Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

BÀI 37. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

 - Biết được điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên.

 - Hiểu được thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển cây công nghiệp chung ở Tây Nguyên (cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp chuyên canh).

 - Phân tích được giá trị của rừng và thủy điện trong quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên.

 2. Kĩ năng

 - Xác định trên bản đồ các điều kiện và khu vực chuyên canh cây công nghiệp.

 - Phân tích sử dụng các hình ảnh, videoclip về điều kiện phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

- Xử lí số liệu thống kê trong minh họa và giải thích: diện tích, thủy điện.

 

docx 9 trang Trịnh Thu Huyền 02/06/2022 10470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 12 - Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 37. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 - Biết được điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên.
 - Hiểu được thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển cây công nghiệp chung ở Tây Nguyên (cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp chuyên canh).
 - Phân tích được giá trị của rừng và thủy điện trong quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
 2. Kĩ năng
 - Xác định trên bản đồ các điều kiện và khu vực chuyên canh cây công nghiệp.
 - Phân tích sử dụng các hình ảnh, videoclip về điều kiện phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. 
- Xử lí số liệu thống kê trong minh họa và giải thích: diện tích, thủy điện.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên trong qua trình phát triển kinh tế ở Tây Nguyên một cách bền vừng góp phần xây dựng cho Tây Nguyên và đất nước ngày càng phát triển
 4. Năng lực
 - Năng lực chung:
 + Năng lực tự học, tự rèn luyện.
 + Năng lực sáng tạo, hợp tác.
 - Năng lực riêng:
 + Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
 + Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ.
 + Năng lực sử dụng hình ảnh, tranh ảnh.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp thuyết trình
 - Phương pháp thảo luận nhóm.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - Bản đồ tự nhiên VN
 - Bản đồ, lược đồ chung của Tây Nguyên
 - Átlat địa lý Việt Nam
 - Tranh ảnh (videoclip) có liên quan đến Tây Nguyên
 - SGK
- Sơ đồ tư duy
- Phiếu học tập
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Khởi động (3 phút)
Cho HS quan sát 1 ly cà phê và hỏi các em đây là cái gì? Vậy theo các em đây là sản phẩm của vùng nào? Từ đó hãy cho Tây Nguyên có những thê mạnh nào?
Vào bài: Là một vùng có ý nghĩa chiến lược vềquốc phòng và xây dựng kinh tế, vùng đất ba dan với nhiều tiềm năng kinh tế, Tây Nguyên sẽ cho chúng ta thấy những thế mạnh đó ....
2. Kết nối
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
7 phút
HĐ1: Tìm hiểu khái quát chung về Tây Nguyên. 
*Giáo viên cho học sinh quan sát Bản đồ địa lí tự nhiên, átlat và SGK điền vào sơ tư duy.
*Sơ đồ tư duy (1)
- Dựa vào sơ đồ tư duy các em hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên.
 => GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
*Học sinh quan sát lắng nghe câu hỏi và điền vào sơ đồ tư duy.
1. Khái quát chung
 - Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.
 - Vị trí địa lí: Tiếp giáp với Duyên hải NTB, ĐNB, Campuchia và Lào. Đâyvlà vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.
 - Phạm vi lãnh thổ:
 + Diện tích: 54,7 nghìn Km2 (chiếm 16,5%).
 - Dân số: 
 + 4,9 triệu người, chiếm 5,8% dân số cả nước năm 2006.
 + Và 5,6 triệu người, chiếm 6,1% dân số cả nước năm 2015.
 - Ý nghĩa: Thuận lợi giao lưu liên hệ với các vùng. Là vùng có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.
10 phút
Chuyển ý: Dựa vào sơ đồ tư duy đọc lên thế mạnh của tây nguyên trong quá trình phát triển kinh tế.
* HĐ2: Tìm hiểu về thế mạnh phát triển cây công nghiệp lâu năm.
*Dựa vào sơ đồ tư duy hãy cho biết những điều kiện nào phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên?
(lợi thế so sánh vd: đất đỏ badan đối chiếu với các vùng phân bố cây công nghiêp ở Tây Nguyên).
*Dựa vào những điều kiện trên tìm hiểu hiện trạng sản xuất và phát triển một số loại cây công nghiệp sau đó điền vào phiếu học tập.
*Phiếu học Tập (2)
Loại cây
Tình hình SX
Sản lượng
Phân bố
Cà phê
Cao su
Chè
- Giáo viên cho học sinh lên chỉ bản đồ và các bạn còn lại điền thông tin vào phiếu học tập. Giáo viên sẽ lấy bất kì và sau đó nhận xét.
=> GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- Một học sinh lên chỉ bản đồ, các bạn còn lại điền thong tin vào phiếu học tập.
2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
 * Điều kiện phát triển:
 - Là vùng có nhiều tiềm năng phát triển.
 + Có đất đỏ badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng.
 + Khí hậu: cận xích đạo vơi một mùa mưa và mùa khô kéo dài. Do ảnh hưởng của độ cao nên ở đây trồng được các cây công nghiệp nhiệt đới
* Tình hình sản xuất và phân bố (Phiếu học tập)
 à Việc phát triển vùng chuyên canh cây CN đã thu hút hàng vạn lao động, và tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên.
 *Giải pháp
+Hoàn thiện quy hoạc vùng chuyên canh.
+ Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
+ Đẩy mạnh chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu
10 phút
*HĐ3: Tìm hiểu thế mạnh về khai thác và chế biến lâm sản. 
*Dựa vào sơ đồ tư duy tìm ra những đặc điểm đặc chưng nổi bật của Tây Nguyên so với các khu vực khác trong cả nước. 
+ Số liệu biến động rừng trong các năm.
+ Số liệu độ che phủ rừng trong cả nước.
*Mở rộng: Cây công nghiệp lâu năm cũng là rừng. Rừng ở Tây Nguyên là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế, tạo nên một màu xanh bền vững ở Tây Nguyên góp phần thúc đẩy tây nguyên phát triển mạnh và bền vững. 
=> Từ đó đề xuất ra các giải pháp bảo vệ đi đôi với việc trồng và phát triển rừng một cách hợp lí.
=> Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.
HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi.
+Học sinh đề xuất một số giải pháp.
+ Ghi bài vào tập
3. Khai thác chế biến lâm sản
 * Hiện trạng:
 + Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước.
 +Nạn phá rừng ngày càng gia tăng.
 *Hậu quả:
 + Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng gỗ. (độ che phủ rừng là 60% tuy nhiên sản lượng khai thác gỗ hằng năm không ngừng suy giảm từ 600 – 700 còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm).
 + Đe dọa môi trường sống của các loài động vật.
 + Hạ mức nước ngầm vào mùa khô.
 + Thiên tai hạn hán kéo dài, cháy rừng, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.
 *Biện pháp
+ Khai thác hợp lí tài nguyên rừng.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng.
+ Khai thác rừng đi đôi với khoanh nuôi
7 phút
HĐ4: Tìm hiểu thế mạnh về khai thác thủy năng kết hộ với thủy lợi.
 *Dựa vào sơ đồ tư duy tiềm năng gắn với rừng có gì. 
*Giáo viên cho học sinh xem mốt số hình ảnh và videoclip về thủy điện trả lời câu hỏi: Tại sao Tây Nguyên phát triển về thuỷ điện để phát triển được kinh tế lấy mấu chốt từ đâu.
 *Mở rộng: Tài nguyên nước của các sông đang được sử dụng ngày càng hiệu quả bằng cách khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi trên các con sông.
 + GV gọi HS lên bảng xác định trên bản đồ các con sông và một số nhà máy thủy điện trên sông của vùng?
=> Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Học sinh lắng nghe quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Một học sinh lên chỉ bản đồ các bạn còn lại quan sát átlat.
+ Ghi bài vào tập.
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi
 - Trước đây có các nhà máy thủy điện: Đa Nhim, Đrây Hling.
- Từ thập kỷ 90 (TK XX) trở lại đây vùng đã và đang xây dựng nhiều công trình thủy điện:
 + Trên hệ thống sông Xê Xan: 5 bậc thang thủy điện, tổng công suất 1.500MW.
 + Trên hệ thống sông Xrê pôk: 6 bậc thang thủy điện, tổng công suất lắp máy trên 600MW.
 +Trên hệ thống sông Đồng Nai: 3 nhà máy thủy điện đang được xây dựng là Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.
 - Ý nghĩa:
 + Phát triển công nghiệp năng lượng.
 + Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm.
 + Cung cấp nước tưới vào mùa khô.
 + Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.
 3. Luyện tập (3 phút)
 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên ?
4. Vận dụng (3 phút)
 Theo các em ở Tây Nguyên thì rừng là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế xã hội vậy ở ĐBSCL thì chìa khóa là gì? 
 5. Mở rộng (2 phút)
 Cho HS nghe một đoạn gà gáy hỏi: Theo các em thì nơi nào một con gà gáy 3 nước đều nghe?
èA Pa Chải là ngã ba biên giới Việt Nam, Lào và Trung Quốc, thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là nơi được mệnh danh “một con gà gáy cả ba nước đều nghe”, nằm trên đỉnh Khoang La San, cách Hà Nội hơn 750 km.
V. PHỤ LỤC
*Sơ đồ tư duy (1)
*Phiếu học tập(2)
Loại cây
Tình hình SX
Phân bố
Cà phê
Cao su
Chè
 Phiếu trả lời
Loại cây
Tình hình SX
Phân bố
Cà phê
Là cây CN số 1 quan trọng nhất của TN. Chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
Có 2 loại cà phê: là cà phê vối và cà phê chè.
- Cà phê chè: chủ yếu ở cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát như Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng.
- Cà phê vối: chủ yếu ở vùng nóng hơn như Đăk Lắk.
Cao su
Là vùng trồng cao su lớn thứ 2 cả nước (chỉ sau ĐNB).
- Chủ yếu ở Gia Lai và Đăk Lắk.
Chè
Lâm Đồng là tỉng có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.
- Trồng chủ yếu ở Lâm Đồng và một phần ở Gia Lai.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_12_bai_37_van_de_khai_thac_the_manh_o_tay.docx