Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Phạm Lan Giang

Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Phạm Lan Giang

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)

1. Mục tiêu: 4,5,7

2. Nội dung

- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu về thời tiết , khí hậu thông qua hình ảnh

- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học

+ PP: Làm việc cặp đôi

+ Phương tiện dạy học:

3. Sản phẩm

 Học sinh xác định được thời tiết khí hậu nước ta thông qua hình ảnh và trả lời được các câu hỏi của GV.

4. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu một số hình ảnh về thời tiết và khí hậu nước ta cùng bản đồ Tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS sử dụng Atlat trang 9. Xác định các đặc điểm chủ yếu của khí hậu nước ta.

- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ theo cặp: HS theo dõi hình ảnh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.

- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung

- Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức.

 

docx 8 trang Trịnh Thu Huyền 10020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa - Phạm Lan Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: . / . / . 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: THPT Lê Quý Đôn Họ và tên giáo viên:
Tổ: Địa lí Phạm Lan Giang	
TÊN BÀI DẠY: BÀI 9. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
Môn: Địa lí lớp: 12
Thời gian thực hiện: 1tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
Mục tiêu
 Kiến thức
 Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. 
Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 
Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Năng lực, phẩm chất
STT
1. Năng lực địa lí
Nhận thức địa lí
Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác. 
1
Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống. 
2
Tìm hiểu địa lí
. Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
3
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học
Chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập.
4
Giao tiếp hợp tác
Sử dụng được ngôn ngữ phù hợp để thảo luận và học tập địa lí.
5
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
6
3. Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ
Tích cực tìm câu trả lời và hứng thú với việc học.
7
Trách nhiệm
Phòng chóng thiên tai
8
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên 
- Átlat địa lí Việt Nam. 
-- Các bảng số liệu với số liệu gần nhất.
-Máy tính xách tay.
- KHBD, bài trình chiếu Powerpoint. 
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, bút viết, giấy nháp Atlat địa lí Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp: 1 phút
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng, trễ
Ghi chú
12A2
12A4
A.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1
Khởi động
(5 phút)
4
5
7
8
- Dẫn vào bài mới
- Giới thiệu mục tiêu của bài học.
- Giới thiệu một số ngành nghề.
- Làm việc Cặp đôi
Dạy học trực quan.
Dùng hình ảnh minh họa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1
 (7 phút)
1
3
4
Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới, tính ẩm của khí hậu
Làm việc Cặp đôi.
Bảng số liệu.
Hoạt động 2.2
 (15) phút)
1
3
4
6
Tìm hiểu về tính chất gió mùa của khí hậu
Nhóm 
Bảng số liệu
Atlat địa lí Việt Nam.
Hoạt động 3
Luyện tập
( 5 phút0
3
4
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm, và tự luận.
Làm việc cặp đôi.
Trả lời câu hỏi TL, TN.
Hoạt động 4
Vận dụng ( 2phut)
4
7
8
Vận dụng kiến thức vào thực tế địa phương.
Dạy học giải quyết vấn đề
Bài làm của HS 
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5 phút)
1. Mục tiêu: 4,5,7
2. Nội dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu về thời tiết , khí hậu thông qua hình ảnh
- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: 
3. Sản phẩm 
 Học sinh xác định được thời tiết khí hậu nước ta thông qua hình ảnh và trả lời được các câu hỏi của GV.
4. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu một số hình ảnh về thời tiết và khí hậu nước ta cùng bản đồ Tự nhiên Việt Nam, yêu cầu HS sử dụng Atlat trang 9. Xác định các đặc điểm chủ yếu của khí hậu nước ta.
- Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ theo cặp: HS theo dõi hình ảnh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số nhóm trình bày, đại diện nhóm khác cho ý kiến bổ sung
- Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số nhóm tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức.
GV thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp dẫn dắt HS vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới, tính ẩm của khí hậu
1. Mục tiêu: 4,5,7
2. Nội dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh hoạt động nhóm để tìm hiểu về tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: 
3. Sản phẩm 
 Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV.
4.Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu bản đồ tự nhiên Việt Nam. Yêu cầu HS làm việc theo cặp: đọc SGK, sử dụng Atlat trang 9, chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, ẩm và giải thích nguyên nhân.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành yêu cầu trong 05 phút. 
 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
+ GV có thể phân tích tích hợp thêm về sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng: Lượng nhiệt cao, lượng mưa lớn thuận lợi để phát triển cả nhiệt điện và thủy điện
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tính chất gió mùa của khí hậu
1. Mục tiêu: 
2. Nội dung
- Nội dung yêu cầu: Hiểu được các biểu hiện của tính gió mùa. Khai thác kiến thức từ bản đồ, Atlat. Phân tích được mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu.
- Phương pháp/kt dạy học/phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: 
3. Sản phẩm 
 Học sinh hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trả lời được các câu hỏi của GV.
4. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
 + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về gió mùa mùa đông
 + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về gió mùa mùa hạ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên. 
 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
+ Lưu ý: Sau khi chốt xong phần gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ, GV hướng dẫn HS tìm hiểu gió Tín phong Bắc bán cầu và kết luận về gió mùa.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1.Mục tiêu 
2. Nôi dung
- Nội dung yêu cầu: Học sinh cần biết, hiểu được nội dung bài học
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học/ phương tiện dạy học
+ PP: Làm việc cặp đôi
+ Phương tiện dạy học: câu hỏi TL/TN
3. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi của GV, tự luận và TN
4. Tổ chức thực hiên: Dự kiến thời gian: 5 phút
 Bước 1. GV giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi TN:
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. HS bằng hiểu biết và kiến thức đã học trả lời câu hỏi tự luận và trắc nghiệm.. 
- Bước 3: HS trình bày sản phẩm, hoặc kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV gọi đại diện một số HS trình bày, đại diện cá nhân khác cho ý kiến bổ sung.
-Bước 4: Nhận xét – đánh giá – chốt kiến thức. GV cho một số HS tự nhận xét sản phẩm của mình, của bạn sau đó GV nhận xét đánh giá và chốt kiên thức. Dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: 4,7,8; 
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng. 
Trường hợp HS không tìm được vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể gợi ý để HS tìm hiểu những vấn đề:
- Phương pháp/KT dạy học/ phương tiện dạy học
+ PP: Giải quyết vấn đề
+ Phương tiện dạy học: Internet, báo
3. Sản phẩm: hiểu biết của mình và kiến thức đã học, em hãy phân tích sự khác biệt về chế độ nhiệt của miền Bắc và miền Nam nước ta?
4.Tiến trình thực hiện
Hầu hết hoạt động này thiết kế để học sinh làm việc ngoài giờ, làm việc ở nhà và nộp sản phẩm vào tiết học sau theo thời gian quy định.
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ. GV cung cấp một số thông tin, giữ liệu liên quan Bước 2: HS về nhà thực hiện trong vòng 1 tuần.
- Bước 3:Sau thời gian quy định HS gửi sản phẩm vào nhóm Zalo của lớp. HS cả lớp có thể cùng mở xem.
- Bước 4: GV tổ chức đánh giá sản phẩm vào một thời gian phù hợp vào tiết học tuần sau. Cho HS tự đánh giá sản phẩm của mình của bạn, chọn ra bài viết được bình chọn nhiều nhất có chất lượng. GV đánh giá cho điểm một số sản phẩm tốt, thời gian đánh giá có thể trích ra 5 phút ở một tiết học nào đó
: HS hoàn thành câu hỏi:
* Câu hỏi: Bằng * Trả lời câu hỏi:
- Về nhiệt độ trung bình năm: Miền Nam cao hơn miền Bắc.
- Biên độ nhiệt: Miền Bắc cao hơn miền Nam.
 - Sự phân mùa: Miền Bắc có một mùa đông lạnh (nhiệt độ dưới 180C) từ 2 - 3 tháng; miền Nam quanh năm nóng.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI
1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới.
 - Biểu hiện:
 + Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới.
 + Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20ºC (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 - 3000 giờ / năm.
 - Nguyên nhân:
 + Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
 + Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
 - Biểu hiện:
 + Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1500 - 2000mm, những sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500 - 4000mm.
 + Độ ẩm tương đối: 80 - 100%, cân bằng ẩm luôn dương
 - Nguyên nhân: Nước ta giáp Biển Đông, Biển Đông mang đến lượng ẩm lớn, và các khối khi di chuyển qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa lớn
c. Gió mùa:
* Gió mùa mùa đông:	
 - Thời gian: từ tháng XI - IV năm sau.
 - Nơi xuất phát và hướng gió: từ cao áp Xibia, theo hướng Đông bắc.
 - Phạm vi tác động: từ dãy Bạch Mã ra miền Bắc.
 - Tính chất: đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm.
 - Hệ quả: miền Bắc có mùa đông lạnh
* Gió mùa mùa hạ:
 - Thời gian: từ tháng V - X.
 - Nơi xuất phát và hướng gió: đầu mùa hạ từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương. Cuối mùa hạ từ cao áp Cận chí tuyến Nam bán cầu, hướng Tây nam.
 - Phạm vi tác động: cả nước
 - Tính chất: Nóng ẩm
 - Hệ quả: đầu mùa hạ gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ.Giữa và cuối mùa hạ gây mưa cho cả nước.
* Tín phong BBC (gió Mậu dịch):
Là gió thổi quanh năm nhưng bị gió mùa lấn át nên chỉ rõ rệt vào thời gian giao mùa.
* Kết luận: do tác động của gió mùa nên chế độ khí hậu nước ta có sự khác biệt rõ rệt: Miền Bắc (có 1 mùa đông và 1 mùa hạ), miền Nam (có 1 mùa khô và 1 mùa mưa), Vùng Tây Nguyên và ven biển Trung Trung Bộ có sự tương phản về mùa mưa và mùa khô.
CÁC HỒ SƠ KHÁC
Câu 1: Loại gió thổi quanh năm ở nước ta là
A. Tây ôn đới.	B.Tín phong.	C. gió phơn.	D. gió mùa.
Câu 2: Do tác động của gió mùa Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết
A. lạnh, ẩm.	B. ấm, ẩm.	C.lạnh, khô.	D. ấm, khô.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với khí hậu Việt Nam?
A. Khí hậu có sự phân hoá đa dạng.	B. Khí hậumang tính chất nhiệt đới.
C.Mùa đông lạnh kéo dài 2 - 3 tháng.	D. Chịu tác động sâu sắc của gió mùa.
Câu 4: Gió tín phong nửa cầu Bắc chiếm ưu thế từ khu vực dãy Bạch Mã trở vào Nam có hướng
A. Tây Bắc.	B. Tây Nam.	C. Đông Nam.	D.Đông Bắc.
Câu 5: Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng
A. đông bắc.	B.đông nam.	C. tây nam.	D. tây bắc.
Câu 6: Mưa phùn vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thường diễn ra vào
A. nửa đầu mùa đông.	B.nửa sau mùa đông.
C. nửa sau mùa xuân.	D. nửa đầu mùa hạ.
Câu 7: Loại gió nào sau đây vừa gây mưa cho vùng ven biển Trung bộ, vừa là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên?
A. Gió mùa Đông Bắc.	B. Tín phong bán cầu Nam.
D. Gió mùa Tây Nam.	C.Tín phong bán cầu Bắc.
Câu 8: Nhân tố chủ yếu nào sau đây làm cho gió mùa đông bắc xâm nhập sâu vào nước ta?
A. Phía bắc giáp Trung Quốc.	
B. Các dãy núi chủ yếu có hướng tây bắc - đông nam.
C. Nước ta có nhiều đồi núi.	
D.Hướng vòng cung của các dãy núi ở vùng Đông Bắc.
Câu 9: Hiện tượng thời tiết nào sau đây xảy ra khi áp thấp Bắc Bộ khơi sâu vào đầu mùa hạ?
A. Hiệu ứng phơn ở Đông Bắc.	
B. Mưa ngâu ở Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Mưa phùn ở Đồng bằng Bắc Bộ.	
D.Hiệu ứng phơn ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Câu 10: Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là
A. tác động của hướng các dãy núi.	
B. sự phân hóa độ cao của địa hình.
C. tác động của gió mùa và sông ngòi.	
D.tác động của gió mùa và địa hình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_12_bai_9_thien_nhien_nhiet_doi_am_gio_mua.docx