảo vệ tài nguyên rừng.
Câu 35. Bà H ngày nào cũng tỉ mỉ phân loại rác thải và đem chôn phần rác thải hữu cơ, bà còn nói với các cháu của mình rằng phải gìn giữ cho muôn đời sau. Em hãy cho biết việc làm của bà H đúng với nhận xét nào sau đây?
A. Bà H làm tuy nhỏ nhưng là hành vi tích cực bảo vệ môi trường sống.
B. Bà H đáng được trả công cho việc bảo vệ môi trường.
C. Việc của bà H chẳng có ý nghĩa so với môi bị ô nhiễm như ngày nay.
D. Một việc nhỏ như thế có thấm tháp gì mà bà ấy làm.
« Nhóm câu hỏi vận dụng cao: 
Câu 36. Đang học dở thì X bỏ học đại học về quê xin mở cửa hàng kinh doanh ăn uống. Anh X đã chuẩn bị xong các điều kiện để thực hiện quyền kinh doanh. Em hãy đưa ra nhận định của mình phù hợp với quy định của pháp luật kinh doanh trong các trường hợp dưới đây?
A. Anh X chưa đủ điều kiện mở cửa hàng vì chưa đủ tuổi.
B. Anh X vẫn được mở cửa hàng nhưng chỉ với quy mô nhỏ thôi .
C. Anh X đủ điều kiện để mở cửa hàng và thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
D. Anh X cần nhờ người có đủ tư cách pháp nhân đứng tên đăng kí mới được kinh doanh.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài: Nội dung chuyên đề đã giảm tải phần 1. 2b.
A. Hoạt động khởi động
(1) Mục tiêu: HS nhận biết được khái niệm phát triển bền vững đất nước, một đất nước phát triển bền vững cần có các tiêu chí nào? Tại sao phải đảm bảo được các tiêu chí đó? PL có vai trò ntn trong sự phát triển bền vững đó?
(2) Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học: Trực quan kết hợp vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cả lớp.
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, tranh ảnh.
(5) Sản phẩm mong đợi: Học sinh nhận biết được khái niệm phát triển bền vững, các tiêu chí phát triển bền vững, biết được lí do phải đảm bảo các tiêu chí để phát triển bền vững đất nước, biết được vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bv.
Cách thức tiến hành: 
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: quan sát tranh ảnh dưới đây: 
Hãy cho biết: những hình ảnh trên có làm cho đất nước ta phát triển bền vững không? Tại sao?
Vậy thế nào là phát triển bền vững đất nước? PTBVĐN cần đảm bảo các tiêu chí nào? Vậy những quy định của PL sẽ tác động ntn đến sự phát triển bền vững? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề số 9.
GV cần dẫn dắt gợi ý để HS trả lời được vấn đề.
Đất nước PTBV cần đảm bảo 4 tiêu chí ..
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục 2a. Một số nội dung cơ bản của PL về phát triển kinh tế.
(1) Mục tiêu: -HS nêu được khái niệm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ khi tham gia kinh doanh.
- Hình thành năng lực: Tự nhận thức, NL đọc hiểu, NL tìm tòi sáng tạo để đưa ra khái niệm, NL xử lý tình huống, NL tư duy phê phán.
(2) Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, đàm thoại, thuyết trình.
(3) Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cặp đôi, cả lớp.
(4) Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ, phiếu học tập.
(5) Cách thức tiến hành:
Bước 1: - GV dẫn dắt để học sinh biết được nội dung cơ bản của PL về phát triển kinh tế được biểu hiện ở quyền tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh.
- Sử dụng PP thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm, 4 phút.
Tình huống: Ông Q là cán bộ nghỉ hưu, nay ông muốn mở 1 cửa hàng kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến để có thêm thu nhập và tìm được niềm vui trong công việc mới. Một người hàng xóm của ông biết ý định thì lại nói: Ông Q đã hưởng chế độ của nhà nước rồi thì sẽ không được nhà nước tạo điều kiện kinh doanh nữa đâu. Nghe người hàng xóm nói như vậy, ông Q cảm thấy rất băn khoăn.
Nhóm 1: 
Theo em suy nghĩ của người hàng xóm ông Q như vậy có đúng không? Vì sao?
Vậy thế nào là quyền tự do kinh doanh?
Nhóm 2: Quyền tự do kinh doanh được biểu hiện cụ thể như thế nào? Lấy ví dụ minh họa?
Nhóm 3: Người tham gia kinh doanh cần phải thực hiện các nghĩa vụ nào? Trong đó nghĩa vụ nào là quan trọng nhất, tại sao? PL có quy định ưu đãi về thuế cho những doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ở địa bàn miền núi, vùng khó khăn, .có ý nghĩa gì với sự phát triển bền vững?
Nhóm 4: Bằng kiến thức thực tiễn em hãy đánh giá nhận xét việc thực hiện các nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức? Qúa trình thực hiện các nghĩa vụ trong kinh doanh sẽ có ý nghĩa ntn đối với sự phát triển bền vững của đất nước? 
GV gợi ý, hướng dẫn các nhóm (nếu có)
Bước 4: GV Nhận xét, đánh giá, chuẩn hóa kiến thức:
Nhóm 1: ..
Đưa ra khái niệm: GV có thể cho HS điền khuyết khái niệm trên bảng.
Nhấn mạnh: quyền của mọi cd; khi có đủ đk do PL quy định; được cq thẩm quyền chấp nhận đkkd. Được quy định tại
Nhóm 2: Biểu hiện tự do:
- Lựa chọn hình thức tổ chức kd.
- Mặt hàng kd.
- Quy mô kd
- Địa điểm kd 
ông Q lựa chọn mặt hàng kd đó là thực phẩm chế biến, lựa chọn địa điểm kinh doanh, tổ chức theo hình thức kinh doanh đó là mở cửa hàng nhỏ 
Nhóm 3: Nêu các nghĩa vụ: ..
Nộp thuế quan trọng nhất: nguồn thu ngân sách quốc gia để chi cho đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, XH, QPAN, không có thuế bộ máy NN ko hoạt động đc.
-Việc ưu đãi miễn, giảm thuế có ý nghĩa: giảm chênh lệch về sự phát triển giữa các vùng, thúc đẩy sự phát triển ở các vùng .đất nước sẽ phát triển bền vững hơn.
Nhóm 4: Nhận xét sản phẩm của nhóm.
GV bổ sung các ý còn thiếu.
Thực hiện tốt nghĩa vụ= thúc đẩy kinh tế phát triển, làm cho đất nước phát triển bền vững(đảm bảo đc sự hài hòa)
Và ngược lại, không thực hiện tốt các nghĩa vụ= kìm hãm sự phát triển, kinh tế sẽ phát triển ko bền vững, 
Liên hệ, điều chỉnh hành vi ở HS: Vận động gia đình nộp thuế đúng quy định, kinh doanh thực hiện đúng nghĩa vụ..
Câu hỏi bổ sung: Hãy liệt kê tất cả các việc làm được NN khuyến khích trong kinh doanh? (cho HS liệt kê trên bảng hoặc bảng phụ)
Kiến thức ghi nhớ: Quyền tự do kinh doanh có nghĩa là: mọi CD khi có đủ ĐK do PL quy định đều có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận đăng ký kinh doanh.
- Nghĩa vụ của CD khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, CD phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của PL
+ Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh và những ngành nghề mà PL không cấm
+ Nộp thuế đầy đủ theo quy định của PL
+ Bảo vệ môi trường
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
+ Tuân thủ các quy định về QP, an ninh, trật tự an toàn XH 
GV dẫn dắt: Trong quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước, PL giữ vai trò quan trọng, tác động đến toàn bộ nền kinh tế nhằm khơi dậy mọi tiềm năng của XH vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước.
Bước 2: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể.
Bước 3: HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm.
Nhóm 1: Suy nghĩ như vậy là không đúng. Mọi cd đều được NN khuyến khích tham gia sxkd để tạo ra thu nhập.
Khái niệm: 
Các nhóm nhận xét, phát vấn: (dự kiến)
Điều 13 Luật DN 2005 có quy định một số trường hợp không được thành lập doanh nghiệp tư nhân, Theo bạn điều này có sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh ở đây không? Vì sao?
Nhóm 2: Biểu hiện quyền tự do KD: 
Lấy ví dụ minh họa trong trường hợp của ông Q: 
ông Q lựa chọn mặt hàng kd, địa điểm kinh doanh, tổ chức theo hình thức kinh doanh đó là mở cửa hàng nhỏ 
Các nhóm nhận xét, bổ sung và phát vấn: (dự kiến)
Nhóm 3: Nêu các nghĩa vụ kinh doanh 
Nghĩa vụ nộp thuế quan trọng, vì ..
Các nhóm phát vấn.
Kể các loại thuế? Tại sao NN có chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế cho các DN đầu tư ở những địa bàn ?
Nhóm 4: Đánh giá nhận xét việc thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh:
- Một bộ phận người tham gia sxkd thực hiện tương đối tốt: chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, đóng thuế đầy đủ, 
- Một bộ phận thực hiện ng/v chưa tốt: kd mặt hàng cấm, không đki kinh doanh, trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự, .
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và phát vấn:
Hãy bày tỏ thái độ của bạn đối với việc cá nhân tổ chức chưa thực hiện tốt các nghĩa vụ trong kd?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2c. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội.
(1) Mục tiêu: -HS nêu được nội dung cơ bản của PL nhằm phát triển các lĩnh vực xã hội: Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo; dân số; chăm sóc sức khỏe và phòng chống tệ nạn xã hội.
- Hình thành năng lực: NL nhận thức, liên hệ thực tiễn, Năng lực hoạt động nhóm, hợp tác, NL giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
(2) Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình, liên hệ thực tiễn.
(3) Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm, cả lớp.
(4) Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ, các ví dụ minh họa.
(5) Cách thức tiến hành:
Bước 1: - GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt.
 - GV giới thiệu các quy định của PL về phát triển lĩnh vực xã hội: Việc làm, xóa đói giảm nghèo, dân số, chăm sóc sk, phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức HS thảo luận nhóm: 4 phút
Nhóm 1: PL có quy định như thế nào về vấn đề giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo?
Quy định đó của PL có ý nghĩa gì đối với sự phát triển bền vững của đất nước?
Nhóm 2: PL có quy định ntn đối với việc kiềm chế gia tăng dân số? Theo em, quy định của PL nước ta về nghĩa vụ của CD xây dựng quy mô gia đình ít con có phải là ngăn cấm sinh nhiều con không? Có trái với quyền tự do cá nhân không? Vì sao?
Nhóm 3: PL có quy định như thế nào đối với việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân? Quy định này của PL có ý nghĩa gì đối với sự phát triển bền vững của đất nước?
Nhóm 4: PL có quy định ntn trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội? Quy định này của PL có ý nghĩa gì đối với sự phát triển bền vững của đất nước?
Bước 4: Đánh giá nhận xét phần trình bày của các nhóm, chuẩn hóa kiến thức
-Nhóm 1: 
Ví dụ: khuyến khích DN mở rộng quy mô SX để có nhiều VL mới.
Xóa đói giảm nghèo: hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, 
QĐ của PL sẽ có ý nghĩa: thúc đẩy kt phát triển, người dân có VL= có thu nhập, chất lượng cuộc sống sẽ đc nâng cao, đất nước sẽ phát triển .
-Nhóm 2: Chính sách KHHGĐ, quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em 
QĐ ko ngăn câm, ko làm mất quyền tự do, có chính sách dân số hợp lý sẽ nâng cao chất lượng dân số, có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng để trở thành những công dân khỏe mạnh, có trình độ cao= phát triển đất nước 
-Nhóm 3: Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, vệ sinh môi trường chống dịch bệnh, đầu tư csvc thiết bị y tế khám chữa bệnh 
CD khỏe mạnh sẽ nâng cao đc tuổi thọ= nguồn lực để phát triển đất nước 
-Nhóm 4: Các tệ nạn XH: Ma túy, mại dâm, cướp giật, . QĐ của PL nhằm ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm= giữ gìn an ninh trật tự, đất nước ổn định mới phát triển giàu mạnh được 
Kiến thức ghi nhớ: *Việc làm-xóa đói giảm nghèo : 
-PL khuyến khích các cơ sở sxkd bằng nhiều giải pháp tạo ra việc làm mới cho người lao động.
 -Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế - tài chính để thực hiện xóa đói, giảm nghèo bằng cách tăng nguồn vốn xóa đói, giảm nghèo, mở rộng các hình thức trợ giúp người nghèo.
*Dân số: PL có những quy định nhằm kiềm chế sự gia tăng nhanh dân số, góp phần làm cho kinh tế - XH phát triển lành mạnh.
*Chăm sóc sk cho nhân dân: NN phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và bảo đảm phát triển giống nòi.
*Trong vấn đề phòng, chống tệ nạn XH, PL quy định về đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỉ cương XH, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn XH, nhất là nạn mại dâm, ma túy; ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS, XD lối sống văn minh, lành mạnh
GV đặt câu hỏi phát vấn cả lớp: Để góp phần thúc đẩy phát triển các lĩnh vực xã hội, em cần làm gì?
HS theo lõi, lắng nghe
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận và ghi bảng phụ.
Bước 3: HS báo cáo sản phẩm.
Nhóm 1: trình bày quy định của PL về giải quyết việc làm- xóa đói giảm nghèo.
Các nhóm nhận xét, bổ sung và phát vấn: Cho ví dụ về các giải pháp tạo ra VL, các hình thức trợ giúp người nghèo?
Nhóm 2: Trình bày quy định của PL về dân số: ổn định quy mô ds, giảm mức sinh, nâng cao chất lượng dân số, 
Các nhóm nhận xét, bổ sung và phát vấn (nếu có)
Nhóm 3: Chăm sóc SK nhân dân: ..
Các nhóm nhận xét, bổ sung và phát vấn (nếu có)
Nhóm 4: Phòng chống tệ nạn XH: 
Các nhóm nhận xét, bổ sung và phát vấn (nếu có)
HS liên hệ bản thân: Chăm chỉ học hành để có việc làm và tự tạo ra việc làm.
Quan tâm đến việc rèn luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Rèn luyện đạo đức, tác phong, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội. Có ý thức đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm .
Hoạt động 3: Tìm hiểu mục 2d. Một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(1) Mục tiêu: -Học sinh nắm được một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
 -Hình thành ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường ở bản thân học sinh.
 - Hình thành năng lực: Tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, liên hệ thực tiễn, đọc hiểu.
(2) Phương pháp: Phát vấn, trực quan, thảo luận.
(3) Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động cặp đôi, cả lớp.
(4) Phương tiện dạy học: giấy nháp, hình ảnh minh họa.
(5) Cách thức tiến hành:
Lưu ý: 9 dòng đầu trang 101 không dạy.
Bước 1: - GV nêu mục tiêu cần đạt được của hoạt động 3.
- GV phát vấn:
- BVMT có tầm quan trọng như thế nào? Nhà nước đã ban hành các văn bản PL nào để BV TNMT ở nước ta hiện nay?
- Nêu các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu?
-Trong hoạt động bảo vệ môi trường thì hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt? Tại sao? Nhà nước cần làm gì để bảo vệ hoạt động này?
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: mỗi câu hỏi 2 phút.
1.Theo em hiện tượng thiên nhiên bất thường trong những năm gần đây ở nước ta và các nước gây ra nhiều thiệt hại về người và của, có quan hệ gì với việc bảo vệ môi trường của con người?
2. GV yêu cầu các cặp đôi sử dụng giấy nháp liệt kê nhanh: Các hành vi vi phạm quy định của PL về bảo vệ môi trường diễn ra phổ biến mà em biết? Có hình ảnh minh họa?
Phát vấn: Vậy trong lĩnh vực BVMT, PL nghiêm cấm những hành vi nào ? Vì sao PL lại nghiêm cấm những hành vi đó?
Nếu vi phạm các quy định về BVTNMT sẽ bị xử lý như thế nào?
Bước 4: GV đánh giá nhận xét.
Bổ sung, chuẩn hóa câu trả lời.
Kiến thức ghi nhớ: 
- PL quy định các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu gồm:
+ Bảo tồn và sử dụng hợp lý TNTN
+ Bảo vệ MT trong hoạt động SX, kinh doanh, dịch vụ
+ Bảo vệ MT đô thị, khu dân cư
+ Bảo vệ MT biển, nước sông và các nguồn nước khác
+ Quản lý chất thải
+ Phòng ngừa, ứng phó sự cố MT, khắc phục ô nhiễm và phục hồi MT
- PL xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước, của các tổ chức và mọi CD trong bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời trừng trị nghiêm khắc các hành vi phá hoại rừng
- PL nghiêm cấm các hành vi:
+ Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn TNTN
+ Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ hủy diệt
+ Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dă quý hiếm thuộc danh mục cấm
+ Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định
+ Thải chất thải chưa được xử lý, các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước 
Nếu vi phạm những quy định trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý(hành chính-hình sự- kỷ luật)
Vậy BVMT là trách nhiệm của ai? Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
HS đọc hiểu nội dung 2d.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi của GV.
Các cặp đôi tiến hành thảo luận nhanh.
Bước 3: Báo cáo kết quả.
Trả lời câu hỏi cá nhân trước.
-BVMT có tầm quan trọng- bảo vệ cho cuộc sống của chính chúng ta 
TN, môi trường được bảo vệ thì sẽ thúc đẩy KT đất nước phát triển.
-Luật Bảo vệ môi trường 2014. Luật Bảo vệ và phát triển rừng . 
-HĐ bảo vệ môi trường chủ yếu gồm: ....
-HĐ bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng có giá trị kinh tế to lớn và có giá trị trong việc bảo vệ nguồn nước ngầm, lá phổi xanh cho môi trường sống...
-NN cần: Xây dựng hoàn thiện PL, xác định rõ trách nhiệm cụ thể; trừng trị nghiêm khắc 
Trình bày kết quả thảo luận cặp đôi:
1.Hiện tượng thiên nhiên bất thường như: Lũ lụt, bão, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu là những hậu quả mà con người phải gánh chịu do xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt
2. HS liệt kê các hành vi cấm: (có hình minh họa)
Bị cấm vì: gây nguy hại cho môi trường, các sinh vật sống trong đó con người 
HS trả lời: Trách nhiệm của mỗi công dân, của các cơ quan, tổ chức.
HS: bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhặt: nhặt rác, bỏ rác đúng nơi quy định 
 Hoạt động 4. Tìm hiểu mục 2e. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng và an ninh.
(1) Mục tiêu:- HS hiểu đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_12_chu_de_9_phap_luat_voi_su_p.docx